con tin, cướp máy bay [58] v.v...; khủng bố quốc tế có nghĩa là hành vi đáng sợ, khủng khiếp, là các hành động cưỡng ép được thực hiện nhằm chống con người hoặc các đối tượng mà được luật quốc tế bảo vệ, khủng bố quốc tế thường được các tổ chức cực đoan sử dụng làm phương tiện đấu tranh chính trị để đàn áp các chủ thể hoạt động quốc tế khác mà trước hết là đàn áp chính quyền của quốc gia này hoặc là quốc gia khác [59]; khủng bố quốc tế là hành vi nguy hiểm cho xã hội trên phạm vi quốc tế kéo theo sự thiệt mạng vô lý cho mọi người, vi phạm hoạt động ngoại giao bình thường của các quốc gia và các đại diện của họ, làm khó khăn cho việc thực hiện các cam kết quốc tế, các cuộc gặp gỡ và kể cả giao thông liên lạc giữa các quốc gia [48].
Như vậy, khủng bố là một hiện tượng chính trị-xã hội tiêu cực, là mối hiểm họa đối với an ninh quốc gia và quốc tế. Từ những năm 90, nhiều hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm tìm ra các phương thức đấu tranh chống khủng bố, hội nghị đã thống nhất rằng để đấu tranh với khủng bố có hiệu quả là trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, câu hỏi khủng bố là gì cho đến hiện nay vẫn đang còn nhiều tranh luận.
Nghiên cứu về khủng bố và về các biện pháp đấu tranh chống khủng bố nói chung đã được đặt ra từ trước thế kỷ XX nhưng kết quả không nhiều. Khi Hội quốc liên được thành lập, một trong các nhiệm vụ của tổ chức này là tiếp tục nghiên cứu và đấu tranh với hành vi khủng bố nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Năm 1934, sau sự kiện nhà Vua Nam tư Aleksandar và Bộ trưởng ngoại giao Pháp L. Bartu bị giết ở Mac-xay, Hội quốc liên xem khủng bố là tội phạm đối với cộng đồng quốc tế và giao cho Ủy ban các chuyên gia đặc biệt nghiên cứu nhằm đưa ra định nghĩa về khủng bố. Ngoài ra, Ủy ban còn có nhiệm vụ chuẩn bị dự thảo Công ước về phòng ngừa và trừng phạt các hành vi khủng bố.
Việc nghiên cứu bản chất khủng bố và đưa ra định nghĩa khủng bố chỉ
có hiệu quả sau khi Liên hợp quốc thành lập Ủy ban đặc biệt về khủng bố quốc tế (năm 1972), tuy nhiên kết quả thu được còn hạn chế. Theo Đại hội đồng Liên hợp quốc thì vấn đề cơ bản liên quan đến định nghĩa khủng bố là thiếu các tiêu chí chung, mà dựa vào đó cho phép bóc trần được những yếu tố cơ bản cấu thành khủng bố và chỉ sau khi có được các tiêu chí như vậy mới cho phép việc thành lập một cơ chế đồng bộ có đủ khả năng xóa bỏ khủng bố trong thực tiễn [66, tr.9].
Việc thành lập Ủy ban luật quốc tế Liên hợp quốc (Mục đích cơ bản của Ủy ban này là giúp đỡ sự phát triển tiến bộ của luật quốc tế và pháp điển nó) [69] đã tiếp tục thực nhiệm vụ nói trên, trong Nghị quyết 42/159 (tháng 12/1987) của Đại hội đồng Liên hợp quốc cũng tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết đưa ra định nghĩa khủng bố mà nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế thì đấu tranh chống khủng bố mới thực sự có hiệu quả [46], đồng thời Nghị quyết này cũng nhấn mạnh về các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế (như bình đẳng chủ quyền, không can thiệp và công việc nội bộ, quyền tự quyết...). Nghị quyết 42/159 có ý nghĩa rất quan trọng trong đấu tranh chống khủng bố, nhưng một số quốc gia lại cho rằng chính các nguyên tắc đó là điều kiện để phát sinh khủng bố. Chính phủ Israel cho rằng Nghị quyết 42/159 đã tạo cơ hội cho khủng bố hợp pháp hóa các hành vi của mình bằng sự đánh tráo khái niệm về quyền tự quyết và giải phóng dân tộc, ví dụ việc khủng bố tấn công vào thường dân có chủ định thì không thể biện minh bằng khẩu hiệu đấu tranh vì giải phóng dân tộc. Khủng bố luôn là tội phạm với bất cứ hành vi và mục đích nào [68, C.8]. Israel cho rằng khủng bố là một loại tội phạm tấn công vào thường dân, nhưng cách đặt vấn đề như vậy chưa thực sự thuyết phục còn gây ra tranh luận vì có thể đó sẽ là lý do để buộc tội những người đấu tranh vì giải phóng dân tộc.
Một số quốc gia vẫn chưa đồng thuận với Nghị quyết 42/159, nhưng
Nghị quyết đã thể hiện được mục đích là cộng đồng quốc tế công nhận tính hợp pháp của các cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của các dân tộc. Có thể sự bất đồng giữa các quốc gia trong việc đưa ra khái niệm khủng bố là vì lý do chính trị, nên việc soạn thảo định nghĩa khủng bố đã bị chính trị hóa, tức là chuyển thể từ vấn đề luật pháp thành chính trị-pháp luật [49, tr.19-20].
Năm 1990, khi xây dựng Dự thảo bộ luật về các tội chống hòa bình và an ninh nhân loại, Ủy ban luật quốc tế Liên hợp quốc đã soạn thảo định nghĩa chung về khủng bố, theo đó, “khủng bố quốc tế là việc thực hiện, tổ chức, giúp đỡ thực hiện, cung cấp tài chính hoặc khuyến khích các cơ quan hoặc các đại diện của một quốc gia này hành động chống lại một quốc gia khác hoặc dung túng cho một trong các bên thực hiện các hành động nhằm chống con người hoặc là sở hữu mà theo đó mang đến nỗi khiếp sợ cho các nhà hoạt động nhà nước, cho một nhóm người hoặc cho dân chúng nói chung” (Điều 24 của Dự thảo).
Định nghĩa nói trên không nhận được sự đồng thuận giữa các quốc gia trong Ủy ban vì theo họ từ khái niệm trong lý luận đến thực thi ngoài thực tiễn còn nhiều trở ngại, cần phân biệt giới hạn giữa khủng bố quốc tế và các hành vi khủng bố có yếu tố quốc tế và hẹp hơn là khủng bố hàng không quốc tế. Mặt khác, nhiều nhà bình luận cho rằng khó mà đạt được một khái niệm chung về khủng bố quốc tế khi chưa có khái niệm như vậy trong bộ luật hình sự của các quốc gia trên thế giới.
Có thể bạn quan tâm!
- Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 1
- Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 2
- Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 4
- Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 5
- Các điều ước quốc tế đa phương về đấu tranh chống khủng bố hàng không - 6
Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.
Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự Việt Nam ngày 19/6/2009 cũng không đưa ra khái niệm về khủng bố, mà chỉ đưa ra các hành vi phạm tội khủng bố và các khung hình phạt cho các hành vi đó.
