Thực Trạng Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Sinh Viên Sư Phạm Kỹ Thuật


* Tổ chức dạy học thực hành theo phương pháp hợp tác nhóm.

+ Gặp gỡ, trao đổi với giảng viên và sinh viên để thông báo về thời gian, địa điểm thực hiện một buổi học thực hành

+ Phối hợp với giảng viên chuyên môn xây dựng giáo án lên lớp cho một số bài dạy thực hành theo hướng làm việc hợp tác theo nhóm

+ Chuẩn bị các điều kiện dạy học

+ Tổ chức triển khai thực hiện dạy học (Nội dung giáo án dạy thực hành được trình bày tại phụ lục 7)

Bước 5. Đo nghiệm, lượng giá kết quả thực nghiệm

Chúng tôi sử dụng bảng hỏi (phụ lục 1), kết hợp quan sát, phỏng vấn sâu để đo kết quả sau thực nghiệm, so sánh với kết quả trước thực nghiệm để khẳng định tính hiệu quả của biện pháp.

Tiêu chí, cách tính điểm, phân loại mức độ dùng để đánh giá KNHT trong học thực hành ở lớp thực nghiệm giống như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong phần nghiên cứu thực trạng KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.

2.3.9. Phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học để tính toán, xử lý số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.

Các số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng phần mềm SPSS (statistic packge for sociai science) phiên bản 20.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận:

- Phân tích thống kê mô tả:

Điểm trung bình cộng (Mean) được dùng để tính điểm đạt được ở từng biểu hiện của KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT và của từng yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến KN này.

ĐLC chuẩn (Standardie Deviotion) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời mà khách thể nghiên cứu lựa chọn.

Tần suất, tỉ số phần trăm các phương án trả lời các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.


- Phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:

+ Phân tích so sánh: chủ yếu sử dụng phép so sánh giá trị trung bình.

+ Phân tích tương quan nhị biến: sử dụng phép phân tích tương quan để xác định mức độ liên hệ giữa các KN.

+ Phân tích hồi quy tuyến tính: sử dụng phép phân tích hồi quy tuyến tính để xem xét mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc với một hay nhiều biến số độc lập.


Tiểu kết chương 2


Việc tổ chức nghiên cứu đề tài được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ theo quy trình các bước, các giai đoạn khác nhau. Bao gồm 3 giai đoạn: Nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và tổ chức thực nghiệm.

Để thực hiện có hiệu quả các giai đoạn này, chúng tôi sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: Phương pháp quan sát; Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp thực nghiệm nhận biết quá bài tập tình huống; Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; Phương pháp thực nghiệm sư phạm tác động; Phương pháp thống kê toán học. Mỗi phương pháp đều xác định cụ thể mục đích, nội dung, cách tiến hành. Các số liệu thu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính một cách khoa học và tường minh. Các số liệu thu nhận từ khảo sát thực tiễn được xử lý bằng phần mềm thống kê - phân tích xã hội học SPSS 20.0.

Sử dụng thang 5 mức để định mức các mức độ biểu hiện KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT, theo quy ước: Mức 1: Rất thấp; Mức 2: Thấp; Mức 3: Trung bình; Mức 4: Cao; Mức 5: Rất cao.

Với việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu này, đảm bảo kết quả thu được đầy đủ, chính xác, khách quan, có giá trị về mặt khoa học.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG HỢP TÁC TRONG HỌC THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


3.1. Thực trạng kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật

Trong chương 1 đã xác định KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT là KN phức hợp bao gồm ba nhóm kỹ năng: Nhóm KN lập kế hoạch hợp tác, nhóm KN tổ chức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và nhóm KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT. Việc khảo sát, đánh giá thực trạng KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT cũng nhằm làm sáng tỏ thực trạng mức độ biểu hiện của ba nhóm KN đó.

Bảng 3.1. Đánh giá của GV và SV về kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T - test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Nhóm kỹ năng lập kế hoạch hợp tác

3,00

0,90

3,51

0,98

0,17

2

Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác

2,90

0,91

3,16

0,98

0,02

3

Nhóm kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành

2,92

0,97

3,15

0,98

0,04


Tổng hợp

2,94

0,93

3,27

0,98

0,08

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.


Kết quả bảng 3.1 cho thấy, sinh viên SPKT có KNHT trong học thực hành ở mức trung bình, điểm trung bình = 3,27. Điều này có nghĩa KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT thể hiện sự hạn chế. Qua quan sát cho thấy, SV đã có kiến thức, hiểu biết nhất định về phối hợp hành động với nhau, tuy nhiên tính tích cực, chủ động, sự sẵn sàng phối hợp với nhau chưa cao, thao tác thực hiện hành động phối hợp, hỗ trợ nhau còn nhiều lúng túng.


Xét trong các KN thành phần của KNHT trong học thực hành thì KN lập kế hoạch hợp tác ở mức cao nhất (ĐTB=3,51), tuy nhiên KN này cũng chỉ đạt mức trung bình và KN đánh giá hiệu quả hợp tác thấp nhất ĐTB = 3,15.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành nói chung, các nhóm KN thành phần nói riêng có thể được khảo sát, đánh giá theo hai hướng: Theo hướng thứ nhất: Có thể phân tích KN tổng thể thành các KN cụ thể, từ đó đánh giá mức độ của chúng. Theo hướng thứ hai, việc đánh giá các KN có thể dựa vào sự phân tích kiến thức, kinh nghiệm và thao tác triển khai hành động vào thực tiễn, dựa trên kiến thức đã biết về hành động đó. Trong luận án này, chúng tôi kết hợp cả hai cách: Phân chia thành các nhóm KN, từ đó xác định kiến thức, kinh nghiệm và thao tác dựa trên các kiến thức tương ứng của các KN cụ thể. Dưới đây là các kết quả khảo sát thực trạng các nhóm KN theo hai hướng trên.

3.1.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành

a. Đánh giá chung

Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác là một trong 3 nhóm KN thành phần quan trọng, có tính ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của KNHT trong học thực hành, bởi kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khoa học, hợp lý thì sẽ dễ dàng thực hiện và đạt kết quả cao. Mức độ thực hiện KN thành phần này được thể hiện cụ thể ở biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3 1 Đánh giá của GV và SV về kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong 1

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của GV và SV về kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành‌


Số liệu thu được ở biểu đồ 3.1 cho thấy SV tự đánh giá về KN lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành ở mức cao (ĐTB=3,51/5, ĐLC=0,90), trong khi đó đánh giá của GV về nhóm KN này chỉ đạt mức trung bình (ĐTB=3,00/5, ĐLC=0,98). Như vậy, ở nhóm KN này SV tự đánh giá mức độ chính xác, linh hoạt tương đối trong việc vận dụng tri thức, kinh nghiệm để thực hiện hành động chia sẻ, hỗ trợ nhau để lập kế hoạch hợp tác, theo GV thì các em còn những hạn chế nhất định, chưa có sự linh hoạt.

Nhìn chung, mức độ tự đánh giá của SV về nhóm KN lập kế hoạch hợp tác trong thực hành nói chung cũng như các biểu hiện của nó đều ở mức cao hơn đánh giá của GV. Cụ thể:

Theo đánh giá của GV thì các bạn SV thực hiện các "Thao tác lập kế hoạch trong học thực hành" là cao nhất với ĐTB = 3,10 (ĐLC = 0,94). Theo thầy cô, mặc dù SV chưa có nhiều kinh nhưng các em có khả năng tiến hành các thao tác chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác tương đối tốt. Để khẳng định điều này, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các thầy cô, kết quả có đa số GV được phỏng vấn cho rằng trên thực tế SV thực hiện các thao tác lập kế hoạch làm việc cùng nhau khá chính xác và khá linh hoạt, SV đã có những hiểu biết nhất định về quy trình cũng như vai trò của việc lập kế hoạch làm việc cùng nhau. Tuy nhiên cách hỗ trợ, chia sẻ cùng nhau thì đôi lúc vẫn còn cứng nhắc, dập khuôn, nên theo đánh giá của SV "Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành" đang chỉ ở mức trung bình, ĐTB = 2,89 và ĐLC = 0,87. Kết quả quan sát trên các đối tượng SV này cũng đồng nhất với kết quả phỏng vấn khi các biểu hiện trong việc thực hiện các thao tác chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch của SV bao giờ cũng cao hơn mức độ thể hiện trong quá trình hợp tác, làm việc cùng nhau.

