Khối Lượng Chất Thải Phát Sinh Trong 1 Ngày Qua Các Năm Và Dự Báo Trong Tương Lai Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế


hoá, kinh tế du lịch và cảnh quan khác cũng là loại xung đột môi trường có tính phổ biến. Việc xả rác bừa bãi, quản lý CTR không hợp lý còn gây ô nhiễm môi trường tại các địa điểm danh lam thắng cảnh, các khu di tích lịch sử văn hoá và các địa điểm DL, ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển KTDL [164].

Biểu đồ 3 18 Khối lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày qua các năm và dự 1

Biểu đồ 3.18: Khối lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày qua các năm và dự báo trong tương lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: [164]


* Ý thức trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh DL với tài nguyên DL và môi trường

Mặc dù việc kiểm soát môi trường tại các khu DL, resort và khách sạn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý KTDL nhằm giữ được môi trường sạch sẽ, thu hút du khách. Tuy nhiên, công tác này ở tỉnh TT-Huế vẫn còn khá nhiều hạn chế và bất cập.

Điển hình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh TT-Huế đã tiến hành kiểm tra 36 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ KTDL, lưu trú trên địa bàn trong thời gian qua. Tuy nhiên, đa số các cơ sở sau khi được phê duyệt/xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Cam kết Bảo vệ môi trường, Đề án Bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn môi trường đều thực hiện chưa đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, cụ thể.

(i) 34/36 cơ sở đã thực hện công tác lập Báo cáo ĐTM, Đề án Bảo vệ môi trường hoặc Bản đăng ký đạt Tiêu chuẩn môi trường trình cấp cấp có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận, chiểm tỷ lệ 94.4% [101].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


(ii) 36/36 cơ sở có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chiếm tỷ lệ 100%. Tuy nhiên chỉ có 11/36 cơ sở được đầu tư xây dựng hệ thống có công nghệ phù hợp để xử lý, chiếm tỷ lệ 30,56% [101].

(iii) Việc quản lý chất thải nguy hại còn chưa được cơ sở chú trọng và thực hiện đúng theo quy định: chỉ có 22/36 cơ sở có Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chiểm tỷ lệ 61,11%; chỉ có 12/36 cơ sở đã bố trí kho để lưu giữ chất thải nguy hại, chiểm tỷ lệ 33,33%; có 04/36 cơ sở phương án xử lý chất thải nguy hại thích hợp (hợp đồng với đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý), chiếm tỷ lệ 11,11% [101].

(iv) Chỉ có 17/36 cơ sở thực hiện chương trình giám sát môi trường theo quy định, chiếm tỷ lệ 47,22% [101].

(v) Gần 39,8% cơ sở chưa đăng ký chất thải nguy hại, gần 88,8% cơ sở chưa có phương án xử lý chất thải nguy hại thích hợp (hợp đông với đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý) theo quy định của pháp luật [101].

Qua kết quả khảo sát người dân địa phương cho thấy rằng, có đến 37,3% người dân địa phương không đánh giá đến mức đồng ý đối với tiêu chí “vệ sinh xung quanh các cơ sở lưu trú đảm bảo” (trung bình đạt 3,85) và có đến 44% người dân địa phương không đánh giá đến mức đồng ý đối với tiêu chí “cơ sở ăn uống tại địa phương đảm bảo vệ sinh sạch sẽ” (trung bình đạt 3,72) [101].

Biểu đồ 3 19 Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về 2

Biểu đồ 3.19: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch đến môi trường thông qua hai tiêu chí “vệ sinh xung quanh các cơ sở lưu trú đảm bảo” và “cơ sở ăn uống

tại địa phương đảm bảo vệ sinh sạch sẽ”

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả [Phụ lục 5]


Chất lượng vệ sinh nói chung là vấn đề đáng được lưu ý khi mức độ hài lòng của khách DL dối với tiêu chí này là khá thấp, lần lượt là 3,44 cho khách nội địa và 3,40 cho khách quốc tế. Điều này phần nào ảnh hưởng đến đánh giá của du khách đến sự hài lòng chất lượng của các cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ), khi mức trung bình chỉ đạt 3,55 đối với khách nội địa và 3,85 đối với khách quốc tế [Phụ lục 4].

Biểu đồ 3 20 Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng vệ sinh 3

Biểu đồ 3.20: Mức độ hài lòng của du khách đối với chất lượng vệ sinh nói chung và chất lượng của các cơ sở lưu trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả [Phụ lục 4]

* Ảnh hưởng từ hoạt động của làng nghề truyền thống tới tài nguyên DL và môi trường

Tỉnh TT-Huế có 88 làng nghề, trong đó có 66 làng nghề truyền thống và 22 làng nghề mới. Sản phẩm sản xuất của các làng nghề khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước trong nước và xuất khẩu, với 32 nghề và nhóm nghề: gồm các nghề tiểu thủ công nghiệp, dệt - thêu, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Hầu hết các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, phân tán trên địa bàn rộng, điều kiện hạ tầng còn thiếu thốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ lao động còn hạn chế. Các làng nghề đều chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và cũng chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường [59].

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/04/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, trong đó TT-Huế có các làng nghề sau: (i) Làng nghề sản xuất vôi hàu: Bao Vinh, thành phố Huế và xã Lộc Hải (nay là thị trấn Lăng Cô), huyện Phú Lộc; (ii)


Cụm sản xuất gạch ngói xã Hương Toàn và xã Hương Vinh, huyện Hương Trà; (iii) Làng nghề đúc đồng Phường Đúc và Thủy Xuân, thành phố Huế. Ngoài ra, còn có một số làng nghề hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: (i) Làng nghề tinh bột sắn Xuân Lai, xã Lộc An, huyện Phú Lộc; (ii) Làng nghề bún Vân Cù, thị xã Hương Trà; (iii) Làng nghề bún Ô Sa, huyện Quảng Điền. Hiện nay, 02 làng nghề bún Vân Cù và Ô sa bước đầu đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ chương trình mục tiêu Quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.

Làng nghề ở tỉnh TT-Huế với công nghệ sản xuất cũ, thiết bị và công cụ còn lạc hậu, phần lớn là tự tạo hoặc cải tiến thủ công, lao động giản đơn, không được đào tạo cơ bản, chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ. Mặc khác, cơ sở vật chất còn thô sơ, hệ thống xử lý môi trường hầu như chưa có hoặc rất sơ sài, thải trực tiếp hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn thải ra môi trường nên ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, nhất là ô nhiễm mùi của các cơ sở chế biến thủy sản, thực phẩm… Nhiều chuyên gia cho rằng, Hiện nay, Tình trạng ô nhiễm làng nghề vẫn kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến môi trường đất, nước và cả đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Đơn cử tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh như đúc đồng, gạch ngói, sản xuất bún tươi... Mặc dù ô nhiễm đã kéo dài và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, nhưng vì không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật để khắc phục ô nhiễm, nên những hộ sản xuất nhỏ lẻ tại các làng nghề này đành phó mặc, chờ hỗ trợ của Nhà nước.

Sự hạn chế này một phần xuất phát từ vấn đề quy hoạch và quản lý làng nghề của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Đa số các làng nghề ở tỉnh TT- Huế phân bổ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, chưa có quy hoạch làng nghề nên mặt bằng sản xuất chật, bố trí sản xuất phân tán, manh mún, cơ sở hạ tầng không đảm bảo yêu cầu như cống rãnh thoát nước, công trình xử lý môi trường.

* Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, tiếp giáp với biển Đông, một bộ phận của ổ bão Tây Bắc Thái Bình Dương là ổ bão lớn nhất hành tinh nên các tỉnh miền Trung, đặc biệt là TT-Huế hàng năm thường chịu ảnh hưởng của các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, nước dâng, lốc, tố, trượt đất, xói lở bờ sông, bờ biển, hạn, xâm nhập mặn. Do biến động khí hậu nên thiên tai xẩy ra nơi đây ngày càng nghiêm trọng. Cường độ và tần suất bão, lũ và các thiên tai như lũ quét, trượt đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, cháy rừng gia tăng do biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến DL theo


hướng làm hư hại cơ sở hạ tầng, làm xấu đi môi trường cảnh quan DL, do đó làm giảm lượng khách đến, ảnh hưởng đến các loại hình DL nghỉ dưỡng, DL sinh thái, DL biển, DL mạo hiểm…

Theo kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên & Môi trường công bố, trong đó có kịch bản biến đổi khí hậu cho TT-Huế. Về nhiệt độ, đến năm 2020 tăng 0,5°C so với thập niên 1980-1999. Về nước biển dâng đến năm 2020 dâng cao 9cm và làm ngập khoảng 300 ha. Mực nước biển dâng đến cuối thế kỷ 21 khu vực Trung Trung Bộ trong đó có tỉnh TT-Huế theo kịch bản đến năm 2050 dâng lên 25cm và đến 70cm vào cuối thế kỷ. Do nước biển dâng cao, một số vùng ven biển của TT-Huế ngập, trong đó có các cơ sở DL, nếu không kịp thời điều chỉnh. Một số nhà nghỉ gần biển sẽ bị hư hại do sạt lở, các bãi tắm bị xâm thực mạnh. Các tour DL sinh thái trong vùng đầm phá không thực hiện được do bị ngập sâu, một số điểm DL sinh thái rừng ngập mặn có khả năng biến mất.

Theo dự báo, đến năm 2020, cường độ và tần suất bão, lũ và các loại thiên tai như lốc tố, trượt đất, sạt lở bờ sông, bờ biển tăng mạnh gây thiệt hại hằng năm khoảng 10% GDP của TT-Huế. Trong đó, tác động lớn nhất đe dọa sự PTBV của tỉnh này là nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu mực nước biển dâng 0,5m thì diện tích bị ngập ven biển và đầm phá của Thừa Thiên Huế mất khoảng 5,2% đến 5,6% diện tích toàn tỉnh, số người bị ảnh hưởng gần

9.000 người; gây thiệt hại cho tỉnh khoảng 33% GDP, bao gồm 7,92% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, 0,92% giá trị công nghiệp và 22% giá trị ngành DL. Nếu nước dâng 1m thì diện tích ngập chiếm tỷ lệ 6,34%- 7,1% diện tích toàn tỉnh với 27.230 người bị ảnh hưởng [3].

Mặc dù vậy, công tác dự báo và ứng phó với biến đổi của TT-Huế chưa được quan tâm đúng mức. Một số địa phương, ngành, đoàn thể và người dân vẫn chưa nhận thức rõ được những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội. Trong phòng, tránh, giảm nhẹ thiên tai còn tư tưởng ỷ lại, thiếu chủ động, tình trạng chủ quan, thiếu kinh nghiệm. Việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng cho người dân và tổ chức quản lý phòng, tránh thiên tai hạn chế, nhất là ngư dân đánh bắt thủy sản và đi biển. Các cấp, các ngành và người dân chưa nhận thức được tăng trưởng xanh, phát triển các-bon thấp là cơ hội để thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và do vậy các hành vi, lối sống, mẫu hình tiêu thụ chưa được thay đổi.


3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1. Những thành tựu và hạn chế của kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1.1. Những thành tựu đạt được

* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng.

- Lượt khách và doanh thu ngành KTDL tỉnh TT-Huế tăng trưởng đều qua các năm. Giai đoạn 2006 - 2016, lượng khách tăng bình quân gần 11%/năm và tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành KTDL của tỉnh đạt bình quân gần 20%/năm.

- Đạt được một số thành tựu nhất định trong việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng KTDL. khai thác lợi thế về tài nguyên DL để xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm DL hấp dẫn, đặc biệt là DL di sản và thiên nhiên. Nguồn nhân lực KTDL đảm bảo về số lượng và chất lượng (đối với lao động không đòi hỏi chuyên môn cao), có sự chuyển biến tích cực xét trên cơ cấu trình độ chuyên môn.

- Mức chi tiêu bình quân của khách DL nội địa tại tỉnh TT-Huế có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây, cho thấy khách DL nội địa dã quan tâm nhiều hơn vào các dịch vụ và mặt hàng mua sắm, lưu niệm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.

* Về KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.

- Kinh tế du lịch phát triển đã góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập và xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

- Đã có sự thu hút nhất định sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động KTDL, tạo điều kiện cho cộng đồng được hưởng lợi từ việc phát triển KTDL trong những năm vừa qua. Điển hình là sự tham gia của người dân vào các loại hình như DL làng nghề truyền thống và DL cộng đồng ở các vùng nông thôn.

- Công tác bảo tồn, tu bổ và phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển KTDL được chú trọng triển khai có hiệu quả. Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản văn hóa thế giới đã được tập trung tu bổ, tôn tạo, đưa vào khai thác phục vụ KTDL. Nhiều công trình trọng điểm có giá trị văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc tiêu biểu, có quy mô lớn được đầu tư phục hồi và phát huy giá trị.


* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng sự phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Công tác quy hoạch khu, điểm tài nguyên DL đã được chú trọng. Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học được tiến hành khá toàn diện và có chiều sâu, đảm bảo bảo tồn được tính đa dạng sinh học, các loài đặc hữu cùng các hệ sinh thái đặc trưng của địa phương.

- Công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm DL được thực hiện khá tốt.

- Chất lượng môi trường và ý thức trách nhiệm của khách DL, cộng đồng địa phương với tài nguyên, môi trường tại các khu, điểm DL ngày càng nâng cao.

3.3.1.2. Những hạn chế, yếu kém

* Về KTDL theo hướng PTBV định hướng tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững và có chất lượng.

- Doanh thu ngành KTDL tỉnh TT-Huế thấp so với các địa phương lân cận và tỷ trọng đóng góp của ngành KTDL vào GDP địa phương có xu hướng giảm trong thời gian qua.

- Tỷ lệ khách quốc tế đến tỉnh TT-Huế có xu hướng giảm. So sánh với vùng Bắc - Nam Trung Bộ và toàn quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế của tỉnh TT-Huế là khá thấp.

- Chi tiêu bình quân của khách DL thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước và đặc biệt là thấp hơn nhiều khi so với hai địa phương lân cận là Đà Nẵng và Quảng Nam, trong đó chi tiêu bình quân của khách quốc tế có xu hưởng giảm

- Thời gian lưu trú qua đêm trung bình tại tỉnh TT-Huế chỉ đạt 2,4 đêm (cả khách nội địa và quốc tế), thấp hơn nhiều so với Quảng Nam và Đà Nẵng. Đây là một thực trạng đáng buồn của DL TT-Huế khi không thể giữ chân du khách tại điểm đến, gây nên những mất mát không nhỏ cho DL địa phương.

- Hạn chế trong việc sử dụng các nguồn lực cho tăng trưởng KTDL: trong việc khai thác tài nguyên DL để xây dựng và phát triển sản phẩm DL mới, đột phá; vốn đầu tư thấp, đặc biệt trong lĩnh vực lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh TT-Huế luôn thấp hơn Quảng Nam và Đà Nẵng qua từng năm; hạ tầng phục vụ KTDL có mặt chưa đáp ứng yêu cầu; hạ tầng giao thông kết nối đến các khu,


điểm DL chưa đồng bộ để phát triển mạnh DL cộng đồng, tạo ra nhiều thách thức trong phát triển KTDL theo hướng bền vững; ứng dụng khoa học và công nghệ trong KTDL chỉ dừng ở mức cơ bản.

- Phần lớn doanh nghiệp DL địa phương có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh có hạn, nhân lực thiếu chuyên nghiệp, liên kết còn lỏng lẻo, khả năng hội nhập còn yếu kém chưa tạo được sức mạnh chung để cạnh tranh trên thị trường đặc biệt trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực, thế giới. Một số dự án DL lớn, mang tính chiến lược của một số tập đoàn đầu tư có thương hiệu đang đầu tư tại tỉnh TT-Huế lại có tiến độ triển khai rất chậm.

- Hoạt động tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh kinh tế du lịch tỉnh TT-Huế còn yếu, chưa thực sự chuyên nghiệp và chưa sâu, chủ yếu tập trung trong dịp Festival Huế; ngân sách cho hoạt động quảng bá tuyên truyền như website, ấn phẩm quảng bá,... chưa được đầu tư đúng mức do khó khăn triền miên về kinh tế, kéo theo đó, chất lượng của những hoạt động quảng bá này chưa cao. Hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khai thác thị trường mới chưa được thực hiện chủ động, chưa khai thác được các thị trường mới do hiệu quả tuyên truyền, quảng bá chưa cao, còn hạn chế cả về kinh phí và phương thức hoạt động.

* Về KTDL theo hướng PTBV hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội, gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương.

- Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa và hoạt động văn hóa còn khó khăn. Chưa huy động tối đa vai trò của cộng đồng tham gia vào phát triển KTDL.

- Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa đang đứng trước những thách thức và hạn chế nhất định khi hệ thống nhà vườn, nhà cổ, phố cổ và các làng nghề truyền thống đang có nguy cơ bị xuống cấp, mai một.

- Quà lưu niệm và quà tặng DL đặc trưng của địa phương còn quá đơn điệu; thiếu các sản phẩm truyền thống, nổi bật, khác biệt. Đặc biệt đánh giá về mức độ hài lòng của du khách trong và ngoài nước về quà lưu niệm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của tỉnh TT-Huế là khá thấp.

- Văn hoá ứng xử trong DL còn kém; tệ nạn ăn xin, bán hàng rong, chèo kéo khách DL vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí