Thảo Luận Kết Quả Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp Xây Dựng Công Trình Giao Thông Của


TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương 4, tác giả đã tổng kết kết quả nghiên cứu và đánh giá mô hình lý thuyết được giới thiệu ở chương 3 thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS22 và AMOS22. Cụ thể, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ và kết quả nghiên cứu chính thức. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu với cỡ mẫu là 50 đối tượng tham gia khảo sát trong nghiên cứu sơ bộ và 222 đối tượng trong nghiên cứu chính thức, bao gồm các thông tin về vị trí công việc, giới tính, trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc, quy mô doanh nghiệp…Trong nghiên cứu sơ bộ, kết quả kiểm định thang đo các biến khái niệm thông qua Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để loại các biến rác, và đánh giá sơ bộ các giá trị của thang đo đã được tác giả trình bày. Trong nghiên cứu chính thức ngoài các bước kiểm định lại trong sơ bộ, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA cho tất cả các khái niệm nghiên cứu trong mô hình (mô hình tới hạn) với mục đích là kiểm định xem mô hình đo lường có đạt yêu cầu, phù hợp với dữ liệu thị trường, và các thang đo có đạt yêu cầu là thang đo tốt. Kết quả cho thấy, mô hình khá phù hợp với dữ liệu thị trường và các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt. Cuối cùng, tác giả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm tra các giả thuyết được phát triển trong nghiên cứu, đồng thời xác định tính phù hợp của các biến số tiềm ẩn. Độ tin cậy và tính hợp lệ cho phép xác định dựa trên giá trị đầu ra của các hệ số tải CR, AVE và Cronbach’s Alpha. Kết quả cho thấy các giả thuyết từ H1 đến H8 (a, b) được chấp nhận. Các kết quả này cho thấy sự liên kết tích cực giữa các yếu tố Công nghệ thông tin, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý, Văn hóa DN có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT có tác động tích cực đến HQHĐ của DN. Như vậy, kết quả chứng tỏ các giả thuyết đề xuất trong khung nghiên cứu lý thuyết được khẳng định. Ý nghĩa của kết quả này sẽ được thảo luận trong chương tiếp theo.


CHƯƠNG 5

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ


5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của luận án dựa trên các lý thuyết xử lý thông tin, lý thuyết hành vi quản lý, lý thuyết khuếch tán đổi mới, lý thuyết sự hỗ trợ tổ chức. Các phát hiện từ nghiên cứu này khẳng định đã có sự tác động đáng kể của các yếu tố đến chất lượng HTTTKT mà DN XDCTGT gặp phải trong các năm qua. Các yếu tố như Công nghệ thông tin, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý, Văn hóa DN có những tác động không nhỏ đến chất lượng HTTTKT và gián tiếp ảnh hưởng đến HQHĐ của DN. Những kết quả này đặc biệt quan trọng đối với các DN muốn cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa. Mối quan hệ giữa các biến này đã được phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả của tác giả đã giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và đề xuất các khuyến nghị.

5.1.1 Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Như vậy các nhân tố Công nghệ thông tin, Văn hóa DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý đã ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Nhận định này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu khác về chất lượng HTTTKT mà tác giả đã tìm hiểu và tổng kết. Điểm mới trong nghiên cứu là tác giả đã phân tích được vai trò của biến trung gian chất lượng HTTTKT đến hiệu quả hoạt động của DN. Ngoài ra, tác giả đã kiểm định được biến điều tiết quy mô DN có sự khác biệt tuy nhiên khác biệt không đáng kể giữa mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và chất lượng HTTTKT đến HQHĐ.

Việc thực hiện đề tài này xuất phát từ bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam, HTTTKT được xem là HTTT quan trọng nhất trong bất kỳ HTTT doanh nghiệp, có ý nghĩa và vai trò to lớn trong thực hiện chức năng kế toán và quản trị giúp cho nhà quản trị thực hiện các quyết định hữu ích trong kiểm soát và quản lý doanh nghiệp. Về bối cảnh nghiên cứu HTTTKT ở Việt Nam, hiện tại theo tổng kết nghiên cứu của tác giả về chất lượng HTTTKT chủ yếu chỉ xem xét mức độ của 2 đến 3 nhân tố đến chất lượng

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam - 16


HTTTKT. Mặt khác, cũng khá ít nghiên cứu phân tích vai trò của biến điều tiết quy mô DN. Như vậy, xét cả về lý luận và thực tiễn việc nghiên cứu chất lượng HTTTKT trong DN đặc biệt DN đặc thù như DN XDCTGT là cần thiết và quan trọng. Ngoài ra, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và tác động đến hiệu quả hoạt động sẽ giúp các DN quan tâm hơn trong việc nâng cao và cải thiện các yếu tố này, vì khi chất lượng HTTTKT được cải thiện hiệu quả hoạt động sẽ được tăng lên. Theo kết quả nghiên cứu, tác giả sắp xếp theo thứ tự tác động lớn nhất đến ít nhất như sau: Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Kiến thức của người quản lý, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Văn hóa DN, Công nghệ thông tin.

* Nhân tố Cam kết của nhân viên gắn bó với DN và chất lượng HTTTKT

Bảng 4.17. cho thấy cam kết của nhân viên gắn bó với DN có ý nghĩa tích cực đến chất lượng HTTTKT. Do đó chấp nhận giả thuyết H4: Cam kết của nhân viên gắn bó với DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DN XDCTGT của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Ismail và Malcolm (2007), Syaifullah (2014), Susanto và cộng sự (2019), Đoàn Thị Chuyên (2020). Điều này có thể giải thích rằng thực tế mong muốn của mỗi nhân viên khi gắn bó với tổ chức họ sẽ dựa trên các yếu tố tình cảm, vì những cân nhắc khi phải di chuyển công việc (liệu khi đi sang công ty khác công việc có tốt hơn không hay chi phí để chuyển sang công việc khác), vì động lực theo đuổi thu nhập phục vụ cho kinh tế. Sự gắn bó của các nhân viên vì lòng trung thành muốn cống hiến sức lực hết mình cho tổ chức, vì những cân nhắc về đạo đức nên họ muốn làm điều tốt nhất thông qua sự tham gia trong tổ chức. Chính các yếu tố này đã tác động đến chất lượng của HTTT trong tổ chức. Như vậy, các DN XDCTGT cần chú ý đến những mong muốn của nhân viên trong tổ chức của mình để thúc đẩy hiệu quả công việc mà mỗi nhân viên mang lại. Hơn nữa, các DN Việt Nam rất cần sự trung thành của mỗi nhân viên để nâng cao chất lượng hệ thống.

* Nhân tố Kiến thức của người quản lý và chất lượng HTTTKT

Kết quả nghiên cứu trong bảng 4.17 cho thấy kiến thức của người quản lý có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Do đó chấp nhận giả thuyết H6: Kiến thức của người quản lý có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như Ismail và Malcolm (2007), Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017). Điều này có thể giải thích các nhà quản lý của công ty xây dựng công trình giao thông biết cách quản lý với sự hỗ trợ của máy tính như các văn bản Word, Excel, email. Toàn cầu


hóa đặc biệt đứng trước bối cảnh công nghệ 4.0 các nhà quản lý nắm bắt và nâng cao kiến thức của mình, vận dụng kiến thức kế toán của người quản lý để có thể biết rõ cách sử dụng dữ liệu, biết rõ cách sử dụng các phần mềm kế toán để nâng cao chất lượng hệ thống tại đơn vị mình.

* Nhân tố Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao và chất lượng HTTTKT

Đối với việc lập kế hoạch hoạt động HTTTKT không thể thiếu sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao trong tổ chức. Kết quả bảng 4.17 cho thấy Sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Do đó chấp nhận giả thuyết H5: Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như Meiryani (2014), Mona và Anik (2017), Lê Mộng Huyền và Trần Quốc Bảo (2017).

Chất lượng HTTTKT trong DN sẽ được ban quản lý cấp cao đặc biệt chú trọng và họ rất kỳ vọng về việc sử dụng HTTTKT sẽ mang lại các kết quả tốt. Ban quản lý cấp cao dùng kiến thức chuyên môn của mình để kiểm tra chất lượng của một hệ thống, đồng thời họ sẽ lập các kế hoạch cho tương lai phát triển hệ thống có chất lượng bằng cách sẵn sàng đầu tư công nghệ phần mềm liên quan hay tuyển chọn và sử dụng kế toán viên theo đúng năng lực, sẵn sàng sa thải các nhân viên không cống hiến cho DN.

* Nhân tố Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN và chất lượng HTTTKT

Kết quả bảng 4.17 cho thấy Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Do đó chấp nhận giả thuyết H3: Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Lương Đức Thuận (2019). Thực tế tại công ty XDCTGT có các chương trình huấn luyện và đào tạo nhân viên DN về cách sử dụng hệ thống. Khi nhân viên mới được tuyển dụng vào công ty đã được đào tạo các kỹ năng sử dụng hệ thống sẽ nhằm nâng cao chất lượng hệ thống. Việc đào tạo này được tổ chức định kỳ theo hàng tháng, quý hoặc năm bởi các chương trình, các khóa huấn luyện bởi tổ chức bên ngoài. Chính những hoạt động này đã cung cấp cho nhân viên kiến thức toàn diện để sử dụng HTTTKT.


* Nhân tố Văn hóa doanh nghiệp và chất lượng HTTTKT

Trở ngại lớn nhất của các ngành xây dựng công trình khi bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đó là phải thay đổi 40% văn hóa DN, trở ngại tiếp theo nữa là thiếu kết nối giữa các phòng ban, sự đoàn kết hay chia sẻ của các thành viên trong DN, mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp hay ban quản lý với nhân viên. Đặc thù nền văn hóa DN Việt Nam vẫn còn nhiều các công ty gia đình nên càng cần thiết giá trị của văn hóa. Bất kỳ DN nào muốn phát triển, nâng tầm cần đẩy mạnh giá trị văn hóa bởi văn hóa là nguồn cảm hứng, động lực trong hoạt động kiểm soát hành vi của con người đối với sự hình thành văn hóa doanh nghiệp. Theo bảng 4.17 cho thấy Văn hóa DN có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Do đó chấp nhận giả thuyết H2: Văn hóa DN có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam. Nhận định này thống nhất với nghiên cứu của Wisa (2015), Barki (2016), Đoàn Thị Chuyên (2020). Điều này cho thấy khi văn hóa DN thay đổi thì chất lượng HTTTKT sẽ được nâng cao. Trên cơ sở đó, DNXDCTGT đang đẩy mạnh nhằm nâng hạng DN bằng cách sử dụng các biểu tượng như logo, thương hiệu, trang phục, các nghi thức trong giao tiếp, truyền thông, ngôn ngữ sử dụng.

* Nhân tố Công nghệ thông tin và chất lượng HTTTKT

Theo bảng 4.17 cho thấy Công nghệ thông tin có ý nghĩa tích cực và có ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT. Do đó chấp nhận giả thuyết H1: Công nghệ thông tin ảnh hưởng tích cực đến chất lượng HTTTKT tại các DNXDCTGT của Việt Nam. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây như Ismail và Malcolm (2007), Ivana và Ana (2013), Barki (2016), Nguyễn Hữu Bình (2016), Meiryani và Susanto (2018). Điều này cho thấy DN XDCTGT có phần mềm kế toán và hệ thống mạng hoạt động ổn định, phần mềm kế toán đáp ứng được nhu cầu sử dụng và có khả năng kiểm soát và quản lý đáp ứng kịp thời HTTT của DN. Hệ thống mạng đã được thiết lập phù hợp với nhu cầu sử dụng của các công ty xây dựng công trình giao thông. Ngày nay sự phát triển của mạng máy tính, internet, mạng không dây và các thiết bị số cá nhân đã làm thay đổi cách thức mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh. Các gói phần mềm kế toán đã cải thiện những hoạt động và quy trình kinh doanh truyền thống. Thiết bị lưu trữ điện tử được thiết lập chặt chẽ hơn, an toàn và bảo mật góp phần nâng cao tính chính xác trong quá trình xử lý dữ liệu, hạn chế những sai sót.


5.1.2 Thảo luận kết quả chất lượng hệ thống thông tin kế toán ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đã làm tăng hiệu quả hoạt động của các DN XDCTGT thông qua mối quan hệ gián tiếp của biến chất lượng HTTTKT tác động hay có ảnh hưởng đến HQHĐ. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy sự tương tác giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT đã cải thiện hiệu quả hoạt động của tổ chức. Do đó chấp nhận giả thuyết H7: Chất lượng HTTTKT có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động. Những kết quả này phù hợp với một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến HTTTKT như Ismail và Malcolm (2005), Omran (2017). Thực tế cho thấy nếu HTTTKT càng có chất lượng thì HQHĐ càng cao hơn. Trong luận án nghiên cứu sinh chưa tìm thấy mối quan hệ trực tiếp giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức mà có số ít nghiên cứu tác động tích cực gián tiếp đến hiệu quả hoạt động thông qua HTTTKT.

Như vậy, kết quả được trình bày trong bảng 4.17 cho thấy Công nghệ thông tin, Văn hóa DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý không có ảnh hưởng trực tiếp đến HQHĐ của DN. Tuy nhiên các yếu tố này có ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả hoạt động thông qua biến chất lượng HTTTKT. Năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của DN sẽ tăng do các tính nâng chất lượng HTTTKT mang lại, HTTTKT sẽ giúp ích cho nhà quản trị thực hiện tốt các chức năng của họ thông qua quá trình cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng hơn, các thông tin của doanh nghiệp được cung cấp đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông. Chất lượng HTTTKT tốt cũng sẽ là một nguồn phát tín hiệu tốt cho thấy chất lượng thông tin kế toán của doanh nghiệp hữu ích và từ đó thu hút sự quan tâm của nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư. Nhân viên sẽ hài lòng với HTTTKT mà họ đang sử dụng, và sẵn sàng phục vụ hết mình cho công việc, sự tận tâm sử dụng HTTTKT của nhân viên sẽ góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và chính bản thân họ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét sự tác động của biến điều tiết Quy mô DN có thể thấy rằng có sự khác biệt giữa DN XDCTGT có quy mô vừa và lớn tại Việt Nam tuy nhiên sự khác biệt đó không đáng kể. Phụ lục 4.5 và 4.6 đã chỉ ra sự tương quan giữa mối quan hệ các biến là khác nhau giữa 2 quy mô DN. Cụ thể: khi nhân tố Cam kết của nhân viên gắn bó với DN tăng lên 1 đơn vị thì chất lượng HTTTKT cũng tăng lên 0,26 đối với DN quy mô vừa và 0,19 đơn vị đối với DN có quy mô lớn.


Tương tự với các nhân tố khác, Chất lượng HTTTKT tác động đến HQHĐ trong DN quy mô vừa là 0,83 > 0, DN quy mô lớn là 0,8 > 0 chứng tỏ chất lượng HTTTKT tăng lên 1 đơn vị thì HQHĐ tăng lên lần lượt là 0,83 và 0,8 đơn vị…Có thể thấy rằng các DN quy mô lớn ở Việt Nam sẽ có hệ thống thông tin kế toán theo đúng quy trình nên có sự khác biệt với DN có quy mô vừa. Kết quả chỉ ra rằng quy mô DN có ảnh hưởng đến cấu trúc đã được kiểm định trong giả thuyết trước đó. Do đó chấp nhận giả thuyết: H8a: Ảnh hưởng của Công nghệ thông tin, Văn hóa của DN, Huấn luyện và đào tạo nhân viên DN, Cam kết của nhân viên gắn bó với DN, Sự hỗ trợ của ban quản lý cấp cao, Kiến thức của người quản lý đến chất lượng HTTTKT được điều tiết bởi quy mô DN và H8b: Ảnh hưởng của chất lượng HTTTKT đến HQHĐ được điều tiết bởi quy mô DN. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Ismail và Malcolm (2007).

5.2. Các khuyến nghị đưa ra nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông của Việt Nam

Dựa trên cơ sở kết luận trong nghiên cứu, tác giả mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng HTTTKT trong doanh nghiệp và HQHĐ của tổ chức.

5.2.1. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Nâng cao chất lượng HTTTKT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động DN. Hiện nay đa phần các DN đều đã ứng dụng CNTT trong kế toán, tuy mức độ ứng dụng CNTT trong kế toán không giống nhau, nhưng cơ bản các DN đang ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác kế toán và công tác quản lý toàn doanh nghiệp. Việc ứng dụng CNTT thường xuyên sẽ tác động đến cách thức thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán, do đó sẽ hạn chế được các rủi ro cũng như việc quản lý, kiểm soát của HTTTKT. Sự nhận thức, đánh giá các sai sót, gian lận trong quá trình thu thập, xử lý dữ liệu của HTTTKT trong môi trường máy tính, từ đó có các biện pháp kiểm soát quan trọng làm góp phần nâng cao chất lượng HTTTKT. Tuy nhiên các hệ thống và phần mềm kế toán vẫn chưa hoạt động ổn định, vì vậy cần phải đẩy mạnh nhất là phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng: phần mềm phải cung cấp được các kết xuất đầu ra đáp ứng yêu cầu pháp luật về kế toán, cung cấp được các kết xuất đầu ra mong muốn. Phần mềm phải hỗ trợ tốt nhất cho người dùng trong quá trình sử dụng thông qua những báo lỗi, hướng dẫn sửa lỗi, tài liệu hướng dẫn, hỗ trợ trực tuyến, thân thiện và dễ sử dụng.


CNTT phát triển phát triển với tốc độ rất nhanh và ngày càng cung cấp nhiều giải pháp hữu ích cho kế toán cũng như nâng cao chất lượng HTTTKT. Các DN trước tiên cần hiểu rõ yêu cầu thông tin của mình, sau đó làm thế nào để triển khai các thành phần chức năng của nguồn lực công nghệ thông tin, cũng như làm thế nào để quản lý cơ sở hạ tầng công nghệ trong công ty nhằm khai thác đầy đủ tiềm năng của công nghệ, hệ thống mạng được thiết lập phù hợp với nhu cầu sử dụng của các công ty xây dựng công trình giao thông. Đặc biệt thiết bị lưu trữ điện tử cần nâng cao việc an toàn và bảo mật. Phần mềm có khả năng kiểm soát: yêu cầu về khả năng kiểm soát truy cập hệ thống, các giải pháp hỗ trợ sao lưu dự phòng dữ liệu, có các giải pháp tạo ra dấu vết ghi nhận quá trình truy xuất và chỉnh sửa dữ liệu, các giải pháp hỗ trợ nhập liệu và kiểm soát tốt quá trình nhập liệu. Những sự phát triển của phần mềm như sự phát triển của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các giải phát lưu trữ, truy xuất thông tin, giải pháp đảm bảo an toàn cho dữ liệu, thông tin. Khả năng chia sẻ tài nguyên, khả năng chia sẻ thông tin trên mạng nội bộ, mạng diện rộng, Internet. Các DN cần chú ý vào các thông tin quan trọng hơn là lãng phí các nguồn lực khan hiếm để hỗ trợ cho tất cả các thông tin. Để có thể ứng dụng CNTT thành công, đảm bảo chất lượng thì các doanh nghiệp cần phải thực sự am hiểu về CNTT, đặc điểm CNTT và tầm quan trọng của nó. Phần mềm thể hiện được tính linh hoạt ví dụ như khi các chính sách kế toán của nhà nước thay đổi, nhu cầu thông tin kế toán và yêu cầu kiểm soát của doanh nghiệp thay đổi thì phần mềm sử dụng cần điều chỉnh theo cho phù hợp với DN. Khi DN cập nhật các tiến bộ khác của CNTTT như về phần cứng, mạng nội bộ sẽ đảm bảo tính linh hoạt, theo kịp sự phát triển của CNTT, góp phần hỗ trợ tối đa thúc đẩy HTTTKT có chất lượng, thích ứng cao trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh như hiện nay.

Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các DN vừa và lớn phát triển với việc ứng dụng CNTT như: cho các DN vay với lãi suất thấp để họ đầu tư nguồn lực tài chính vào việc tin học hóa công tác kế toán, đơn giản hóa cấp phép thành lập các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp phần mềm kế toán và tư vấn phát triển HTTTKT, hỗ trợ về mặt tài chính thông qua giảm thuế cho DN kinh doanh phần mềm kế toán để có những sản phẩm với giá thành rẻ đến với các DN. DN XDCTGT có thể tham vấn các ý kiến từ các chuyên gia trong và ngoài DN về các ứng dụng CNTT cần triển khai tại DN, việc này sẽ giúp nâng cao hiệu quả trang bị CNTT và cải thiện chất lượng HTTTKT. Khi triển khai các ứng dụng cần được thực hiện một cách bài bản từ khâu đánh giá nhu cầu sử dụng tại đơn vị, lựa chọn ứng dụng, phần mềm, triển khai giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Nói cách khác việc triển khai cần thực hiện đồng bộ tại tất cả các bộ phận của DN nếu đủ nguồn lực. Nếu không đủ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2024