Mức cao: Điểm KN nằm trong khoảng từ ĐTB + 1 ĐLC đến dưới ĐTB + 2 ĐLC Mức rất cao: Điểm KN nằm trong khoảng từ ĐTB + 2 ĐLC đến 5
Bảng 2.3: Mức độ KNHT trong học thực hành
Tính chính xác | Tính linh hoạt | |
Rất thấp | SV hiểu biết chưa chính xác mục đích, cách thức hành động nên còn nhiều sai sót trong quá trình phối hợp làm việc | SV chưa vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện các biểu hiện của KN |
Thấp | SV mới chỉ biết cách làm nhưng còn nhiều sai sót, có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động, song vẫn cần có sự hướng dẫn của giáo viên | SV chưa có sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm linh hoạt trong những điều kiện hoạt động học tập khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành. |
Trung bình | SV đã hiểu tương đối chính xác mục đích, yêu cầu, cách thức hành động và đã thực hiện có kết quả các hành động cơ bản trong điều kiện quen thuộc hay có sự hỗ trợ của giáo viên, ít sai sót. | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm chưa linh hoạt, chưa sáng tạo trong những điều kiện khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành. |
Cao | SV đã hiểu chính xác mục đích, yêu cầu, cách thức hành động và thực hiện khá chính xác, ít sai sót các thao tác hợp tác trong học thực hành. | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm mềm dẻo, linh hoạt và có sự sáng tạo nhất định trong những điều kiện khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành, |
Rất cao | SV đã hiểu rõ ràng, chính xác mục đích, yêu cầu, cách thức hành động và thực hiện chính xác các thao tác hợp tác trong học thực hành; có sự kết hợp hợp lý các thao tác và phù hợp với điều kiện của hoạt động, hầu như không mắc lỗi. | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm rất mềm dẻo, rất linh hoạt, rất sáng tạo trong những điều kiện khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành |
Có thể bạn quan tâm!
- Kỹ Năng Đánh Giá Hiệu Quả Hợp Tác Trong Học Thực Hành
- Phương Pháp Tổ Chức Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Giảng Viên
- Kế Hoạch Triển Khai Và Khách Thể Tham Gia Thực Nghiệm
- Thực Trạng Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên Sư Phạm Kỹ Thuật
- Kinh Nghiệm Lập Kế Hoạch Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên
- Đánh Giá Của Gv Và Sv Về Kỹ Năng Tổ Chức Thực Hiện Kế Hoạch Hợp Tác Trong Học Thực Hành
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
Cụ thể theo từng thang đánh giá như sau:
- Đánh giá chung kỹ năng hợp tác trong học thực hành:
Mức 1: Rất thấp (1 – 1.61 điểm); Mức 2: Thấp (1.61 – 2.77 điểm); Mức 3:
Trung bình (2.78 – 3.93 điểm); Mức 4: Cao (3.94 – 4.51 điểm); Mức 5: Rất cao
(4.52 – 5 điểm).
- Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác:
Mức 1: Rất thấp (1 – 1.2 điểm); Mức 2: Thấp (1.21 – 2.1 điểm); Mức 3: Trung
bình (2.11 – 3.0 điểm); Mức 4: Cao (3.01 – 3.90 điểm); Mức 5: Rất cao (3.91 – 5 điểm).
- Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác:
Mức 1: Rất thấp (1 – 1.11 điểm); Mức 2: Thấp (1.12 – 2.02 điểm); Mức 3:
Trung bình (2.03 – 2.93 điểm); Mức 4: Cao (2.94 – 3.85 điểm); Mức 5: Rất cao
(3.86 – 5 điểm).
- Kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác:
Mức 1: Rất thấp (1 – 1.03 điểm); Mức 2: Thấp (1.04 – 2 điểm); Mức 3:
Trung bình (2.01 – 2.97 điểm); Mức 4: Cao (2.98 – 3.94 điểm); Mức 5: Rất cao
(3.95– 5 điểm).
- Các yếu tố ảnh hưởng
+ Yếu tố từ sinh viên thể hiện 5 mức:
Mức 1: Rất yếu (1 – 1.49 điểm); Mức 2: Yếu (1.50 – 2.63 điểm); Mức 3:
trung bình (2.64 – 3.77 điểm); Mức 4: Mạnh (3.78 – 4.91 điểm); Mức 5: Rất mạnh
(4.92 – 5 điểm).
+ Yếu tố từ nhà trường thể hiện 5 mức:
Mức 1: Rất yếu (1 – 1.56 điểm); Mức 2: Yếu (1.57 – 2.55 điểm); Mức 3:
Trung bình (2.56 – 3.54 điểm); Mức 4: Mạnh (3.55 – 4.53 điểm); Mức 5: Rất mạnh
(4.54 – 5 điểm)
2.3.4. Phương pháp quan sát
2.3.4.1. Mục đích
Sử dụng phương pháp quan sát nhằm bổ trợ cho các phương pháp khác đồng thời để thu thập thêm những thông tin sinh động về KNHT trong học thực hành được biểu hiện trong quá trình học thực hành của sinh viên SPKT.
2.3.4.2. Nội dung
Quan sát biểu hiện KNHT trong học thực hành của sinh viên thông qua hoạt động lập kế hoạch hợp tác, thực hiện các hành động hợp tác, đánh giá hiệu quả hợp tác của sinh viên ĐHSPKT về cả 2 tiêu chí: tính chính xác và tính linh hoạt. (xem phụ lục 4)
2.3.4.3. Cách thức thực hiện
Bước 1. Gặp gỡ làm quen với lớp sinh viên được quan sát để làm quen, tạo mối quan hệ thân tình, cởi mở giữa người khảo sát với sinh viên và thông qua kế hoạch dự giờ thăm lớp. Mẫu quan sát được lựa chọn ngẫu nhiên nhằm thu được các câu trả lời khách quan và chân thực nhất từ phía khách thể khảo sát.
Bước 2. Tiến hành dự giờ, quan sát. Chúng tôi quan sát 6 lớp của 2 trường, mỗi lớp tiến hành quan sát 1 ca thực hành 4 giờ. Ghi biên bản các biểu hiện của sinh viên khi làm việc hợp tác trong học thực hành và sử dụng phiếu quan sát để đánh giá. Phiếu quan sát được thiết gồm 14 items, trong đó: KN lập kế hoạch hợp tác 5 items; KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác 6 items; KN đánh giá hiệu hợp tác 4 items.
Bước 3. Đánh giá kết quả quan sát. Dựa vào 2 tiêu chí để đánh giá: tính chính xác và tính linh hoạt để xem xét mức độ hiểu biết, cách thức hành động và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành. Các biên bản ghi kết quả quan sát được tổng hợp lại, được trích dẫn trong quá trình phân tích thực trạng.
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
2.3.5.1. Mục đích
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thêm thông tin và làm sâu sắc hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát trên diện rộng về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.
Lý giải nguyên nhân của các vấn đề đã được điều tra ở phương pháp định lượng theo quan điểm chủ quan của mỗi sinh viên/GV được chọn làm khách thể nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên
2.3.5.2. Nguyên tắc phỏng vấn
Khác với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, trong phỏng vấn trực tiếp các câu hỏi hoàn toàn để mở, khách thể được trả lời tự do theo quan điểm, hiểu biết của cá nhân. Khi phỏng vấn, chúng tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với các đối tượng để họ thoải mái, tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ thông tin, vốn hiểu biết của họ về vấn đề nghiên cứu mà không có cảm giác mình bị phỏng vấn. Mỗi sinh viên, GV được phỏng vấn 02 lần, mỗi lần khoảng gần một giờ đồng hồ.
2.3.5.3. Nội dung (Phụ lục 2, 3)
Phỏng vấn sinh viên và GV về các vấn đề sau:
+ Các biểu hiện của KNHT trong học thực hành
+ Đánh giá về mức độ KNHT trong học thực hành
+ Đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành
+ Tìm hiểu về các giải pháp nâng cao KNHT trong học thực hành
2.3.5.4. Cách thức thực hiện
Bước 1. Xác định nội dung phỏng vấn
Bước 2. Xác định đối tượng cần phỏng vấn, cần tìm hiểu
Dựa vào kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, chúng tôi lựa chọn một số sinh viên trong nhóm có KN hợp tác trong học thực hành ở mức cao nhất và một số sinh viên có KN này ở mức thấp. Chúng tôi chọn trong hai nhóm này 15 sinh viên và 7 GV để phỏng vấn.
Bước 3. Chuẩn bị phỏng vấn
Xây dựng phiếu phỏng vấn cho các đối tượng và biên bản ghi chép nội dung thông tin mà các đối tượng cung cấp trong quá trình phỏng vấn; Chọn thời điểm, hình thức và nơi phỏng vấn;
Bước 4. Tiến hành phỏng vấn
Gặp gỡ, trò chuyện với các đối tượng đã lựa chọn về các vấn đề liên quan đã chuẩn bị sẵn.
Ghi biên bản, xử lí, phân tích các nội dung cuộc phỏng vấn. Những câu trả lời về vấn đề quan tâm được phân loại, sắp xếp theo từng nội dung để có thể trích dẫn mang tính xác thực hơn các kết quả số liệu định lượng thu được.
2.3.6. Phương pháp giải bài tập tình huống
2.3.6.1. Mục đích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm chứng kết quả nghiên cứu thự trạng và thực nghiệm về KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.
2.3.6.2. Nội dung và cấu trúc
Nội dung: Khảo sát mức độ biểu hiện KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT nói chung và một số biểu hiện KN này nói riêng.
Cấu trúc: Gồm 3 phần, 15 items. Trong đó phần I. KN lập kế hoạch hợp tác (có 5 câu hỏi tình huống, 15 items); phần II. KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác (có 5 câu hỏi tình huống, 15 items); phần III. KN đánh giá hiệu quả hợp tác (có 5 câu hỏi tình huống, 15 items). Mỗi câu hỏi tình huống có 4 phương án trả lời sẵn tương ứng với các mức độ từ rất thấp – rất cao của từng biểu hiện tạo thành KNHT trong học thực hành.
2.3.6.3. Cách thức thực hiện
Chuẩn bị sẵn phiếu bài tập tình huống, phát cho sinh viên SPKT và yêu cầu họ xử lý các tình huống đã được chuẩn bị qua đó bộc lộ rõ mức độ biểu hiện KNHT trong học thực hành.
2.3.7. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
2.3.7.1. Mục đích
Nghiên cứu kết quả hoạt động học thực hành nhằm thu thập thông tin thực tế về KNHT trong học thực hành của sinh viên.
2.3.7.2. Nội dung
Nghiên cứu các sản phẩm liên quan đến hoạt động học thực hành của sinh viên
2.3.7.3. Quy trình thực hiện
Bước 1. Thu thập thông tin về kết quả học thực hành, kết quả rèn luyện của SV trong quá trình học tập nói chung, học thực hành nói riêng, xem các sản phẩm thực hành của SV làm ra sau các buổi học thực hành.
Bước 2. Phân tích, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, sản phẩm thực hành của SV làm rõ mối tương quan giữa kết quả học thực hành với mức độ KNHT trong học thực hành.
2.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm tác động
2.3.8.1. Mục đích
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học cho rằng có thể nâng cao KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT bằng cách thực hiện một số biện pháp tác động tâm lý – sư phạm trong quá trình học học thực hành của họ.
2.3.8.2. Giả thuyết thực nghiệm
Nếu bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về hợp tác, KNHT trong học tập, KNHT trong học thực hành và được rèn luyện KNHT ngay trong từng buổi học thực hành trên lớp thì sẽ góp phần nâng cao KNHT trong học thực hành cho sinh viên SPKT.
2.3.8.3. Biện pháp thực nghiệm
Bồi dưỡng nâng cao KNHT trong học thực hành cho sinh viên đại học SPKT thông qua các buổi tập huấn về kiến thức, kỹ năng hợp tác và tổ chức dạy học một số bài học thực hành theo phương pháp hợp tác nhóm.
2.3.8.4. Khách thể thực nghiệm
Chúng tôi chọn 70 sinh viên đang học năm thứ 3 hệ Đại học SPKT tại trường Đại học SPKT Vinh. Trong đó, 36 sinh viên nhóm thực nghiệm tác động, 34 sinh viên nhóm đối chứng. Đây là những sinh viên đã được đánh giá ban đầu là có sự tương đồng về lứa tuổi, giới tính, trình độ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và KNHT trong học thực hành ở mức trung bình.
2.3.8.5. Thời gian thực nghiệm tác động
Tháng 3/2019 đến tháng 5/2019
2.3.8.6. Nội dung thực nghiệm tác động
* Nội dung:
- Tổ chức khóa tập huấn cho sinh viên nhằm trang bị tri thức khái quát về hợp tác, KNHT, KNHT trong học tập, KNHT trong học thực hành cho sinh viên SPKT (phục lục 6), lồng ghép luyện tập KNHT trong học thực hành thông qua việc giải quyết các bài tập tình huống (phụ lục 5)
- Tổ chức một số buổi dạy học thực hành theo phương pháp hợp tác nhóm để rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác cho sinh viên (phụ lục 7)
* Cách thực hiện: Biện pháp thực nghiệm dưới hình thức tập huấn cho sinh viên ngay trên lớp học.
- Bước 1: Giảng viên tổ chức bồi dưỡng cho sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức khái quát về hợp tác, kỹ năng hợp tác, kỹ năng hợp tác trong học tập
- Bước 2: Giảng viên tổ chức bồi dưỡng cho sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức về kỹ năng hợp tác trong học thực hành (khái niệm; các biểu hiện KNHT trong học thực hành: kỹ năng lập kế hoạch hợp tác, kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác).
- Bước 3: Tổ chức cho sinh viên luyện tập KNHT thông qua giải bài tập tình huống.
* Cách thực hiện: Tổ chức một số buổi dạy học thực hành theo phương pháp hợp tác nhóm để rèn luyện kỹ năng làm việc hợp tác trong học thực hành cho sinh viên (các hoạt động dạy học được thể hiện theo giáo án, phụ lục 7)
2.3.8.7. Cách thức thực nghiệm tác động sư phạm
Bước 1. Làm việc với Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa, GV giảng dạy bộ môn.
Xin ý kiến thống nhất về thời gian, giảng viên, nội dung, cách thức tiến hành. Sau khi được sự đồng ý của Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa, GV giảng dạy bộ môn chúng tôi lựa chọn 70 sinh viên 2 lớp đang học năm thứ 3 khoa SPKT Công nghệ chế tạo máy và lớp SPKT Công nghệ ô tô. Trong đó 36 sinh viên lớp SPKT Công nghệ ô tô là đối tượng thực nghiệm tác động, 34 sinh viên lớp SPKT Công nghệ chế tạo máy là thực nghiệm kiểm chứng.
Bước 2. Lập kế hoạch chuẩn bị thực nghiệm
Lên kế hoạch và thông báo cho GV và sinh viên các lớp biết thời gian, địa điểm tiến hành.
Xây dựng nội dung sẽ trao đổi, tập huấn cho sinh viên, chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất để thực nghiệm.
Bước 3. Khảo sát, lượng giá trước thực nghiệm tác động
Chúng tôi sử dụng kết quả khảo sát thực trạng KN hợp tác trong học thực
hành của sinh viên làm căn cứ đánh giá đầu vào của sinh viên và so sánh với kết quả sau thực nghiệm tác động.
Bước 4. Triển khai thực nghiệm
Chúng tôi tiến hành triển khai thực hiện các nội dung đã chuẩn bị. Cách thực hiện như sau:
Trước hết chúng tôi nói rõ cho sinh viên biết mục đích thực nghiệm, các nội dung sẽ tiến hành, cách thức thực hiện, phát tài liệu phát tay cho sinh viên để các em đọc, nghiên cứu. Sau đó chúng tôi tiến hành tổ chức thực hiện từng nội dung cụ thể.
Trước hết chúng tôi nói rõ cho sinh viên biết mục đích thực nghiệm, các nội dung sẽ tiến hành, cách thức thực hiện, phát tài liệu phát tay cho sinh viên để các em đọc, nghiên cứu. Sau đó chúng tôi tiến hành tổ chức thực hiện từng nội dung cụ thể.
* Đối với biện pháp tập huấn bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho sinh viên về KN hợp tác trong học thực hành cho sinh viên SPKT
- Tập huấn các nội dung thực nghiệm đã chuẩn bị ở mục 2.3.8.6
- Phương pháp tập huấn:
+ Để sinh viên nắm được kiến thức cơ bản về KNHT và có thói quen làm việc hợp tác, giảng viên lên lớp tập huấn cho sinh viên bằng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Thông quá đó, trang bị cho SV kiến thức về vai trò của hợp tác, giá trị hợp tác, KNHT, KNHT trong học tập và KNHT trong học thực hành.
+ Tổ chức luyện tập kỹ năng: Giảng viên sử dụng các bài tập tình huống đã soạn sẵn, yêu cầu sinh viên thảo luận, trao đổi để giải quyết tình huống. Tổ chức cho sinh viên luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần việc giải quyết tình huống theo cá nhân và theo nhóm để hình thành và phát triển các KNHT trong học thực hành.
+ Phương pháp quan sát: Giảng viên quan sát, ghi chép vào giấy toàn bộ diễn biến của hoạt động và các biểu hiện về thái độ, hành vi, cử chỉ… trong quá trình luyện tập kỹ năng để hướng dẫn, chỉnh sửa các sai sót giúp SV hoàn thiện KN, đồng thời bổ sung thông tin cho việc đánh giá kết quả thực nghiệm.
+ Kết thúc buổi tập huấn, giảng viên tổng kết nội dung rút kinh nghiệm.