Bộ luật hình sự Nga hiện hành, khoản 1 Điều 205 quy định rằng hành vi khủng bố là hành vi thực hiện vụ nổ, thiêu hủy hoặc các hành vi khác gây nguy hiểm thiệt mạng cho mọi người, mang đến sự thiệt hại đáng kể về vật chất hoặc
hệ quả nguy hiểm cho xã hội, nếu các hành vi này được thực hiện nhằm mục đích phá hoại xã hội, làm kinh sợ dân cư hoặc tác động đến sự thông qua các quyết định của chính quyền hoặc đe dọa thực hiện các hành vi với mục đích tương tự thì bị phạt tù từ 8 đến 12 năm. Ngoài ra, Luật của Nga về đấu tranh chống khủng bố cũng quy định về tổ chức khủng bố, theo đó 1. Ở nước Nga nghiêm cấm việc thành lập và hoạt động của các tổ chức mà mục đích hoặc các hành vi của nó nhằm tuyên truyền, biện hộ và ủng hộ khủng bố hoặc thực hiện tội phạm được quy định tại các Điều 205-206, 208, 211, 277-280, 281.1, 282.2 và 360 Bộ luật hình sự Nga; 2. Tổ chức được xem là khủng bố và cần xóa bỏ được thực hiện theo Quyết định của Tòa án trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang... Quyết định của Tòa án về xóa bỏ tổ chức khủng bố được phổ biến đến tất cả các khu vực và các bộ phận của tổ chức đó.
Sau sự kiện khủng bố hàng không ngày 11/9/2001 tại Mỹ, Ủy ban pháp luật Duma quốc gia Nga đã xem xét báo cáo Dự thảo luật bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật của Nga về tăng cường đấu tranh chống khủng bố. Theo đó, khoản 1 Điều 205 Bộ luật hình sự Nga được bổ sung về trách nhiệm của người mà bằng phương pháp này hoặc phương pháp khác giúp đỡ cho các tổ chức khủng bố, cụ thể như: sẽ truy cứu trách nhiệm với những người, ai trực tiếp không tham gia thực hiện các hành vi khủng bố cụ thể nhưng tham gia hỗ trợ tài chính cho tổ chức khủng bố hoặc tuyển mộ các thành viên cho tổ chức đó. Trong lời chú thích điều này đã chính thức chú giải khái niệm “tội có đặc điểm khủng bố”. Điều này trong Bộ luật hình sự Nga được áp dụng dựa trên các cam kết quốc tế của Nga cho phép tổ chức hợp tác với các cơ quan quyền lực nước ngoài trong đấu tranh chống khủng bố.
Bộ luật tố tụng hình sự của Nga cũng bổ sung về các đặc điểm thủ tục xét xử về khủng bố. Các bổ sung nhằm tăng cường an ninh cho tòa án, người làm chứng, người bị hại, các người khác tham gia tố tụng và cả những người
thân của họ. Pháp luật Nga cũng tính đến trường hợp khi xét xử vụ việc về các tội khủng bố trong các khu vực của các chiến dịch chống khủng bố được đề xuất tăng thời hạn giam giữ (Điều 90 Bộ luật Tố tụng hình sự), kể cả thời hạn bắt giam người bị tình nghi về vụ việc đó (Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự) đến 30 ngày đêm theo quyết định của tòa án. Luật quy định về việc đảm bảo an ninh cho những người tham gia vụ án xem xét vụ việc đó trong các phiên tòa đặc biệt không công khai.
Luật đấu tranh chống khủng bố và chống xâm phạm quốc gia của Pháp cũng quy định tương tự, theo đó năm 1986 khi soạn thảo luật về đấu tranh chống khủng bố và chống xâm phạm an ninh quốc gia, các nhà làm luật người Pháp đã không đưa khái niệm khủng bố vào Bộ luật, mà thay vào đó là liệt kê các tội đã có trong bộ luật hình sự (cố ý hủy hoại tài sản, cố ý giết người, cướp tàu bay v.v… tất cả gồm 30 tội). Các tội xem là khủng bố nếu chúng thực hiện: a) với mục đích vi phạm nghiêm trọng trật tự công cộng; b) bằng cách làm khiếp sợ hoặc là khủng bố. Đồng thời trong Bộ luật tố tụng hình sự của Pháp bổ sung thêm 1 chương, chương thứ XV quy định thủ tục đặc biệt để điều tra các hành vi khủng bố.
Trong Bộ luật của Hoa Kỳ, tại Mục 22, Tiểu mục 2656f (d) có ghi khủng bố là hành động bạo lực có dự tính và có động cơ chính trị nhằm vào các mục tiêu phi quân sự, được thực hiện bởi các nhóm hoặc cá nhân hoạt động bí mật, thường với ý đồ gây ảnh hưởng tới một nhóm đối tượng. Khủng bố quốc tế là khủng bố liên quan đến công dân hoặc lãnh thổ của nhiều hơn một quốc gia. Nhóm khủng bố là bất kỳ nhóm người nào tiến hành hoặc có các phân nhóm tiến hành hoạt động khủng bố quốc tế. Chính phủ Hoa Kỳ đã áp dụng định nghĩa này để phục vụ việc thống kê và phân tích khủng bố kể từ năm 1983.
Như vậy, khó có thể đưa ra định nghĩa chung về khủng bố mà được chấp nhận trong cả luật quốc gia và luật quốc tế, ngược lại nếu có một định
nghĩa như vậy cũng không thể lột tả hết bản chất của hiện tượng đặc biệt này, mà có thể chỉ phản ánh được một phần và trong một phạm vi nào đó của hiện tượng. Hành vi làm kinh sợ nhóm người hoặc là dân cư nói chung là yếu tố bắt buộc của bất kỳ định nghĩa nào về khủng bố, đó là điểm khác biệt của khủng bố so với các tội hình sự.
Có quan điểm cho rằng khủng bố như tội ác truyền thống có đặc điểm đặc trưng của tội phạm, điều đó đã tạo điều kiện để các quốc gia hợp tác về tư pháp hình sự. Việc tách khủng bố và tội có xu hướng khủng bố vào nhóm tội “chính trị” đã làm cản trở việc trao trả tội phạm và tương trợ tư pháp về các vụ án hình sự.
Công ước về đấu tranh chống khủng bố của tổ chức các quốc gia châu Mỹ ghi nhận khủng bố là các dạng tội phạm giết người, đốt cháy hoặc thiêu hủy, sử dụng chất nổ hoặc thuốc nổ, nhưng khác với các hành vi hình sự điển hình ở chỗ khủng bố cố ý mang đến sự hoảng sợ, phá hoại và những tên khủng bố thường nằm trong một tổ chức với mục đích phá vỡ kỉ cương xã hội, làm tê liệt sức phản kháng của xã hội, làm tăng thêm nỗi đau đớn cho xã hội [52]. Nội dung trái luật rò ràng của khủng bố là dùng bạo lực nên khủng bố không thể là phương tiện đấu tranh chính trị hợp pháp. Do đó, không thể viện dẫn hoặc thanh minh cho việc dùng bạo lực là bản chất của đấu tranh chính trị. Bất đồng của các quốc gia về khái niệm khủng bố chủ yếu là khác nhau trong quan điểm tư tưởng, vì ở chế độ này thì người ta cho hành vi đó là tiến bộ, chế độ khác thì coi là đàn áp, cuộc đấu tranh nào thì bạo lực được xem là chính đáng, còn đối với cuộc đấu tranh nào thì dùng bạo lực bị coi là tội phạm.
Luật quốc tế đã thể hiện vai trò của mình trong việc tạo điều kiện để các quốc gia kiểm tra hoạt động lẫn nhau, quốc gia có thể trực tiếp hay gián tiếp trở thành nguyên nhân gia tăng bạo lực bằng cách thực hiện các biện pháp đáp trả khi quốc gia nào đó vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Trong
quan hệ giữa các quốc gia thì cộng đồng quốc tế có thể đóng vai trò là trọng tài hoặc quan tòa, nhưng bạo lực là tội phạm lại nằm bên ngoài các quy định của luật quốc tế. Khi quốc gia tiến hành đáp trả các hành vi khủng bố cần dựa trên cơ sở luật nhân đạo, luật nhân quyền và quyền con người [65].
Trong luật quốc tế chưa có khái niệm phổ cập về khủng bố quốc tế, mà người ta chỉ liệt kê hành vi nào là khủng bố trên bộ, hành vi nào là khủng bố trên biển và hành vi nào là khủng bố hàng không... (hoặc tội phạm khủng bố sử dụng đa phương tiện cho hành vi khủng bố), lý do chủ yếu là do vị thế chính trị khác nhau của các quốc gia trên trường quốc tế và vấn đề về tính hợp pháp của phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc. Đó là các trở ngại lớn trong việc soạn thảo khái niệm chung về khủng bố quốc tế [49], thực tiễn đã minh chứng rằng cùng một hành vi trong khi một số quốc gia gọi hành vi này là khủng bố quốc tế thì một số khác lại xem hành vi đó là đấu tranh giải phóng dân tộc, ngoài ra nếu các biện pháp đấu tranh chống khủng bố mà không có kết quả thì nguyên nhân chủ yếu là không có quy định rò ràng danh giới giữa định nghĩa về quyền tự quyết và định nghĩa về khủng bố [68].
Như vậy, việc soạn thảo quy định chung về khủng bố quốc tế nói chung và khủng bố trong lĩnh vực hàng không nói riêng đang còn nhiều tranh luận vì còn một số quốc gia chưa quyết tâm đấu tranh với khủng bố hoặc né tránh vì những trở ngại chính trị, mặc dù thông qua phương pháp nghiên cứu xã hội học chính các quốc gia đó đã biết tổn thất mà khủng bố quốc tế gây ra cho xã hội ngày một nhiều [45, tr.37]. Đa số các quốc gia muốn có khái niệm về khủng bố quốc tế để thông qua đó xây dựng các biện pháp hiệu quả đấu tranh với khủng bố [49, tr.25-26].
Các khái niệm trong các từ điển có những lý luận và lập luận khác nhau, các khái niệm đó chỉ là khái niệm một chiều, phản ảnh một điều rằng khủng bố không thể xác định nội dung pháp lý của nó. Trong khi đó gần như
tất cả các khái niệm khủng bố đều có chứa quan điểm chính trị của hành vi, còn khủng bố được hiểu là làm kinh sợ đối thủ chính trị bằng phương pháp cưỡng bức của tội phạm, tức là một con người cụ thể nào đó đang thực hiện các chức năng chính trị, chức năng quốc gia.
Qua phân tích và so sánh các khái niệm khác nhau về khủng bố, có thể nhận thấy rằng khái niệm về khủng bố rất đa dạng, không hoàn toàn giống nhau. Thật khó để đưa ra một định nghĩa mà đạt được sự đồng thuận của cả cộng đồng quốc tế vì điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả về mặt chủ quan và khách quan, cũng như về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Định nghĩa về khủng bố không có sự thống nhất giữa các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu, nghĩa là quan điểm về khủng bố cũng còn nhiều tranh luận chưa thống nhất [67, 44, 60].
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án về khái niệm khủng bố, các phương án đó đã tiệm cận được với vấn đề vừa phức tạp vừa đa dạng này. Điều đó cho thấy cộng đồng đã thống nhất được sức mạnh quyết tâm đấu tranh chống khủng bố, cũng như việc ban hành hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về khủng bố và hợp tác quốc tế trong việc xét xử, dẫn độ những tên khủng bố.
Việc nghiên cứu tài liệu của các quốc gia và các văn bản pháp luật quốc tế luôn có ý nghĩa quan trọng đối với những người làm công việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia về lĩnh vực đấu tranh chống khủng bố, vì các nguyên nhân: thứ nhất, tạo điều kiện tránh được các “chỗ dột” và tiếp thu được kinh nghiệm nước ngoài trong việc ban hành luật; thứ hai, là một điều kiện để luật pháp của quốc gia tiệm cận với pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả trong hợp tác quốc tế nhằm đối phó với sự đe dọa của khủng bố.
Sự đa dạng trong giải thích về khủng bố đã cho phép tách nội dung của