trực tiếp gặp lại doanh nghiệp để nói lên sự không hài lòng của họ. Điều này dẫn đến nguy cơ rất lớn là doanh nghiệp mất khách hàng mà không hề hay biết, trong khi theo tính toán cứ 20% khách hàng truyền thống thì tạo ra tới 80% doanh thu bán ra của một doanh nghiệp. Khiếu nại của người tiêu dùng thường chỉ rơi vào những hàng hóa có giá trị lớn như xe máy, đồ điện tử, điện lạnh, ít người khiếu nại về các loại hàng hóa giá trị thấp, càng ít hơn số người đến khiếu nại về sự không hài lòng đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp quá bức xúc vì bị xúc phạm. 94% người tiêu dùng quan tâm đến việc bảo hành sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, đặc biệt đối với mặt hàng có giá trị cao, nhưng đây lại là khâu rất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, ở nhiều nước, quy tắc ứng xử với khách hàng quy định người cung ứng phải chịu trách nhiệm về hàng hóa dịch vụ của mình ít nhất là trong thời gian sản phẩm có giá trị sử dụng, và phải nhận sửa chữa, bảo hành dù có phiếu bảo hành hay không
Như vậy, lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tuy đã được nâng cao và có những bước phát triển vượt bậc nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những đổi mới về chính sách, cơ chế hoạt động, nếu không thì các doanh nghiệp không thể đứng vững được trong môi trường cạnh tranh toàn cầu như ngày nay.
2.2.1.2 Khả năng hợp tác, liên kết trong sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp
Đây là yếu tố không chỉ liên quan đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trong nước, mà còn
có tác dụng rất lớn bảo đảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế trên thị trường nước ngoài trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó, nổi bật là những hình thức: hợp tác giữa hai doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp; hợp tác giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng trong nước; hợp tác giữa một doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm và tìm được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ,... Quan hệ giữa các công ty thành viên là quan hệ phối hợp, tương hỗ lẫn nhau, chứ không phải quan hệ phụ thuộc, sự hợp tác của các doanh nghiệp không chỉ là con số cộng thuần tuý mà là một cộng đồng có trách nhiệm, nhằm phát huy tiềm lực, tính chủ động, tạo được sức mạnh tổng lực của cả tập đoàn doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Trưng Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
- Năng Lực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam Thời Gian Qua
- Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển - 5
- V Ấn Đề Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ
- Khả Năng Tham Gia Vào Các Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu
- Đánh Giá Chung Về Năng Lực Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Việt Nam
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Liên kết, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp mạnh đủ năng lực cạnh tranh và giảm thiểu khả năng rủi ro nhờ chia xẻ với nhiều nhà đầu tư khác là hướng đi hiệu quả để các doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng cường tích tụ, tập trung vốn. Quá trình tập trung, tích tụ và huy động vốn có thể thông qua mô hình các tập đoàn kinh tế, mô hình Công ty mẹ, công ty con hay qua hình thức Hiệp hội,... nhưng dù dưới hình thức nào, mô hình nào cũng phải đi vào thực chất, bảo đảm hiệu quả và sự phát triển của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, việc sắp xếp lại doanh nghiệp, nhiều trường hợp đã không đem lại kết quả như mong muốn. Đến thời điểm hiện nay, cả nước đã có khoảng 100 trường hợp sáp nhập doanh nghiệp, nhưng đi kèm với các doanh nghiệp được sáp nhập là tổng số lỗ phải xử lý khoảng 1158 tỷ đồng (bình quân 116 tỷ đồng lỗ cho một doanh nghiệp sáp nhập). Điều này đang gây không ít khó khăn cho
các doanh nghiệp mới sau sáp nhập. Đặc biệt đối với trường hợp một số doanh nghiệp thua lỗ kéo dài không có khả năng cạnh tranh.
Ngoài hình thức liên kết các doanh nghiệp như ở trên, một xu hướng khác khá phổ biến đó là tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghành hàng nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Các hiệp hội gần đây đã phát triển nhanh hơn trước rất nhiều và tiếng nói của các hiệp hội thủy sản, ximăng, ngân hàng... đã trở nên có trọng lượng trong việc điều hoà lợi ích của các thành viên cũng như đấu tranh trước những rào cản thương mại của nước ngoài. Giai đoạn đầu các hội viên giới thiệu, tìm hiểu năng lực của nhau với chủ trương 3 cùng: cùng quảng bá thương hiệu, cùng tiêu thụ sản phẩm của nhau, cùng giúp nhau làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên việc hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp còn ở qui mô và hình thức đơn giản, chưa đúng với năng lực vốn có của các doanh nghiệp, hoạt động của hiệp hội cũng còn nhiều tồn tại. Khó khăn nữa là do hành lang pháp lý nói chung chưa đầy đủ. Từ những năm 50 đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động của các hiệp hội nhưng chưa được hệ thống hoá, mặt khác những quy định hiện nay dành cho hiệp hội đều dựa vào các văn bản cũ dành cho các tổ chức quần chúng. Do hiệp hội là loại hình tổ chức mới, mô hình rất đa dạng, mỗi hiệp hội lại có đặc thù riêng nên hầu hết các hiệp hội chưa có kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động. Một số hội viên lại chưa chủ động giúp đỡ, phối hợp hoạt động giữa các thành viên nhằm đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các thành viên, nhất là trong quan hệ đối ngoại. Một số hiệp hội không vì lợi ích chung của các doanh nghiệp mà chỉ vì lợi ích của một số doanh nghiệp, có xu hướng lợi dụng hiệp hội biến thành tổ chức độc quyền.
Thu hút vốn đầu tư tiếp nhận công nghệ nước ngoài là một chủ trương lớn của Nhà nước trong phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng và có tốc độ tăng trưởng nhanh, đóng góp tích cực và ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta, tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm, công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất, giải quyết việc làm cho trên 130.000 lao động ở các cương vị khác nhau. Tất nhiên trong những bước ban đầu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thể hiện nhiều nhược điểm, nhiều hạn chế cần phải khắc phục, chấn chỉnh mới tạo ra những thuận lợi cho việc thu hút vốn và công nghệ tiên tiến, song thực sự nó đã trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình đi lên, rút ngắn khoảng cách giữa các doanh nghiệp của ta với các doanh nghiệp trong khu vực cũng như trên thế giới.
Ngoài việc nhập công nghệ, thiết bị để đổi mới sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã góp vốn đầu tư với nước ngoài thành lập các công ty liên doanh. Nói chung, các liên doanh được triển khai thuận lợi, đúng với giấy phép đầu tư và các liên doanh góp phần đáng kể cho việc phát triển ngành thông qua việc tiếp nhận những công nghệ mới, cung cấp cho thị trường các sản phẩm mới. Qua làm việc với các đối tác nước ngoài, lực lượng lao động có điều kiện nâng cao tay nghề, rèn luyện kỷ luật lao động, đặc biệt các cán bộ điều hành thu được các kinh nghiệm về mặt quản lý, tiếp thị, vận dụng luật pháp, củng cố trình độ ngoại ngữ...
2.2.1.3. Hướng ra thị trường nước ngoài thông qua xuất khẩu
Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong việc phát triển mở rộng thị trường ra các nước trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu đã hình thành và ngày càng nâng cao được vị thế trên trường quốc tế, có thể kể tới rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, may mặc, gốm sứ, thuỷ sản, cà phê, hạt điều, rau quả … Theo số liệu của Trung tâm Thông tin - Thương mại
- Bộ Công Thương, nếu không tính kim ngạch xuất khẩu dầu thô thì kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2003 ước tính chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2002 khoản 63%). Cho đến thời điểm 2 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đạt 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia xuất khẩu cũng tăng liên tục từ năm 2001 đến nay. Theo số liệu thống kê, nếu như năm 2000 mới chỉ có trên 12.600 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, thì đến năm 2001 con số này là gần 18.000 doanh nghiệp, năm 2002 là trên 23.000 doanh nghiệp và tính đến tháng 10/2003 đã là gần 30.000 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Liên tục trong khoảng thời gian từ năm 2001 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam luôn chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tính cả dầu thô. Con số này có thể sẽ lớn hơn nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam biết thâm nhập thị trường tốt hơn. Tính chung 5 tháng đầu năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt khoảng 9,54 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoài và bằng 42,5% kế hoạch năm (22,45 tỷ USD). Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng khá so với cùng kỳ năm 2003, nổi bật là sản phẩm gỗ tăng 82%, xe đạp và phụ tùng 76,7%, chè 49%, than đá 48,8%, cà phê 42,7%,... Có được kết
quả trên là do khối lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng, như: cà phê, hạt tiêu, hạt điều, chè,... Châu Á là thị trường quan trọng nhất cho các mặt hàng xuất khẩu, kim ngạch chiếm trên 1/2 tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam ra nước ngoài.
Đối tác quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong xuất khẩu hiện nay là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Eu và Australia.
Trung Quốc: một thị trường đang mở kể từ khi nước này gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa xuất khẩu được các sản phẩm sản xuất đại trà vào Trung Quốc, nhưng nhiều sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tiềm năng của Việt Nam đã cạnh tranh khá tốt tại thị trường Trung Quốc như thuỷ sản, cà phê và gạo.
Nhật Bản: sau một thập niên tăng trưởng trì trệ, nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi và phát triển. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn đối với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu sang Nhật cần phải được tận dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sang Nhật Bản là hải sản, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, hàng rau quả, giày dép các loại,... Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn nhất hiện nay là hàng dệt may.
Hoa Kỳ: mặc dù có nhiều thách thức nhưng đây cũng là một thị trường nhập khẩu lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng lên trong những năm gần đây, trong đó giá trị xuất khẩu hàng dệt may, tôm đông lạnh và nông sản tiếp tục tăng từ 8 đến 12%; các mặt hàng thuỷ sản khác kể
cả chế biến tăng 20-25%. Tuy nhiên hiện nay xuất khẩu mặt hàng gỗ và mặt hàng hải sản sang Mỹ đang gặp khó khăn, tỷ trọng xuất khẩu không cao.
EU: Xuất khẩu các mặt hàng sang EU vẫn tăng mạnh, các nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng cao sang EU trong năm 2007 vẫn là những mặt hàng truyền thống như giầy dép, dệt may, cà phê hạt xanh, đồ gỗ, thuỷ hải sản, chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sang khu vực thị trường này. Trong đó, giầy dép là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, tiếp đến là hàng dệt may. Xuất khẩu cà phê xanh cũng tăng cao ở mức 65%. Một số mặt hàng khác cũng đạt mức tăng trưởng khá là cao su thiên nhiên, sản phẩm nhựa, hàng tạp phẩm, đồ chơi trẻ em, than đá, hạt tiêu, hạt điều... Việc EU không áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may của Việt Nam và tái áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng dệt may của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, hàng dệt may Việt Nam vẫn phải cạnh tranh gay gắt với hàng dệt may Ấn Độ, Băng-la-đét, Thổ Nhĩ Kỳ, In-đô-nê-xi-a và một số nước khác. Mặt khác, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường các nước thành viên WTO không phải chịu hạn ngạch đã tạo ra sự điều chỉnh lớn trong chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự kiến, xuất khẩu hàng này sang EU sẽ tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2008. EU hiện là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất trên thế giới nhưng yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao, khâu kiểm tra chất lượng thuỷ hải sản nhập khẩu cũng rất khắt khe. Do đó, xuất khẩu mặt hàng này của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có sự tăng trưởng đột biến vì hàng xuất khẩu
của Việt Nam chưa được cải thiện đáng kể về chất lượng. Một số mặt hàng khác cũng sẽ đạt được mức tăng trưởng cao như hàng tạp phẩm, sản phẩm nhựa, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ. Riêng xe đạp và phụ tùng, năm 2008 EU sẽ xem xét lại thuế chống bán phá giá nên xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng có khả năng phục hồi dần và sẽ tăng trưởng ở mức khoảng 10%. Tuy nhiên nếu không loại bỏ được thuế chống bán phá giá, xuất khẩu mặt hàng này sẽ bị giảm.
Australia: Trước tình hình hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng khó khăn khi xâm nhập vào các thị trường truyền thống như EU, Mỹ... bởi các rào cản thương mại khắt khe và sự cạnh tranh gay gắt, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tìm kiếm và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường mới trong đó có Australia. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhất là trong các lĩnh vực thủy sản, đồ gỗ, giày dép, may mặc, du lịch, nông sản... đã có nhiều biện pháp xúc tiến xuất khẩu sang thị trường này. Australia là một nước có nhu cầu lớn về nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh nhưng không yêu cầu quá khắt khe về kỹ thuật. Những mặt hàng như đồ gỗ nội thất, giày dép, may mặc đã cạnh tranh được tại Australia, riêng mặt hàng thủ công mỹ nghệ hiện đang tăng trưởng tốt. Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ ba về xuất khẩu thủy sản vào Australia sau Thái Lan và Niu-di-lân. Australia nhập khẩu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng thủy sản: cá ngừ đóng hộp, cá phi lê đông lạnh và tôm các loại.
Những con số trên cho thấy sự phát triển tương đối khả quan của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, so sánh tương quan giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa với đối tượng cùng khu vực này