Kỹ Năng Lập Kế Hoạch Học Tập Theo Học Chế Tín Chỉ Của Sinh Viên


* Cách tiến hành:

- Khách thể thực nghiệm: 50 sinh viên Học viện An ninh nhân dân.

- Cách tiến hành:

Chúng tôi lựa chọn thực nghiệm với môn Tâm lý học. Quá trình tổ chức thực nghiệm được tiến hành trên môi trường thực trong học kỳ II năm học 2020-2021. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi thiết kế thực nghiệm không nhóm đối chứng. Ưu điểm là giảm được những sai sót về khác biệt cá nhân, nhưng nhược điểm là loại thực nghiệm này yếu về độ hiệu lực. Để khắc phục hạn chế này, chúng tôi thiết kế thời gian thực nghiệm tương đối dài, để khoảng cách giữa 2 lần đo cách xa nhau.

Thời gian tiến hành: Thực nghiệm được tiến hành từ tháng 04 năm 2021 đến tháng 05 năm 2021. Quá trình thực nghiệm được chia làm 6 buổi. Mỗi buối được các chuyên gia tiến hành trong thời gian 100 phút.

Trước khi tiến hành buổi giảng thực nghiệm, giảng viên trao đổi tài liệu, giao nhiệm vụ, hướng dẫn sinh viên đọc tài liệu, hướng dẫn sinh viên cách hệ thống hóa kiến thức theo hướng dẫn.

Giảng viên tiến hành 06 tiết giảng lý thuyết hướng dẫn sinh viên về kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, thực hiện kế hoạch học tập theo HCTC và giao nhiệm vụ trên lớp. Các sinh viên tham gia thực nghiệm được chia thành các nhóm học tập và thảo luận các nội dung bài học. Sau đó sinh viên tham gia 06 tiết tổ chức thực hành lập kế hoạch học tập, lập kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ, giải bài tập tình huống và tổng kết, đánh giá.

Giảng viên giao nhiệm vụ lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập, giải bài tập theo yêu cầu thực nghiệm.

Trong buổi thảo luận, seminar giảng viên hướng dẫn sinh viên cách vận dụng các kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC, thực hiện kế hoạch học tập theo HCTC, cam kết đảm bảo tiến độ trong thực hiện các nhiệm vụ học tập môn Tâm lý học. Sinh viên được chia thành các nhóm và tiến hành thực hành rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch học tập.

Giảng viên tổ chức cho sinh viên giải quyết bài tập tình huống môn Tâm lý học.


Giảng viên và chuyên gia đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, hạn chế trong việc nắm tri thức và các kỹ năng học tập cho sinh viên..

- Tổ chức thực nghiệm tác động: Quá trình thực nghiệm được thực hiện thông qua 4 bước sau:

+ Bước 1: Thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu qua giáo viên chủ nhiệm, giảng viên giảng dạy, quan sát thực tế các buổi học và bảng hỏi.

+ Bước 2: Khảo sát KNHT theo HCTC ban đầu của khách thể thực nghiệm.

Mục đích: Nhằm xác định thực trạng KNHT theo HCTC của nhóm khách thể thực nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.

Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi, giải bài tập tình huống, quan sát.

Kết quả: KNHT theo HCTC của nhóm khách thể trước khi thực nghiệm được biểu hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.5: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên

lớp D52C - Học viện An ninh nhân dân trước thực nghiệm


Kỹ năng


X

SD

Xác định yêu cầu của chương trình đào tạo

3,08

0,44

Xác định mục tiêu, nội dung các công việc cần thực hiện

2,81

0,47

Viết kế hoạch học tập

2,49

0,55

Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo học chế tín chỉ

2,79

0,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 247 trang tài liệu này.

Kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân - 14

+ Bước 3: Thực hiện các biện pháp tác động

Trong khuôn khổ luận án này chúng tôi thử nghiệm 2 biện pháp tác động nhằm phát triển KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Hai biện pháp này được tiến hành song song trong quá trình sinh viên học tập môn tâm lý học. Cách thức tiến hành các biện pháp này như sau:

Thực hiện biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND về cách thức tổ chức các hành học tập theo học chế tín chỉ.

Giảng viên có kinh nghiệm và chuyên gia giảng dạy, cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hoạt động học tập theo học chế tín chỉ, các KNHT theo HCTC cần trang bị, vai trò của các kỹ này đối với hiệu quả học tập, tạo cơ hội cho sinh viên thực hành các kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ từ đó


hình thành các kỹ năng này. Tiếp đó, giảng viên giảng dạy cho sinh viên các nội dung về bản chất của hoạt động lập kế hoạch học tập, vị trí, vai trò và ý nghĩa của lập kế hoạch học tập trong học tập theo học chế tín chỉ, các nội dung, phương pháp lập kế hoạch học tập theo HCTC và các yêu cầu của việc lập kế hoạch học tập, cách thức tiến hành các hành động lập kế hoạch học tập. Biện pháp này được tiến hành qua 2 buổi.

Thực hiện biện pháp 2: Rèn luyện kỹ năng học tập theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể.

Trên cơ sở một tình huống có thật trong thực tiễn, chúng tôi cùng giảng viên xây dựng bài tập tình huống tâm lý học có liên quan tới công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chia thành các nhóm sinh viên để lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, xử lý tình huống thông qua trình bày sản phẩm. Các nhóm sẽ tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình và nhận xét, đánh giá, bổ sung kết quả làm việc của nhóm bạn.

+ Bước 4: Đánh giá và kết thúc.

Để đánh giá sự thay đổi KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi dành cho sinh viên để đánh giá sự thay đổi KNHT theo HCTC của sinh viên trên các tiêu chí tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt.

Phương pháp quan sát: Quan sát giờ học học phần Tâm lý học để đánh giá sự thay đổi định tính các biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên.

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn 4 sinh viên để làm rõ hơn sự thay đổi KNHT theo HCTC của họ.

Sau khi sinh viên học xong học phần Tâm lý học, chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra để đánh giá những chuyển biến trong KNHT theo HCTC của họ. Sau khi xử lý số liệu, chúng tôi đưa ra những nhận xét và đánh giá về hiệu quả của hai biện pháp tác động này. Bước này được chúng tôi tiến hành trong 01 buổi học (02 tiết).

Tiêu chí đánh giá: Dựa vào tiêu chí đánh giá KNHT theo HCTC để đánh giá.


3.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá

3.3.1. Tiêu chí đánh giá

Dựa trên cơ sở lý luận về kỹ năng, kỹ năng học tập, kỹ năng học tập theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND; nội dung, biểu hiện của từng KNHT theo HCTC, luận án kết hợp các tiêu chí định lượng là điểm trung bình và định tính dựa trên 3 tiêu chí là tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt để xem xét và đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

* Tiêu chí định lượng: Căn cứ vào điểm trung bình để đánh giá biểu hiện và mức độ các nhóm KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Căn cứ vào kết quả thu được từ các công cụ điều tra chính là phiếu trưng cầu ý kiến, bài tập tình huống dành cho sinh viên và phiếu phỏng vấn. Luận án đánh giá các kỹ năng qua 5 mức độ: Rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao.

Để xác định khoảng điểm của các mức độ, chúng tôi tính bằng công thức: (Điểm tối đa - Điểm tối thiểu) : Số mức độ

Khoảng cách điểm giữa các mức độ là: (5-1) : 5 = 0,8 điểm. Điểm số tối thiểu của mức độ 1 là 1 điểm.

Điểm số tối thiểu của mức độ 2 là: 1 + 0,8 = 1,8 Điểm số tối thiểu của mức độ 3 là: 1,8 + 0,8 = 2,6 Điểm số tối thiểu của mức độ 4 là: 2,6 + 0,8 = 3,4

Điểm số tối thiểu của mức độ 5 là: 3,4 + 0,8 = 4,2 điểm Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Mức tốt: 4.2 ≤ X ≤ 5; Mức khá: 3.4 ≤ X < 4.2; Mức trung bình: 2.6 ≤ X


< 3.4; Mức yếu: 1.8 ≤ X < 2.6; Mức kém: 1 ≤ X < 1.8.

* Tiêu chí định tính: căn cứ vào 3 tiêu chí tính đầy đủ, tính thuần thục, tính linh hoạt để đánh giá KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND. Tiêu chí định tính của các KNHT theo HCTC của sinh viên được đánh giá như sau:


- Tính đầy đủ: Chủ thể thực hiện được tất cả các nội dung của hoạt động, gồm: Hiểu được mục đích, yêu cầu của kỹ năng; thực hiện được tất cả các nội dung của kỹ năng, không bỏ sót hay bị thiếu nội dung nào.

- Tính thuần thục: Chủ thể thực hiện trôi chảy, thành thạo các thao tác của KNHT theo HCTC.

- Tính linh hoạt:

Thể hiện khả năng của chủ thể vận dụng sáng tạo các phương thức hành động, các nội dung của kỹ năng để đạt được mục đích, kể cả khi điều kiện hoạt động thay đổi.

3.3.2. Thang đánh giá

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chia mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND theo năm mức độ như sau:

Bảng 3.6: Tổng hợp mức độ biểu hiện KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND

Tiêu chí


Mức độ


Định lượng


Định tính


Tốt


4.2 ≤ X ≤ 5

Thực hiện rất đầy đủ, trôi chảy, linh hoạt.

Chủ thể nắm vững nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, rất thuần thục và linh hoạt các thao tác/biểu hiện của các kỹ năng. Thường xuyên thực hiện các thao tác bằng phương thức mới, sáng tạo để đạt được mục đích đã đề ra. Có thể thiếu rất ít nội dung nhưng không đáng kể và không quan trọng. Trong một số tình huống, chủ thể có thể bỏ qua một số thao tác của

kỹ năng để làm tắt nhưng vẫn đạt được kết quả cao.


Khá


3.4 ≤ X < 4.2

Thực hiện đầy đủ, trôi chảy, linh hoạt.

Chủ thể nắm vững nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của các kỹ năng và thực hiện đầy đủ, chính xác, tương đối thuần thục và linh hoạt các thao tác/biểu hiện của các kỹ năng. Đôi khi bị thiếu một phần nhỏ hoặc thiếu một phần nội dung của kỹ năng. Chủ thể thực hiện các nội dung của kỹ năng một cách thuần thục, đôi khi lúng túng nhưng mức độ lúng túng không nhiều. Khi điều kiện hành động thay

đổi, chủ thể có khả năng tiến hành các nội dung một cách sáng tạo.



Trung bình


2.6 ≤< 3.4

X

Thực hiện đầy đủ, trôi chảy, chưa linh hoạt

Chủ thể thực hiện đầy đủ, chính xác, tương đối thuần thục các thao tác/biểu hiện của kỹ năng, tuy nhiên chưa có nhiều sự sáng tạo. Khi hoàn cảnh bị thay đổi, chủ thể lúng túng, khó khăn khi thực hiện hành động trong điều kiện mới.


Yếu



1.8 ≤ X < 2.6

Thực hiện đầy đủ nhưng còn lúng túng, thiếu linh hoạt.

Chủ thể biết cách thực hiện các nội dung của kỹ năng nhưng vẫn còn lúng túng, mức độ lúng túng cao hơn mức độ thuần thục. Chủ thể mới chỉ thực hiện được nội dung của kỹ năng theo quy trình được hướng dẫn hoặc theo mẫu. Đôi khi có sự

đổi mới nhưng rất ít.


Kém


1 ≤ X < 1.8

Thực hiện chưa đầy đủ, lúng túng.

Chủ thể chưa nắm được nội dung, mục đích, cách thức tiến hành của các kỹ năng; thực hiện được rất ít nội dung của kỹ năng, còn thiếu và bỏ sót nhiều nội dung cần thiết để tiến hành hoạt động. Chủ thể thực hiện các nội dung của kỹ năng rất lúng túng, hay mắc lỗi hoặc bỏ sót nhiều thao tác. Đôi khi chủ thể thực hiện được nội dung của kỹ năng nhưng máy móc, cứng nhắc

theo hướng dẫn.


Ghi chú: Điểm càng cao thì mức độ KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND càng cao


Kết luận chương 3

Việc tổ chức nghiên cứu luận án được tiến hành theo quy trình khoa học chặt chẽ. Luận án được tiến hành trên cơ sở phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp khác nhau: Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu; phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động; phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp chuyên gia; phương pháp xử lý số liệu; phương pháp thực nghiệm. Các phương pháp trên bổ trợ cho nhau trong quá trình nghiên cứu, giúp kết quả nghiên cứu toàn diện, khách quan.

Quá trình nghiên cứu thực tiễn được tổ chức thành 4 giai đoạn, từ giai đoạn thiết kế công cụ điều tra đến xử lý kết quả nghiên cứu. Mỗi giai đoạn có mục đích, nội dung, phương pháp nghiên cứu riêng nhưng đều tập trung làm sáng tỏ thực trạng mức độ biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND.

Việc nghiên cứu được tiến hành trên khách thể thuộc 3 học viện, trường đại học CAND, gồm: Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND.

Các số liệu được xử lý theo phương pháp toán học trên cơ sở sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20.0.

Các kết quả điều tra được kiểm chứng trên một số trường hợp điển hình qua quan sát, phỏng vấn sâu, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy cho kết quả của luận án.

Quá trình tổ chức thực nghiệm được tổ chức chặt chẽ từ việc lựa chọn đối tượng thực nghiệm đến việc thực hiện các biện pháp tác động nhằm nâng cao KNHT theo HCTC cho sinh viên. Hai biện pháp được lựa chọn thực nghiệm nhằm phát triển KNHT theo HCTC cho sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND là: Nâng cao nhận thức cho sinh viên về cách thức tổ chức các hành học tập theo học chế tín chỉ; Rèn luyện kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ cho sinh thông qua giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể.


Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KỸ NĂNG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN

4.1. Thực trạng kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

4.1.1. Đánh giá chung về kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

4.1.1.1. Đánh giá chung kỹ năng học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND gồm có ba kỹ năng thành phần, đó là: Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC; Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC; Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND


TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

1

Kỹ năng lập kế hoạch học tập theo HCTC

3,07

0,44

2

Kỹ năng thực hiện hoạt động học tập theo HCTC

3,34

0,45

3

Kỹ năng điều chỉnh hoạt động học tập theo HCTC

3,27

0,54

ĐTB chung

3,23

0,42

Bảng 4.1 cho thấy, KNHT theo HCTC của sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND chỉ ở mức trung bình (ĐTB=3,23; ĐLC=0,43). Nghĩa là nhìn chung sinh viên đã làm được đầy đủ, trôi chảy các nội dung của KNHT theo HCTC, tuy nhiên vẫn chưa có sự linh hoạt.

Kết quả giải bài tập tình huống của sinh viên có ĐTB=3,04; ĐLC=0,46 (Xem phụ lục 14), cũng ở mức trung bình, tuy nhiên thấp hơn so với kết quả khảo sát qua phiếu hỏi. Cho thấy, sinh viên ở các học viện, trường đại học CAND đã thực hiện các hành động học tập theo HCTC tuy nhiên chất lượng

Xem tất cả 247 trang.

Ngày đăng: 15/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí