Phân Biệt Tội Tàng Trữ Trái Phép Chất Ma Túy Với Một Số Tội Khác Về Ma Túy

Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy trong khâu lưu trữ các chất ma túy đó.

Đối tượng tác động đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy bao gồm các chất gây nghiện và các chất hướng thần. Những chất ma túy này được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Cần phải phân biệt rò giữa chất gây nghiện, chất hướng với thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để chữa bệnh. Chất gây nghiện, chất hướng thần là chất ma túy, những chất này được Chính phủ quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP; Thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện chỉ chứa một hàm lượng nhất định chất ma túy và được quản lý theo quy chế quản lý dược phẩm của Bộ Y tế, quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BYT ngày 10/05/2017. [2]

Như vậy, việc xác định một chất nào nào đó có phải là chất ma túy hay không có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định và xử lý tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Vì, nếu một chất nào đó không được pháp luật quy định là chất ma túy thì người thực hiện hành vi tàng trữ chất đó không thể bị xử lý về tội tàng trữ trái phép chất ma túy. Cũng cần lưu ý rằng, nếu theo kết luận giám định một chất nào đó xác định chất đó không phải là ma túy, nhưng người thực hiện hành vi tàng trữ chất đó ý thức rằng chất đó là chất ma túy thì vẫn bị xử lý về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy mà người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo. [3, Điều 1]

- Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

a) Hành vi khách quan

Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ Công an, TAND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ Luật Hình sự 1999 thì hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định như sau:

Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người…) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Theo nội dung hướng dẫn trên, ta có thể thấy được, dù bất kỳ người nào có hành vi (hành động) cất giữ, cất giấu ở bất cứ nơi nào một hoặc một số chất được xem là ma túy một cách bất hợp pháp mà không nhằm mục đích vận chuyển, mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy đều được xem là hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy cấu thành tội phạm cơ bản khi thỏa mãn điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS năm 2015; cấu thành tội phạm tăng nặng khi thỏa mãn các điều kiện được quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 249 BLHS 2015.

Trường hợp người nào có hành vi tàng trữ thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trái phép nhằm thỏa mãn nhu cầu về sử dụng trái phép chất ma túy cho mình hoặc cho người người thì vẫn bị xử lý về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy nếu thỏa mãn điều kiện về trọng lượng chất ma túy theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015.

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn quận 7 thành phố Hồ Chí Minh - 3

Người tàng trữ trái phép chất ma túy đồng thời tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì không phạm tội tàng trữ trái phép các chất ma túy mà phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 BLHS 2015.

b) Hậu quả

Hành vi Tàng trữ trái phép chất ma túy làm ảnh hưởng và xâm hại đến chế độ quản lý của Nhà nước trong khâu cất giữ, lưu trữ các chất ma túy. Hậu quả của tội phạm này không phải là yếu tố bắt buộc để định tội danh này, mà những thiệt hại này là thiệt hại phi vật chất (xâm phạm đến chế độ quản lý các chất ma túy của Nhà nước). Ngoài ra, khối lượng mà người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy phải thỏa mãn về khối lượng ma túy tàng trữ được quy định tại Điều 249 BLHS

2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì mới bị truy cứu TNHS về tội này. Chính vì vậy, tội này được xem là CTTP hỗn hợp.

- Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, chủ thể của tội phạm bao gồm người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại. Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, chủ thể của tội phạm này là những người có năng lực trách nhiệm hình sự.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhận thức được các hành vi nguy hiểm cho xã hội, khả năng điều khiển được hành vi đó, và khả năng gánh chịu hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội đó.

Đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy, chủ thể của tội này là những người đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự là sẽ là chủ thể và phải hoàn toàn chịu TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Điều 249 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (có khung hình phạt từ 07 năm tù đến tù chung thân, tương ứng với các khoản từ khoản 2 đến khoản 4 Điều

249) ; Riêng người từ đủ 14 tuổi trở xuống sẽ xem là không có năng lực trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

- Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm. Đó là những biểu hiện trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội, bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích phạm tội. Hành vi phạm tội được thể hiện thông qua hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi trái pháp luật hình sự của người phạm tội cũng như đối với hậu quả của hành vi đó.

Về mặt chủ quan, người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy phải thức hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý trực tiếp: Người thực hiện hành vi tàng trữ chất ma túy nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật hình sự, thấy được trước hậu quả cũng như tác hại của việc tàng trữ chất ma túy đó là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn cố ý thực hiện và để mặt cho hậu quả xảy ra.

Trong trường hợp chất ma túy được tàng trữ được xác định là chất ma túy giả thì:

- Nếu chất được giám định không phải là chất ma túy, nhưng người thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy ý thức rằng chất đó là chất ma túy, thì người đó vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại khoản 1 Điều 249 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Tóm lại, trong mọi trường hợp phạm tội, nếu người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy phải thực hiện hành vi một cách cố ý trực tiếp. Động cơ và mục đích phạm tội thường rất đa dạng, tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

1.1.2. Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy với một số tội khác về ma túy

Căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm, các tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, vận chuyển trái phép chất ma tuý, mua bán trái phép chất ma tuý, nhiều điểm giống nhau, cụ thể là giống nhau về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà trong BLHS năm 1999, các nhà làm luật lại quy định các tội danh này chung trong một điều luật.

Điểm khác nhau cơ bản giữa các tội danh này và có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội danh, đó là mặt khách quan của tội phạm, thể hiện qua hành vi khách quan của từng tội danh. Cụ thể là:

Tàng trữ trái phép chất ma túy là hành vi cất giấu, cất giữ chất ma túy một cách bất hợp pháp ở bất cứ nơi nào (có thể cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc mang theo trong người, cất giấu trong nhà, để trong vali, …), việc cất giấu ma túy này không nhằm mục đích vận chuyển, mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy.

Thời gian người phạm tội thực hiện hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy dù dài hay ngắn vẫn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi dịch chuyển chất ma túy từ nơi này đến nơi khác một cách bất hợp pháp dưới bất kỳ hình thức nào (như dịch chuyển bằng các phương tiện khác nhau như xe máy, ô tô, tàu, thuyền, …; trên các tuyến đường khác nhau như đường hàng không, đường thủy, đường bộ,…; có thể để trong người như để trong áo, quần hoặc thậm chí nuốt vào bụng, để trong túi xách,…), việc vận chuyển này không nhằm mục đích tàng trữ, mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, người nào giữ hộ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết người đó có mục đích của việc vận chuyển này là để mua bán trái phép số ma túy đó, thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò là đồng phạm.

Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (chất ma túy này không phụ thuốc vào nguồn gốc ở đâu mà có), bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng bất kì lợi ích nào;

- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người nào giúp sức, tổ chức hay xúi giục người khác thực hiện một trong các nêu trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

1.1.3. Lý luận định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1.1.3.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy

* Khái niệm định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Trước khi đánh giá thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, ta cần làm rò một số nội dung về mặt lý luận, hiểu rò khái niệm định tội danh.

Theo giáo trình định tội danh và quyết định hình phạt của Học viện tòa án, định tội danh được gọi ngắn gọn là “định tội”. Theo đó, “định tội là hoạt động thực tiễn ADPL hình sự nhằm cá biệt hóa các quy định của BLHS vào từng trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể xảy ra, được thực hiện trên cơ sở xác định đầy đủ, chính xác, khách quan các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và tính tiết khác của vụ án, nhận thức đúng nội dung quy phạm pháp luật hình sự quy định cấu thành tội phạm tương ứng và xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm nhất định với các tình tiết cụ thể của hành vi được thực hiện và các tình tiết khác của vụ án, bằng các phương pháp và thông qua các giai đoạn nhất định“. [17, tr.12]

Định tội danh là một trong những giai đoạn của ADPL hình sự, về lý luận là một trong những khái niệm của khoa học luật hình sự, tuy nhiên, luật thực định chưa quy định cụ thể về nó. Xung quanh khái niệm này còn có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau có thể kể đến như:

Theo quan điểm của GS.TSKH Lê Cảm: “Định tội danh là một quá trình nhận thức lý luận có tính lôgic, là dạng của hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cũng như pháp luật tố tụng hình sự và được tiến hành trên cơ sở các chứng cứ tài liệu thu thập được và các tính tiết thực tế của vụ án hình sự để xác định sự phù hợp giữa các dấu hiệu của hành vi tương ứng do luật hình sự quy định nhằm đạt được sự thật khách quan, tức đưa ra sự đánh giá chính xác tội phạm về mặt pháp lý hình sự, làm tiền đề cho việc cá thể hóa và phân tích trách nhiệm hình sự một cách công minh, có căn cứ và đúng pháp luật” [4]

Bên cạnh đó TS. Dương Tuyết Miên: “Định tội danh là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án) và một số cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì đó là tội gì, theo điều luật nào của BLHS hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã thực hiện” [24]

Theo GS.TS. Vò Khánh Vinh “Định tội danh là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự” [53, Tr.9-10]

Theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cũng như từ các khái niệm nêu trên, tác giả đồng tình với khái niệm định tội danh mà GS.TS Vò Khánh Vinh nêu. Từ đó, có thể rút ra được khái niệm về định tội danh đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy như sau:

“Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là việc xác định và ghi nhận về mặt pháp lý sự phù hợp chính xác giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể đã được thực hiện với các dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định Bộ luật Hình sự về tội tàng trữ trái phép chất ma túy”

* Đặc điểm định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Từ định nghĩa trên cho thấy, định tội danh là quá trình ADPL, nhưng là ADPL hình sự. Cho nên, định tội danh có các đặc điểm chung của ADPL nói chung, đồng thời có các đặc điểm riêng. Định tội danh của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là một trường hợp định tội danh cụ thể. Do đó các đặc điểm của định tội thể hiện trong các nội dung sau:

Một là, Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hoạt động thực tiễn trong quá trình ADPL.

Hai là, Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hoạt động nhận thức.

Ba là, Định tội đối với trữ trái phép chất ma túy là quá trình tư duy lôgíc.

Bốn là, Định tội danh tội tội tàng trữ trái phép chất ma túy mang tính sáng tạo, khoa học.

Năm là, Định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy là hoạt động độc lập của các chủ thể có thẩm quyền.

Sáu là, định tội danh đối tàng trữ trái phép chất ma túy được thực hiện trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các trình tự, thủ tục pháp luật tố tụng hình sự quy định.

* Ý nghĩa của việc định tội danh đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Định tội danh là một giai đoạn cơ bản của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, có ý nghĩa to lớn thể hiện ở chỗ:

+ Đối với hoạt động định tội danh đúng

Việc định tội danh đúng sẽ là yếu tố đầu tiên cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự cụ thể và hình phạt một cách khách quan, có căn cứ pháp luật.

Định tội danh đúng, nhất là đối với cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp là TAND, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, pháp luật bảo vệ.

Định tội danh đúng là thể hiện sự đúng đắn của Nhà nước đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự. Việc định tội đúng vừa định hướng dư luận xã hội đến việc phê phán với tội phạm, vừa làm cho xã hội có thái độ tích cực với hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm. Hoạt động định tội cũng như quyết định hình phạt chỉ nhận được sự đồng tình của quần chúng nhân dân, động viên được ủng hộ và tính tích cực xã hội của công dân, nếu hoạt động đó được thực hiện chính xác, vô tư, khách quan, đúng pháp luật.

Định tội danh đúng sẽ loại trừ việc kết án vô căn cứ đối với những người có hành vi không nguy hiểm cho xã hội, không trái pháp luật hình sự và tạo tiền đề pháp lý cho việc QĐHP công bằng đối với những người phạm tội.

+ Đối với hoạt động định tội danh sai

Định tội danh sai chắc chắn sẽ dẫn đến việc định tội sai, tức là kết tội oan đối với người không có tội, dẫn đến làm oan người không có tội, vi phạm nghiêm trọng quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp nước ta.

Việc định tội danh sai không chỉ làm cho việc QĐHP không đúng, không công bằng, mà còn áp dụng không có căn cứ, hoặc không áp dụng một loạt các biện pháp cưỡng chế pháp lý khác như biện pháp tư pháp hình sự, xác định án tích, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự,...

1.1.3.2. Cơ sở pháp lý của định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy

Cơ sở pháp lý trong hoạt động định tội danh đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy là các văn bản pháp luật hình sự, chủ yếu bao gồm BLHS và các văn

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí