1.4.4.3. Kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành
Kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của cá nhân một cách tích cực để cùng nhau đánh giá về sự phù hợp trong phân công công việc, tinh thần sẵn sàng hỗ trợ nhau, sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc cùng nhau.
Nhóm kỹ năng đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT có các biểu hiện sau:
(1) Kiến thức, hiểu biết về đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.
+ Hiểu biết về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp phối hợp đánh giá hiệu quả hợp tác.
+ Hiểu biết về quy trình đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.
+ Hiểu biết về nội dung đánh giá hiệu quả hợp tác.
(2) Kinh nghiệm đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.
+ Biết tự kiểm tra cũng như nhắc nhở người khác kiểm tra tiến độ thực hiện công việc để điều chỉnh kịp thời, hoàn thiện nhiệm vụ thực hành được giao
+ Biết đánh giá mức độ phân công, phối hợp giữa các cá nhân trong làm việc cùng nhau
+ Biết tiếp thu ý kiến, đồng thời biết phản biện lại những ý kiến không phù hợp nhưng không gay gắt gây mâu thuẫn.
+ Biết đưa ra những nhận xét khách quan, không công kích, chê bai mà ngược lại biết chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn nhận ra được những sai lầm cần khắc phục.
+ Biết tự đánh giá cái được, cái chưa được của bản thân cũng như của bạn về các hành động hợp tác trong học thực hành.
(3) Thao tác đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành.
+ Bàn bạc với nhau, đánh giá về mức độ phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ nhau khi làm việc hợp tác trong học thực hành.
+ Phối hợp đánh giá về mức độ hiểu biết lẫn nhau trong quá trình làm việc hợp tác.
+ Trao đổi, đánh giá về việc phân công trách nhiệm trong việc quá trình làm việc hợp tác.
+ Phối hợp, đánh giá về ý thức tự giác hỗ trợ, giúp đỡ người khác trong quá trình làm việc hợp tác.
+ Giám sát, đánh giá lẫn nhau về hiệu quả thực hiện các hành động hợp tác trong học thực hành.
Có thể thấy, KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT là KN phức hợp, gồm nhiều KN thành phần, trong đó có ba nhóm KN cơ bản đó là: KN lập kế hoạch hợp tác, KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Các nhóm KN này đều thể hiện ba lĩnh vực: kiến thức, kinh nghiệm và thao tác thực hiện. Đây chính là ba thành phần không thể thiếu để luyện tập hình thành, phát triển KNHT nói chung, KNHT trong học thực hành nói riêng.
1.4.5. Mức độ kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật
1.4.5.1. Tiêu chí đánh giá kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật
Khi đánh giá về KN, tác giả Đặng Thành Hưng (2012), căn cứ vào cấu trúc của KN đưa ra 5 tiêu chí đánh giá KN cụ thể như sau: (1) Tính đầy đủ của nội dung và cấu trúc của KN; (2) Tính hợp lí về logic của KN; (3) Mức độ thành thạo của KN; (4) Mức độ linh hoạt của KN; (5) Hiệu quả của KN [17, tr.57]. Theo tác giả, có thể dựa vào 5 tiêu chí chung, với 15 chỉ số thực hiện để đánh giá trình độ phát triển của KN dưới nhiều góc độ. Nội dung những yêu cầu hay biến số trong các chỉ số sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta đánh giá KN nào, trong lĩnh vực hay nhiệm vụ cụ thể nào.
Theo tác giả Nguyễn Thị Tuyết [31], để đánh giá KN cần dựa vào 3 tiêu chí: tính đầy đủ, tính thuần thục và tính linh hoạt. Theo các tác giả Raymond J Crsini (1999), J.P.Chaplin (1971) để đánh giá KN cần dựa trên 2 tiêu chí là: tính chính xác và tính linh hoạt [63], [73].
Trong thực tế, KN có nhiều đặc điểm như: tính đầy đủ, tính chính xác, tính thuần thục, tính linh hoạt, tính hiệu quả.... Trên cơ sở kế thừa các cách xác định tiêu chí đánh giá KN nêu trên và dựa vào 2 đặc điểm nền tảng của KN là tính chính xác và tính linh hoạt, chúng tôi cho rằng để đánh giá KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT dựa vào 2 tiêu chí là tính chính xác và tính linh hoạt là phù hợp hơn cả. Bởi lẽ, hợp tác trong học thực hành kỹ thuật được diễn ra ngay trong xưởng thực hành/thực tập, sinh viên phải sử dụng máy móc, phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công nghệ để thực hành, luyện tập tạo ra sản phẩm vật chất theo mục tiêu, yêu cầu của bài học. Quá trình luyện tập, thực hành kỹ thuật cùng nhau, đòi hỏi sinh viên SPKT phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã học vào thực hành theo đúng quy trình công nghệ, đúng yêu cầu thao tác kỹ thuật, tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động, sắp xếp công việc theo trình tự logic, bố trí sắp xếp dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp, đảm bảo cho việc thực hiện công việc dễ dàng, việc phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ với nhau được thuận tiện nhất. Vì vậy, sử dụng tiêu chí tính chính xác để đánh giá mức độ kiến thức, hiểu biết kinh nghiệm, thao tác gắn kết, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác, tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác, đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT đã chính xác ở mức độ nào, có sai sót, lúng túng hay không? Quy trình và yêu cầu kỹ thuật làm việc hợp tác đã đúng, chính xác chưa? Sự phù hợp của tri thức, kinh nghiệm và thao tác với mục đích và điều kiện diễn ra hành động/hoạt động hợp tác trong học thực hành ra sao? Còn tính linh hoạt, dùng để đánh giá về sự nhanh nhạy, sự mềm dẻo, sự khéo léo, không dập khuôn, cứng nhắc về nguyên tắc (thực hiện sáng tạo) mà vẫn đảm bảo hiệu quả hợp tác trong học thực hành kỹ thuật.
Như vậy, để đánh giá chính xác biểu hiện mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT, chúng tôi kết hợp hai tiêu chí là tính chính xác và tính linh hoạt. Trong đó tính chính xác giúp đánh giá mặt định lượng còn tính linh hoạt giúp đánh giá mặt định tính của KNHT trong học thực hành của SV SPKT.
Bảng 1.3. Bảng tiêu chí đánh giá kỹ năng hợp tác trong học thực hành
Tiêu chí | Nội dung | |
1 | Tính chính xác | SV thực hiện các hành động/hoạt động rất phù hợp giữa nhận thức và thực tế, giữa hiểu và làm, thực hiện chính xác quy trình, thao tác kỹ thuật, không có động tác sai, động tác thừa khi phối hợp, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác, tổ chức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. |
2 | Tính linh hoạt | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào thực hiện công việc rất phù hợp thực tế, thực hiện hành động/hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong những tình huống khác với tình huống mẫu khi phối hợp, hỗ trợ nhau lập kế hoạch hợp tác, tổ chức tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác và đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Kỹ Năng Hợp Tác Trong Học Tập Của Sinh Viên
- Đặc Điểm Học Thực Hành Kỹ Thuật Của Sinh Viên Sư Phạm Kỹ Thuật
- Nội Dung Và Yêu Cầu Hợp Tác Trong Học Thực Hành
- Phương Pháp Tổ Chức Hợp Tác Trong Học Thực Hành Của Giảng Viên
- Kế Hoạch Triển Khai Và Khách Thể Tham Gia Thực Nghiệm
- Mức Độ Knht Trong Học Thực Hành
Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.
1.4.5.2. Mức độ đánh giá kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật
Dựa trên các trình bày về mức độ KN ở mục 1.2.3. Dựa trên quan niệm về 5 giai đoạn/ 5 mức độ của KN của K. K Platonov [36], chúng tôi quan niệm niệm để đánh giá KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT dựa theo năm mức: mức rất thấp; mức thấp; mức trung bình; mức cao; mức rất cao.
Bảng 1.4. Mức độ và biểu hiện KN hợp tác trong học thực hành
Tính chính xác | Tính linh hoạt | |
Rất thấp | SV hiểu biết chưa chính xác mục đích, cách thức hành động nên còn nhiều sai sót trong quá trình phối hợp làm việc | SV chưa vận dụng được tri thức, kinh nghiệm để thực hiện các biểu hiện của KN |
Thấp | SV mới chỉ biết cách làm nên còn nhiều sai sót, có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động, song vẫn cần có sự hướng dẫn của giáo viên | SV chưa có sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm linh hoạt trong những điều kiện hoạt động học tập khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành. |
Tính chính xác | Tính linh hoạt | |
Trung bình | SV đã hiểu tương đối chính xác mục đích, yêu cầu, cách thức hành động và đã thực hiện có kết quả các hành động cơ bản trong điều kiện quen thuộc hay có sự hỗ trợ của giáo viên, ít sai sót. | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm tương đối linh hoạt, và bắt đầu có sự sáng tạo trong những điều kiện khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành. |
Cao | SV đã hiểu chính xác mục đích, yêu cầu, cách thức hành động và thực hiện khá chính xác, rất ít sai sót các hành động/hoạt động hợp tác trong học thực hành. | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm mềm dẻo, linh hoạt và có sự sáng tạo nhất định trong những điều kiện khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành, |
Rất cao | SV đã hiểu rõ ràng, chính xác mục đích, yêu cầu, cách thức hành động và thực hiện chính xác các thao tác hợp tác trong học thực hành; có sự kết hợp hợp lý các thao tác và phù hợp với điều kiện của hoạt động, hầu như không mắc lỗi. | SV vận dụng tri thức, kinh nghiệm rất mềm dẻo, rất linh hoạt, rất sáng tạo trong những điều kiện khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ hợp tác trong học thực hành |
Bên cạnh việc kết hợp 2 tiêu chí (tính chính xác và tính linh hoạt) chúng tôi còn sử dụng điểm trung bình của thang đo trong bảng hỏi để đánh giá mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT (được trình bày cụ thể ở chương 2).
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học sư phạm kỹ thuật
KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT là KN phức hợp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới KN này, bao gồm cả những yếu tố từ SV và những yếu tố từ nhà trường. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và quan sát thực tiễn cho thấy các yếu tố tâm lý sau ảnh hưởng rõ hơn đến KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT.
1.5.1. Các yếu tố từ phía sinh viên
1.5.1.1. Thái độ của sinh viên về hợp tác trong học thực hành
Qua tìm hiểu các tài liệu chúng tôi nhận thấy có nhiều tác giả đề cập đến thái
độ của cá nhân khi tham gia làm việc hợp tác, các tác giả đã chỉ ra một số dấu hiệu biểu hiện thái độ hợp tác có ảnh đến hiệu quả làm việc cùng nhau.
Đề cập đến thái độ hợp tác trong học tập, Pina Taricone & Joe Luca (2002) cho rằng sự phụ thuộc tích cực của các thành viên trong nhóm sẽ được thể hiện qua việc các thành viên cảm nhận họ cần có trách nhiệm hướng về các thành viên khác. Sự phụ thuộc tích cực của các thành viên là nhân tố quan trọng cho sự thành công của nhóm trong việc cùng nhau ra quyết đinh, cùng nhau giải quyết các vấn đề. Như vậy sự thành công của nhóm thật sự phụ thuộc vào sự đóng góp của từng cá nhân. Từng cá nhân cảm thấy hạnh phúc khi giúp đỡ các thành viên khác khi họ trải qua các giai đoạn khó khăn [62, tr 644].
Theo Slavin, R.E. (1983), (1996): học hợp tác chỉ được thúc đẩy khi người học có một thái độ, quan điểm tích cực đối với sự hợp tác với người khác trong hoạt động, khi họ nhìn thấy cái lợi do sự hợp tác với người khác mang lại. Tác giả phản đối việc người học cạnh tranh với nhau để chứng tỏ những điểm mạnh của mình so với các bạn cùng lớp mà nhấn mạnh đến việc nên làm thế nào để mình đạt kết qủa cao thì cũng đồng nghĩa với việc cần giúp bạn học tiến bộ [71], [69].
Để có thái độ đúng đắn trước hết sinh viên SPKT phải có những suy nghĩ đúng đắn về KNHT trong học thực hành. Mỗi thành viên chỉ sẵn sàng, nỗ lực hết mình để thực hiện có hiệu quả các công việc chung khi họ xác định mục tiêu chung của nhóm cũng là mục tiêu của cá nhân mình. Và khi đó, họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì để đạt mục đích chung đó. Đặc biệt, trong làm việc hợp tác, mỗi thành viên cần bỏ cái tôi của mình, tập trung nỗ lực hết mình về công việc chung của nhóm. Có suy nghĩ tích cực như vậy thì mỗi thành viên mới sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, chủ động hỗ trợ, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và cung cấp thông tin cần thiết cho các thành viên khác khi làm việc chung cùng nhau đạt kết quả. Mặt khác, khi phối hợp làm việc chung cùng nhau SV cần có sự tin tưởng vào thành công của nhóm, bởi đó là trí tuệ, công sức của nhiều người. Niềm tin đó sẽ tạo động lực thúc đẩy họ tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ học tập chung một cách tốt nhất. Khi có niềm tin thì SV luôn lắng nghe ý kiến người khác một cách tích
cực, sẵn sàng hỗ trợ cũng như sẵn sàng tiếp nhận sự hỗ trợ từ người khác. Bởi mỗi cá nhân có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, nên khi đã có niềm tin họ không bao giờ chủ quan hay phớt lờ ý kiến của người khác, ngược lại luôn khiêm tốn, có tính cầu thị, biết lắng nghe, biết học hỏi và tin tưởng vào ý kiến đúng đắn, hợp lý của bạn, qua đó họ tìm thấy được lợi ích của cá nhân trong lợi ích chung của nhóm.
Tóm lại, một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công trong học thực hành đó là thái độ hợp tác trong hoạt động ấy. Có thái độ đúng đắn sẽ tạo tính tích cực, thúc đẩy sinh viên nỗ lực, tìm tòi cách thức hành động đúng đắn để hợp tác trong học thực hành có hiệu quả, đạt mục tiêu đặt ra.
1.5.1.2. Động cơ thúc đẩy sinh viên làm việc hợp tác trong học thực hành
Trong tất cả các loại hoạt động đa dạng, phong phú của con người thì học tập là một dạng hoạt động đặc thù. Ở lứa tuổi SV, hoạt động học tập nghề nghiệp chuyên môn giữ vai trò chủ đạo và thành tố tâm lý quan trọng nhất của nó là động cơ học tập. Tác giả Nguyễn Thạc cho rằng: “Động cơ học tập là những hiện tượng, sự vật trở thành cái kích thích người SV đạt kết quả nhận thức và hình thành, phát triển nhân cách”. Theo tác giả: “Tất cả các sự kiện, vật chất hay hành động đều có thể trở thành động cơ nếu chúng liên quan đến nguồn gốc tích cực (các nhu cầu) của con người” [33, tr123 - 124].
Artzt, Newman đã nhấn mạnh: “Có nhiều lý do thúc đẩy người học hợp tác trong học tập. Quan trọng nhất là các ưu đãi và phần thưởng tạo nên các động lực bên trong để học tập hợp tác. Các khía cạnh xã hội của các nhóm tạo nên sự hấp dẫn đối với người học. Họ thấy rằng học tập với nhau là niềm vui và là một phần của nhóm và khá thú vị ... Có một cảm giác thực sự hài lòng trong học tập trong kết quả đạt được, và trong giải quyết các vấn đề với nhau. Học tập hợp tác thực sự khá là bổ ích " [48].
Có nhiều yếu tố tác động động cơ làm việc hợp tác trong học thực hành: mong muốn của cá nhân (tiếp thu lĩnh hội nhiều tri thức, khẳng định mình…), nội dung học thực hành, các mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong nhóm… trong đó chủ yếu là chính bản thân của chủ thể. Sinh viên SPKT hình thành động cơ học tập hợp tác tích cực trên cơ sở đạt mục đích của bản thân và mục đích chung
của nhóm. Khi SV hiểu được các nhu cầu của họ sẽ tạo động cơ tích cực bên trong như: hợp tác trong học thực hành giúp cá nhân lĩnh hội tri thức phong phú, đa dạng, rèn luyện kỹ năng một cách vững chắc, có cơ hội được chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, thể hiện khả năng của cá nhân, kết quả học tập tốt hơn…thì hiệu quả công việc đạt kết quả cao hơn. Bởi khi có động cơ tích cực thì họ sẽ luôn nỗ lực vượt qua các rào cản tâm lý tìm mọi biện pháp để thực hiện có hiệu quả công việc, luôn cố gắng rèn luyện phát triển KNHT trong học thực hành.
1.5.1.3. Tính cách của sinh viên khi tham gia làm việc hợp tác trong học thực hành
Hợp tác trong học thực hành là tương tác, phối hợp, cộng tác giữa các cá nhân với nhau, trong đó mỗi cá nhân có sự khác nhau về trình độ tri thức, kinh nghiệm, KN và tính cách. Chính sự khác nhau này đã có những ảnh hưởng nhất định không chỉ đến thái độ, cách thức làm việc mà ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các cá nhân khi tham gia làm việc chung cùng nhau. Trên thực tế chúng ta nhận thấy, những cá nhân luôn hòa đồng, trách nhiệm, nhiệt tình, cởi mở sẽ dễ dàng phối hợp với nhau để làm việc, dễ hoàn thành nhiệm vụ chung hơn. Đối với những cá nhân có tính bảo thủ, hay chắp nhặt những việc tiểu tiết, tính tự ái, hay tị nạnh với những người khác, không có tính cầu tiến sẽ gây cản trở trong việc phối hợp với nhau để thực hiện các nhiệm vụ chung. Nghiên cứu về các tính cách cá nhân khi tham gia làm việc hợp tác có một số tác giả đã quan niệm như sau:
Theo Ruth Federaman Stein & Sandra Hurd (2000): sự khác biệt cá nhân về tính cách của mỗi thành viên nó quyết định đến việc tương tác nhiều hay ít giữa các cá nhân trong nhóm [65].
Johnson & Johnson (1995), (1999) cũng quan niệm, chính sự khác biệt cá nhân đã thúc đẩy và khuyến khích các cá nhân cùng nhau nhận thức; cùng nhau chia sẻ và cùng nhau học tập [77], [76, tr17].
Theo Smith, (1996), khi tham gia làm việc hợp tác mỗi cá nhân cần chấp nhận về tính trách nhiệm nghĩa là khả năng cam kết khi thực hiện của các cá nhân khác [72, tr71-82].
Tóm lại, mỗi cá nhân có sự khác biệt lớn về tính cách, do đó khi làm việc hợp tác họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ lẫn nhau để đạt