Kết Quả Giải Bài Tập Tình Huống Học Tập Theo Hctc Của Sinh Viên Ở Các Học Viện, Trường Đại Học Cand


chưa cao. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp với nhận định của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý sinh viên khi được điều tra và phỏng vấn. Theo ý kiến của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý sinh viên, đa phần sinh viên đều nhận thức đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức thực hiện các KNHT theo HCTC, tuy nhiên khi vận dụng vào thực tiễn vẫn còn lúng túng, hiệu quả còn hạn chế.

Có sự khác biệt giữa các kỹ năng thành phần, trong đó, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC được sinh viên thực hiện tốt nhất (ĐTB=3,34; ĐLC=0,45). Sở dĩ đây là kỹ năng được thực hiện từ bậc phổ thông, nên sinh viên đã có quá trình trải nghiệm và rèn luyện lâu dài. Hơn nữa, hầu hết sinh viên đỗ vào các học viện, trường đại học CAND có ý thức và học lực tốt, nhiều em là học sinh giỏi các cấp… Điều này, có ý nghĩa quan trọng giúp các em tiếp tục học tập tốt ở trường đại học.

Thực tế cho thấy, học tập là một hoạt động có mục tiêu, mục đích rõ ràng, cụ thể nhưng không cứng nhắc trong quá trình thực hiện, nhất là trong chương trình đào tạo theo HCTC. Để hoàn thành các tốt các nhiệm vụ học tập, sinh viên cần có khả năng điều chỉnh hoạt động học tập của mình cho phù hợp với năng lực của bản thân và điều kiện, hoàn cảnh thực tế. ĐTB kỹ năng này là 3,27 và ĐLC = 0,54; xếp thứ bậc 2. Điều đó chứng tỏ các em đã có kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC, tuy nhiên mới chỉ ở mức độ trung bình.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, sinh viên thực hiện kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC là kém nhất (ĐTB=3,07; ĐLC=0,44). Thực tế cho thấy, sinh viên ít khi thực hiện hoạt động lập kế hoạch học tập theo HCTC, hầu như các em chỉ đặt ra mục tiêu học tập chứ chưa quan tâm đến việc làm thế nào để đạt mục tiêu đó. Trong khi đó, bản chất của hoạt động học tập theo HCTC là tự học, chính vì thế mà người học cần lập ra một kế hoạch học tập phù hợp với bản thân mình. Hơn nữa, việc lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ có nhiều điểm khác biệt so với học tập theo niên chế. Khi học tập theo niên chế đa phần sinh viên chỉ xác định những công việc cần thực hiện và sắp xếp lịch trình thực hiện các công việc. Song, học tập theo học chế tín chỉ đòi


hỏi sinh viên phải chủ động trong việc đăng ký môn học, lựa chọn môn nào học trước, môn nào học sau, dự kiến số tín chỉ cần phải tích lũy trong mỗi học kỳ, mỗi năm học.

Một trong những nguyên nhân khiến sinh viên thực hiện kỹ năng này chưa hiệu quả là do hiện nay các nhà trường mới chỉ giới thiệu cho sinh viên về nội dung, chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ ở tuần sinh hoạt ngoại khóa, nhưng thời lượng chưa nhiều, nhiều khái niệm mới trừu tượng nên sinh viên cần có thời gian trải nghiệm thực tế để tìm hiểu dần.

Kết quả khảo sát trên hoàn toàn phù hợp với kết quả giải bài tập tình huống của sinh viên.

Bảng 4.2. Kết quả giải bài tập tình huống học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

1

Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC

2,91

0,56

2

Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC

3,18

0,54

3

Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC

3,01

0,58

ĐTB chung

3,04

0,46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Bảng 4.2 cho thấy sinh viên giải các bài tập tình huống thuộc kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC tốt nhất (ĐTB=3,18; ĐLC=0,54). Tiếp đến là kết quả giải bài tập tình huống thuộc kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC (ĐT=3,01; ĐLC= 0,58). Các bài tập khảo sát kỹ năng lập kế hoạch học tập được sinh viên thực hiện kém nhất (ĐTB=2,91; ĐLC=0,56). Trên cả ba nhóm bài tập tình huống, độ lệch chuẩn tương đối thấp, cho thấy không có nhiều sự khác biệt trong cách xử lý của sinh viên (Xem phụ lục 14).

Kết quả khảo sát của sinh viên có sự thống nhất với kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên. Tuy nhiên, ĐTB chung và ĐTB của từng kỹ năng trong đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và quản lý học viên thấp hơn kết quả tự đánh giá của sinh viên. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:


Bảng 4.3: So sánh đánh giá của sinh viên với đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo, cán bộ quản lý học viên về KNHT theo HCTC

TT

Biểu hiện

Sinh viên

Giảng viên, CBQL

ĐTB

ĐLC

ĐTB

ĐLC

1

Kỹnăng lập kế hoạch học tập theo HCTC

3,07

0,44

2,96

0,23

2

Kỹ năng thực hiện hoạt động học

tập theo HCTC

3,34

0,45

3,26

0,30

3

Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học

tập theo HCTC

3,27

0,54

3,11

0,47

ĐTB chung

3,23

0,42

3,11

0,29

Bảng trên cho thấy, mặc dù kết quả khảo sát của sinh viên có sự thống nhất với kết quả đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên. Tuy nhiên, đánh giá của giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và quản lý học viên thấp hơn kết quả tự đánh giá của sinh viên. Một trong những nguyên nhân của kết quả này là do sinh viên thường tự tin về bản thân mình, một số khác còn thiếu kinh nghiệm trong tự đánh giá nên các em thường đánh giá bản thân mình cao hơn. Hơn nữa, khi giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo và cán bộ quản lý học viên đánh giá sinh viên thường dựa trên những tiêu chí, tiêu chuẩn và những quy định cụ thể nên đôi khi kết quả đánh giá có khắt khe hơn so với tự đánh giá của sinh viên.

Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy, các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có mối tương quan với nhau. Điều này được thể hiện qua sơ đồ sau:


0,684**

KN lập kế hoạch học tập

0,620**



KN điều chỉnh HĐHT

KN thực hiện HĐHT

0,783**


Sơ đồ 4.1: Tương quan giữa các KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND


Sơ đồ trên cho thấy giữa các KNHT theo HCTC có mức độ tương quan thuận và mạnh. Nghĩa là khi sinh viên thực hiện tốt một trong các kỹ năng này sẽ có thể thực hiện tốt các kỹ năng còn lại. Trong đó, giữa kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC và kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC có mức độ tương quan mạnh nhất (r=0,684**), tiếp theo là tương quan giữa kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC và kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC (r=0,783**). Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC và kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC có mối tương quan thấp hơn các kỹ năng còn lại (r=0,620**). Như vậy, muốn phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên cần phát triển đồng bộ các kỹ năng học tập thành phần.

4.1.1.2. So sánh kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của các nhóm sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Theo kết quả học tập:

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND có sự khác nhau theo kết quả học tập. Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê bởi kết quả kiểm định One - way ANOVA với sig = 0,00 (p<0,05) (Xem phụ lục 8.2.1). Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:


Biểu đồ 4 1 So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện trường đại 1


Biểu đồ 4.1: So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo kết quả học tập


Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên có học lực giỏi có kỹ năng học tập tốt nhất (ĐTB = 3,39) tiếp đến là sinh viên có học lực Khá (ĐTB = 3,37), còn sinh viên có học lực Yếu - kém thì có kỹ năng học tập thấp nhất (ĐTB = 2,22). Điều này cho thấy, kết quả học tập và KNHT có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, để có kết quả học tập tốt, sinh viên cần có các KNHT, và khi sinh viên có KNHT thì kết quả học tập sẽ tốt lên. Ngược lại nếu sinh viên không có KNHT tốt thì kết quả học tập sẽ không cao, hay nói cách khác những sinh viên có kết quả học tập thấp là những sinh viên chưa có KNHT.

Theo giới tính:

So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND cho thấy có sự khác nhau theo giới tính. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 4 2 So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện trường đại 2

Biểu đồ 4.2: So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo giới tính

Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên nữ thực hiện các kỹ năng học tập tốt hơn nam sinh viên (ĐTB là 3,38 so với 3,21), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê bởi kết quả kiểm định Independent Samples Test với sig = 0,000 (p<0,05) (Xem phụ lục 8.2.2). Điểm khác biệt theo giới này do hai lý do: Thứ nhất, theo lý giải của một số chuyên gia là do định khuôn giới. Theo đó, nữ thường tỉ mỉ, cẩn thận hơn so với nam. Thứ hai, do đặc thù công


việc của ngành công an, tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh đầu vào đối với nữ giới ở các học viện, trường đại học CAND rất thấp (tối đa 10% chỉ tiêu tuyển sinh), dẫn đến điểm đầu vào đối với nữ cao hơn rất nhiều so với nam. Các nữ sinh viên trúng tuyển tại các học viện, trường đại học CAND đều là những học sinh có học lực tốt ở bậc phổ thông, đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp, có sự chọn lọc cao hơn so với nam giới, do đó kỹ năng học tập cũng có sự khác biệt.

Theo năm đào tạo:

Qua khảo sát chúng tôi còn thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND còn có sự khác nhau theo năm đào tạo. Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 4 3 So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện trường đại 3

Biểu đồ 4.3: So sánh KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND dân theo năm đào tạo

Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên năm thứ ba có KNHT tốt nhất (ĐTB= 3,36) tiếp đến là sinh viên năm thứ hai (ĐTB = 3,28), còn sinh viên năm thứ nhất có KNHT thấp nhất (ĐTB = 3,08). Sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê bởi kết quả kiểm định One - way ANOVA với sig = 0,00 (p<0,05) (Xem phụ lục 8.2.3). Kết quả trên là hoàn toàn hợp lý, bởi sinh viên năm thứ nhất mới bước chân vào môi trường học tập ở trường đại học, nhiều em vẫn giữ thói quen học tập ở trường phổ thông, chưa có KNHT ở đại học nên chưa kịp thích ứng, nhất là với chương trình đào tạo theo HCTC. Sau một thời gian học


tập tại các nhà trường, được sự hỗ trợ hướng dẫn của giảng viên cùng với kinh nghiệm học tập của bản thân các em đã có kỹ năng học tập tốt hơn.

Theo cơ sở đào tạo:

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND còn có sự khác nhau theo cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê bởi kết quả kiểm định One - way ANOVA với sig = 0,074 (p>0,05) (Xem phụ lục 8.2.4). Kết quả cụ thể như sau:

Biểu đồ 4 4 So sánh kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện 4

Biểu đồ 4.4: So sánh kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo cơ sở đào tạo

Biểu đồ trên cho thấy, sinh viên của Học viện CSND có kỹ năng học tập tốt nhất (ĐTB= 3,28), tiếp đến là sinh viên của học viện ANND (ĐTB = 3,21), còn sinh viên Trường Đại học KT - HC CAND có kỹ năng học tập thấp nhất (ĐTB = 3,08).

Tóm lại, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thực hiện đạt mức trung bình. Trong đó, kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC đạt mức cao nhất, kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC đạt mức thấp nhất. Sinh viên có học lực giỏi thực hiện KNHT theo HCTC ở mức cao nhất, sinh viên có học lực yếu - kém thực hiện ở mức thấp nhất. Sinh viên nữ thực hiện KNHT theo HCTC tốt hơn sinh viên nam. Sinh viên Học viện CSND thực hiện đạt mức cao nhất, sinh viên Đại học KT - HC CAND đạt mức thấp nhất. Sinh viên năm thứ ba thực hiện đạt mức cao nhất và sinh viên năm thứ nhất thực hiện đạt mức thấp nhất.


4.1.2. Thực trạng các mặt biểu hiện của kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

4.1.2.1. Thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

a. Đánh giá chung về kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

Trong nghiên cứu này chúng tôi tìm hiểu thực trạng kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND qua 3 nhóm kỹ năng thành phần: Nhóm kỹ năng xác định yêu cầu của chương trình đào tạo; nhóm kỹ năng xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện; nhóm kỹ năng viết kế hoạch học tập. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo

3.26

0.66


1

Xác định được tổng số tín chỉ cần tích lũy trong toàn khóa

học

2,42

1,01

19

2

Xác định được các học phần bắt buộc cần tích lũy trong

toàn khóa học

3,14

1,04

7

3

Xác định được các học phần tự chọn trong toàn khóa học

3,04

0,99

12

4

Xác định được các học phần kiến thức đại cương, nền tảng

của ngành

3,26

0,97

5

5

Xác định được các học phần kiến thức chuyên ngành

3,30

0,92

3

6

Xác định được những yêu cầu về kết quả học tập của từng

kỳ học và của toàn khóa học

3,24

0,90

6

7

Xác định được chuẩn mực về chính trị đối với sinh viên CAND

3,96

0,86

1

8

Xác định được những chuẩn kỹ năng mềm cần đạt của sinh

viên CAND (bơi lội, lái xe, tin học, ngoại ngữ...)

3,73

1,08

2

Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện

3,05

0,58


9

Xác định số học phần cần tích lũy cho từng học kỳ, từng năm

học phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo

3,04

0,85

12

10

Xác định khối lượng tín chỉ cần tích lũy của mỗi học phần,

mỗi học kỳ, năm học

3,01

0,89

14

11

Xác định được năng lực học tập của bản thân

3,30

0,86

4

12

Xác định mục tiêu đối với từng học phần

2,92

1,00

16

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí