Về Nâng Cao Hiệu Quả Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học Kỹ Thuật Và Công Nghệ Trong Hoạt Động Kinh Tế Du Lịch


- Tập trung đầu tư nâng cấp hoàn thiện các tuyến quốc lộ quan trọng. Huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống đường nối quốc lộ, tỉnh lộ đến các điểm DL. Chú trọng khai thác hiệu quả các sân bay và tuyến đường sắt. Đầu tư, hoàn thiện mạng lưới điện từ lưới điện quốc gia, cải tạo nâng cấp mạng lưới truyền tải điện để đáp ứng các yêu cầu cho KTDL theo hướng PTBV. Hiện đại hoá mạng lưới thông tin, cơ sở bưu chính viễn thông tại các điểm DL trên toàn tỉnh; phát triển các dịch vụ điện thoại mới, tăng cường hiệu quả dịch vụ tư vấn qua tổng đài, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng internet…

- Nâng cao chất lượng nguồn nước ở khu vực trung tâm, đảm bảo cung cấp nước sạch cho các khu DL trọng điểm trong quãng thời gian 10 - 15 năm tới. Quy hoạch đầu tư các trạm cấp và sử dụng nước tại chỗ cho toàn vùng tại các cụm, các điểm DL. Kết hợp cải tạo hệ thống thoát nước cho thành phố, cần quy hoạch hệ thống thoát nước hợp lý nhằm đảm tính bền vững cho các công trình DL và vệ sinh môi trường DL. Nghiên cứu biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống lũ lụt, tình trạng kẹt xe, hay các tác động tiêu cực gây ô nhiểm đến môi trường tự nhiên…

- Tập trung đầu tư hoàn thành công tác chỉnh trang đô thị tỉnh TT-Huế theo hướng xanh - sạch - đẹp, văn minh và an toàn; tiến hành nâng cấp, mở rộng nhà ga - sân bay Phú Bài trở thành nhà ga hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể đón được các máy bay lớn đưa khách trực tiếp từ nước ngoài đến Huế; cải tiến chất lượng phục vụ tại các tuyến đường sắt; hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cảng biển Chân Mây phục vụ DL, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường giao thông đến các điểm DL quan trọng, xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật DL.... Đầu tư phát triển hạ tầng kết nối đô thị Huế với các độ thị vệ tinh; xây dựng các khu đô thị mới, đô thị kiểu mẫu hướng tới xây dựng tỉnh TT-Huế theo hướng đô thị di sản, văn hoá, thân thiện với môi trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng trực tiếp phục vụ DL như: khách sạn, nhà hàng, hệ thống bến bãi đậu xe, bến thuyền DL hai bên bờ sông Hương.

4.3.3.2. Về huy động vốn đầu tư

Có thể thấy nhu cầu về vốn cho các ngành kinh tế nói chung và KTDL theo hướng PTBV tại địa phương là rất lớn. Chính vì thế, để có thể hoàn thành các mục tiêu đã đề ra là phát triển KTDL một cách bền vững, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn


thì tỉnh TT-Huế cần tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho ngành KTDL. Đòi hỏi phải áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ và giải pháp cụ thể của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử vốn phục vụ cho KTDL theo hướng PTBV.

- Ngân sách Nhà nước cần được tập trung đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, làm cơ sở kích thích phát triển ngành KTDL. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng DL tại các điểm DL tiềm năng. Đầu tư tôn tạo tài nguyên, môi trường tại các điểm DL, đầu tư xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực DL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

- Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các nhà tài trợ như Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển KTDL. Đặc biệt là hệ thống quốc lộ và tuyến đường DL trong tỉnh, trục giao thông chính, hệ thống đường, điện, nước vào các điểm DL, hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường…

- Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động KTDL tại địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng và xúc tiến quảng bá hoạt động DL. Đầu tư vào công tác bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hoá, lịch sử, bảo vệ môi trường. Điều tiết nguồn vốn tập trung ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu…

Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế - 18

- Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và các tổ chức trong địa bàn tỉnh. Ưu tiên kêu gọi các tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp và cá nhân tham gia đầu tư vào KTDL. Thực hiện xã hội hoá phát triển KTDL để thu hút sự tham gia và đóng góp của cộng đồng nhằm bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển KTDL.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư cho các tổ chức, doanh nghiệp lớn, đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, khách sạn, giải trí trọng điểm trên địa bàn tỉnh như các thương hiệu Vingroup, Bitexco, InterContinental,... Ngoài ra thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tập trung đầu tư vào các ngành hỗ trợ phát triển KTDL địa phương như dịch vụ vận tải, các dịch vụ giải trí mới; các khu mua sắm cao cấp…

- Tăng cường sự phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương để thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển KTDL để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phương như: chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống…


4.3.3.3. Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhìn chung, không chỉ riêng tỉnh TT-Huế mà ở những tỉnh, thành khác trong nước hiện nay chất lượng nguồn nhân lực ngành KTDL vẫn còn kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới cả về năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn lẫn trình độ ngoại ngữ. Chính vì thế cần có những định hướng phù hợp để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ trong ngành là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đẩy mạnh KTDL theo hướng PTBV trong thời gian tới.

- Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, phải quan tâm giải quyết một loạt vấn đề liên quan đến nhận thức, định hướng chiến lược, chính sách phát triển nguồn nhân lực và xử lý tốt các khâu của quá trình quản trị nguồn nhân lực, từ việc lập kế hoạch đến đào tạo, tuyển dụng, chính sách đãi ngộ. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần phải trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ quản lý nhà nước về quản lý KTDL. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường; trình độ ngoại ngữ, giao tiếp, ứng xử; nghiệp vụ chuyên sâu và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Xây dựng các dự án đào tạo ngoại ngữ, nâng cao kiến thức làm rõ nguồn lợi cho cộng đồng, cho dân cư địa phương. Trong chương trình đào tạo cần phải đưa vào nội dung quản lý môi trường, nhận thức về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của DL trong khuôn khổ một ngữ cảnh rộng lớn mang tính kinh tế, xã hội và môi trường. Cần phải lồng ghép vấn đề KTDL bền vững vào thực tiễn công việc trong quá trình đào tạo.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nghề nghiệp và về KTDL theo hướng PTBV cho học sinh, sinh viên và đội ngũ cán bộ, người lao động: triển khai rộng rãi công tác hướng nghiệp, nâng cao nhận thức về lựa chọn nghề nghiệp, cơ hội việc làm, con đường phát triển nghề nghiệp trong ngành KTDL cho học sinh phổ thông cũng như sinh viên bằng nhiều hình thức (giới thiệu tại các trường phổ thông hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ việc làm…); nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của tính bền vững trong phát triển KTDL hiện nay.

- Tăng cường vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành KTDL. Xây dựng, định hướng các chính sách phù hợp, hình thành khung pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực DL. Bên cạnh đó tăng cường liên kết đào tạo về KTDL với các cơ sở đào tạo và tổ chức quốc tế nhằm đưa chất lượng nhân lực phục vụ ngành DL bắt kịp với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.


- Đa dạng hoá và phát triển các chương trình đào tạo. Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực riêng cho các cơ sở kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ, tổ chức đào tạo theo hướng đa dạng nghề, đa kỹ năng phù hợp với yêu cầu bố trí lao động linh hoạt tại các cơ sở kinh doanh đó, xây dựng các chương trình đào tạo để mở các ngành đào tạo như: tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo, dịch vụ spa, dịch vụ thể thao trên biển…; xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi, trung tâm mua sắm…; rà soát, điều chỉnh chương trình đào tạo hàng năm trên cơ sở nghiên cứu sự thay đổi môi trường, quy mô và đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Ban hành tiêu chuẩn tối thiểu về trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề (bao gồm cả chuẩn về trình độ đào tạo, kinh nghiệm nghề nghiệp, phương pháp giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, tin học…); sớm hình thành khoa sư phạm giảng dạy nghề DL tại các trường nghề theo quy hoạch đã được duyệt để có nguồn cung cấp giáo viên nghề theo quy định; tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cả về phương pháp giảng dạy tích cực, giảng dạy tích hợp, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, bố trí cho giáo viên nghề nâng cao kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp vào thời gian hè hàng năm.

- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Bên cạnh đó cần áp dụng các phương pháp mới trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DL. Từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực DL. Xây dựng cơ chế thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo DL với các doanh nghiệp DL trong giảng dạy, đảm bảo kiến thức lý thuyết phù hợp với thực tế làm việc. Chuẩn hoá và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dạy nghề, quy định các hạng mục công trình và danh mục các thiết bị, dụng cụ tối thiểu cho từng ngành đào tạo; tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở thực hành phục vụ việc rèn luyện kỹ năng từ bậc thấp đến bậc cao, từ đơn giản đến phức tạp…

- Hình thành khối liên kết giữa các cơ sở đào tạo giữa các địa phương lân cận nhằm chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng chương trình đào tạo, xây dựng các hoạt động nhằm tăng cường các hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực. Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở kinh doanh, với hiệp hội DL, hiệp hội khách sạn. Mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đào tạo quốc tế để tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho các chuyên gia và các cán bộ quản lý…


4.3.3.4. Về nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động kinh tế du lịch

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong KTDL nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành KTDL tỉnh TT-Huế là yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý KTDL bằng việc xây dựng hệ thống thông tin quản lý ở tỉnh TT-Huế kết nối với các trung tâm thông tin trong và ngoài nước; học tập và áp dụng các mô hình công nghệ quản lý tiên tiến trong hoạt động KTDL.

- Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu, phát triển hệ thống Wifi miễn phí trên địa bàn các khu, điểm DL trọng điểm. Nghiên cứu xây dựng bản đồ số và các ứng dụng khác phục vụ các nhu cầu của khách DL tại địa phương.

- Đổi mới hoạt động quảng bá xúc tiến dựa trên nền tảng khoa học công nghệ; tăng cường chất lượng môi trường cạnh tranh dưới áp lực của công nghiệp 4.0; đổi mới phương thức quản lý điểm đến. Xây dựng các định hướng hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên công nghệ.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào truyền thông (internet, xây dựng kênh truyền hình riêng cho DL, quảng bá trên các kênh truyền hình nổi tiếng...) trong hoạt động xúc tiến quảng bá DL của TT-Huế và của ngành DL.

- Nghiên cứu áp dụng các mô hình kinh doanh dịch vụ DL trực tuyến (đặt phòng, đặt tour DL trên mạng...) để chuyển dần sang mô hình thương mại điện tử trong KTDL khi các điều kiện về hạ tầng công nghệ và hành lang pháp lý đầy đủ.

- Hoàn thiện việc kết nối mạng tất cả hệ thống khách sạn trên địa bàn tỉnh và tại các điểm giao thương các để thống kê du khách một cách chính xác.

- Áp dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, khu DL nhằm bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV.

4.3.4. Nhóm giải pháp về phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch

4.3.4.1. Nghiên cứu và định hướng thị trường khách du lịch

Sự phát triển của ngành KTDL theo hướng bền vững nói chung và phát triển các sản phẩm DL nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của thị trường khách DL, đặc biệt là thị trường khách DL quốc tế


- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm DL phù hợp với thị trường mục tiêu, đặc biệt là thị trường khách có khả năng chi trả cao, trong đó đặc biệt chú trọng đến các đối tượng khách thương mại đến từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v… Đây là nhóm thị trường có tỷ trọng thấp nên không gây áp lực đến nguồn tài nguyên - môi trường, dễ kiểm soát…, nhưng lại có khả năng đóng góp lớn cho doanh thu của ngành KTDL tại địa phương.

- Tập trung nguồn lực khai thác các thị trường khách DL với mục đích thăm quan DL thuần túy, có thời gian lưu trú lâu, thường đi theo tour trọn gói. Đây là thị trường chiếm tỷ trọng cao của DL tại TT-Huế hiện tại và trong tương lai, đóng góp phần lớn trong doanh thu của ngành KTDL. Ngoài các thị trường truyền thống, trong những năm tới TT-Huế cần tập trung hướng tới khai thác có hiệu quả các thị trường tiềm năng như Nga, Đông Âu, Bắc Âu…. Đây là những thị trường có xu hướng đến khu vực Đông Nam Á, để thưởng thức các sản phẩm DL biển, kết hợp tham quan, nghĩ dưỡng và mua sắm…

- Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện cần thiết để khai thác các thị trường DL theo các chuyên đề đặc biệt như lặn biển, đua thuyền buồm, leo núi, tổ chức các sự kiện chính trị - ngoại giao - văn hóa - thể thao - khoa học kỹ thuật v.v… Nhóm đối tượng nay thường có khả năng tài chính, trình độ học thức cao nên mức độ chi tiêu trong DL và thái độ ứng xử đối với DL có xu hướng cao hơn so với các nhóm đối tượng khác.

4.3.4.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ kinh tế du lịch

Sản phẩm, dịch vụ của ngành KTDL tỉnh TT-Huế hiện nay khá đơn điệu, giá trị gia tăng thấp, sức cạnh tranh yếu vì vậy đã không níu kéo chân du khách ở lại và trở lại với Huế. Để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của ngành KTDL trong thời gian tới thì tỉnh TT-Huế cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ DL mang tính đặc trưng, có đẳng cấp và tăng sức cạnh tranh. Tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ DL có chất lượng cao, quy mô lớn để có khả năng khai thác số lượng khách lớn, có khả năng chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi tiêu bình quân của du khách.

- Xây dựng bộ sản phẩm mang thương hiệu Huế và thương hiệu liên kết vùng. Chú trọng “làm mới” sản phẩm và nâng cao chất lượng loại hình DL di sản để tạo sự


cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm “Con đường di sản miền Trung” và các thành phố di sản khác trên thế giới.

- Nâng cao chất lượng các chương trình lễ hội nhằm thu hút khách tham quan. Ngoài ra cần gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường nhật của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.

- Phát triển đa dạng gắn với nâng cao chất lượng các loại hình DL truyền thống: DL di sản, DL cộng đồng, DL sinh thái, DL ẩm thực; DL lễ hội, DL tâm linh… Đồng thời hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển DL mới: tour DL đồng quê, DL làng nghề truyền thống, DL làng dân tộc ít người, DL Homestay, DL chữa bệnh…

- Củng cố hoàn thiện không gian văn hoá cung đình Cố đô. Phát triển không gian văn hoá lễ hội và lịch sử cách mạng phía Tây Nam thành phố như: Khu di tích Chín hầm; Đền Huyền Trân công chúa, khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ; không gian văn hoá cộng đồng: Thuận An, Phước Tích, Thuỷ Thanh, Lăng Cô…

- Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên văn hoá vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, hoàn thành Khu tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ, nhà thờ Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Duy - Nguyễn Lâm, di tích cụ Phan Bội Châu, bảo tồn các Khu nhà vườn Huế, các Làng nghề truyền thống.

- Bảo tồn và phát huy văn hoá phi vật thể: Nghiên cứu phục hồi và tái hiện văn hoá truyền thống Cung đình; sưu tầm và phát triển ca Huế, ca Kịch Huế và âm nhạc truyền thống Huế; sưu tầm, khôi phục có chọn lọc các loại hình nghệ thuật đặc thù xứ Huế, các lễ hội dân gian.

- Rà soát, xác định trọng tâm các sản phẩm dịch vụ DL hiện có cần duy trì và phát triển; nghiên cứu xây dựng chương trình, sản phẩm và dịch vụ mới có kế hoạch và lộ trình cụ thể như: các tuyến phố đi bộ, phố ẩm thực; tour đầm phá, sinh thái biển đảo; tour chữa bệnh kết hợp nghỉ dưỡng, khám phá Huyền thoại sông Hương…

- Phục hồi và khai thác các điểm di tích mới như Lăng Gia Long, khu Văn Thánh, khu Hỗ Quyền, Voi Ré...; Triển khai mạnh các tour DL tâm linh Ba Đồn, Huyền trân Công chúa, Chín Hầm…; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp các sản phẩm mới để khai thác theo hình thức nhà nước hỗ trợ giai đoạn hình thành sản phẩm.

- Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ DL văn hóa bằng hình thức làm phong phú, sinh động các văn hóa đặc trưng của tỉnh TT-Huế.


- Tập trung đầu tư chỉnh trang đô thị tỉnh TT-Huế, giữ gìn vệ sinh môi trường. Hỗ trợ xây dựng và phát triển các dịch vụ bổ trợ như: chợ và các trung tâm mua sắm, giải trí, khu vui chơi, phố đi bộ, các khu triễn lãm…

- Khai thác và xây dựng sản phẩm, dịch vụ DL đột phá và khác biệt:

+ Xây dựng và phát triển thêm loại hình sản phẩm DL mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế tại các trung tâm DL lớn. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ DL, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng.

+ Xây dựng đề án cụ thể để khai thác lợi thế của vùng đầm phá Tam Giang theo hướng phân vùng để phát triển KTDL theo hướng bền vững, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng,… để kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược một cách hiệu quả nhất.

+ Chú trọng các nhóm sản phẩm, dịch vụ DL đặc thù, chuyên sâu của tỉnh nhằm tạo ra sự khác biệt, tạo thương hiệu riêng, bao gồm: sản phẩm DL thông qua các hoạt động trải nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách như văn hóa triều Nguyễn, di sản và văn hóa làng cổ Phước Tích, kiến trúc đặc sắc của chùa cổ, làng cổ; di sản và văn hóa Chăm ở Huế; di tích cách mạng gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà văn hóa lớn, các nhân vật nổi tiếng. Phát triển các sản phẩm DL làm tái hiện đời sống văn hóa của tầng lớp quý tộc nhà Nguyễn ngay tại những khu sinh hoạt độc đáo như trường xem Hổ Quyền hay điện Voi Ré. Những thú tiêu khiển, phong cách và ngôn ngữ ứng xử, phong vị trong ẩm thực, dụng cụ nghi lễ, sinh hoạt...của tầng lớp quý tộc Huế trước đây, qua đó tạo dựng những sản phẩm DL thật sự mang thương hiệu Cố đô, qua đó tạo ra động lực mới cho phát triển KTDL tỉnh TT-Huế trong tương lai.

+ Ưu tiên hai chiến lược: (1) đột phá Huế trở thành thành phố di sản, thành phố xanh với nguyên lý cốt lõi là sự kết hợp hài hoà giữa xưa và nay, giữa truyền thống và hiện đại; biến lợi thế của một Trung tâm y tế chuyên sâu trở thành nơi chăm sóc sức khoẻ - nghỉ dưỡng đẳng cấp cao; (2) đột phá Chân Mây - Lăng Cô trở thành thành phố đối đẳng Huế, kết hợp với Đà Nẵng để hình thành hành lang đô thị biển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đó là, Huế - Chân Mây - Đà Nẵng - Chu Lai - Dung Quất - Nhơn Hội - Vân Phong, là một tổ hợp phát triển hiện đại - cảng biển cộng với công nghiệp sang tạo và DL nghỉ dưỡng.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí