* Mục đích
Nhằm xác định những biểu hiện cụ thể của KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND và các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Lấy tư liệu để xây dựng những vấn đề lý luận và công cụ nghiên cứu của luận án.
* Nội dung
Chúng tôi sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm thuộc lĩnh vực tâm lý học, giáo dục học và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Lấy ý kiến một số cố vấn học tập, chuyên viên làm công tác đào tạo, xây dựng chương trình, quản lý hoạt động học tập của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu các nội dung lý luận liên quan đến đề tài.
* Cách tiến hành
Chúng tôi sử dụng đề cương sơ bộ, bảng hỏi, mẫu biên bản quan sát, phiếu phỏng vấn sâu để xin ý kiến nhận xét của các chuyên gia về vấn đề này.
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3.2.3.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích
- Khảo sát thực trạng các mặt biểu hiện và mức độ của KNHT theo HCTC của sinh viên thuộc 03 cơ sở đào tạo: Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND.
- Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
* Nội dung
- Luận án điều tra trên 503 sinh viên thuộc 03 cơ sở đào tạo Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND. Lý do mà chúng tôi lựa chọn sinh viên của 03 trường đại học trên để tiến hành nghiên cứu vì thông qua đó giúp chúng tôi hiểu biết một cách đầy đủ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Trên cơ sở đó, chúng tôi so sánh, đối chiếu để tìm ra nguyên nhân dẫn đến KNHT theo HCTC
của sinh viên cao hoặc thấp. Từ đó, có biện pháp tác động phù hợp nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
Sinh viên được lựa chọn nghiên cứu là sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và năm thứ ba của các học viện, trường đại học nói trên. Chúng tôi lựa chọn sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ ba bởi vì trong chương trình học tập tại các học viện, trường đại học CAND, thời gian học tập theo HCTC tập trung ở ba năm đầu. Sinh viên năm thứ 4 dành nhiều thời gian cho hoạt động thực tập tại địa bàn cơ sở và viết khóa luận tốt nghiệp nên chúng tôi không khảo sát đối tượng này.
Bảng 3.4: Thông tin về khách thể nghiên cứu
Số lượng (503) | Tỷ lệ % | ||
Giới tính | Nam | 458 | 91.1 |
Nữ | 45 | 8.9 | |
Cơ sở đào tạo | Học viện An ninh nhân dân | 172 | 34.2 |
Học viện Cảnh sát nhân dân | 181 | 36.0 | |
Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND | 150 | 29.8 | |
Học năm | Thứ nhất | 196 | 39.0 |
Thứ hai | 163 | 32.3 | |
Thứ ba | 144 | 28.6 | |
Kết quả tích lũy tín chỉ | Xuất sắc | 6 | 1.2 |
Giỏi | 104 | 20.7 | |
Khá | 216 | 42.9 | |
Trung bình | 175 | 34.8 | |
Yếu - Kém | 2 | 0.4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiểu Biết Của Sinh Viên Về Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ
- Đại Học Kỹ Thuật - Hậu Cần Cand
- Độ Tin Cậy Của Thang Đo Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Học Tập Theo Học
- Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên
- Kết Quả Giải Bài Tập Tình Huống Học Tập Theo Hctc Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Cand
- So Sánh Đánh Giá Của Của Sinh Viên Với Đánh Giá Của Giảng Viên, Cán Bộ Quản Lý Đào Tạo, Cán Bộ Quản Lý Học Viên Về Kỹ Năng Lập Kế Hoạch
Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.
c. Cách tiến hành
- Mỗi khách thể được phát 01 phiếu đã được thiết kế, trả lời độc lập theo nhận thức và hành động riêng của cá nhân, không trao đổi với người khác. Với những vấn đề chưa rõ, có thể hỏi đề người điều tra giải đáp thắc mắc.
- Nguyên tắc điều tra: Trong quá trình thu thập thông tin, chúng tôi tuân thủ nguyên tắc:
+ Tạo không khí thoải mái để khách thể trả lời trung thực, khách quan.
+ Khách thể độc lập trong việc đưa ra câu trả lời, không có sự tác động từ yếu tố bên ngoài.
+ Thông tin thu thập được giữ kín và chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
- Cách tính điểm số trong bảng hỏi:
Để đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, chúng tôi đưa ra những câu mệnh đề và yêu cầu sinh viên lựa chọn 1 trong 5 mức độ phù hợp nhất với họ. Thang đo này gồm 5 mức độ với điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1. Cụ thể:
Thang đánh giá kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ:
Đối với các câu A1, A2, A3 chúng tôi cho điểm với 5 mức độ trả lời như sau:
Điểm | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Câu A1, A2, A3 | Thực hiện chưa đầy đủ, lúng túng | Thực hiện đầy đủ nhưng còn lúng túng, thiếu linh hoạt | Thực hiện đầy đủ, trôi chảy nhưng chưa linh hoạt | Thực hiện đầy đủ, trôi chảy, linh hoạt | Thực hiện rất đầy đủ, trôi chảy, linh hoạt |
Thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng:
Đối với các câu A4, A5, A6, A7, A8 chúng tôi cho điểm với 5 mức độ trả lời như sau:
Điểm | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
A4, A5, A6, A7, A8 | Không đúng | Đúng một phần | Phân vân | Đa phần là đúng | Hoàn toàn đúng |
Thang đánh giá các biện pháp:
Đối với câu A9 chúng tôi cho điểm với 5 mức độ trả lời như sau:
Điểm | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
A9 | Không cần thiết | Bình thường | Cần thiết | Khá cần thiết | Rất cần thiết |
3.2.3.2. Phương pháp quan sát
* Mục đích
Quan sát biểu hiện các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, nhằm phát hiện thực trạng các KNHT theo HCTC và mức độ biểu hiện của các KNHT theo HCTC để có cơ sở thực tiễn làm rõ cho các kết quả nghiên cứu thu được từ bảng hỏi. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp và thực nghiệm rèn luyện KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
* Nội dung
Quan sát các biểu hiện của KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND ở mức độ hiểu biết và thực hiện cả 4 kỹ năng thành phần: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC. Quan sát để đánh giá các kỹ năng dựa trên 3 tiêu chí: tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt.
* Cách tiến hành
Chúng tôi quan sát giờ học trên lớp, giờ học tập nhóm và giờ tự học trên thư viện của sinh viên.
Trong quá trình quan sát, đảm bảo tính khách quan, tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến tâm lý của giảng viên và sinh viên, không can thiệp vào hoạt động dạy và học.
Sử dụng một số phương tiện để phục vụ quá trình quan sát: phiếu quan sát, biên bản quan sát, máy ghi âm, ghi hình (không bao gồm các học phần nghiệp vụ công an).
Kết quả quan sát được phân tích định tính, phục vụ việc làm rõ thêm thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên.
3.2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
* Mục đích
Làm rõ hơn kết quả nghiên cứu thực trạng thu được thông qua sử dụng bảng hỏi và quan sát. Thu thập thông tin, làm rõ những thông tin thu được về biểu hiện và mức độ thực hiện KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND và các yếu tố ảnh hưởng tới những kỹ năng này.
* Nội dung nghiên cứu
- Phỏng vấn sâu về chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý đào tạo theo HCTC của các học viện, trường đại học CAND.
- Phỏng vấn làm rõ biểu hiện, mức độ thực hiện các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; kỹ năng điều chỉnh kế hoạch học tập theo HCTC.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
* Cách tiến hành phỏng vấn sâu
- Gặp gỡ, phỏng vấn sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên tại các học viện, trường đại học CAND. Sử dụng các phương tiện đề cương phỏng vấn sâu (phụ lục 3, 4), giấy, bút, máy ghi âm, máy ảnh để phỏng vấn.
Chúng tôi đưa ra các câu hỏi đóng và câu hỏi mở để sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên tại các học viện, trường đại học CAND có thể trả lời trực tiếp hoặc gián tiếp. Buổi phỏng vấn được tiến hành cởi mở, tự nhiên
3.2.3.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm hoạt động thông qua giải bài tập tình huống
* Mục đích
Là cơ sở để đánh giá khả năng vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của sinh viên vào thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể, từ đó làm căn cứ để đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên.
* Nội dung
Thiết kế các bài tập tình huống giả định về hoạt động học tập theo HCTC, từ đó tìm hiểu mức độ hiểu biết và mức độ thực hiện các kỹ năng thành phần của KNHT theo HCTC.
* Cách tiến hành
Phiếu bài tập tình huống được phát cho sinh viên kèm với bảng hỏi. Sau khi trả lời bảng hỏi, sinh viên giải quyết các tình huống trong phiếu bài tập tình huống, qua đó làm rõ mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các KNHT theo HCTC của sinh viên.
Đáp án của bài tập tương ứng với các mức độ khác nhau của KNHT theo HCTC.
Người nghiên cứu không định hướng, gợi ý hay tác động làm thay đổi cách xử lý bài tập tình huống của sinh viên để đảm bảo tính khách quan.
3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
* Mục đích
Hình thành và hệ thống các bảng kết quả làm cơ sở để phân tích số liệu.
* Nội dung
Phương pháp xử lý số liệu gồm phương pháp phân tích định tính và phương pháp định lượng.
Phương pháp phân tích định tính:
- Xử lý kết quả phỏng vấn sâu: Các kết quả phỏng vấn sâu đối với sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên được phân loại theo từng khía cạnh: Thực trạng KNHT theo HCTC của sinh viên, nguyên nhân của những thực trạng, các yếu tố tác động đến KNHT theo HCTC của sinh viên.
- Xử lý kết quả quan sát: Kết quả quan sát được phân loại theo biểu hiện các KNHT theo HCTC của sinh viên qua các hoạt động học tập trên lớp, tự học trên thư viện, tham gia học tập nhóm.
Phương pháp phân tích định lượng:
Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0. Các thông số, phép toán được sử dụng gồm:
- Phân tích thống kê mô tả: Chúng tôi sử dụng các phép thống kê mô tả để tìm hiểu mức độ các biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Chúng tôi sử dụng các chỉ số:
+ Điểm trung bình cộng (Mean): Dùng để tính điểm của từng mệnh đề, từng biểu hiện của KNHT theo HCTC của sinh viên.
+ Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation): Được dùng để mô tả mức độ tập trung hay phân tán của câu trả lời.
+ Tần suất, tỉ lệ phần trăm: Dùng để thống kê câu trả lời của khách thể.
- Phân tích thống kê suy luận:
+ Phép kiểm định khi bình phương (pearson chisqure statistic) được sử dụng để kiểm định về tính độc lập giữa hai biến cột và biến dòng của bảng chéo ha chiều, kiểm định ngang bằng về tỉ lệ dọc theo các hàng hoặc các cột.
+ Phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA): Dùng để so sánh giá trị trung bình đối với 3 nhóm trở lên, cho biết giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với chỉ số p<0.05.
+ Phép kiểm định t về độc lập giữa hai mẫu (independent Samples T Test): Cho biết đối với nhóm đơn thì trung bình của nhóm chủ thể này có khác với trung bình của các nhóm chủ thể khác không. Các giá trị trung bình được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê khi T-Test của phân tích biến thiên có giá trị vượt ngưỡng thống kê với chỉ số p<0.05.
+ Phân tích tương quan nhị biến (Pearson): Dùng để tìm hiểu sự liên hệ bậc nhất giữa hai biến số, sự biến thiên ở một biến số xảy ra đồng thời với sự biến thiên ở biến số kia như thế nào. Mức độ liên kết hay độ mạnh của mối liên hệ giữa hai biến số được đo bởi hệ số tương quan (r). Hệ số r có giá trị từ
-1 đến +1. Giá trị + (r>0) cho biết mối liên hệ thuận giữa hai biến số. Giá trị - (r<0) cho biết mối liên hệ nghịch giữa hai biến số. Khi r=0 thì hai biến số không có mối liên hệ. P =0.05 là mức cấp độ có ý nghĩa, khi P<0.05 thì giá trị r được chấp nhận là có ý nghĩa giữa hai biến số.
Nếu r nằm trong khoảng từ 0.50 đến ± 1 thì được cho là tương quan mạnh.
Nếu r nằm trong khoảng từ 0.3 đến ± 0.49 thì được cho là tương quan trung bình.
Nếu r nằm dưới ± 0.29 thì được cho là tương quan yếu.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính: Xem xét mối quan hệ giữa một biến số phụ thuộc với một hay nhiều biến số độc lập, dự đoán biến số phụ thuộc từ những biến số độc lập. Phân tích hồi quy cho biết, khi các biến số độc lập thay đổi thì biến phụ thuộc biến đổi như thế nào. Trong nghiên cứu, chúng tôi xem xét sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng có khả năng dự báo như nào về những thay đổi của KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viên, trường đại học CAND. Nếu có thì yếu tố nào có khả năng dự báo cao nhất, mức độ đến đâu?
3.2.5 Phương pháp thực nghiệm tác động
* Cơ sở đề xuất các biện pháp tác động:
- Xuất phát từ cấu trúc của kỹ năng gồm 3 thành phần: Mặt nhận thức, mặt hành động, mặt kết quả. Để thực hiện hoạt động học tập đạt kết quả, đòi hỏi cả
nhân phải nắm vững những tri thức lý luận, kinh nghiệm, mục tiêu, quy trình, kỹ thuật thực hiện các hành động cụ thể. Muốn thực hiện hoạt động hiệu quả, cá nhân phải có hiểu biết về đối tượng hoạt động và cách tiến hành hoạt động.
- Xuất phát từ các giai đoạn hình thành kỹ năng được xác định trong phần cơ sở lý luận. Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của rèn luyện kỹ năng học tập theo HCTC, hiểu biết về nội dung, cách thức tiến hành hoạt động là cơ sở nền tảng cho việc hình thành KNHT. Đồng thời, để hình thành được kỹ năng học tập, cá nhân phải có quá trình làm thử và luyện tập.
- Hiểu biết của sinh viên về cách thức học tập theo HCTC là những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức cho sinh viên về cách thức tổ chức các hành động học tập theo HCTC; rèn luyện qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể có thể phát triển được KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
* Mục đích:
Thực nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp tác động tâm lý sư phạm nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
* Giả thuyết thực nghiệm:
Nếu nâng cao nhận thức về cách thức tổ chức các hành động học tập theo HCTC, cho sinh viên rèn luyện các KNHT theo HCTC thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể sẽ phát triển được KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.
* Nội dung:
Để thực hiện mục đích nâng cao kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, luận án tổ chức rèn luyện kỹ năng học tập theo HCTC cho sinh viên thông qua 2 biện pháp chính:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND về cách thức tổ chức các hành học tập theo học chế tín chỉ.
- Biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể.