Nội Dung Và Yêu Cầu Hợp Tác Trong Học Thực Hành


rõ ràng các nhiệm vụ phải thực hiện, mục tiêu cần đạt tới (về nội dung công việc, điều kiện, phương tiện thực hiện, chuẩn mực đánh giá…). Để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao, đạt mục tiêu đặt ra, trong mỗi giai đoạn SV vừa phải biết làm việc độc lập vừa phải biết phối hợp với nhau để thực hiện có hiệu quả các hoạt động thực hành luyện tập. Để thành công trong hợp tác trong thực hành kỹ thuật, SV phải nhận thức được nhiệm vụ bài tập thực hành cần hoàn thành, tiêu chuẩn kỹ thuật cần đạt, cách thức thực hiện hành động, điều kiện và phương tiện thiết bị cần thiết để giải quyết nhiệm vụ. Tiếp theo, SV tập hợp các thành viên trong nhóm, phối hợp, thảo luận với nhau để lập kế hoạch hành động chung, thống nhất, trong đó thể hiện rõ: sự phân công nhiệm vụ của cá nhân và nhóm, phương án phối hợp thực hiện hành động, các biện pháp kiểm tra, đánh giá lẫn nhau về việc thực hiện nhiệm. Hợp tác trong thực hành kỹ thuật thường giải quyết các nhiệm vụ học tập phức tạp, mang tính tổng hợp, do vậy cần có sự gắn kết, phối hợp, hỗ trợ một cách tích cực, tự giác của các thành viên trong nhóm, mỗi thành viên phải chịu trách nhiệm một phần công việc thực hành. Sau khi bàn bạc, trao đổi và thống nhất được kế hoạch hoạt động chung của nhóm, mỗi thành viên không những nắm chắc nhiệm vụ chung của nhóm mình, của cá nhân mình, mà còn phải hiểu rõ cả những nhiệm vụ của các thành viên khác, sẵn sàng, chủ động tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công. Trong quá trình thực hiện, không chỉ cố gắng độc lập hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà còn sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác khi cần. Biết điều hành, tổ chức, hướng dẫn các thành viên bàn bạc, trao đổi để xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra, biết gắn kết, giám sát, đốc thúc lẫn nhau về tiến độ và khả năng hoàn thành một cách hiệu quả. Sau khi hoàn thành công việc, mỗi thành viên tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của bản thân và đánh giá các thành viên trong nhóm.

Có thể trình bày các giai đoạn học thực hành kỹ thuật, nội dung và yêu cầu hợp tác trong học thực hành của sinh viên như sau:


Bảng 1.2. Nội dung và yêu cầu hợp tác trong học thực hành


Các giai đoạn

Các nội dung hợp tác trong học thực hành

Yêu cầu

Hướng dẫn ban đầu

Xác định yêu cầu bài thực hành

- Sinh viên chủ động tìm hiểu để nhận biết được yêu cầu của bài học, nhiệm vụ cần phải hoàn thành và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ

Xác định nhiệm vụ học thực hành, trách nhiệm của các thành viên và của nhóm; cách thức thực hiện, điều kiện thực hiện, phương tiện thực hiện.

- Xác định được nhiệm vụ học thực hành của cá nhân và của nhóm, kết nối mối liên hệ giữa các nhiệm vụ đó với nhau.

- Xác định được mục đích, yêu cầu cần đạt, cách thức tiến hành, những điều kiện, phương tiện hoạt động.

Tính toán các thông số kỹ thuật đầu vào; xây dựng quy trình các bước thực hiện công việc thực hành; lựa chọn và sử dụng nguyên nhiên vật liệu để thực hành công nghệ.

- Tìm hiểu các thông tin liên quan, tính toán chính xác các thông số kỹ thuật

- Xây dựng được quy trình công nghệ rõ ràng, chi tiết.

- Lựa chọn được nguyên, nhiên vật liệu phù hợp với nội dung bài thực hành

Phân tích các dạng sai hỏng, cách khắc phục

- Chỉ ra được các dạng sai hỏng có thể gặp trong quá trình luyện tập để ngăn ngừa, phòng tránh các sai hỏng, chỉ ra các biện pháp để khắc phục các sai

hỏng đó.

Thành lập nhóm thực hành

Nhanh chóng thành lập nhóm, tạo bầu không khí đoàn kết, cởi mở trước khi bắt đầu công việc

Hướng dẫn thường xuyên

Tổ chức triển khai nội dung công việc thực hành luyện tập theo quy trình đã được lập

- Thực hiện công việc đảm bảo đúng quy trình công nghệ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian quy đinh, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 251 trang tài liệu này.

Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên các trường đại học sư phạm kỹ thuật - 8


Các giai đoạn

Các nội dung hợp tác trong học thực hành

Yêu cầu


- Lập kế hoạch hợp tác trong thực hành

+ Xác định những việc cần làm, cách thức, điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong nhóm.

- Lập được kế hoạch luyện tập, trong đó thống nhất được vai trò, trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, sắp xếp công việc theo trình tự hợp logic, xác định được cách thực hiện và điều kiện để thực hiện.

- Có sự hiểu biết lẫn nhau, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với từng thành viên và có sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

- Tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác

+ Các thành viên triển khai hành động hợp tác để thực hiện công việc

+ Sử dụng phương pháp, phương tiện để thực hiện hành động theo quy trình công nghệ đã được lập

+ Các cá nhân thực hiện công việc theo sự phân công

+ Thực hiện công việc theo sự giám sát, điểu khiển, điều chỉnh của các thành viên trong nhóm


- Mỗi cá nhân tích cực, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao

- Các thành viên chủ động phối hợp, hỗ trợ, chia sẻ kiến thực, kinh nghiệm, KN về công việc cá nhân phải làm, cách thức thực hiện công việc...

- Các thành viên bàn bạc, thảo luận và thống nhất về việc sử dụng phương pháp, phương tiện thực hiện bài tập theo quy trình công nghệ, đạt mục tiêu đặt ra.

- Các thành viên gắn kết với nhau, phối hợp, hỗ trợ nhau, động viên viên, đốc thúc nhau để hoàn thành công việc đúng tiến độ, có chất lượng.

- Nhắc nhở nhau thực hiện công việc một cách có trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị máy móc

Đánh giá hiệu quả hợp tác

- Đánh giá hiệu quả thực hiện chức năng vai trò của các cá


- Mỗi cá nhân tự giác đánh giá về cái làm được và cái chưa được cũng như ý


Các giai đoạn

Các nội dung hợp tác trong học thực hành

Yêu cầu


nhân trong nhóm

- Đánh giá cái được và cái chưa được của bản thân

- Đánh giá cái được và cái chưa được của người khác trong

nhóm

thức, thái độ khi làm việc hợp tác

- Bàn bạc, trao đổi thẳng thắn với nhau về những việc đã làm được và chưa làm được cần phải rút kinh nghiệm

Hướng dẫn kết thúc

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá sản phẩm


- Thu dọn dụng cụ, phương tiện, thiết bị thực hành và vệ sinh xưởng

- GV căn cứ vào bảng tiêu chí và tiêu chuẩn để nhận xét, đánh giá một cách chính xác, khách quan về sản phẩm của các nhóm

- Cùng nhau thu dọn, vệ sinh xưởng thực hành sạch sẽ, ngăn nắp


Như vậy có thể thấy, nội dung hợp tác trong học thực hành kỹ thuật rất phong phú, đa dạng và xuyên suốt cả quá trình học tập.

1.4.3. Khái niệm kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật

Từ những phân tích các khái niệm hợp tác, hợp tác trong học thực hành, KNHT, KNHT trong học tập, nội dung và các yêu cầu hợp tác trong học thực hành, có thể hiểu: Kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của các cá nhân vào việc gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá hiệu quả hợp tác giữa các thành viên trong nhóm học thực hành nhằm hoàn thành có kết quả học tập chung là lĩnh hội tri thức, hình thành KN, kỹ xảo nghề nghiệp trong điều kiện cụ thể.

Từ quan niệm này có thể thấy, muốn thực hiện hành động/hoạt động hợp tác trước hết, sinh viên SPKT phải có các tri thức về hành động đó như tri thức về mục đích, yêu cầu hành động, cách thức và điều kiện thực hiện hành động. Có nghĩa là sinh viên SPKT phải hiểu mục đích hợp tác trong học thực hành là phối hợp, hỗ trợ, gắn kết với nhau nhằm tiếp thu lĩnh hội tri thức, hình thành KN kỹ xảo nghề nghiệp;


hiểu rõ các yêu cầu khi làm việc hợp tác trong học thực hành cần phải có như sự nỗ lực tự giác của cá nhân, sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau; biết cách thức tiến hành công việc như chủ động bàn bạc, thống nhất mục tiêu, phối hợp, gắn kết với nhau cùng nhau làm việc trên cơ sở công việc được phân công; hiểu biết những điều kiện, phương tiện cần thiết để làm việc hợp tác trong học thực hành (vật tư, dụng cụ, thiết bị để học thực hành và các phương tiện hỗ trợ khác để học tập: sách, tài liệu, phương tiện kỹ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu projector, ...). Khi sinh viên nắm vững những yếu tố đó và thực hiện hành động theo đúng yêu cầu đặt ra nghĩa là sinh viên đã có kỹ năng hành động. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần, chưa đủ để làm cho hành động đó có kết quả. Khi sinh viên SPKT biết vận dụng những tri thức đó vào giải quyết có kết quả các nhiệm vụ học thực hành khi đó họ mới có KNHT trong học thực hành. Sinh viên SPKT có KNHT trong học thực hành là người phải biết phối hợp, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm học thực hành hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, cũng như nhiệm vụ chung của nhóm. Khi đã biết cách vận dụng và vận dụng có kết quả thì trong những điều kiện khác vẫn có thể đạt kết quả tương tự.

1.4.4. Biểu hiện kỹ năng hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật

Martin Hoegl & Hans Georg Gemuenden (2001), cho rằng quá trình hợp tác trong nhóm được tạo nên bởi 5 thành tố: giao tiếp; hỗ trợ lẫn nhau thường xuyên; công bằng về vị trí của các thành viên trong nhóm; sự nỗ lực thường xuyên và sự liên kết giữa các thành viên – liên quan đến khả năng thực hiện nhiệm vụ có sự tương tác với nhau [61, tr 435 - 449].

Có thể thấy, khi bàn về hợp tác các tác giả đều nhấn mạnh đến sự phối hợp, hỗ trợ, cộng tác giữa các cá nhân trong hoạt động. Bởi sự phối hợp hoạt động được coi là điều kiện, môi trường làm việc có tính hợp tác khi nó thể hiện sự nỗ lực của các cá nhân để làm việc cùng nhau; tính tích cực, tự giác, trách nhiệm trong khi làm việc chung hoặc làm việc độc lập trong nhóm; tinh thần tôn trọng lẫn nhau trong quá trình phối hợp cùng nhau làm việc.

Mặt khác theo các tác giả I.F Kharlamov (1978); A.V. Petrovxki (1982), để


có được kỹ năng học tập, người học cần phải biết xây dựng, lập kế hoạch học tập, đặc biệt phải thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã lập ra. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu qủa học tập của sinh viên [40], [47]. Hơn nữa học thực hành trong trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ có tính đặc thù, khác với học các lĩnh vực lí luận. Vì vậy, tính chất hợp tác trong học tập thực hành kỹ thuật cũng khác với hợp tác trong học lí luận. Trong học lí luận, sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm cần các yêu cầu về gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau giữa các thành viên. Trong học kỹ thuật, công nghệ, do đặc thù của lao động kỹ thuật, công nghệ có tính phân công và hợp tác cao, theo dây chuyền, sự hợp tác giữa các thành viên theo nhóm có tính kỉ luật và tính đồng bộ cao. Vì thế việc hợp tác trong học thực hành các môn kỹ thuật không chỉ cần những kỹ năng cá nhân như gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ nhau trong học tập, mà còn phải có các kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành, tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành và KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Đây là những thành phần đặc trưng của hợp tác giữa các thành viên trong học thực hành kỹ thuật.

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và dựa trên việc phân tích các đặc điểm của hoạt động học thực hành của sinh viên SPKT (mục 1.4.1.3), khái niệm KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT, trong luận án này chúng tôi cho rằng KNHT trong học thực hành của sinh viên SPKT bao gồm các nhóm như sau: (1) KN lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành, (2) KN tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành và (3) KN đánh giá hiệu quả hợp tác trong học thực hành. Mỗi KN thành phần lại có các biểu hiện khác nhau, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

1.4.4.1. Kỹ năng lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên SPKT

Kỹ lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của cá nhân một cách tích cực để cùng nhau xây dựng mục tiêu, phân công công việc, vạch phương án hỗ trợ nhau trong học thực hành theo nhóm nhằm hoàn thành mục đích học tập chung. Nhóm KN lập kế hoạch hợp tác trong học thực hành có các biểu hiện sau:

(1) Kiến thức, hiểu biết về lập kế hoạch hợp tác


+ Hiểu biết về vai trò, mục đích, nội dung các công việc phải làm việc phối hợp, hỗ trợ nhau trong học thực hành

+ Hiểu biết về phương pháp, cách thức thực hiện; các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện các hành động/hoạt động phối hợp, hỗ trợ lập kế hoạch.

(2) Kinh nghiệm về lập kế hoạch hợp tác

+ Biết bàn bạc, trao đổi với nhau để thống nhất mục tiêu, cách thức thực hiện, thời gian bắt đầu và kết thúc.

+ Biết vạch ra nội dung các công việc phải làm theo trình tự với thời gian

hợp lí

+ Biết hỗ trợ nhau lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiến hành công việc,

hoàn thành nhiệm vụ được giao theo mục tiêu đặt ra.

+ Biết tạo ra bầu không khí vui vẻ, thoải mái, thân thiết khi mới bắt đầu; biết tạo ra sự ràng buộc về trách nhiệm, sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau.

(3) Thao tác lập kế hoạch hợp tác

+ Khéo léo vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để phối hợp, hỗ trợ nhau trong việc phân công công việc một cách rõ ràng, cụ thể, phù hợp với kiến thức, kinh nghiệm, năng lực, sở trường của từng thành viên trong nhóm.

+ Bàn bạc, trao đổi với nhau để xây dựng quy trình thực hiện công việc chung thật rõ ràng, chi tiết.

+ Xây dựng được các phương án hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành bài tập thực hành theo nhiệm vụ được giao.

1.4.4.2. Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật

Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm của cá nhân một cách tích cực để cùng nhau hoàn thành tốt phần công việc được giao đúng tiến độ, biết giám sát tiến độ và khả năng hoàn thành công việc của các thành viên khác trong nhóm học thực hành nhằm hoàn thành mục đích học tập chung.

Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành của sinh viên sư phạm kỹ thuật có các biểu hiện sau:


(1) Kiến thức, hiểu biết về tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

+ Hiểu biết về nội dung, cách thức phối hợp tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

+ Hiểu biết về mối quan hệ về mặt công việc giữa các cá nhân trong nhóm để thực hiện hợp tác trong học thực hành có hiệu quả.

+ Hiểu biết về các yêu cầu của bài tập thực hành và yêu cầu khi tiến hành hợp tác trong thực hành.

(2) Kinh nghiệm tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

+ Biết phối hợp thực hiện công việc chung đảm bảo đúng tiến độ.

+ Biết phối hợp giải quyết có hiệu quả các công việc của cá nhân và công việc chung đạt mục đích đặt ra

+ Khéo léo trong việc giám sát, động viên, đốc thúc nhau hoàn thành công việc đúng tiến độ, có chất lượng

+ Điều hành, tổ chức, hướng dẫn các thành viên thảo luận, xử lý kịp thời hiệu quả các tình huống xảy ra.

+ Duy trì tác phong làm việc, phát huy tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.

(3) Thao tác tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác trong học thực hành.

+ Hoàn thành phần công việc của cá nhân theo sự phân công của nhóm một cách tích cực, tự giác.

+ Phối hợp, hỗ trợ chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm cho các thành viên trong nhóm một cách phù hợp để hoàn thành công việc đúng tiến độ.

+ Hỗ trợ nhau để thực hiện công việc theo một trình tự hợp lý, khoa học, hiệu quả trên tinh thần tự nguyện.

+ Gắn kết, phối hợp với nhau để lựa chọn các biện pháp hành động phù hợp giúp thực hiện công việc đạt chất lượng (làm việc có hiệu quả).

+ Giám sát, điều chỉnh kịp thời các hành động của nhau thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ tránh đi lệch hướng nhằm hoàn thành đúng tiến độ, đạt mục tiêu đặt ra.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/02/2023