Cũng từ số liệu này, có thể thấy tự nhận xét, tự đánh giá của SV luôn có phần nhỉnh hơn so với các nhận xét, đánh giá của GV. Theo tự đánh giá của SV kỹ năng lập kế hoạch hợp tác của mình ở mức cao, thực hiện các thao tác khá chính xác, khá linh hoạt với ĐTB = 3,51, ĐLC = 0,98. Cùng chung nhận định với GV, SV cũng tự đánh giá KN thực hiện các thao tác lập kế hoạch của mình cao nhất, với ĐTB =


3,52. Ở vị trí tiếp theo, với ĐTB thấp hơn, nhưng không đáng kể là các biểu hiện về "Hiểu biết về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành" và "Kinh nghiệm lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành" (ĐTB = 3,51, ĐLC tương ứng là 0,96 và 0,99). Khi được hỏi, một số SV khá tự tin về KN tiến hành các thao tác chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch của mình như (sự phân công công việc, trao đổi, thảo luận để thực hiện những công việc chung cùng nhau…). Em N.T.L cho hay “Trong các tiết học thực hành, việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm quyết định phần lớn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Để thực hiện công việc chung đó, chúng em thường có sự phân công các công việc rất cụ thể, phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi thành viên. Chúng em cũng thường xuyên thảo luận về quy trình, nguyên tác làm việc chung cùng nhau. Dù rằng, có thể chúng em vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phối hợp lập kế hoạch hợp tác cùng nhau”.

Tuy có sự chênh lệch trong đánh giá của GV và tự đánh giá của SV về KN lập kế hoạch hợp tác nói chung và các biểu hiện cụ thể (3 biểu hiện) trong nhóm KN này của SV. Tuy nhiên, khi kiểm định T-Test trong đánh giá giữa GV và SV về KN lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành cho kết quả p=0,17 thể hiện sự khác biệt kết quả không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy, mặc dù ĐTB về ý kiến của GV và SV có khác nhau nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể là do bản thân sinh viên khi tự đánh giá bao giờ cũng dễ hơn trong khi để đưa ra đánh giá của mình, giảng viên còn cân nhắc về kết quả đạt được của kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên với những yêu cầu, biểu điểm đặt ra. Giáo viên A (Nam, 42 tuổi, SPKT Nam Định) cho hay “thường thì sinh viên đánh giá mức kỹ năng của mình cao hơn so với chúng tôi vì bao giờ giáo viên cũng có những định mức nhất định trong đánh giá, sự chênh lệch chỉ mang tính tương đối”

b. Mức độ đạt được các thành phần trong kỹ năng lập kế hoạch hợp tác

Mức độ biểu hiện các thành phần trong KN lập kế hoạch được thể hiện chi tiết ở các bảng 3.2, 3.3 và 3.4


Bảng 3.2: Kiến thức, hiểu biết của SV về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành‌


TT


Nội dung

Đánh giá của GV

Tự đánh giá của SV

T –

test

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

p

1

Hiểu biết về vai trò, mục đích hợp tác trong học thực hành cần đạt (Tại sao phải làm công việc đó, thực hiện công việc đó có ý nghĩa gì? Nếu không thực hiện công việc đó điều gì sẽ xảy ra?)


3,20


0,84


3,64


0,90


0,11

2

Hiểu biết về nội dung công việc hợp tác trong học thực hành kỹ thuật (nội dung đó là gì, quy trình để thực hiện công việc đó)


2,87


0,78


3,45


0,87


0,23

3

Hiểu biết về các yêu cầu cần đạt đối với từng cá nhân và thành viên trong nhóm hợp tác cơ sở biết điểm mạnh, điểm yếu của từng người để sắp xếp bố trí công việc phù hợp


2,97


0,85


3,47


0,88


0,12

4

Hiểu biết về phương pháp thực hiện công việc (Làm như thế nào? Tiêu chuẩn công việc cần đạt được là gì? Cách thức vận hành máy móc như thế nào?)


3,02


0,89


3,48


0,85


0,14

5

Hiểu biết về các điều kiện thực hiện công việc (thời gian, địa điểm, máy móc/công nghệ, người thực hiện…)


3,08


0,86


3,52


0,99


0,24


Tổng

3,02

0,84

3,51

0,90

0,23

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy, theo tự đánh giá của SV, mức độ hiểu biết, kiến thức về lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của SV nhìn chung ở mức cao với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023