Hợp Tác Với Các Hãng Hàng Không Giá Rẻ Tiềm Năng, Gia Tăng Thị Phần Trong Ngành

- Điều tra sở thích, nhu cầu của hành khách.

- Thường xuyển kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của VNA để kịp thời khắc phục và điều chỉnh.

Người ta ước tính rằng, 80% doanh thu của hãng thu được từ 20% khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của hãng. Chính vì vậy, hoạt động quan hệ khách hàng và chương trình khách hàng thường xuyên, được các hãng hàng không truyền thống rất coi trọng.

2.6.2 Hợp tác với các hãng hàng không giá rẻ tiềm năng, gia tăng thị phần trong ngành

Trong bối cảnh cạnh tranh đối đầu không còn phù hợp, có thể gây nhiều bất lợi cho các hãng hàng không truyền thống cũng như với hãng LCA, VNA nên tận dụng cơ hội này để hợp tác với các Hãng hàng không giá rẻ tiềm năng nhằm mục tiêu thâm nhập thị trường mới.

Việc Jestar Airways (JQ) tham gia thị trường vận chuyển Việt Nam-Australia một mặt tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường mặt khác kích cầu thị trường, đặc biệt là phát động được luồng khách du lịch Úc đến Việt Nam. Bên cạnh việc tránh sự đối đầu không cần thiết, việc hợp tác với Jestar sẽ đưa đến các Hợp đồng chia chặng đặc biệt SPA có lợi hơn ký kết với hãng hàng không truyền thống Quantas. Vì vậy, VNA chủ chương định hướng Jestar Airways sẽ là đối tác chính, quan trọng nhất, hợp tác sâu và toàn diện trên đường bay thẳng và mạng bay bổ trợ trong nội địa Australia. Hiện nay, VNA và JA đã thống nhất được hầu hết các điều khoản trong hợp đồng và bắt đầu đi vào khai thác được một thời gian. Việc hợp tác này mang lại lợi ích cho cả hai phía VNA và JA.

2.6.3 Thúc đẩy đào tạo nhân lực

Hàng không là một ngành dịch vụ nên yếu tố con người gắn liền với chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để duy trì thị phần trong dài hạn, công tác đào tạo và khuyến khích nhân viên để cung ứng dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng là một yêu cầu quan trọng đối với các hãng hàng không truyền thống. Quá trình đào tạo phải tiến hành ở mọi khâu của quá trình cung ứng dịch vụ.

Để cạnh tranh với các hãng hàng không truyền thống thì vấn đề chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ của nhân viên là hết sức quan trọng và là yếu tố giúp hãng cạnh tranh với các hãng khác trong cùng một ngành. Vì vậy, với các hãng hàng không truyền thống khác, họ rất coi trọng việc đào tạo nhân lực.

Đây cũng là yếu tố cạnh trạnh quan trọng của các hãng hàng không truyền thống trước các hãng hàng không giá rẻ. Với đặc điểm tối thiểu hóa chi phí, các LCA không có đủ điều kiện để cung ứng một đội ngũ nhân viên phục vụ khách hàng trong tất cả các khâu của dịch vụ như đối với các TA. Chẳng hạn, với số lượng nhân viên mặt đất và cơ số tiếp viên tối thiểu trên mỗi chuyến bay của các LCA khó có thể đáp ứng được tất cả yêu cầu của khách hàng tại sân bay hoặc trên chuyến bay. Trong khi đó, các TA thường xuyên có nhân viên tại tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng, tại phòng vé, sân bay đi và sân bay đến cũng như trên chuyến bay để hỗ trợ hành khách mỗi khi cần thiết. Điều này đặc biệt cần thiết trong điều kiện Việt Nam và các nước Đông Nam Á hiện nay, khi mà vận chuyển hàng không còn chưa phải là phổ biến đối với đại đa số dân chúng. Đây là đặc điểm chung của các hãng hàng không truyền thống, nên vấn đề VNA cạnh tranh với các hãng truyền thống khác sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với nỗ lực phát triển nguồn nhân lực của mình, VNA luôn luôn cố gắng phục vụ tốt các nhu cầu của hành khách.

2.6.4 An toàn hàng không – Thế mạnh hàng đầu của VNA

Vận chuyển bằng đường hàng không được coi có hệ số an toàn cao trong các ngành vận tải khác. Vì vậy, để tăng uy tín và trách nhiệm với khách hàng, VNA cần coi trọng và quản lý vấn đề an toàn hàng không tốt hơn nữa. Trong năm 2009 VNA đã thực hiện thành công, an toàn 73.3499, tăng 12% so với năm 2008. Với một hãng hàng không truyền thống thì vấn đề an toàn hàng không là một vấn đề quan trọng. Với việc di chuyển ở tầm trung và xa, trung bình giờ bay trên 4h thì vấn đề an toàn cần thực hiện thật tốt nhằm không để các sự cố không cần thiết xảy ra.

2.7. Hoạt động Marketing và PR – một bước tạo dựng uy tín, đẳng cấp cho VNA

Gia tăng thị phần và sự nhận định của khách hàng về hãng hàng không là một trong những yếu tố quan trọng níu kéo khách hàng lựa chọn vận chuyển bằng hãng. Để có thể cạnh tranh với các hãng khác việc nhận biết thương hiệu và uy tín của

hãng là một yếu tố rất quan trọng. Để khách hàng biết đến và lựa chọn VNA, VNA cần đưa niềm tin và gia tăng sự hiểu biết của khách hàng về VNA. Vì vậy, VNA phải có những chính sách Marketing và các hoạt động PR rộng rãi và khắc sâu vào khách hàng.

Một trong những hoạt động phát triển thương hiệu của VNA đó là các hoạt động xã hội của hãng, thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của hãng với xã hội. Với tư cách nhà vận chuyển chính thức Vietnam Airlines tài trợ cho các sự kiện quốc gia, văn hóa, xã hội, giáo dục, thể thao và giúp đỡ cộng đồng.

Tham gia hỗ trợ các sự kiện quốc gia: Vietnam Airlines tham gia tài trợ hầu hết các sự kiện lớn của quốc gia như sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ, những ngày văn hóa Việt Nam tại nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Anh, Bỉ, Hàn Quốc, Luxembourg…, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Quảng bá du lịch: Vietnam Airlines phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chương trình TV show “Vẻ đẹp tiềm ẩn” nhằm giới thiệu những nét đặc trưng và nổi bật về văn hoá, xã hội, đất nước và con người Việt Nam.

Các cuộc thi sắc đẹp: tôn vinh vẻ đẹp con người, văn hóa của đất nước như Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Du lịch

Tài trợ các sự kiện văn hoá và giáo dục

- Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam : Tài trợ cho Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam đi lưu diễn trong và ngoài nước.

- Duyên dáng Việt Nam: nhằm quảng bá và tôn vinh đất nước, con người và văn hoá Việt Nam và đang không ngừng phát triển cùng hoà nhập với cộng đồng quốc tế, Vietnam Airlines tài trợ cho sự kiện duyên dáng Việt Nam tại Úc 2005, Singapo 2007, Anh 2008...

- Phát triển tài năng trẻ đất nước: Vietnam Airlines tham gia hỗ trợ cho các chương trình đào tào và tìm kiếm tài năng trẻ như chương trình Trí tuệ Việt Nam, Thắp sáng Tài năng Kinh doanh trẻ.

Hỗ trợ các sự kiện thể thao: Trong nhiều năm qua, để hỗ trợ cho sự phát triển nền thể thao nước nhà, Vietnam Airlines tài trợ cho các hoạt động thể thao như

bóng đá, bóng chuyền, golf, tennis… cho vận động viên đi thi đấu trong và ngoài nước.

Các hoạt động hỗ trợ cộng đồng: Bên cạnh những hoạt động tài trợ cho các loại hình sự kiện, Vietnam Airlines còn có trách nhiệm hỗ trợ giúp đỡ cộng đồng. Hàng năm, Vietnam Airlines đã đóng góp xây dựng các quỹ “Hỗ trợ xã hội”, “Vì người nghèo”, “Tấm lòng vàng”, “Bảo trợ trẻ em”, “Chất độc màu da cam”, xậy dựng nhà tình nghĩa, nhận nuôi và phụng dưỡng suốt đời 167 mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ cho đồng bào các tỉnh bị thiên tại lũ lụt, ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi như trạm biến thế điện ở A Lưới, trường học ở Nà Pán….

Từ các hoạt động trên, VNA dần đi vào lòng người khách vì vậy, VNA cần nỗ lực hơn nữa và cần xúc tiến thật tốt các hoạt động này nhằm tạo dựng uy tín, đẳng cấp cho riêng mình.


KẾT LUẬN


Trong điều kiện kinh tế thế giới đang trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, việc một doanh nghiệp đứng vững được trên thị trường cần rất nhiều sự nỗ lực trong công tác quản lý. Khi công tác quản lý tốt, doanh nghiệp sẽ có một chiến lược phát triển phù hợp và theo đúng định hướng mục tiêu đó, doanh nghiệp sẽ ổn định, việc cạnh tranh sẽ là cơ hội để doanh nghiệp từng bước trưởng thành trên bước đường hội nhập. Vietnam Airlines là Hãng hàng không Quốc gia, là anh cả trong ngành, là một thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và cũng là một thành phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác Quốc tế của Việt Nam với các nước khác. Vì vậy, vấn đề phát triển bền vững của VNA đòi hỏi phải có một chiến lược quản lý hợp lý và được chú trọng thích đáng.

Trong tiến trình hội nhập, kinh tế Việt Nam còn hết sức khó khăn và còn thấp so với các nước khác trên thế giới. Cũng như nền kinh tế còn đang phát triển thì sức cạnh tranh của Việt Nam cũng phải đối đầu với những vấn đề hết sức khó khăn. Bản thân Hãng hàng không Quốc gia cũng đang phải đối đầu với những vấn đề hết sức khó khăn, khả năng cạnh tranh thấp, khả năng tụt hậu lớn, vì vậy Chính phủ và Nhà nước còn phải làm nhiều việc để nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh hiện nay.

Khóa luận này đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với các cấp chính phủ và biện pháp đối với Hãng hàng không Quốc gia để giải quyết bài toán cạnh tranh hiện nay và hy vọng bài nghiên cứu này có thể đóng góp một phần nhỏ bé cho công cuộc cải thiện vị trí của Ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và hãng hàng không Quốc gia Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế.

Tuy bản thân đã cố gắng và được sự chỉ bảo tận tình của ThS. Nguyễn Lệ Hằng cũng với sự giúp đỡ của các anh chị trong Tổng công ty hàng không Việt Nam nhưng khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp ý kiến của cá thầy cô và các bạn để đề tài này ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bản tin của viện khoa học hàng không; số 01/2010

2. Bản tin hàng không; tháng 1-2/2010

3. Porter, Micheal E. (1996)Chiến lược cạnh tranh(Sách biên dịch), Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội

4. PGS.TS Ngô Kim Thanh – PGS.TS Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình Quản trị chiên lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân

5. Porter, Micheal E.(1998), Lợi thế cạnh tranh quốc gia (Sách biên dịch), Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội

6. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, TP. Hồ Chí Minh

7. Quản lý thị trường chiến lược (2008) , Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội

8. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (2006.2007,2008,2009,2010). Tạp chí Hàng không Việt Nam (1-12), Hà Nội

9. Thông tư liên tịch 103/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 12/11/2008, Hướng dẫn về quản lý giá cước vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải


Tiếng Anh

1. Doganis, Regas (2002), Flying off course – The economics of International Airlines, Routledge, Tailor and Francis Group, New York.

2. Jekins, Darryl (1995), Handbook of Airlines Economics, Aviation Week Group, The McGraw – Hill Companies, New York.

3. Taneja, Nawal K. (2008), Flying Ahead of the Airplane, Ashgate, Great Britain.


Một số Website tham khảo

-Website của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế www.iata.org

-Website của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới www.icao.int

-Website đánh giá chất lượng của các Hãng hàng không www.skytrax.com

-Website chính thức của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam www.vietnamairlines.com

-Báo thanh niên online www.thanhnienonline.com

-Báo Tiền Phong www.tienphong.com

-Báo tin tức www.tinmoi.com

-Báo cáo đáng giá mức độ cạnh tranh của quốc gia WEF

PHỤ LỤC 1

Các tuyến đường của Vietnam Airlines liên kết với các hãng hàng không khác trên thế giới

American Airlines

Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita - Chicago, Narita - Dallas Fort Worth, Narita - New York, Paris - Dallas Fort Worth, Paris - Chicago, Paris - Boston,

Paris - Miami, Paris - New York, Frankfurt

- Dallas Fort Worth, Frankfurt - Chicago, Dallas Fort Worth - Washington, Dallas Fort Worth - Oklahoma, Dallas Fort Worth - Boston, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas Fort Worth - Denver, Dallas Fort Worth -

Miami, Dallas Fort Worth - Atlanta.


Japan Airlines

Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Hà Nội - Narita, Tp. Hồ Chí Minh - Narita, Sapporo - Osaka, Osaka - Haneda, Fukuoka - Miyazaki, Hà Nội - Nagoya, Tp. Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh -

Fukuoka.


Korean Air

Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Siem Reap.


China Airlines

Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei -

Los Angeles, Taipei - San Francisco, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh - Taipei.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Giải pháp phát triển chiến lược cạnh tranh của VietNam Airlines - 12

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/05/2022