Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 16

Ngoài ra sờ nắn xem nóng lạnh của tay chân còn có thể đoán được âm dương:

Bệnh mới phát mà tay chân đều lạnh là Âm hàn

Tay chân thường sợ lạnh là Dương hư

Lòng bàn tay lạnh, mà mười ngón tay xòe ra hay nắm lại phần nhiều là chứng chết.

2. Sờ vùng trán:

Sờ vùng trán xem có nóng không để biết bệnh nhân có sốt hay không sốt Đồng thời đối chiếu với lòng bàn tay:

Nếu lòng bàn tay nóng hơn trán là Hư nhiệt

Nếu trán nóng hơn lòng bàn tay là Biểu nhiệt.

3. Sờ ngực bụng và toàn thân:

Khi phát sốt, có thể sờ vào bụng ngực để phân biệt bệnh nặng nhẹ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Vùng bụng nóng lắm thì nhiệt nhiều

Vùng bụng nóng nhẹ thì nhiệt nhẹ

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 16

Vùng thóp ngực động mà nóng nhiều thì thế nhiệt rất nặng. Sờ cơ biểu hiện toàn thân:

Cơ biểu toàn thân nóng: Tà khí thịnh

Cơ biểu lạnh, mình lạnh: Dương khí suy

Sờ nhẹ ngoài da thấy nóng lắm, sờ lâu lại không nóng là nhiệt ở biểu, ở phế.

ấn mạnh hơn thấy nóng, nhưng ấn nặng tay hơn nữa lại không nóng là nhiệt tở trung tiêu, ở Tâm – Tỳ, tà đã vào lý.

ấn nặng tay tận xương thấy nóng là âm hư, hoặc thấp nhiệt đã thâm nhập vào cốt tủy.

Chỗ sưng nóng thuộc chứng nhiệt, chỗ sưng lạnh thuộc chứng hàn, chỗ sưng đỏ ấn tan rồi tụ nhanh là nhiệt, tụ chậm là khí trệ và hàn thấp.


II. Nguyên nhân – bệnh sinh:

A. Ngoại cảm:

Phần nhiều gây ra thực chứng

Cả sáu thứ khí (Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) đều có khả năng xâm nhập cơ thể gây bệnh và gây ra chứng phát nhiệt, đặc biệt riêng Nhiệt tà không chỉ gây bệnh có tính chất ngoại cảm mà còn có thể trúng thẳng vào tạng phủ gây nên chứng phát nhiệt kiểu do nội thương gây ra.

Dịch lệ ngoại tà xâm nhập cơ thể gây ra ngoại cảm phát nhiệt thuộc dương chứng.

B. Nội thương:

Phần nhiều gây ra hư chứng

Do nội thương làm rối loạn công năng của tạng phủ gây mất quân bình âm dương

Do nhiệt tích lại sau khi bị bệnh ngoại cảm, nhiệt tích làm tổn hại chân âm sinh ra nội nhiệt, gọi là nội thương phát nhiệt

III. Triệu chứng lâm sàng:

A. Biểu nhiệt:

Đau đầu

Có thể có mồi hôi hoặc không có mồ hôi

Phát sốt

Sờ nhẹ ngoài nông da lông thấy nóng lắm, sờ lâu lại không nóng.

Sợ gió, sợ lạnh

Tắc mũi, có thể có ho

Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi đỏ

Mạch phù sác.

B. Bán biểu – bán lý nhiệt:

Hàn nhiệt vãng lai, nóng rét qua lại

Ngực sườn đầy trướng

Tâm phiền, lợm giọng buồn nôn

Miệng đắng, họng khô

Bắp thịt mỏi rũ

Mắt mờ

Mạch huyền sác

C. Lý nhiệt:

Sợ nóng, không sợ lạnh

Nặng đầu

Sốt nhiều

Sờ lòng tay chân nóng

Mồ hôi ra

Miệng khô khát nước uống nhiều

Mắt – môi đỏ

Rêu lưỡi vàng khô. Chất lưỡi đỏ

Đại tiện táo kết hoặc tiêu chảy phân thối khắm

Mạch trầm sác

Nếu tà thịnh vào sâu Doanh phận, Huyết phận có thể xuất hiện các chứng trạng nguy hiểm

Ban chẩn

Hôn mê

Co giật.

D. Âm hư phát nhiệt: Thường do nội thương gây ra

Sốt cao cả ngày hoặc đêm, thường về chiều sốt tăng hơn

Nóng trong thịt, trong xương

Ngũ tâm phiền nhiệt, sờ lâu ấn mạnh tay càng thấy nóng

Đổ mồ hôi trộm

Mạch tế sác.

E. Dương hư phát nhiệt:

Thường do nội thương gây ra, do Tỳ vị hư nhược khong giữ được dương khí, dương khí thoát ra ngoài sinh ra chứng:

Sợ gió, sợ lạnh

Ra mồ hôi

Phát sốt

Mệt mỏi, nặng nề, chán ăn

Chân tay lạnh

Mạch nhược.

Hoặc do âm hàn thịnh bên trong, hư dương bị đẩy ra ngoài sinh chứng:

Sốt nhẹ

Lạnh tay chân

Tiêu chảy

Tinh thần uể oải

F. Biến chứng của nhiệt:

1. Nhiệt kết hạ tiêu:

Bụng dưới quặn đau

Đại tiện bí kết không thông

Tiểu ra máu.

2. Nhiệt thương cân mạch: Sốt cao và lâu ngày làm tổn thương phần dinh khiến cho cân mạch mất đi sự nhu dương sinh các chứng tư chi co quắp.

3. Nhiệt nhập huyết thất: Phụ nữ đang hành kinh cảm phải ngoại tà hư nhiệt. nhiệt và Huyết xung đột nhau mà gây bệnh.

Bụng dưới và hông sườn căng đau

Nóng rét qua lại không giờ giấc

Nói năng lộn xộn

Thần chí rối loạn.

4. Nhiệt tà phục xung nhâm: Nhiệt tà phục ở 2 mạch Xung – Nhâm khiến cho âm dịch bị hao tổn, lâu ngày đưa đến Thận âm hư tổn hoặc nhiệt bức huyết:

Đau thắt lưng và bụng dưới

Sốt nhẹ

Xuất huyết tử cung

5. Cửu nhiệt thương âm:Nhiệt lâu ngày nung đốt bức âm dịch

Âm dịch Phế Vị hao tổn: miệng khô, họng ráo, ho

Âm dịch Can và Thận hư: Phong nội động, Miệng khô, lưỡi ráo, tinh thần khủng hoảng, tay chân quờ quạng, tai điếc lưỡi run.

6. Nhiệt nhập Tâm bào: Ôn tà vào lý phận xuất hiện các triệu chứng:

Sốt cao

Hôn mê

Nói sảng

Liềm lịm

7. Nhiệt thắng dương thủng: Nhiệt quá mạnh làm cho dương khí uất lại, huyết mạch không thông, uất trệ nên Nóng, Đỏ, Đau một chỗ.

8. Nhiệt thâm huyết thâm:Tỳ khí bị tổn thương, nhiệt tà ẩn phục làm cho dương khí không thông đạt tới tứ chi:

Sốt cao kéo dài

Đột nhiên hôn mê bất tỉnh, tay chân quyết lạnh

9. Nhiệt cực sinh phong: Nhiệt tà quá mạnh làm tổn thương doanh huyết, tổn thương Can âm gây co giật


IV. ĐIỀU TRỊ

Phần điều trị phát nhiệt do ngoại cảm xin tham khảo ở chương bệnh học ngoại cảm Phần này đề cập đến điều trị phát nhiệt do nội thương

Phát nhiệt hay Sốt do nội thương cũng có thực có hư. Nhưng trong nội thương phát nhiệt do thực cũng thường xảy ra trên cơ sở trạng thái hư.

A. Sốt do can đởm uất kết, can kinh uất nhiệt.

a. Triệu chứng: Sốt thường phát về buổi chiều, hoặc trong lòng không thư thái thấy có sốt, tâm phiền, dễ nóng nảy, ngực sườn trướng dày, thích thở dài, miệng đắng, rêu vàng, mạch huyền sác

b. Phép điều trị. Sơ can tiết nhiệt

c. Phương thuốc:

Đan chỉ tiêu dao tán

Sài hồ

Bạch linh

Bạc hà, Gừng Đương quy

Cam thảo

Bạch truật Đan bì

Ý nghĩa: Đan bì, Chi tử để thanh uất nhiệt ở kinh can, Sài hồ, Bạc hà để sơ can giải uất nhiệt, Quy Thược để dưỡng huyết nhu can,Truật linh để kiện vận hóa của tỳ thảm thấp, sinh khí huyết, Thảo để ích khí hòa trung hoãn của can.

- Nếu nhiệt nặng thêm Sinh địa Hoàng cầm, Long đờm thảo để lượng huyết thanh trừ thấp nhiệt.

- Nếu đau cạnh sườn thêm Uất kim, Diên hồ sách, Xuyên luyện tử để hành khí hoạt huyết thông kinh.

- Nếu là kinh thiếu dương có nhiệt thịnh, trong người sốt(nhiệt) nhiều lạnh (hàn) ít,

miệng đắng ngực đầy, nôn chua đắng, ngực sườn trướng đâu, lưỡi đổ, rêu lưỡi trắng, mạch huyết sác huyền

d. Phép điều trị: Thanh thấp nhiệt ở đởm, hòa vị hóa đờm

Phương thuốc: Hao cầm thanh đởm thang (thông thương hàn luận)

Thanh hao Hoàng cầm Chỉ thực Trần bì

Cam thảo Trúc như Bán hạ Xích linh

Hoạt thạch Thanh đại



Ý nghĩa: Thanh hao Hoàng cầm, Thanh đại để thanh nhiệt tả tà ở thiếu dương và phủ đởm , Trúc như Bán hạ để thanh nhiệt hỏa đờm, Hoạt thạch xích linh cam thảo để thanh nhiệt lợi tiểu, Trần bì Chỉ thực để khoan dung, thông ách tắc ở vùng hoành cách

B. Sốt do bệnh ở trường vị:

a. Triệu chứng: Ăn uống nhiều chất cay nóng, không tiêu hóa được kịp thời tích tụ lại, nhiệt kết ở đại tràng, sốt cơn, nói sảng miệng thở hôi, nóng, bụng đầy, đau cự án, lưỡi rêu vàng mỏng, mạch hoạt thực.

b. Phép trị: Công hạ nhiệt kết, nhẹ thì dùng:

c. Phương thuốc:

Đại phàn hoàn: vỏ đại, minh phàn, nước mía.

Nặng thì dùng:

Đại thừa khí thang (Thương hàn luận): Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực, Mang tiêu.

Ý nghĩa: Đại hoàng, Vỏ đại, Phèn để tả nhiệt thông tiện làm sạch trường vị. mang tiêu làm mềm phân, giúp thông tiên. Hậu phác Chỉ thực để hành khí tán kết tiêu ách tắc, mía để nhuận tràng tích vị.

C. Sốt do huyết hứ:

a. Triệu chứng: Sốt về chiều hay đêm (có lúc dữ dội, có thể phát cuồng) thường có đau cố định hoặc bụng có cục hòn, lưỡi xanh hoặc có đốm xanh, mạch tế sáp.

b. Phép trị: Hoạt huyết khử ứ.

c. Phương dược: Huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cải thác): Đào nhân, Hồng hoa, Sinh địa, Xuyên khung, Xích thược, Ngưu tất, Cát cánh, Sài hồ, Chỉ xác, Cam thảo.

Ý nghĩa: Đào nhân, Hồng hoa, Quy địa khung thược (tứ vật đào hồng) để hoạt huyết hóa ứ; Thược, Sài hồ, Chỉ thực, Cam thảo (tứ nghịch tán) để sơ can lý khí; Cát cánh, Chỉ xác để thông lợi huyết mạch dẫn thuốc đi lên đi xuống.

Có thể thêm Đan bì, Đại hoàng để thnh nhiệt ứ ở huyết phận

Nếu đang hành kinh độtngột phát sốt, sườn bụng đau tức có thể nói mê.

Phép trị: Hoạt huyết khứ ứ, ôn kinh chỉ đau.

Phương thuốc: Thiên phúc trục ứ thang (Y lâm cải thác): Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Quan quế, Tiểu hồi, Can khương, DIên hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi.

Ý nghĩa: Quy, Khung, Thược, DIên hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi để hoạt huyết khứ ứ; Quế, hồi, Khương để ôn kinh chỉ đau.

D. Sốt do âm hư:

a. Triệu chứng: Thường sốt về chiều, có cảm giác nóng sốt ở trong thịt, trong xương phát ra (cốt chưng), mồ hôi trộm, gầy, tâm phiền, lòng bàn chân nóng, phân khô, tiểu ít vàng, mạch tế sác.

b. Phép trị: Tư âm thanh nhiệt

c. phương thuốc:

Thanh cốt tán (Chính trị chuẩn thằng): Ngân sài hồ, Hồ hoàng liên, Tần giao, Miết giáp, Địa cốt bì, Thanh hao, Tri mẫu, Cam thảo

Ý nghĩa: Miết giáp, Tri mẫu để tư âm; Địa cốt bì, Ngân sài, Thanh hao Hoàng liên để thanh nhiệt, bỏ Tần giao, thêm Sinh địa Huyền sâm để tăng tác dụng tư âm. Nếu ra mồ hôi trộm thêm Mẫu lệ, phù tiểu mạch.

Tư âm giáng hỏa phương: Thục địa, Sinh địa, Đan sâm, Sa sâm, Thiên môn, Ngưu tất, Ngũ vị, Thạch hộc.

Ý nghĩa: SInh thục địa dể sinh âm huyết, Đan sâm, Sa sâm để bổ âm sinh dương, Thạch hộc, Thiên môn để điều nhuận; Ngũ vị, Ngưu tất để liễm nạp làm cho phần âm được sinh ra, hỏa bốc không phải công phạt cũng hết.

Có thể thêm Tri mẫu, Hoàng bá, Địa cốt bì để giúp thanh nhiệt.

E. Sốt do khí hư huyết suy:

a. Triệu chứng: Sốt tăng nhẹ khi lao động, chân tay mệt mỏi hoặc lúc đó lại có sốt, có thể sốt nhẹ, có thể sốt cao, đầu váng, ăn ít, lưỡi nhợt, mạch mềm nhược.

b. Phép trị: Ích khí kiện tỳ, trừ nhiệt.

c. Phương thuốc:

Bổ trung ích khí thang: Hoàng kỳ, Đương quy, Cam thảo, Nhân sâm, Trần bì, Thăng ma, Sài hồ, Bạch truật.

Ý nghĩa: Sâm Kỳ Truật Thảo để kiện tỳ ích khí, hợp với Trần bì để lý khí, Đương quy để bổ huyểt, Thăng Sài để thăng dương.

Tứ tượng cao (Lãn ông): Nhân sâm, Bạch truật, Thục địa, Đương quy.

Mỗi vị đều được nấu thành cao và để riêng. Khi cần thì phối hợp với nhau theo liều nhất định. Nếu khí hư nhiều thì Sâm Truật làm quân. Nếu huyết hư nhiều Quy Thục làm quân.

Ý nghĩa: Sâm Truật để bổ nguyên khí, tỳ khí, Quy thục để bổ âm bổ huyết. Trong sử dụng cần lưu ý bổ khí 10 phần thì bổ huyết 7 phần. Vì khí có tác dụng sinh huyết, khí vượng thì sinh được huyết, còn huyết thì không có tác dụng ích khí lý khí.

BÀI 26 THẤT MIÊN


I. Đại cương

Thất miên là chứng mất ngủ hoặc là chứng mô tả các biểu hiện của sự rối loạn giấc ngủ.

Các rối loạn này có thể biểu hiện bằng các hình thức: khó dỗ giấc, bức rứt trằn trọc, hoặc có ngủ nhưng giấc ngủ rất nông, dễ giật mình, hoặc thức giấc trong đêm rồi không ngủ lại được, hoặc thức trắng đêm.

Chứng mất ngủ hay kèm theo các chứng khác như: mệt mỏi, váng vất, nhức đầu, căng thẳng, dễ mất bình tĩnh, hay quên, hồi hộp…


II. NGUYÊN NHÂN

Do lo nghĩ, lao tâm lao lực quá độ, làm tổn thương tâm tỳ; huyết djch bị hao tổn không dưỡng được tâm, thần không nơi trú ngụ gây nên mất ngủ, hồi hộp không yên; Tỳ kém không sinh được huyết, huyết càng hư thêm và khó hồi phục làm cho tâm tiếp tục không an duy trì mất ngủ kéo dài.

Do cơ thể suy yếu, hoặc bị bệnh lâu ngày làm thận âm bị hao tổn, chân âm không chi phối lên được để tâm hỏa hư thoát, âm hư hỏa động hoặc tâm thận không giao hòa dẫn đến thần chí không yên gây nên chứng mất ngủ.

Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ tạo thành đờm nhiệt trở ngại bên trong lâu ngày làm cho vị khí mất điều hòa gây nên chứng mất ngủ.

Do ăn uống không điều độ, thức ăn đình trệ tạo thành đờm nhiệt trở ngại bên trong lâu ngày làm cho vị khí mất điều hòa gây nên chứng mất ngủ.


III. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

A. Tâm tỳ hư:

a. Triệu chứng:

Hoặc thức trắng đêm không ngủ được, hoặc lúc ngủ lúc tỉnh, giấc ngủ rất nông dễ thức giấc, nhiều mộng mị.

Hồi hộp, hay quên

Người mệt mỏi, tinh thần uể oải, ăn không biết ngon

Sắc da sạm tối

Lưỡi nhợt nhạt, rêu mỏng

Mạch tế nhược

b. Pháp trị: Bổ dưỡng tâm tỳ, sinh huyết.

c. Phương dược: Quy tỳ hoàn (Tế sinh phương): bạch truật, phục thần, huỳnh kỳ, long nhãn, táo nhân, nhân sâm, đương quy, viễn chí, mộc hương, cam thảo. gia thêm sinh khương, đại táo.

Ý nghĩa: sâm, kỳ, truật, thảo, sinh khương, đại táo để bổ tỳ ích khí; đương quy để dưỡng can

sinh huyết; phục thần, táo nhân, long nhãn để dưỡng tâm an thần; viễn chí giúp tâm thận giao nhau để an thần định chí dưỡng tâm an thần.

Phương huyệt: châm bổ các huyệt sau: Cách du, tâm du, tam âm giao, thần môn.

B. Âm hư hỏa vượng:

a. Triệu chứng:

Buồn bực, khó ngủ, nóng nảy, bứt rứt không yên, hoặc vừa chợp mắt được thì lại tỉnh.

Đầu nặng, choáng váng, hay quên

Môi miệng khô khát

Đau lưng, ù tai

Ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm

Chất lưỡi đỏ, rêu ít

Mạch sác vô lực.

b. Pháp trị: Thanh hỏa an thần.

c. Phương dược:

Chu sa an thần (Y học phát minh): Chu sa, hoàng liên, sinh địa, chích thảo, đương quy.

Ý nghĩa: chu sa để an thần; hoàng liên để tả hỏa thanh nhiệt trừ phiền; đương quy để dưỡng huyết; sinh địa để tư âm; cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Nếu có các biểu hiện tâm huyết hư kèm biểu hiện: tinh thần mệt mỏi, quanh miệng lở loét, nam có mộng tinh.

Phương dược: Thiên vương bổ tâm đan, giúp bổ ích tâm âm.

Nếu có biểu hiện cả tâm thận âm hư hoặc tâm thận bất giao với các triệu chứng kèm theo:

Đầu váng, ù tai.

Họng khô

Lưng đau, gối mỏi

Mất ngủ hư phiền, mộng nhiều

Triều nhiệt, ra mồ hôi trộm

Di tinh

Tiểu ít, nước tiểu sậm màu thậm chí đỏ

Lưỡi đỏ, không rêu

Mạch tế sác.

Pháp trị: Giao thông tâm thận.

Phương dược: Giao thái hoàn: hoàng liên, quế tâm. Hoàng liên để thanh tâm hỏa, quế tâm để dẫn hỏa quy nguyên giao tâm thận.

Phương huyệt: thận du, thái khê, nội quan, tâm du

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024