Công tác đánh giá cán bộ là việc làm thường xuyên tại Đảng bộ huyện. Đảng bộ đã gắn việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình tổ chức Đảng và đảng viên với việc đánh giá, xếp loại cán bộ đảm bảo nghiêm túc. Mỗi năm, cán bộ diện BTV, Thường trực Huyện ủy quản lý được đánh giá khoảng 140 -160 đồng chí, trong đó có 97,5% cán bộ được đánh giá hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; 2,5% cán bộ hoàn thành nhiệm vụ. Thông qua đánh giá công khai, dân chủ, chất lượng cán bộ từng bước được nâng lên. Cũng trong nhiệm kỳ 2011 - 2015, BTV Huyện ủy đã xây dựng và triển khai kế hoạch lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên lãnh đạo cấp ủy và lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn theo Quy định 262 - QĐ/TW ngày 8/10/2014 của Bộ Chính trị [5, tr. 9], góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy và đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp.
Chỉ đạo công tác bồi dưỡng cán bộ
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức nhất là cán bộ dự nguồn, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở được thường xuyên quan tâm. Trong nhiệm kỳ đã cử 107 đồng chí đi học các lớp: cao cấp lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng an ninh, bồi dưỡng quản lý Nhà nước, đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã… Ngoài ra:
- Năm 2011, Huyện ủy đã tổ chức được 24 lớp đào tạo, bồi dưỡng 2 174 lượt cán bộ, đảng viên.
- Năm 2012, Huyện ủy đã tổ chức được 21 lớp đào tạo, bồi dưỡng 1 966 lượt cán bộ, đảng viên.
- Năm 2013, Huyện ủy đã tổ chức được 21 lớp đào tạo, bồi dưỡng 1 895 lượt cán bộ, đảng viên.
- Năm 2014, Huyện ủy đã tổ chức được 12 lớp đào tạo, bồi dưỡng 1 385 lượt cán bộ, đảng viên.
- Năm 2015, Huyện ủy đã tổ chức được 22 lớp đào tạo, bồi dưỡng 2 070 lượt cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác cán bộ nhiệm kỳ 2011 - 2015 còn một số tồn tại như: Một số đơn vị xã, thị trấn trên địa bàn tuy đã có xây dựng quy hoạch cán bộ song vẫn mang tính hình thức. Công tác quản lý cán bộ còn nhiều khuyết điểm, tồn tại, chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập so với yêu cầu của nhiệm vụ.
Tiểu kết chương 2
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng Bộ Huyện Yên Mô Đẩy Mạnh Thực Hiện Nhiệm Vụ Xây Dựng Đảng Trong Những Năm 2011 - 2015
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Ninh Bình Và Đảng Bộ Huyện Yên Mô
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 10
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 12
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 13
- Đảng bộ huyện Yên Mô Ninh Bình thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng từ năm 2001 đến năm 2015 - 14
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ huyện Yên Mô từ năm 2006 đến năm 2015 đã thu được nhiều kết quả tích cực. Trên cơ sở tiếp thu những chủ trương, đường lối về công tác xây dựng Đảng được đưa ra tại các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI; Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, XX, Huyện ủy Yên Mô đã đề ra những phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội sát đúng, phù hợp với thực tiễn của địa phương và chỉ đạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức nhân dân nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra. Những thành tựu về kinh tế - xã hội mà Yên Mô đạt được chính là sự phản ánh sinh động sự nỗ lực không mệt mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện trong công tác xây dựng Đảng ở giai đoạn này.
Từ 2006 đến 2015, công tác giáo dục tư tưởng đã được tăng cường. BTV, Thường trực Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quần chúng nhân dân thực hiện tốt các Nghị quyết mà Đảng bộ đề ra. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đều tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, đất nước và đặc biệt là ra sức thi đua học tập, lao động sản xuất, công tác, tu dưỡng rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Hồ Chủ tịch. Bên cạnh đó, Huyện ủy cũng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo nâng cao chất lượng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên, chất lượng sinh hoạt chi bộ có bước cải thiện; đội ngũ cán bộ, đảng viên trưởng thành, trình độ các mặt ngày càng được nâng lên. Đặc biệt ở nhiệm kỳ 2011 - 2015, Đảng bộ huyện Yên Mô đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, siết chặt kỷ luật trong Đảng. Số lượng đảng viên và tổ chức Đảng bị xử lý kỷ luật cũng tăng hơn so với nhiệm kỳ 2006 - 2010. Qua đó năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ và chất lượng đảng viên cũng được nâng lên một bước. Đội ngũ đảng viên từ đó mà phát huy tốt hơn vai trò lãnh đạo của mình ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra.
Tuy vậy, từ năm 2011 đến năm 2015 Đảng bộ huyện Yên Mô cũng còn một số hạn chế trong công tác xây dựng Đảng đó là: công tác thông tin tuyên truyền ở một số nơi chưa thường xuyên, hiệu quả chưa cao; một số đơn vị chưa chủ động trong công tác kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; trình
độ kiến thức, năng lực chuyên môn của cán bộ một số đơn vị cấp xã, phường, thị trấn còn thấp, chưa chuyển kịp theo yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp CNH - HĐH. Từ những hạn chế, khuyết điểm này Đảng bộ huyện sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công tác xây dựng Đảng trong những nhiệm kỳ tiếp theo.
Chương 3
NHẬN XÉT CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU
3.1. Nhận xét chung
3.1.1. Về những thành tựu cơ bản
Thứ nhất, từ năm 2001 đến năm 2015 Đảng bộ huyện Yên Mô đã lãnh đạo xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm.
Trong 15 năm (2001 - 2015), qua 3 nhiệm kỳ Đại hội, công tác xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị của Đảng bộ huyện Yên Mô đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhận thức được nâng cao hơn, tư duy được đổi mới hơn, tư tưởng được thống nhất hơn, thể hiện ở việc đã tạo được sự nhất trí trong Đảng bộ huyện, sự đồng thuận trong xã hội đối với những chủ trương, chính sách trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Nhiệm vụ: tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã có những chuyển biến tích cực.
Bản lĩnh chính trị, năng lực, trí tuệ, tính chiến đấu của Đảng bộ huyện và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, ý chí, nghị lực từng bước được nâng cao. Đồng thời, là cơ sở để xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Đồng thời, Đảng bộ huyện đã tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội và con đường đi lên CNXH của dân tộc.
Công tác lý luận đã đi trước một bước, cập nhật kịp thời đời sống hiện thực, phát hiện nhân tố mới, bổ sung làm phong phú thêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, vận dụng sáng tạo những vấn đề cơ bản lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm của các nước vào điều kiện cụ thể của huyện Yên Mô trong điều kiện mới, không dập khuôn, máy móc; kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn.
Trong 15 năm (2001 - 2015), qua 3 nhiệm kỳ Đại hội, Đảng bộ huyện Yên Mô đã thành công trong việc vạch ra những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn ở địa phương và yêu cầu của từng thời kỳ trên cơ sở quán triệt
sâu sắc các chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết của TW và Tỉnh ủy. Chiến lược kinh tế xuyên suốt được Đảng bộ xác định trong giai đoạn 2001 - 2005 là: “Đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế”. Giai đoạn 2006 - 2010, Đảng bộ đã đề ra phương hướng chung để phát triển kinh tế - xã hội đó là: “tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở đảm bảo an ninh lương thực”, và “đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” được coi là nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ trong công tác xây dựng Đảng về mặt chính trị trong những năm 2010 - 2015. Để thực hiện được những mục tiêu này, đồng thời phát huy được những ưu thế của một huyện có đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nhân dân địa phương có truyền thống lao động cần cù, chịu khó, Đảng bộ huyện Yên Mô đã coi phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm. Do vậy, từ năm 2001 đến năm 2015, kinh tế của huyện có mức tăng trưởng khá. Cụ thể là giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2015 (tính theo giá cố định năm 1994) của nông
- lâm nghiệp - thuỷ sản đạt 1 219 tỷ đồng (mục tiêu là 384,6 tỷ đồng); sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 84,2 nghìn tấn; giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác đạt 101,5 triệu đồng (mục tiêu là 100 triệu đồng).
Đối với sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Đảng bộ đã xác định “đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ”. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cụm công nghiệp. Tiếp tục phát triển các ngành nghề truyền thống như: thêu ren, thảm cói, mây tre đan,… khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, phát triển các ngành nghề mới, sản phẩm mới. Hình thành các chợ nông thôn. Xây dựng thị trấn Yên Thịnh trở thành trung tâm thương nghiệp, dịch vụ của huyện… Trong nhiệm kì 2010 - 2015, giá trị sản xuất trên địa bàn của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng năm cuối nhiệm kì đạt 1 464 tỷ đồng; dịch vụ là 957,8 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng hiện đại. Nếu như ở nhiệm kì 2001 - 2005, cơ cấu kinh tế giữa 3 ngành: nông nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là: 54% - 17% - 29%, nhiệm kỳ 2005 - 2010: 43,8% - 29,7% - 26,5% thì đến
nhiệm kì 2010 - 2015 cơ cấu tương ứng là 34,7% - 38,7% - 26,6%.
Công tác thu chi ngân sách hàng năm đạt khá cao. Năm 2015, thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 59 tỷ đồng, đạt 133,1% kế hoạch đề ra (trong đó tỷ trọng thu từ thuế, phí, lệ phí tăng từ 33% năm 2010 lên 57% năm 2015). Chi ngân sách đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ, tổng chi ngân sách ước đạt 347 tỷ đồng, bằng 119,06% dự toán. Trong đó chi cho đầu tư và phát triển là 127 tỷ đồng; chi thường xuyên 192 tỷ đồng. Cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục được tình trạng mất cân đối trong thu, chi ngân sách.
Kinh tế phát triển, y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,5%; số trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia là 43/53 trường; có 5 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 99,8%. Số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá là 86%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được đảm bảo. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được tăng cường. Đã triển khai và thực hiện tốt công tác quốc phòng và quân sự địa phương cùng với các chính sách xã hội khác. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được các cấp chính quyền quan tâm, giải quyết kịp thời, không để phát sinh các điểm khiếu kiện phức tạp.
Những thành tựu kinh tế - xã hội từ 2001 đến 2015 mà nhân dân Yên Mô đạt được là rất đáng ghi nhận. Những thành tựu này đã chứng minh được rằng Đảng bộ Yên Mô đã thực sự giữ được vai trò lãnh đạo duy nhất, là hạt nhân trong hệ thống chính trị ở địa phương và phát huy được cao nhất sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Như vậy, nhìn một cách tổng thể, ta có thể khẳng định rằng Đảng bộ huyện Yên Mô thời kì 2001 - 2015 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt chính trị và là một Đảng bộ vững mạnh về mặt chính trị.
Thứ hai, Đảng bộ huyện Yên Mô đã hoàn thành những nhiệm vụ cơ bản trong công tác xây dựng Đảng về mặt tư tưởng trong những năm 2001 - 2015.
Công tác tư tưởng vốn là những hoạt động có định hướng của Đảng trên lĩnh vực ý thức, tư tưởng nhằm truyền bá một cách một cách có hệ thống những tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học cho cán bộ, đảng viên và quần chúng gắn với những mục tiêu, nhiệm vụ trong từng thời kì cách mạng cụ thể. Công tác tư tưởng
cùng với công tác chính trị và tổ chức là ba nhiệm vụ cốt yếu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng vững mạnh, xứng đáng là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong thời kỳ 2001 - 2015 đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới do vậy mục tiêu, nhiệm vụ của công tác tư tưởng nặng nề hơn. Trước hết là công tác tư tưởng phải thích ứng và phục vụ có hiệu quả những mục tiêu lớn của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới. Nhiệm vụ cơ bản của công tác tư tưởng của Đảng, của mỗi Đảng bộ địa phương được xác định rõ là tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; củng cố lòng tin và quyết tâm của mỗi cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên con đường đi lên CNXH, đồng thời đấu tranh chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động của các thế lực thù địch.
Xác định được vai trò quan trọng của công tác tư tưởng trong công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong 3 nhiệm kỳ (XIV, XV, và XVI) trên tinh thần của Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về “Nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, Nghị quyết TW 5 (khóa X) về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới” cùng với các Văn kiện của Đại hội, các Hội nghị TW 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của Đảng (khóa XI), đặc biệt là Nghị quyết TW4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, công tác tuyên giáo đã được các cấp ủy Đảng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Yên Mô quan tâm chỉ đạo sâu sát, đầu tư lực lượng cán bộ, cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn. Đảng bộ huyện đã chỉ đạo các ban, ngành có liên quan, đặc biệt là Ban Tuyên giáo Huyện uỷ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối, Nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước dưới nhiều hình thức phong phú. Bên cạnh đó, Đảng bộ cũng liên tục mở các lớp bồi dưỡng chính trị nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng. Do vậy, công tác tuyên giáo đã góp phần tạo nên sự nhất trí trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân. Nhiều chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng đến với người dân, được nhân dân hào hứng, phấn khởi đón nhận và tự giác thực hiện, đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó, nhiều địa phương còn làm tốt công tác tư tưởng cho nhân dân trong giải tỏa đất đai, nhà cửa, giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình
văn hóa, động viên nhân dân góp công góp của xây dựng các công trình làm đẹp cho quê hương. Cùng với việc tổ chức tuyên truyền chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của TW và địa phương, công tác tuyên giáo của Đảng bộ Yên Mô thời kỳ này còn tập trung vào lãnh đạo chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03 - CT/TW của Bộ Chính trị. Cuộc vận động này đã góp phần khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, giáo dục và rèn luyện cho cán bộ, đảng viên cũng như mọi thành viên trong xã hội đạo đức cách mạng, đạo đức của con người Việt Nam XHCN.
Như vậy, có thể thấy rằng trong giai đoạn 2001 - 2015, nhiệm vụ xây dựng Đảng về mặt tư tưởng đã được Đảng bộ huyện Yên Mô thực hiện một cách rất linh hoạt, sáng tạo khi hướng mục tiêu của công tác tư tưởng vào phục vụ những nhu cầu cấp bách mà thực tiễn ở từng giai đoạn đòi hỏi. Điều này đã tạo ra những kết quả to lớn trong công tác xây dựng Đảng về mặt tư tưởng của Đảng bộ huyện Yên Mô giai đoạn 2001 - 2015, đồng thời góp phần quan trọng vào thắng lợi chung trong việc thực hiện những nhiệm vụ chính trị của địa phương thời kỳ đổi mới.
Thứ ba, Đảng bộ huyện từng bước xây dựng vững mạnh về mặt tổ chức; công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
Đảng Cộng sản Việt Nam là một Đảng được tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến các Đảng bộ chi bộ cơ sở. Mỗi TCCSĐ góp phần tạo nên nền tảng của Đảng và là hạt nhân chính trị ở sở. Với vị trí, vai trò là “nền tảng”, là “hạt nhân chính trị ở cơ sở”, chất lượng của TCCSĐ lại là nền tảng để tạo ra chất lượng chung của toàn Đảng. Nếu chất lượng của phần đông các tổ chức Đảng tốt thì toàn Đảng sẽ TSVM. Nếu chất lượng của TCCSĐ yếu kém biểu hiện ở tình trạng mất đoàn kết, phá vỡ các nguyên tắc hoạt động của Đảng, đội ngũ đảng viên không TSVM, kém sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo thì đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng có đúng đắn đến mấy cũng không đi vào cuộc sống. Đảng sẽ dần dần bị suy thoái, biến chất, thậm chí mất quyền lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội, có thể đi đến tan rã. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của TCCSĐ, Đảng bộ Yên Mô luôn đặt nhiệm vụ củng cố và nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ là vấn đề trọng tâm khi thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng ở địa phương thời kì 2001 - 2015.