Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Về Các Tội Xâm Phạm Các Tội Xâm Phạm Trật Tự Quản Lý Kinh Tế .

Sau ngày Miền Nam được giải phóng năm 1975, để đối phó với các thế lực thù địch phá hoại nền kinh tế, ngày 15 - 3 - 1976 Hội đồng Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03 - SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt, xét xử các tội phạm ở miền NamViệt Nam ở thời điểm ban hành.

Sắc luật số 03-SL/76 được coi là sự khái quát chính sách hình sự về tội phạm và hình phạt nói chung. Sắc luật số 03-SL/76 xác định có bảy loại tội phạm: 1) Tội phản cách mạng (Điều 3); 2) Tội xâm phạm đến tài sản công cộng (Điều 4); 3) Tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân (Điều 5); 4) Tội kinh tế (Điều 6); 5) Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và tội hối lộ (Điều 7); 6) Tội xâm phạm tài sản riêng của công dân (Điều 8) và 7) Tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và sức khoẻ của nhân dân (Điều 9). Như vậy, tội kinh tế được đánh giá có mức độ nguy hiểm thứ tư trong bảy nhóm tội phạm.

Lần đầu tiên, khái niệm tội kinh tế được xác lập:

“ Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về kinh tế, tài chánh cho Nhà nước, cho hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định và cải thiện đời sống của nhân dân, gồm có các loại :

- Sản xuất hàng giả, cố ý lừa gạt người tiêu thụ.

- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước.

- Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả.

- Mua gian, bán lận, trốn thuế, lừa gạt nhà cầm quyền.

- Đầu cơ, tích trữ, tung tin thất thiệt dìm giá, tăng giá phá rối thị trường.

- Bán hàng Nhà nước cấm” (Điều 6)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Sắc luật 03-SL/76 có nội dung (về tội danh và đường lối xử lý) về cơ bản là thống nhất với các Pháp lệnh năm 1970. Điểm mới của Sắc luật 03- SL/76 so với các văn bản pháp luật trước đó là đã khái quát được tính chất

nguy hiểm của các hành vi phạm tội kinh tế, tập hợp được những hình thức phạm tội phổ biến cần nghiêm trị [50, tr.148].

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng - 5

Như vậy, qua nghiên các quy định về tội phạm xâm phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi BLHS lần đầu tiên được ban hành ta thấy, trong giai đoạn này các tội xâm phạm TTQLKT đã được bước đầu đề cập đến trong các văn bản quy phạm pháp luật về hình sự của nhà nước ta. Tuy nhiên, đặt trong mối tương quan với các quy định nhằm bảo vệ chế độ chính trị, trật tự xã hội khác như tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản của nhà nước thì các tội phạm về xâm phạm các tội xâm phạm TTQLKT chưa được quan tâm đúng mức. Đặc biệt là lĩnh vực thuế GTGT trong giai đoạn này chưa được đề cập đến, bởi lẽ nền kinh tế đang trong giai đoạn cả nước còn chiến tranh, miền Bắc thì trong tình trạng bao cấp, tập trung giải phóng miền Nam nên các thành phần kinh tế chưa phát triển, các quan hệ về thuế, kinh doanh chưa hình thành nhiều. Do đó, trong giai đoạn này, tội phạm xâm phạm trật tự các tội xâm phạm TTQLKT chưa được quy định nhiều trong các văn bản của nhà nước.

1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các tội xâm phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế .

Trên cơ sở tập hợp và pháp điển hoá luật lệ về hình sự đã ban hành từ những năm đầu của chính quyền cách mạng đến giữa những năm 1980, cũng như thể chế hoá chính sách hình sự của Nhà nước ta trong thời kỳ cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, BLHS đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 27 - 6 - 1985, có hiệu lực ngày 1 - 1 - 1986.

Quy định về các tội xâm phạm chế độ kinh tế, tài chính được tập hợp thành một chương riêng trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1985 với tên gọi: Các tội phạm về kinh tế (chương VII Phần các tội phạm). Tên gọi mang tính chất khái quát này được kế thừa quy định tại Điều 6 Sắc luật 03-SL/76 ngày 19 - 4 -1976.

Chương các tội phạm về kinh tế bao gồm 21 điều luật quy định các tội phạm cụ thể (từ Điều 164 đến Điều 184) và một điều luật quy định hình phạt bổ sung (Điều 185). Trong quá trình áp dụng, đến giữa năm 1997, BLHS đã được Quốc hội sửa đổi bổ sung bốn lần (lần thứ nhất vào tháng 12 năm 1989, lần thứ hai vào tháng 8 năm 1991, lần thứ ba vào tháng 12 năm 1992 và lần thứ tư vào tháng 5 năm 1997). Trong cả bốn lần sửa đổi, chương các tội phạm về kinh tế vẫn được giữ nguyên về số lượng điều luật. Tuy nhiên, trong từng điều luật cụ thể đều có sự sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của thực tế nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu đấu tranh bảo đảm TTQLKT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, góp phần duy trì và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Theo quy định của BLHS năm 1985 đã xác định các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của các tội phạm về kinh tế.

Sự xâm hại chế độ kinh tế, tài chính được biểu hiện cụ thể qua sự vi phạm ở mức độ nhất định các quy định cũng như các chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước. Những quy định và chính sách kinh tế rất đa dạng và phong phú, có thể có tính chất chung cho toàn bộ hệ thống kinh tế, nhưng cũng có thể có tính chất riêng cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế. Mỗi tội phạm về kinh tế cụ thể đều vi phạm những quy định, những chính sách kinh tế cụ thể ở các mức độ khác nhau. Đa số các tội phạm về kinh tế được quy định là những tội có cấu thành tội phạm hình thức (Điều 164 đến Điều 173 và Điều 183, Điều 184). Các tội phạm còn lại có cấu thành tội phạm vật chất, tức là tội phạm hoàn thành khi hành vi đã gây ra hậu quả nhất định. Hậu quả của các tội phạm về kinh tế là những thiệt hại cho nền kinh tế nói chung cũng như cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế. Ở những tội phạm nhất định, hậu quả đó có thể được thể hiện ở những thiệt hại vật chất cụ thể [38].

Đối với đa số các tội phạm về kinh tế, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Chủ thể thực hiện có thể là bất kỳ ai có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Trong một số tội phạm, chủ thể chỉ có thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ sở hoạt động kinh tế và trong cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội (Điều 174 đến Điều 182).

Bộ luật hình sự năm 1985 quy định về tội trốn thuế rất đơn giản, theo đó: “Người nào trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm”[38]. Quy định về tội trốn thuế đã có những thay đổi rõ rệt so với các quy định trước đây, bởi lẽ trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường đã bước nào được hình thành và hoàn thiện, các hành vi trốn thuế đã bắt đầu manh nha trên thực tế. Vì vậy, quy định của BLHS có ý nghĩa quan trọng trong đấu tranh phòng chống hành vi này.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, quy định về thuế GTGT chưa được ban hành bởi lẽ đầu tiên Luật thuế GTGT ban hành năm 1997, từ đó, các hành vi chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Quy định của Luật thuế GTGT năm 1997 một mặt đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu thuế nộp ngân sách nhà nước đồng thời cũng là cơ sở để doanh nghiệp thu hồi được số thuế đã phải nộp. Tuy nhiên, lợi dụng các quy định của Luật thuế GTGT về hoàn thuế, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các hành vi lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế của Nhà nước. Thực tiễn đã đặt ra việc áp dụng các quy định của BLHS để đấu tranh phòng chống tội phạm này.


Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ

TRÊN ĐỊA BÀN TP.HẢI PHÒNG

2.1. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TRONG LĨNH VỰC HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Sau một thời gian thực hiện, BLHS năm 1985 đã góp phần tích cực trong việc đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm nói chung và các tội phạm xâm phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT nói riêng. Tuy nhiên, các BLHS năm 1985 cũng đã bộc lộ những vướng mắc bất cập gây khó khăn cho quá trình áp dụng. BLHS năm 1999 đã được ban hành, đây là bước phát triển mới trong quá trình pháp điển hóa pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay. Quy định về các tội xâm phạm các tội xâm phạm TTQLKT trong BLHS năm 1999 đã có những bước thay đổi cơ bản.

Như trên đã phân tích tại Chương 1 của luận văn, chúng ta thấy, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 không có một Chương hay Mục riêng qui định về các tội phạm trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT mà ở đây là một nhóm các tội phạm nằm rải rác ở các Chương, các Mục khác nhau. Các tội phạm này cùng có một đặc trưng là xâm phạm tới các quan hệ xã hội trong lĩnh vực thuế GTGT như: chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, tham ô tài sản từ tiền hoàn thuế GTGT, trốn thuế, buôn lậu.... Tuy nhiên, từ những đặc điểm của các tội xâm phạm TTQLKT nói chung, chúng ta thấy, các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT thuộc Chương XVI của BLHS chỉ bao gồm các tội phạm sau: Tội trốn thuế (Điều 161); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a); Tội

vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164b). Như vậy, những quy định về các tội xâm phạm TTQLKT trong lĩnh vực hoàn thuế GTGT trong BLHS được quy định cụ thể như sau.

2.1.1. Quy định của Bộ luật hình sự về tội trốn thuế.

Tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 BLHS năm 1999, Điều 161 quy định:

Người nào trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193,

194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì... [40].

Trốn thuế là không nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tội trốn thuế là tội phạm đã được quy định từ sớm vì hành vi trốn thuế là hành vi xâm phạm đến ngân sách của Nhà nước. Tuy nhiên, chính sách thuế cũng tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội của đất nước và chính sách hình sự đối với hành vi trốn thuế cũng phụ thuộc vào tình hình đó. Tội trốn thuế có những dấu hiệu cơ bản sau.

- Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt nhưng cũng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người theo quy định của pháp luật phải nộp thuế mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Chủ thể của tội phạm này phụ thuộc đối tượng phải nộp các loại thuế cho Nhà nước.

Nếu không có đăng ký kinh doanh mà kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng với giấy phép kinh doanh nhằm trốn thuế thì thuộc trường hợp phạm tội kinh doanh trái phép; nếu trốn thuế xuất nhập khẩu nhằm buôn bán

hàng hoá qua biên giới thì thuộc trường hợp phạm tội buôn lậu; nếu buôn bán hàng cấm nhằm trốn thuế thì thuộc trường hợp buôn bán hàng cấm.v.v...

Các điều kiện khác về chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với các tội phạm khác. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này trong bất cứ trường hợp nào, vì cả ba khoản của Điều 161 Bộ luật hình sự không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm

Người phạm tội chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là trốn việc nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hành vi trốn nộp thuế có thể được biểu hiện khác nhau như: Khai bớt doanh thu, khai man hàng hoá, gian lận trong việc hạch toán hoặc có những thủ đoạn gian dối khác để không phải nộp số tiền thuế mà theo pháp luật họ phải nộp.

Nếu người phạm tội không có thủ đoạn gian dối để trốn thuế mà chỉ có hành vi chây ỳ không chịu nộp thuế, thì không phải là hành vi trốn thuế mà tuỳ trường hợp người chây ỳ nộp thuế có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về hành vi chây ỳ việc nộp thuế. Nếu người có nghĩa vụ phải nộp thuế, nhưng trốn tránh việc nộp thuế bằng cách rời khỏi nơi cư trú hoặc bỏ trốn để không phải nộp thuế thì bị coi là trốn thuế [36, tr.72].

Nếu sau khi đã nộp đủ, nộp đúng số tiền thuế cho Nhà nước, nhưng sau đó lại dùng thủ đoạn gian dối để được hoàn thuế thì hành vi của người phạm tội là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ví dụ: trong thời gian qua một số doanh nghiệp, cá nhân đã lợi dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng, đã dùng thủ đoạn gian dối làm thủ tục xin hoàn thuế giá trị gia tăng.

Hiện nay, theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 10/2003/TTLT/BTP- BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 26 tháng 6 năm 2013 hướng dẫn một số quy định của BLHS về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán, chứng khoán thì: “Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các

hành vi được qui định tại Điều 108 của Luật quản lý thuế, đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu được qui định tại Điều 161 của BLHS”.

Như vậy, hành vi trốn thuế vừa phải đáp ứng được điều kiện là vi phạm quy định tại Điều 108 Luật quản lý thuế vừa thỏa mãn các dấu hiệu như trên đã phân tích về Tội trốn thuế quy định tại Điều 161 BLHS. Điều 108 Luật quản lý thuế quy định:

Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;

2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán;

4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

5. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

6. Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan;

7. Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí