Nghiên cứu ứng dụng thống kê Bayes phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk - 11


thảo luận nhằm xác định lại các yếu tố có thể có tác động đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất. Từ đó tác giả thực hiện các bước tiếp theo và cuối cùng sử dụng phương pháp BMA để chọn lựa mô hình nghiên cứu cho đề tài.

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Căn cứ vào thông tin tại buổi hội thảo, tác giả hoàn thiện mẫu bảng thu thập dữ liệu và chuyển cho Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk xem xét và thống nhất sử dụng mẫu này để thu thập thông tin. Tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam được lựa chọn có chủ đích do ưu thế sản xuất cà phê trong khu vực. Năm 2018, dữ liệu được Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk thu thập từ nông dân với việc sử dụng bảng thu thập thông tin. Cục Thống kê ĐăkLăk thực hiện thu thập thông tin từ các hộ nông dân tại các huyện thuộc tỉnh ĐăkLăk gồm các đơn vị: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea H'leo, huyện Krông Búk, huyện Cư Mgar, huyện Krông Pắk, huyện Cư Kuin, huyện Krông Năng, thị xã Buôn Hồ thuộc tỉnh Đắk Lắk là 8 huyện có diện tích lớn nhất về trồng cà phê. Từ m i huyện chọn ra 2 xã có diện tích trồng cà phê nhiều nhất và sau đó 30 hộ nông dân trồng cà phê được chọn theo khoảng cách k với tổng số hộ có trồng cà phê trong (Phụ lục 5). Tổng cộng phiếu phát ra 500 và thu về 480 phiếu hợp lệ.


Bảng 3.1. Tiến độ th c hiện


Bước

Hình thức

Thời gian

Địa điểm


1


Nghiên cứu lần 1

Thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm

Từ tháng 01/2018


đến 05/2018

TP.HCM,


Tỉnh Đắk Lắk


2


Nghiên cứu lần 2

Tổ chức Hội thảo

khoa học


Ngày 30/8/2018


Tỉnh Đắk Lắk


3


Thu thập dữ liệu

Hoàn thiện bảng thu

thập dữ liệu


Tháng 12/2018


Tỉnh Đắk Lắk

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Nghiên cứu ứng dụng thống kê Bayes phân tích việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk - 11

Ngu n: Tác gi xây dựng


3.4. Nghiên cứu định ượng


Trong khoa học xã hội, nghiên cứu định lượng là nghiên cứu thực nghiệm có hệ thống các hiện tượng quan sát được thông qua các kỹ thuật thống kê, toán học. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng các mô hình toán học, lý thuyết và giả thuyết liên quan đến các hiện tượng. Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng vì nó cung cấp kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu hiện toán học của các mối quan hệ định lượng (Given, 2008).

3.4.1. Dữ liệu

+ Nguồn dữ liệu được thu thập từ UBND tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương các báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học nghiên cứu cây cà phê, báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam và một số nguồn khác. Nguồn dữ liệu này tác giả sử dụng để phân tích thực trạng về bảo hiểm cây cà phê trong thời gian qua tại tỉnh ĐăkLăk.

+ Nguồn dữ liệu để phân tích trong luận án gồm một mẫu có 480 quan sát. Dữ liệu được Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk thu thập.

Tác giả sử dụng phương pháp Thống kê mô tả được sử dụng để đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất, thu hoạch cà phê, chế biến và tiêu thụ cà phê ở các nông hộ cà phê tại Đắk Lắk cũng như mô tả đặc điểm chung của hộ sản xuất cà phê tại Đắk Lắk.

3.4.2. Các yếu tố d kiến đưa v ô hình

3.4.2.1. Yếu tố phụ thuộc

+ Yếu tố Sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk

Việc sẵn l ng tham gia bảo hiểm cây trồng đã được nghiên cứu bởi Bruce J. Sherrick (2004), Alexander Sarris và cộng sự (2006), Kong và cộng sự (2011), Liesivaara và Myyrä (2014), Abraham Falola (2014), Gideon Danso-Abbeam


(2014), Aidoo R. và cộng sự (2014), Lin và cộng sự (2015), Arshad và cộng sự (2015), Yakubu BalmaIssaka và cộng sự (2016), Elvis Dartey Okoffo và cộng sự (2016), Rafia Afroz và cộng sự (2017), William M. Fonta và cộng sự (2018), Yanuarti và cộng sự (2019), Phạm Lê Thông (2013), Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2013), Lương Thị Ngọc Hà (2014), Nguyễn Duy Chinh (2016). Đặc biệt, bảo hiểm cây trồng rất quan trọng để đảm bảo các khoản vay vốn. Các ngân hàng coi chính sách bảo hiểm cây trồng là tài sản thế chấp trong việc tạo ra một khoản vay có nhiều rủi ro đối với những hộ nông dân cần huy động vốn (Ray.P.K, 2001). Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sẽ đưa yếu tố sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk xem như biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

3.4.2.2. Yếu tố độc lập

+ Yếu tố Tuổi chủ hộ

Tuổi của chủ hộ được xem là một yếu tố quan trọng có tác động đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng (Aidoo, R. và cộng sự, 2014; Liesivaara và Myyrä, 2014; Abraham Falola và cộng sự, 2014; Arshad và cộng sự, 2015; Elvis Dartey Okoffo và cộng sự, 2016; Rafia Afroz và cộng sự, 2017; William M. Fonta và cộng sự, 2018; Yanuarti và cộng sự, 2019).

+ Yếu tố Giới tính chủ hộ

Nghiên cứu của W Guo (2016) đã phát hiện ra rằng sự khác biệt về giới tính có tác động đến việc sẵn sàng tham gia bảo hiểm mùa màng. Bên cạnh đó, Benjamin Tetteh Anang (2015) và Nguyễn Thị Hải Yến (2016) cho thấy sự khác biệt về giới tính liên quan đến việc tiếp cận các nguồn tài nguyên. Do đó giới tính được cho là có tác động đến việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng cũng như quy mô cho vay.

+ Yếu tố Dân tộc của chủ hộ

Tỉnh Đắk Lắk là một trong những tỉnh có sự đa dạng dân tộc trong cả nước với 47 dân tộc khác nhau (Tổng cục thống kê, 2009). Đây là một trong những đặc điểm xã hội riêng tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, theo nghiên cứu định tính yếu tố dân tộc có thể


xem là có khả năng tác động đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk. Tác giả xem đây là yếu tố mới và đưa vào mô hình nghiên cứu.

+ Yếu tố Trình độ học vấn chủ hộ

Giáo dục cho thấy nông dân dễ dàng hiểu biết các khái niệm về bảo hiểm và lợi ích liên quan đến chúng. Các nhà nghiên cứu khảo sát thấy rằng người nông dân có trình độ càng cao thì càng sẵn sàng tham gia bảo hiểm. Kết quả các nghiên cứu trước cho thấy trình độ học vấn của người nông dân có mối quan hệ đến sự sẵn sàng tham gia bảo hiểm mùa màng của người nông dân (Alexander Sarris và cộng sự, 2006; Aidoo, R. và cộng sự, 2014; Danso-Abbeam và cộng sự, 2014; Gideon Danso-Abbeam và cộng sự, 2014; Abraham Falola và cộng sự 2014; Arshad và cộng sự, 2015; Yakubu BalmaIssaka và cộng sự, 2016; Elvis Dartey Okoffo và cộng sự, 2016; Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2013). Theo Nunung Nuryartono (2005) và Trần Kết Ái (2013), trình độ học vấn làm tăng kiến thức về các cơ hội sẵn có bao gồm các nguồn tài trợ và có thể tác động đến việc tham gia vào các dự án nông nghiệp cũng như các lựa chọn mà cá nhân đưa ra trong nghiên cứu. Theo Nguyễn Thị Hải Yến (2016) trình độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chuyên môn còn thiếu. Đây là rào cản lớn trong việc tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới dẫn tới năng suất kém.

+ Yếu tố Kinh nghiệm sản xuất cà phê của chủ hộ

Theo Lin và cộng sự (2015); Rafia Afroz và cộng sự (2017); William M. Fonta và cộng sự (2018); Yanuarti và cộng sự (2019); Nguyễn Duy Chinh và cộng sự (2016), khi hộ nông dân làm nông nghiệp lâu năm, họ tích lũy kinh nghiệm trong các hoạt động nông nghiệp. Điều này có thể giúp họ ph ng ngừa hoặc giảm thiệt hại rủi ro bằng cách tham gia bảo hiểm cây trồng và có thể giúp các hộ nâng cao năng suất mùa màng của họ.

+ Yếu tố chủ hộ tham gia Hội nông dân

Yếu tố chủ hộ tham gia Hội nông dân tác động tích cực đến sự sẵn sàng tham gia bảo hiểm của nông dân (Gideon Danso-Abbeam và cộng sự 2014; Arshad và


cộng sự, 2015; Elvis Dartey Okoffo và cộng sự, 2016; Rafia Afroz và cộng sự, 2017). Cụ thể, hội nông dân cung cấp thông tin, kinh nghiệm cho nông dân trồng trọt và giải thích tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho hội viên. Hơn nữa, theo Nunung Nuryartono (2005) và Benjamin Tetteh Anang (2015) thành viên của hội có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng hơn. Điều này có thể là do thực tế là thành viên của các tổ chức như vậy có thể tăng liên kết, dòng thông tin và sự tin tưởng giữa các công ty thành viên và với những người khác. Ngoài ra, việc thúc đẩy xây dựng các nhóm, các hiệp hội nông dân sản xuất cà phê, nhằm tăng năng lực cho hộ nông dân sản xuất cà phê (Joachim Nyemeck Binam và cộng sự, 2003).

+ Yếu tố Quy mô hộ gia đình

Theo Tổng cục Thống kê (2019), quy mô hộ gia đình là tổng số người ở trong cùng một gia đình. Nghiên cứu của Gideon Danso-Abbeam và cộng sự (2014), Arshad và cộng sự (2015), Elvis Dartey Okoffo và cộng sự (2016), quy mô hộ gia đình tác động đến việc áp dụng chương trình bảo hiểm cây trồng. Hơn nữa, theo Benjamin Tetteh Anang và cộng sự (2015), quy mô hộ gia đình là một đặc điểm quan trọng của hộ gia đình tác động đến nhiều đến quyết định của hộ gia đình. Ngoài ra, theo Từ Thái Giang (2012) và Nguyễn Văn Hóa (2014), vào mùa thu hoạch cây cà phê các hộ nông dân đều thuê thêm người thu hoạch do thiếu lao động.

+ Yếu tố Diện tích trồng cà phê

Theo Gideon Danso-Abbeam và cộng sự (2014); Liesivaara và Myyrä (2014); Elvis Dartey Okoffo và cộng sự (2016); Rafia Afroz và cộng sự (2017); Yanuarti và cộng sự (2019); Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2013); Nguyễn Duy Chinh và cộng sự (2016) diện tích mùa màng có tác động đến việc việc sẵn l ng tham gia bảo bảo hiểm cây trồng. Hơn nữa, diện tích cũng đóng vai tr quan trọng trong canh tác và được coi là một yếu tố quan trọng trong việc xác định khả năng vay vốn và quy mô của khoản vay (Olagunju FI và cộng sự, 2010). Theo Nguyễn Văn Hóa (2014) và Nguyễn Thị Hải Yến (2016) diện tích cà phê trong những năm qua thay đổi liên tục, có xu hướng ngày càng tăng, chủ yếu là do người dân trồng tự phát, thấy giá tăng thì trồng thêm mà không theo quy hoạch của tỉnh Đắk Lắk về thổ nhưỡng, điều kiện


tự nhiên và dự báo xu hướng phát triển, do đó diện tích có khả năng tác động xấu đến năng suất cà phê.

+ Yếu tố Tuổi cây cà phê

Cây cà phê có tuổi thọ lên đến 50 năm. Năm thứ 8 đến năm thứ 15 là giai đoạn cây sung sức nhất, năng suất đạt đến đỉnh điểm, sau đó giảm dần. Tuy nhiên người ta chỉ thu hoạch đến 25-30 năm. Vì sau giai đoạn này cây trở nên già c i và năng suất cực kém (Nguyễn Ngọc Thắng và cộng sự, 2017). Do đó tác giả dự kiến đưa yếu tố tuổi cây cà phê vào mô hình nghiên cứu.

+ Yếu tố Năng suất cây cà phê

Năng suất của cây trồng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như điều kiện tự nhiên (chất lượng đất, thời tiết và cung cấp nước), giống, mức độ thâm canh, đặc điểm của nông dân (như kinh nghiệm, quy mô trang trại, giáo dục) (Từ Thái Giang, 2012; Nguyễn Văn Hóa, 2014; Nguyễn Thị Hải Yến, 2016; Almeida Silva và cộng sự, 2019). Năng suất cây trồng của trang trại tác động đến thu nhập nông dân. Đặt biệt, khi năng suất giảm thì thu nhập của nông dân giảm cũng như khả năng trả nợ vốn vay của ngân hàng giảm (Benjamin Tetteh Anang và cộng sự, 2015). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bruce J. Sherrick (2004) và Nguyễn Duy Chinh (2016) còn cho thấy năng suất có tác động đến việc sẵn l ng tham gia bảo hiểm mùa màng.

+ Yếu tố Thu nhập của hộ trồng cà phê

Thu nhập từ trang trại có tác động quan trọng đến việc sẵn lòng tham gia bảo hiểm cây trồng của nông dân (Alexander Sarris và cộng sự, 2006; Gideon Danso- Abbeam và cộng sự, 2014; Arshad và cộng sự, 2015; Rafia Afroz và cộng sự , 2017; William M. Fonta và cộng sự, 2018). Đồng thời, thu nhập hộ nông dân cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định có nên tìm kiếm khoản vay để tái đầu tư sản xuất cà phê. (Nunung Nuryartono, 2005; Benjamin Tetteh Anang và cộng sự, 2015)

+ Yếu tố Sở hữu đất trồng của chủ hộ

Theo Bruce J. Sherrick và cộng sự (2004); Aidoo, R. và cộng sự (2014); Gideon Danso-Abbeam và cộng sự (2014); Arshad và cộng sự (2015) khả năng


tham gia bảo hiểm cây trồng được tìm thấy là cao hơn đối với các trang trại thuộc sở hữu của hộ nông dân. Theo Olagunju FI và cộng sự (2010), Trần Kết Ái và cộng sự (2013), Nguyễn Thị Hải Yến (2016) khả năng vay vốn được tìm thấy là cao hơn đối với các trang trại thuộc sở hữu của hộ nông dân.

+ Yếu tố Chủ hộ vay vốn ngân hàng

Những nghiên cứu của Arshad và cộng sự (2015); Alexander Sarris và cộng sự (2006); Yakubu BalmaIssaka và cộng sự (2016) và William M. Fonta và cộng sự (2018) điều tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa khả năng tiếp cận tín dụng và sẵn l ng tham gia bảo hiểm. Theo nghiên cứu của Olagunju FI và cộng sự (2010); Trần Kết Ái và cộng sự (2013); Benjamin Tetteh Anang và cộng sự (2015); và Nguyễn Thị Hải Yến (2016) thì việc tiếp cận tín dụng nhằm tăng cường các hoạt động trang trại cũng tăng năng suất cây trồng của những hộ nông dân thiếu vốn sản xuất hoặc những hộ muốn mở rộng sản xuất. Mặt khác, theo Alexander Sarris và cộng sự (2006); Yakubu BalmaIssaka và cộng sự (2016) và William M. Fonta và cộng sự (2018), việc không được tiếp cận tín dụng để tăng cường các hoạt động sản xuất cũng hạn chế tăng năng suất nông nghiệp. Do đó, tiếp cận tín dụng có thể giúp họ duy trì sản xuất cà phê.

+ Yếu tố Tiêu chuẩn

Thực tế cho thấy, cà phê được sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ đã mang lại năng suất cao dẫn đến việc tăng thu nhập cho hộ nông dân so với việc cà phê được sản xuất theo kiểu truyền thống. Đặc biệt là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường (Cẩm Lai, 2020).

+ Yếu tố Thị trường

Hiện nay, tại Việt Nam các nông hộ thường có quy mô nhỏ lẻ nên việc thu gom cà phê rất phức tạp và phụ thuộc chính vào các tiểu thương (Jackie Nguyễn, 2019). Do đó, nhu cầu tiếp cận thị trường bằng các kênh khác nhau đối với nông dân trồng cà phê là rất quan trọng để khai thác tiềm năng sản xuất cà phê đồng thời góp phần tăng thu nhập cho các hộ nông dân. Vì vậy, việc xác định các yếu tố thị trường có thể tác động đến việc tham gia bảo hiểm và cần được xem xét.


+ Yếu tố Thư ng hiệu

Thương hiệu cà phê Đắk Lắk có lợi thế cạnh tranh và có giá cao hơn so với các loại cà phê khác do đặc điểm địa lý cũng như được đầu tư và chăm sóc kỹ (Nguyễn Ngọc Thắng, 2017). Do đó, để xây dựng thương hiệu cà phê Đắk Lắk ngày một phát triển thì các hộ nông dân sản xuất cà phê cần được duy trì ổn định chất lượng và số lượng cây cà phê cũng như tránh được những rủi ro trong sản xuất. Vì vậy, ý thức về tầm quan trọng của thương hiệu cây cà phê tỉnh Đắk Lắk của hộ nông dân cần được xem xét.

+ Yếu tố Rủi ro thời tiết (hạn hán, ưa thất thường, bã , ũ ụt)

Rủi ro thời tiết là một trong những loại rủi ro ảnh hưởng đến sản xuất cà phê nông nghiệp (Ray.P.K, 2001; Ipsard, 2011; World Bank, 2015b). Hộ nông dân dễ bị tổn thất bởi sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ hoặc thời tiết khắc nghiệt (bão) làm giảm năng suất dẫn đến giảm thu nhập (World Bank, 2011; Lin cộng sự, 2015; Arshad và cộng sự, 2015; Nguyễn Ngọc Thắng và cộng sự, 2017). Bên cạnh đó, theo Alexander Sarris (2006), Kong và cộng sự (2011) thì sự thiếu hụt đáng kể về lượng mưa của hộ nông dân dường như gây ra sự quan tâm trong bảo hiểm dựa trên lượng mưa. Theo Laux và cộng sự (2010) và IPCC (2014), sự thay đổi theo không gian và thời gian của lượng mưa được phản ánh bởi các đợt khô hạn và lũ lụt là yếu tố quan trọng nhất tác động đến năng suất cây trồng. Cà phê rất dễ bị thiếu nước vì thời gian cây cà phê ra hoa kết quả từ tháng 11 đến tháng 4. Nông dân phàn nàn về lượng mưa thất thường và hạn hán kéo dài dẫn đến những tác động nghiêm trọng trong việc phát triển cây cà phê. Họ cũng chỉ ra rằng, nếu cây cà phê thiếu nước hoặc quá nhiều trong giai đoạn ra hoa thì sẽ khiến cây ít ra hoa hơn đẫn đến giảm năng suất. Điều này tác động nghiêm trọng đến thu nhập của người nông dân khi năng suất giảm vì các hộ chỉ có nguồn thu nhập chính từ cây cà phê. Vì vậy, có thể xem yếu tố rủi ro thời tiết là một trong những yếu tố cần thiết có liên quan đến yếu tố sẵn lòng tham gia bảo hiểm cà phê theo chỉ số năng suất của hộ nông dân tỉnh Đắk Lắk.

Xem tất cả 251 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí