Quan Điểm, Mục Tiêu Và Phương Hướng Nhằm Đẩy Mạnh Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế


doanh nghiệp DL và cộng động dân cư cũng đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành KTDL trong nước.

Kinh tế du lịch Việt Nam được đánh giá là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực, và trên thế giới, được Chính phủ Việt Nam xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà. Qua đó ngành KTDL góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tăng cường hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Bên cạnh đó ngành KTDL còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tài nguyên thiên nhiên; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập; quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.

Theo thống kê, trong 5 năm qua, ngành KTDL Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 9,5%/năm (gấp khoảng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung cả nước); tổng thu nhập của ngành đạt được khoảng 15,4 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung 13% trong tỷ lệ GDP của đất nước. Chỉ tính riêng ngành KTDL đã thu hút khoảng 10 tỷ USD FDI và khoảng 300.000 tỷ đồng đầu tư trong nước [140].

Tuy nhiên, KTDL Việt Nam còn nhiều hạn chế như: điểm xuất phát còn thấp, trình độ phát triển KT-XH, trình độ kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc, vấn đề bao vệ môi trường, sinh thái còn nhiều hạn chế, bất cập, năng lực cạnh tranh của ngành KTDL còn hạn chế do giá cả sản phẩm DL còn cao; công tác xúc tiến KTDL chưa được quan tâm; các sản phẩm DL hiện nay đều do tự doanh nghiệp làm mang tính tự phát nên còn trùng lặp, cũ kỹ thiếu sự sáng tạo; thiếu những sản phẩm DL đa dạng, chất lượng và độc đáo đã làm cản trở sự phát triển của KTDL Việt Nam trong hội nhập quốc tế.

Chính vì thế, ngành KTDL trong nước còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là tiếp tục tăng cường sự chuyên nghiệp và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật DL một cách đồng bộ, hiện đại; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm DL; xây dựng nhận dạng thương hiệu thống nhất, có chiều sâu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; thúc đẩy liên kết và cộng hưởng các động lực tăng trưởng kinh tế ngành và địa phương; tạo thu nhập và việc làm, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành KTDL Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, thu hút 14-15 triệu lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân 12-14%/năm trong giai đoạn 2015-2020; ngành KTDL đóng góp 9-10% GDP, tổng thu từ khách DL đạt 29-32,5 tỷ USD, tăng trưởng 14-16% giai đoạn 2015-2020; tạo ra 3,5 triệu việc làm, trong đó có 1,02 triệu việc làm trực tiếp. Về dịch vụ lưu trú DL, tổng số buồng lưu trú là 600.000 buồng, trong đó 30-35% đạt


chuẩn 3-5 sao [124]. Đặc biệt định hướng ngành KTDL Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại, sản phẩm DL có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành KTDL phát triển. Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm DL đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên DL độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển DL biển; phát triển DL văn hóa làm nền tảng, phát triển DL sinh thái, DL xanh, DL có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

4.1.3. Bối cảnh tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh TT-Huế là một tỉnh giàu đẹp, có nhiều tài nguyên DL, nhất là được kế thừa Di sản Thế giới Kinh đô Huế và những di sản văn hóa phi vật thể. Tỉnh Thừa Thiên Huế phong cảnh hữu tình, con người hiền hòa, mến khách với nền văn hóa truyền thống đậm đặc... Nhiều năm qua, DL tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát triển mạnh mẽ, ghi dấu trên bản đồ DL cả nước, trở thành điểm đến thân thuộc của du khách nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Tỉnh TT-Huế hiện nay đã quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển ngành KTDL nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng DL, làm căn cứ cho đầu tư phát triển các sản phẩm DL nhằm thu hút du khách. Các địa bàn trong tỉnh đều có chiến lược, kế hoạch riêng về phát triển KTDL. Cùng với sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về phát triển KTDL, coi đó là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH chung của địa phương.

Trong thời gian qua, Tỉnh ủy TT-Huế đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/11/2016 với mục tiêu: Tập trung phát triển mạnh KTDL, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đến năm 2020, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; đến năm 2030, xây dựng tỉnh TT-Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới. Nghị quyết ra đời đã trở thành kim chỉ nam và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KTDL tỉnh TT-Huế trong năm 2017 và các năm về sau.

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 16

Phát huy lợi thế là thành phố của những di sản và lễ hội - nguồn tài nguyên quý giá của DL địa phương, ngành KTDL đã biết kết hợp với những nguồn lực và tiềm năng khác của tỉnh để từ đó tạo ra những bước phát triển khá toàn diện và bền vững, trở thành một trong những trung tâm văn hóa, DL lớn của cả nước. Thực hiện sự liên kết


phát triển về KTDL với các tour DL trong tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây; với các điểm DL ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam; hình thành nên “Con đường di sản miền Trung”. Dịch vụ KTDL ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TT-Huế.

4.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM ĐẨY MẠNH KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.2.1. Quan điểm đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

Phát triển KTDL tỉnh TT-Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh; phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người, xã hội, lịch sử văn hóa tỉnh TT-Huế; gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế.

Phát triển KTDL bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; có trọng tâm, trọng điểm; để KTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”. Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hoà trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.

Phát triển KTDL theo hướng PTBV dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược, cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá. Phát triển KTDL theo hướng bền vững phải gắn với phát triển kinh tế, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng tỉnh TT-Huế thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng - an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Kinh tế du lịch theo hướng PTBV đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Kinh tế du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội cao và hội nhập quốc tế sâu rộng; phát triển KTDL tỉnh TT-Huế phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và với sự phát triển DL các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các trung tâm


DL lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... khu vực ASEAN, hành lang kinh tế Đông - Tây nhằm tạo nên những sản phẩm DL đặc thù, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước.

4.2.2. Phương hướng đẩy mạnh kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế

4.2.2.1. Mục tiêu phát triển

- Tập trung phát triển mạnh KTDL, dịch vụ thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2025 đưa tỉnh TT-Huế trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; đến năm 2030, xây dựng tỉnh TT- Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

- Phát triển tỉnh TT-Huế thành đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”

- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm DL hiện có, đặc biệt chú trọng sản phẩm DL văn hóa - di sản; đồng thời xây dựng một số sản phẩm mới có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao.

- Tăng trưởng ổn định chỉ tiêu về lượt khách, tăng mạnh chỉ tiêu về doanh thu DL thông qua các thị trường khách có đẳng cấp, chi tiêu cao bằng cách tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng các dịch vụ DL cao cấp.

- Đến năm 2020: KTDL - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh. Thu hút trên 5 triệu lượt khách, trong đó, 3 - 3,5 triệu lượt khách lưu trú, tăng bình quân 12 - 15%/năm; khách quốc tế phấn đấu đạt 2,5 triệu lượt, tăng bình quân 13%/năm, Doanh thu DL đạt khoảng 6.000 tỷ đồng. Thời gian lưu trú bình quân đạt 2,1 ngày. Suất chi tiêu bình quân trên 1,5 triệu đồng/khách.

- Đến năm 2030: KTDL - dịch vụ đóng góp trên 55% GRDP của tỉnh. Thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó, có 5 triệu lượt khách lưu trú; khách quốc tế đạt 3,5 triệu lượt. Doanh thu DL đạt khoảng 18.000 - 20.000 tỷ đồng. Thời gian lưu trú bình quân đạt 2,5 ngày. Suất chi tiêu bình quân trên 2 triệu đồng/khách.

Từ năm 2018 trở đi phấn đấu kinh tế dịch vụ DL đóng góp vào GDP địa phương trên 50%, năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm DL quốc gia, kinh tế dịch vụ DL là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương.


* Dự báo các chỉ tiêu phát triển KTDL

∙ Khách DL đến TT-Huế

+ Năm 2020 thu hút 5,1 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 2 triệu lượt.

+ Năm 2025 thu hút 8,8 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 3,2 triệu lượt.

+ Năm 2030 thu hút 12 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 5 triệu lượt.

∙ Khách do các cơ sở lưu trú phục vụ

+ Năm 2020 thu hút hơn 3,9 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 1,6 triệu lượt tăng trưởng khách DL 11%/năm.

+ Năm 2025 thu hút hơn 7 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 2,9 triệu lượt tăng trưởng khách DL 12%/năm.

+ Năm 2030 thu hút hơn 10,4 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 4,3 triệu lượt tăng trưởng khách DL 8%/năm.

∙ Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 12.800 phòng năm 2020 có 22.600 phòng năm 2025 có 38.100 phòng năm 2030 có 61.400 phòng

∙ Chỉ tiêu việc làm: Năm 2017 tạo việc làm cho khoảng 16.000 lao động năm 2020 khoảng 22.000 lao động; năm 2017 khoảng 40.000 lao động năm 2030 khoảng

62.400 lao động.

∙ Tăng trưởng KTDL bình quân giai đoạn 2017 - 2030: 11%.

∙ Mức chi tiêu bình quân của khách DL:

- Mức chi tiêu bình quân trong cơ sở lưu trú

+ Năm 2020 ước đạt hơn 1,2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế 0,66 triệu đồng đối với khách nội địa.

+ Năm 2025 ước đạt hơn 1,4 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế 0,83 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2030 ước đạt hơn 1,7 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế 1,05 triệu đồng đối với khách nội địa.

- Mức chi tiêu bình quân ngoài xã hội

+ Năm 2020 ước đạt hơn 3,1 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế 1,6 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2025 ước đạt hơn 3,6 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế 2,1 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.

+ Năm 2030 ước đạt hơn 4,2 triệu đồng/ngày đối với khách quốc tế 2,6 triệu đồng/ngày đối với khách nội địa.


∙ Chỉ tiêu GDP DL và tỷ trọng trong GDP tỉnh:

+ Năm 2020: là 6.182 tỷ đồng chiếm 13,1% so với GDP toàn tỉnh.

+ Năm 2030: là 25.025 tỷ đồng chiếm 17,2% so với GDP toàn tỉnh [167]; [168].

4.2.2.2. Một số phương hướng chủ yếu

Một là, đổi mới tư duy, nhận thức và cách làm KTDL theo hướng PTBV đối với các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Xem KTDL theo hướng PTBV là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy KT-XH địa phương pháp triển

Hai là, phát triển KTDL với tốc độ cao, có tính đột phá, tương xứng với tiềm năng và lợi thế thế tài nguyên thiên nhiên, lịch sử, văn hoá, đưa KTDL thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của KTDL vào GDP toàn tỉnh và góp phần giải quyết việc làm; tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ hoạt động KTDL.

Ba là, định hướng phát triển KTDL theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái, tôn tạo các tài nguyên DL tự nhiên và nhân văn; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử và văn hoá truyền thống; đảm bảo về an ninh, chính trị và an toàn xã hội.

Bốn là, phát triển tỉnh TT-Huế thành một điểm đến DL với dịch vụ đồng bộ, các sản phẩm đặc trưng mang tính chất văn hoá, sinh thái, DL biển, đầm phá, nghỉ dưỡng kết hợp với chữa bệnh…có sức cạnh tranh cao và hướng tới đẳng cấp khu vực, quốc tế.

Năm là, khuyến khích và thu hút đông đảo cộng đồng dân cư địa phương tham gia tích cực vào hoạt động KTDL, với phương châm: “1 người dân, 1 hình ảnh, 1 ấn tượng về văn hoá và DL Huế”.

Sáu là, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát triển KTDL; phát triển mạnh thị trường trong nước; ưu tiên thu hút các dự án lớn đầu tư vào các khu DL cao cấp, gắn với phát triển dịch vụ đồng bộ, hấp dẫn, có đẳng cấp và tính cạnh tranh cao.

Bảy là, chú trọng khai thác thị trường trọng điểm khách DL quốc tế đến từ các nước Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada…). Thu hút, phát triển mạnh thị trường gần như Đông Nam Á, đặc biệt là khu vực hành lang kinh tế Đông - Tây và Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc…). Đồng thời, phát triển mạnh thị trường DL nội địa, với mục đích tham quan, nghie dưỡng biển, DL tâm linh, DL sinh thái, DL kết hợp công vụ…


4.3. GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương đối với kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững

4.3.1.1. Thay đổi và nâng cao tư duy nhận thức và cách làm kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững của những chủ thể tham gia

Kinh tế du lịch theo hướng PTBV không thể phát triển độc lập mà cần có sự đồng lòng của toàn xã hội, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, đặc biệt là nhận định xã hội về KTDL theo hướng PTBV phải thay đổi một cách cơ bản mà trước tiên là ở cấp ra chính sách. Từ những bài học kinh nghiệm trong phát triển KTDL theo hướng bền vững, có thể thấy một trong những bài học quan trọng dẫn tới sự thành công đó là nhờ vào đội ngũ những người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng trong ngắn hạn và cả dài hạn; có tư duy tiến bộ, đột phá trong hoạt động KTDL.

Nghị quyết 92/NQ-CP của Chính phủ được ban hành đã đưa ra giải pháp quan trọng đầu tiên là “Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển KTDL”. Do đó, chỉ khi nhận thức đúng và đầy đủ về KTDL theo hướng PTBV thì tỉnh TT-Huế mới tạo ra sự liên kết giữa các bên liên quan là Nhà nước và khu vực tư nhân, giữa các ngành, các cấp, giữa cộng đồng doanh nghiệp và địa phương để phát huy đúng vị trí, vai trò của KTDL theo hướng PTBV và đưa KTDL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Những giải pháp cụ thể:

- Thay đổi cách tư duy, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của KTDL theo hướng PTBV; về nội hàm kinh tế, môi trường và văn hoá của KTDL theo hướng PTBV. Phải biến nhận thức thành những hành động cụ thể, hình thành hệ thống giải pháp đồng bộ để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV.

- Khắc phục tình trạng coi nhẹ, giản đơn trong hoạt động KTDL, hay làm KTDL theo kiểu mùa vụ, “ăn xổi”, mạnh ai nấy làm, thiếu sự liên kết, hay chỉ khai thác tài nguyên mà không chú trọng bảo vệ môi trường và gìn giữ bản sắc văn hoá… Cần nhận thức rằng thúc đẩy KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn không chỉ tạo động lực phát triển KT-XH, mà còn góp phần quảng bá hình ảnh, con người, văn hoá Huế đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

- Cần thay đổi quan điểm phát triển lâu nay là chỉ nhìn vào số lượng khách DL để đánh giá, chỉ nhìn vào bề nổi của sự tăng trưởng mà chưa chú ý đến chất lượng tăng


trưởng là làm sao để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu bình quân của du khách, làm sao để tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân…

- Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò và động lực của ngành KTDL cho mọi chủ thể, đối tượng để tạo sự đồng thuận xã hội về phát triển KTDL trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách DL trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn phát triển các tài nguyên DL trong phát triển KTDL bền vững.

- Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách phục vụ cho công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tham gia vào hoạt động KTDL, đồng thời cần hỗ trợ phương tiện và có chính sách đãi ngộ cho đội ngũ này.

4.3.1.2. Xây dựng nét đẹp trong ứng xử văn hoá du lịch

- Để ngăn chặn, xử lý, khắc phục các vấn nạn, tiến tới chấm dứt một loạt hình ảnh xấu của môi trường DL, tạo nên hình ảnh tốt đẹp và niềm tin cho du khách trong và ngoài nước, tạo bước chuyển biến căn bản về môi trường KTDL tỉnh TT-Huế thì chính quyền địa phương cần phải tạo lập được một cuộc vận động sâu rộng trong nhân dân, mà trước hết là trong toàn ngành KTDL, cùng chung tay cải thiện môi trường DL. Để làm tốt nhiệm vụ này thì trách nhiệm quản lý nhà nước về KTDL của chính quyền địa phương, của Ban quản lý các khu DL và các cơ sở kinh doanh dịch vụ DL phải được đặt lên hàng đầu. Cần có các biện pháp xử lý mạnh tay, kịp thời các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm, tiến tới chấm dứt, không để tái phạm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và xây dựng môi trường DL văn minh cho tỉnh TT-Huế.

- Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển KTDL của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đề cao trách nhiệm của chính quyền tỉnh TT-Huế trong xử lý các vấn đề nóng như: tăng cường quản lý giá cả; bảo đảm an toàn, ứng xử văn minh với du khách; từng bước xóa bỏ nạn ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo du khách, trộm cướp…; bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xây dựng, ban hành các hướng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động KTDL, nhất là với các cơ sở kinh doanh DL. Xây dựng các quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023