Kế Hoạch Triển Khai Và Khách Thể Tham Gia Thực Nghiệm


2.2.2.2. Khảo sát thử

* Mục đích

Nhằm kiểm tra các đặc tính thiết kế của thang đo, xác định độ tin cậy của bảng hỏi, chỉnh sửa các câu, từ sinh viên, giảng viên gặp khó khi trả lời hoặc loại bỏ những câu không phù hợp.

* Nội dung

Sử dụng bảng hỏi, phiếu phỏng vấn sâu; phiếu quan sát và bài tập tình huống để tiến hành khảo sát thử.

* Cách thức thực hiện

Chúng tôi tiến hành khảo sát thử trên 90 sinh viên ĐHSPKT Vinh (trong đó: 50 sinh viên năm thứ 2, 40 sinh viên năm thứ 3), 7 GV khoa Công nghệ ô tô của trường ĐHSPKT Vinh từ tháng 11 - 12/2016

Sau khi khảo sát thử, số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS, phiên bản

20.0 để và phân tích độ tin cậy phương pháp tính hệ số Alpha của Cronbach của các thang đo, từ đó chỉnh sửa lại các câu hỏi cho phù hợp để điều tra chính thức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

* Kết quả thử nghiệm: Kết quả tính độ tin cậy Alpha của các tiêu chí đo KNHT trong học thực hành của SV ĐHSPKT như sau:

Kết quả tính độ tin cậy Alpha [Phụ lục 7.1] lần lượt là:

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 11

Độ tin cậy thang đo KN lập kế hoạch hợp tác (Alpha = 0,764);

Độ tin cậy thang đo KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác (Alpha = 0,873);

Độ tin cậy thang đo KN phối hợp đánh giá hiệu quả hợp tác (Alpha = 0,851);

Độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới KNHT trong học thực hành của sinh viên ĐH SPKT (Alpha = 0,832).

Các kết quả tính độ tin cậy trên đây là cơ sở giúp chúng tôi sử dụng bảng hỏi; phiếu phỏng vấn; phiếu quan sát và bài tập tình huống vào giai đoạn điều tra chính thức.

2.2.3. Giai đoạn điều tra chính thức

2.2.3.1. Mục đích

Nhằm phát hiện thực trạng biểu hiện, mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; thực trạng các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến KNHT


trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp tác động tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao KN này.

2.2.3.2. Nội dung

- Khảo sát thực trạng các mức độ biểu hiện KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT

- Khảo sát các yếu tố tác động đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

- Xác định các yếu tố tác động mạnh nhất tới KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT làm căn cứ cho thực nghiệm tác động nâng cao KN này.

- Đề xuất một số biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

2.2.3.3. Cách thức tiến hành

Chúng tôi tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi trên 452 SV năm thứ 2 và năm thứ 3 các ngành sư phạm Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ ô tô thuộc 3 trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, ĐHSP Kỹ thuật Nam Định và ĐHSP Kỹ thuật Vinh và 158 GV của 3 trường này trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/2018

Phỏng vấn sâu 20 sinh viên và 9 GV của trường ĐHSP Kỹ thuật Hưng Yên, ĐHSP Kỹ thuật Nam Định và ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

Quan sát hoạt động dạy - học của GV và sinh viên, phân tích sản phẩm hoạt động, phân tích chân dung tâm lý một số khách thể là đại diện.

2.2.4. Giai đoạn thực nghiệm thực nghiệm tác động

2.2.4.1. Mục đích

Nhằm kiểm chứng mức độ phù hợp và tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao KNHT trong học thực hành của SV ĐHSPKT.

2.2.4.2. Kế hoạch triển khai và khách thể tham gia thực nghiệm

- Lập kế hoạch thực nghiệm (thời gian, địa điểm thực nghiệm)

- Chọn nghiệm thể nghiên cứu thực nghiệm dựa trên các tiêu chí:

+ Nghiệm thể có KNHT trong học thực hành đang ở mức thấp (dựa vào kết quả khảo sát thực trạng).


+ Nghiệm thể là sinh viên năm thứ 3, bởi đây là những sinh viên đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức chuyên ngành kỹ thuật và kiến thức nghiệp vụ sư phạm để trở thành kỹ sư hoặc giáo viên dạy nghề.

2.2.4.3. Nội dung nghiên cứu thực nghiệm

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao KN hợp tác trong học thực hành cho sinh viên đại SPKT. Bao gồm:

Trang bị kiến thức khái quát về hợp tác, KN hợp tác trong học tập, KN hợp tác trong học thực hành.

Tổ chức rèn luyện KNHT trong học thực hành cho sinh viên SPKT thông qua giải quyết các bài tập tình huống.

- Tổ chức một số buổi dạy học thực hành theo phương pháp hợp tác nhóm để rèn luyện kỹ năng hợp tác trong học thực hành cho sinh viên SPKT.

2.3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm và thống kê toán học.

2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.3.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng nhằm:

- Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến hợp tác trong học tập, KNHT trong học tập và KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

- Xây dựng hệ thống khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài: KN, hợp tác, KN hợp tác, KN hợp tác trong học tập, KN hợp tác trong học thực hành và các yếu tố ảnh hưởng đến KN này.

- Xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án, từ đó xác lập quan điểm chỉ đạo trong việc nghiên cứu những vấn đề về KNHT trong học học thực hành của sinh viên trường Đại học SPKT.

2.3.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận

- Phân tích, tổng hợp những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và


ngoài nước về hợp tác trong học tập, KN hợp tác trong học tập, KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT. Từ đó, chỉ ra những vấn đề được đề cập đến hoặc còn tồn tại trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu bổ sung.

- Xây dựng các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận, xác định các yếu tố cần khảo sát, nghiên cứu trong thực tiễn như sau:

+ Các KN thành phần của KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT;

+ Biểu hiện, mức độ các KN thành phần của KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT;

+ Các yếu tố từ sinh viên và từ nhà trường ảnh hưởng đến KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

2.3.1.3. Cách tiến hành

Tìm hiểu, sưu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết và các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí, website…về các vấn đề liên quan KN, hợp tác, KN hợp tác, hợp tác trong học tập, hợp tác trong học thực hành, KN hợp tác trong học tập và KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT và xác định KN hợp tác trong học thực hành gồm có 3 KN tạo thành: (1) KN lập kế hoạch hợp tác; (2) KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác; (3) KN đánh giá hiệu quả hợp tác.

Bên cạnh đó, đề tài có sử dụng kết hợp các phương pháp bổ trợ như: phỏng vấn sâu; lấy ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học với mục đích bổ sung, làm sâu sắc thêm các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn.

2.3.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

2.3.2.1. Mục đích

Xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Tâm lý học, Giáo dục học và SPKT về lĩnh vực nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận án, xây dựng


các khái niệm và bộ công cụ nghiên cứu KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

2.3.2.2. Nội dung

Tập trung xin ý kiến về các khái niệm và bộ công cụ nghiên cứu KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên ĐHSP kỹ thuật.

2.3.2.3. Cách thức thực hiện

Gặp gỡ, trực tiếp trao đổi lấy ý kiến từ các nhà khoa học Tâm lý học, Giáo dục học và ý kiến đánh giá của giảng viên đang trực tiếp giảng dạy sinh viên có sử dụng hình thức dạy học hợp tác để làm rõ thêm các vấn đề liên quan đến luận án.

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng để nghiên cứu thực trạng KNHT trong học thực hành của SV ĐHSPKT. Đề tài sử dụng 2 loại phiếu hỏi, phiếu hỏi thứ nhất dùng để trưng cầu ý kiến của sinh viên, tự đánh giá về thực trạng biểu hiện, mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; biện pháp nâng cao KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; Phiếu hỏi thứ 2 dùng để trưng cầu ý kiến của giảng viên, đánh giá về thực trạng biểu hiện, mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; vai trò của GV khi sinh viên làm việc hợp tác cùng nhau; vai trò của nhà trường trong việc tổ chức chương trình đào tạo; các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; biện pháp nâng cao KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

2.3.3.1. Mục đích

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập thông tin định lượng từ khách thể khảo sát về thực trạng biểu hiện, mức độ KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

2.3.3.2. Nội dung

a) Cơ sở thiết kế bảng hỏi

- Bảng hỏi được xây dựng dựa trên nghiên cứu lý luận về KNHT trong học thực hành, các biểu hiện, mức độ KNHT trong học thực hành và các yếu tố


ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT (được trình bày ở chương 1).

- Nguyên tắc thiết kế thang đo phải: đảm bảo chứa đựng các mặt nội dung của vấn đề nghiên cứu; phù hợp đặc thù nghề nghiệp và đảm bảo tính thực tiễn; đảm bảo về độ tin cậy và độ hiệu lực.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho phép thu thập thông tin trên một phổ rộng với số lượng khách thể lớn, do vậy có thể rút ra được những kết luận với độ tin cậy cao.

b) Nội dung và cấu trúc của bảng hỏi:

Khảo sát những khó khăn của sinh viên trong quá trình làm việc cùng nhau, đánh giá của GV và sinh viên về biểu hiện, mức độ các KN tạo thành KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT; đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tác động nâng cao KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT.

b1) Phiếu điều tra dành cho sinh viên: Cấu trúc gồm 2 phần với những nội dung cụ thể sau: (Phụ lục 1)

+ Phần I: Một số thông tin cá nhân

+ Phần II: Nội dung

(1) Sự cần thiết của các KN hợp tác trong học thực hành, gồm: 3 items.

(2) Tự đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết các nội dung trong học thực hành 4 items.

(3) Tự đánh giá về mức độ kiến thức, kinh nghiệm, thao tác hợp tác trong học thực hành kỹ thuật 17 items. Trong đó, 5 items về kiến thức hợp tác, 6 items về kinh nghiệm hợp tác, 6 items về thao tác hợp tác.

(4) Tự đánh giá về mức độ biểu hiện KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT, gồm 44 items. Cụ thể: KN lập kế hoạch hợp tác 15 items (từ items 1 - items 15); KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác 15 items (từ items 16 - items 30); KN đánh giá hiệu quả hợp tác14 items (từ items 31 - items 44)

(5) Về các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT, gồm 32 items. Trong đó, các yếu tố từ sinh viên gồm 3 yếu tố chính


có items (từ items 1 - items 15), các yếu tố từ nhà trường gồm 4 yếu tố chính có 17 items (từ items 16 - items 32).

(6) Về các biện pháp nâng cao KN hợp tác trong học thực hành, gồm 8 items. b2) Phiếu điều tra dành cho GV: Cấu trúc gồm 2 phần với những nội dung cụ

thể sau: (Phụ lục 7)

+ Phần I: Nội dung

(1) Giảng viên đánh giá về mức độ hiểu biết các nội dung trong học thực hành của sinh viên 4 items.

(2) Giảng viên đánh giá về mức độ kiến thức, kinh nghiệm, thao tác hợp tác trong học thực hành kỹ thuật của sinh viên 17 items

(3) Đánh giá của GV đối với sinh viên về mức độ và biểu hiện KN hợp tác trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT, gồm 44 item. Cụ thể: KN lập kế hoạch hợp tác 15 items (từ item 1 - items 15); KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác 15 item (từ item 16 - item 30); KN đánh giá hiệu quả hợp tác 14 item (từ item 31

- item 44)

(4) Về các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT, gồm 32 item. Trong đó, các yếu tố từ sinh viên gồm 3 yếu tố chính có 15 item (từ item 1 - item 15), các yếu tố từ nhà trường gồm 4 yếu tố chính có 17 item (từ item 16 - item 32).

(5) Các biện pháp nâng cao KNHT trong học thực hành của sinh viên đại học SPKT, gồm 8 items.

+ Phần II: Một số thông tin cá nhân

c. Cách thức tiến hành

Khảo sát bằng bảng hỏi trên 452 sinh viên năm thứ 2, thứ 3 các ngành SPKT Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử, Công nghệ ô tô và Công nghệ chế tạo máy của 3 trường ĐHSPKT Vinh, ĐHSPKT Nam Định, ĐHSPKT Hưng Yên và 158 GV của 3 trường này.

Nhóm sinh viên/GV được khảo sát độc lập trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của điều tra viên một cách khách quan theo suy nghĩ của cá nhân, không được


trao đổi với người xung quanh; Đối với những câu hỏi không rõ thì sinh viên/GV có thể hỏi điều tra viên để được giải thích, hướng dẫn cụ thể.

Phiếu hỏi được thiết kế chủ yếu theo dạng câu hỏi đóng, sinh viên/GV đọc câu hỏi, suy nghĩ và lựa chọn phương án trả lời sẵn phù hợp nhất với suy nghĩ của mình hoặc trả lời theo định hướng của câu hỏi. Thời gian dành cho mỗi sinh viên trả lời toàn bộ câu hỏi là không quá 25 phút, đối với GV không quá 20 phút.

d. Cách tính điểm, phân loại, đánh giá

Cách tính điểm: mức 1 tương đương 1 điểm, mức 2 tương đương 2 điểm, mức 3 tương đương 3 điểm, mức 4 tương đương 4 điểm, mức 5 tương đương 5 điểm. Mỗi câu đều có 5 mức độ, cụ thể như sau:

- Hoàn toàn không biết (1 điểm); Không biết (2 điểm); Biết chút ít (3 điểm); Hầu hết là biết (4 điểm); Hoàn toàn biết (5 điểm);

- Ảnh hưởng rất mạnh (1 điểm); Ảnh hưởng mạnh (2 điểm); ảnh hưởng trung bình (3 điểm); ảnh hưởng yếu (4 điểm); Rất yếu (5 điểm)

- Không cần thiết (1 điểm); Không cần thiết lắm (2 điểm); Tương đối cần thiết (3 điểm); Cần thiết (4 điểm); Rất cần thiết (5 điểm).

- Hoàn toàn chưa chính xác (chưa biết làm), hoàn toàn chưa linh hoạt (1 điểm); chưa chính xác (còn mắc nhiều lỗi), chưa linh hoạt (2 điểm); Tương đối chính xác, tương đối linh hoạt (3 điểm); Chính xác, linh hoạt (4 điểm); Rất chính xác, rất linh hoạt (5 điểm).

Điểm định lượng đối với từng mức độ KNHT trong học thực hành xác định dựa vào kết quả điểm trung bình cộng đạt được của toàn bộ mẫu nghiên cứu và ĐLC chuẩn của phân bố kết quả thu được. Cụ thể:

Mức độ KNHT trong học thực hành, đề tài xác định 5 mức độ của KNHT trong học thực hành trên cơ sở của việc phân chia mức độ đó là điểm trung bình cộng X ± n.SD như sau:

Mức rất thấp: Điểm KN nằm trong khoảng từ 1 đến dưới ĐTB – 2 ĐLC

Mức thấp: Điểm KN nằm trong khoảng từ ĐTB – 2 ĐLC đến dưới ĐTB –1 ĐLC Mức trung bình: Điểm KN nằm trong khoảng từ ĐTB – 1 ĐLC đến dưới

ĐTB + 1 ĐLC

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023