chương, Công ước quốc tế mà chính phủ Việt Nam đã công nhận và tham gia, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Bảng 3.11: Tổng hợp vốn ngân sách đầu tư tu bổ di tích tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006 - 2016
Đơn vị: 1000 đồng
Năm | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | Tổng | |
1 | 2006 | 22,521,361 | 24,612,559 | 47,133,920 |
2 | 2007 | 18,806,972 | 17,499,796 | 36,306,768 |
3 | 2008 | 30,034,316 | 28,046,233 | 58,080,549 |
4 | 2009 | 18,407,157 | 29,550,505 | 47,957,662 |
5 | 2010 | 25,800,000 | 22,794,478 | 48,594,478 |
6 | 2011 | 35,500,000 | 15,111,417 | 50,611,417 |
7 | 2012 | 55,000,000 | 35,182,177 | 90,182,177 |
8 | 2013 | 59,476,000 | 40,000,000 | 99,476,000 |
9 | 2014 | 91,160,000 | 41,183,000 | 132,343,000 |
10 | 2015 | 104,500,000 | 50,000,000 | 154,500,000 |
11 | 2016 | 84,000,000 | 78,500,000 | 162,500,000 |
Tổng cộng | 656,303,705 | 452,245,466 | 1,109,549,171 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế Giai Đoạn 2006 - 2016
- Cơ Cấu Doanh Nghiệp Lĩnh Vực Dịch Vụ Lưu Trú, Ăn Uống Của Tỉnh Thừa Thiên Huế Và Quảng Nam Năm 2016
- Cơ Cấu Chi Tiêu Bình Quân Một Ngày Khách Quốc Tế Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Khối Lượng Chất Thải Phát Sinh Trong 1 Ngày Qua Các Năm Và Dự Báo Trong Tương Lai Tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Những Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Quan Điểm, Mục Tiêu Và Phương Hướng Nhằm Đẩy Mạnh Kinh Tế Du Lịch Theo Hướng Phát Triển Bền Vững Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.
Nguồn: [99]; [143].
Cũng từ năm 2006 tới nay, hàng chục di tích lịch sử cách mạng, danh lam thắng cảnh như khu chứng tích lịch sử Chín Hầm, vùng A So, A Bia đã được tu bổ, trung tâm văn hóa Huyền Trân được xây dựng, bước đầu góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm phục vụ khách DL; làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn đã được trùng tu, tôn tạo phục vụ các kỳ lễ hội Festival [99].
Đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống như Ca Huế, Nhã Nhạc vấn đề bảo tồn và đào tạo được các cơ quan chức năng, các nghệ nhân, các tổ chức quan tâm thực hiện. Năm 2013, đội ngũ diễn viên nhạc công biểu diễn ca Huế là 474 người, trong đó 221 diễn viên, 242 nhạc công, 11 diễn viên - nhạc công [97]. Đây là đội ngũ có chất lượng và ổn định sinh hoạt trong 04 Câu lạc bộ và 01 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp (04 Câu lạc bộ ca Huế: Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh, Trung tâm văn hóa thành phố, Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế; 01 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp: Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế). Đội ngũ diễn viên, nhạc công cùng với việc duy trì hoạt động các câu lạc bộ góp phần quan
trọng vào việc nghiên cứu, phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của ca Huế nói riêng và nhạc Huế nói chung.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, cụ thể đơn vị trực thuộc là Nhà hát nghệ thuật truyền thống cung đình Huế, bên cạnh việc phát huy giá trị Nhã nhạc, công tác nghiên cứu, đào tạo và truyền dạy luôn được chú trọng trong nhiều năm qua. Trong các hoạt động đó, đào tạo nhạc công trẻ và truyền dạy kỹ năng biểu diễn Nhã nhạc là một trong những hoạt động quan trọng nhằm xây dựng nền tảng cho việc duy trì, phát huy và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật này.
Bên cạnh đó, các tác động tích cực của KTDL đến văn hóa xã hội còn được thể hiện thông qua đánh giá của người dân địa phương. Theo đó, các hộ dân đều đồng ý ở mức cao (trung bình là 4,55) về việc DL góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Ngoài ra, các tiêu chí giá trị văn hóa được tôn trọng trong quá trình khai thác (trung bình là 3,88), du khách tôn trọng văn hóa địa phương (trung bình là 3,88) và du khách góp phần bảo tồn di tích (trung bình là 3,43) đều được đánh giá ở mức đồng ý không quá cao, nhưng cũng cho thấy KTDL đã mang đến các ảnh hưởng tích cực tại địa phương. Bên cạnh đó, các hộ dân còn cho rằng KTDL đã góp phần mở mang kiến thức cho mình (trung bình là 3,99) và tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa giữa khách và cộng đồng địa phương (trung bình là 3,52) [Phụ lục 5].
Biểu đồ 3.15: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới văn hóa xã hội địa phương
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 5]
Tuy nhiên, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa đang đứng trước những thách thức và hạn chế nhất định khi hệ thống nhà vườn truyền thống đang có nguy cơ bị mai một dần. Nhà vườn truyền thống Huế là một di sản đặc biệt cần được bảo tồn và phát huy giá trị để thúc đẩy KTDL theo hướng PTBV. Những ngôi nhà vườn truyền thống
tọa lạc tập trung trong khu vực Nội thành và các phường phụ cận như: Thủy Biều, Kim Long, Vỹ Dạ, Phú Cát, Phú Hiệp…[33]. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong kiến trúc cảnh quan đô thị Huế, tạo nên sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Mặc dù mang nhiều giá trị về tâm linh, văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và giáo dục truyền thống nhưng nhà vườn truyền thống Huế đang có dấu hiệu xuống cấp.
Sức ép dân số là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi này của nhà vườn truyền thống Huế. Chẳng hạn như mật độ dân số phường Kim Long (nơi tập trung nhiều nhất nhà vườn truyền thống Huế) tăng từ 12.239 người năm 2000 lên đến 15.294 người năm 2013 [26]; [27]; [28]; [29]; [30]. Điều này dẫn đến quỹ đất phục vụ dân sinh, kinh doanh tăng lên đã ảnh hưởng xấu đến cảnh quan nhà vườn truyền thống tại khu vực này. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế khó khăn của chủ sở hữu nhà vườn truyền thống Huế, sự thay đổi về gia đình và dòng họ truyền thống, công tác quản lý nhà nước bất cập, ảnh hưởng của khí hậu, thời gian… là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi và suy giảm nhanh chóng số lượng nhà vườn truyền thống ở Huế đến mức báo động. Điều này lại càng được khẳng định hơn khi nhiều chuyên gia được phỏng vấn cho rằng việc hàng ngàn hộ dân sống trong vùng lõi các di tích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến di sản mà còn gây ra vô vàn vấn đề về đô thị, môi trường tự nhiên và xã hội. Vậy nên, làm sao phải có những giải pháp hữu hiệu để huy động được các nguồn lực nhằm bảo tồn di sản bền vững và góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội, đô thị và môi trường [Phụ lục 3].
* Đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua lễ hội và ẩm thực
Thừa hưởng một nền văn hóa lâu đời, tỉnh TT-Huế đã hình thành nhiều lễ hội với 93 lễ hội tiêu biểu được tổ chức theo định kỳ (Sở Văn hóa, Thể thao và DL TT- Huế, 2013). Ngoài các lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn, nơi đây còn tập trung nhiều lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc hấp dẫn khách DL.
Các lễ hội dân gian truyền thống ở TT-Huế thường gắn với tín ngưỡng, tôn giáo, tinh thần thượng võ và khát vọng cuộc sống; gồm nhiều loại hình như lễ hội tưởng nhớ các vị khai canh, khai khẩn, thành hoàng làng; lễ hội tưởng niệm các vị tổ sư ngành nghề; lễ hội tín ngưỡng tôn giáo; lễ hội cầu an theo mùa vụ. Hầu hết các lễ hội vẫn lưu giữ được những nghi thức cơ bản, các tục và các trò chơi dân gian đặc sắc như đua thuyền, nấu cơm, hát chầu văn, đấu vật,... Thông qua hoạt động lễ hội các truyền
thống văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng địa phương được phản ánh rõ nét.
Các lễ hội diễn ra khắp trên địa bàn của tỉnh và phần lớn tổ chức vào mùa xuân như hội vật làng Thủ Lễ, hội vật làng Sình, lễ hội cầu ngư ở làng An Bằng... một số lễ hội diễn ra cả ở mùa xuân và mùa thu như lễ hội điện Hòn Chén vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch,... Các lễ hội truyền thống không những thu hút dân cư tham gia trong một làng, một xã mà có những lễ hội thu hút người dân nhiều huyện, thị trấn, thành phố và cả một vùng.
Điểm nhấn về lễ hội có thể kể đến Festival Huế (các năm chẵn, bắt đầu từ năm 2000) và Festival Nghề truyền thống Huế (các năm lẽ, bắt đầu từ năm 2005), thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày và diễn ra chủ yếu ở thành phố Huế, kết hợp với các địa điểm tham quan nổi tiếng khác của địa phương. Festival nhằm tôn vinh giá trị di sản văn hóa TT-Huế với nhiều chương trình lễ hội có chất lượng tốt, quy mô lớn, độc đáo, hoành tráng diễn ra liên tục trong kỳ festival. Nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ hội cung đình có quy mô lớn đã được nghiên cứu, phục dựng khá đầy đủ, hoàn chỉnh những nghi thức quan trọng như lễ đăng quang của Hoàng đế Quang Trung, lễ Tế Giao, hội thi Tiến sĩ võ, lễ Truyền Lô, Vinh quy bái tổ, Đêm Hoàng cung; các lễ hội dân gian kết hợp với các hình thức hoạt động văn hoá DL được nghiên cứu đưa vào tổ chức như: Chợ quê ngày hội (ở Cầu ngói Thanh Toàn), Hương xưa làng cổ (làng cổ Phước Tích),... Các lễ hội Festival thu hút lượng khách DL đặc biệt lớn trong năm, góp phần thúc đẩy Huế trở thành “Thành phố Festival của Việt Nam”.
Ngoài lễ hội, ẩm thực là yếu tố không thể thiếu đối với trải nghiệm của du khách tại tỉnh TT-Huế. Ẩm thực nơi đây rất phong phú, từ những món ăn cầu kỳ chốn cung đình cho đến những món ăn dân giã, tạo nên không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất cố đô. Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giảng, Việt Nam có khoảng 1.700 món ăn, trong đó Huế chiếm tới 1.300 món. Việc thưởng thức ẩm thực xứ Huế cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất và nằm trong các hoạt động mà du khách thường tham gia khi đến địa phương [33]. Thông qua nghệ thuật ẩm thực TT-Huế, du khách phần nào cảm nhận được tư chất thanh nhã, nhẹ nhàng và quí phái cũng như sự khéo léo của người dân địa phương. Du khách khắp nơi đến tỉnh TT-Huế đều mong muốn được trải nghiệm ẩm thực, dù là tô cơm hến bình dân nhưng đậm đà, ly chè thanh thanh trong hẻm hay nem công chả phượng ở các nhà vườn,... Tất cả đều rất hấp dẫn và rất Huế. Vì vậy, nghệ thuật ẩm thực Huế được xem là
một nguồn tài nguyên cho ngành KTDL và là nội dung không thể thiếu của hầu hết các chương trình DL tỉnh TT-Huế.
3.2.3. Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững định hướng sự phát triển luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
3.2.3.1. Công tác quy hoạch khu, điểm tài nguyên du lịch
Cũng như các tỉnh nằm trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn, hệ sinh thái tự nhiên ở tỉnh TT-Huế chứa đựng nhiều giá trị về đa dạng sinh học. Những phát hiện kỳ thú về các loài động, thực vật quý hiếm đã được ghi nhận tại đây
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của địa phương trong những năm gần đây, nhất là sự phát triển của các loại hình dịch vụ DL, nhận thức về công tác bảo tồn thiên nhiên cũng được nâng lên vì thế các hoạt động về bảo tồn thiên nhiên đã được các nhà quản lý địa phương chú trọng nhiều hơn. Tuy nhiên, áp lực do con người gây ra bất lợi cho tài nguyên này vẫn còn xảy ra dưới nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau. Điều này có nghĩa rằng, các hoạt động xâm hại tài nguyên thiên nhiên đôi khi còn bắt đầu từ việc đưa ra các quyết định cho công tác phát triển nhưng hoàn toàn không phù hợp hoặc không tính đến các tác động về môi trường.
Trong bối cảnh đó, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên càng đặt ra nhiều vấn đề bức thiết hơn và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chuyên biệt như bảo tồn các loài động, thực vật mà còn đòi hỏi ở mức độ bảo tồn cao hơn như bảo tồn cấp độ sinh thái cảnh quan với nhiều bên cùng tham gia và lồng ghép nhiều lĩnh vực hoạt động như một sự điều phối giữa lợi ích bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững.
Hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học tại tỉnh TT-Huế được tiến hành khá toàn diện và có chiều sâu, đảm bảo bảo tồn được tính đa dạng sinh học, các loài đặc hữu cùng các hệ sinh thái đặc trưng của địa phương. Quy hoạch bảo tồn thiên nhiên của địa phương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đang được xây dựng; quy hoạch Hành lang Xanh và Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Kông tỉnh TT-Huế đang được nghiên cứu và hình thành; 23 khu bảo vệ loài đang góp phần tích cực trong việc bảo vệ các bãi giống, bãi đẻ cũng như tăng cường phát triển thủy sản trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Về bảo tồn thiên nhiên, tỉnh hiện có 2 khu bảo tồn thiên nhiên, 01 Vườn Quốc Gia và 1 khu bảo tồn đất ngập nước (Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai) đang được hình thành vào năm 2017. Các dự án: xây dựng bảo tàng đa dạng sinh học vùng duyên hải miền Trung, trung tâm bảo tồn tài
nguyên Việt Nam và cứu hộ động vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đang được tích cực triển khai ở tỉnh TT-Huế.
Hiện tại, địa phương đang tiến hành xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh TT-Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Triển khai đạt kết quả các hoạt động của dự án Hành lang bảo tồn đa dạng sinh học Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng giai đoạn 2 tỉnh TT-Huế (Dự án BCC tỉnh TT-Huế). Bên cạnh đó, phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường - ISPONRE (Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Cục bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục môi trường) thực hiện dự án: “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” được quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ hơn 3 triệu USD.
3.2.3.2. Công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trong hoạt động kinh tế du lịch
Môi trường nước ta nói chung và tỉnh TT-Huế nói riêng đang chịu nhiều áp lực lớn từ các hoạt động phát triển KT-XH. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường có ảnh hưởng to lớn đến mục tiêu phát triển KT-XH bền vững, trong đó có ngành KTDL. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nói trên, tỉnh TT-Huế đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách về bảo vệ môi trường như: Quyết định 29/2013/QĐ-UBND (29/7/2013) về Quy định việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh TT-Huế; Kế hoạch số 91/KH-UBND (07/8/2015) về việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh TT- Huế; Kế hoạch số 110/KH-UBND (09/10/2015) về kế hoạch hành động thành phố xanh Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030... Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, kiểm tra, xử lý các vi phạm về môi trường trong hoạt động KTDL được tiến hành thường xuyên góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho ngành KTDL phát triển theo hướng bền vững.
* Công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động và áp lực lên môi trường tại các khu, điểm DL
Hằng năm, các điểm đến nối tiếng tại tỉnh TT-Huế đón một lượng lớn khách DL. Đặc biệt là quần thể di tích cố đô Huế và các di tich văn hóa lân cận. Đặc biệt, năm 2016, chỉ tính riêng Trung tâm bảo tồn di tích cố đô đã đón và bảo đảm an toàn cho hơn 2,5 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến thăm quan di tích. Công tác đảm bảo giới hạn sức chứa, cường độ hoạt động được thực hiện tốt, áp lực lên môi trường
tại các khu DL trọng điểm không vượt quá giới hạn cho phép. Mặc dù vậy, vào những thời điểm miễn vé trong năm như: Tết Nguyên Đán, Kỷ niệm giải phóng tỉnh TT-Huế 26/3 và Lễ Quốc khánh 2/9, hay các lễ hỗi Festival, các điểm di tích đón lượt khách đột biến lên tới trên 5 vạn khách, gây áp lực lên sức tải du khách của điểm tham quan, vấn đề vệ sinh, rác thải tại các điểm di tích.
* Chất lượng môi trường và ý thức trách nhiệm của khách DL, cộng đồng địa phương với tài nguyên, môi trường tại các khu, điểm DL
Thông qua hoạt động quản lý về đa dạng sinh học, nhận thức về công tác bảo tồn đa dạng sinh học được quan tâm trong các cấp ngành, ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng được nâng cao. Các hoạt động bảo tồn đã góp phần bảo vệ các loài đặc hữu, các hệ sinh thái đặc thù và làm cho sự đa dạng của các hệ sinh thái ngày càng phục hồi và phát triển.
Biểu đồ 3.16: Đánh giá của người dân địa phương tỉnh Thừa Thiên Huế về ảnh hưởng của kinh tế du lịch tới môi trường
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả luận án [Phụ lục 5]
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát người dân địa phương về các khía cạnh tác động của KTDL tới môi trường cho thấy rằng, KTDL góp phần tăng cường mỹ quan của địa phương (trung bình là 4,20), vệ sinh xung quanh các điểm di tích được đảm bảo (trung bình là 4,24) và môi trường tự nhiên của địa phương được cải thiện (3,80).
Như vậy, công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã được thực hiện tốt và được người dân đánh giá cao, là cơ sở để tỉnh TT-Huế có thể phát triển mô hình KTDL xanh, góp phần giải quyết bài toán về sự cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giữa bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên và văn hóa.
Hiện tại, một trong những vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh TT-Huế là chất thải rắn sinh hoạt. Tính đến hết năm 2014, tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh tại địa phương là 402 tấn/ngày. Trong khi đó, tỷ lệ cung cấp dịch vụ thu gom theo dân số của khu vực có dịch vụ thu gom là 93% và 385 tấn/ngày chất thải sinh hoạt được thu
gom. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chủ yếu từ 5 nguồn chính: (i) từ các hộ gia đình, (ii) từ các công sở, trường học, đường phố, bến xe, nhà ga, sân bay…, (iii) từ bệnh viện, (iv) từ các khu công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp và (v) phần lớn đến từ các hoạt động dịch vụ thương mại (chợ, dịch vụ ăn uống, thương mại, công cộng). Như vậy, có thể thấy sự phát triển của DL kéo theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng lên đáng kể.
Đơn vị tính: tấn/ngày
Biểu đồ 3.17: Khối lượng chất thải rắn phát sinh ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014
Nguồn: [164]
Tuy nhiên, giữa các địa phương cấp huyện, áp lực chất thải sinh hoạt từ thành phố Huế là lớn nhất và khối lượng là 216 tấn/ngày tương ứng với 54% tổng chất thải sinh hoạt trong tỉnh (do thành phố Huế là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh và cũng là địa phương tập trung nhiều khách DL nhất tỉnh TT-Huế). Khối lượng chất thải phát sinh tại Phong Điền là 22 tấn/ngày (6%), Quảng Điền 20 tấn/ngày (5%), Hương Trà 28 tấn/ngày (7%), PhúVang 44 tấn/ngày (11%), Hương Thủy 24
tấn/ngày (6%), Phú Lộc 33 tấn/ngày (8%), A Lưới 10 tấn/ngày (2%) và Nam Đông 5
tấn/ngày (1%) [164].
Không những vậy, sự phát triển kinh tế xã hội cùng với sự tăng trưởng của ngành KTDL cũng khiến áp lực về chất thải rắn sinh hoạt lên môi trường địa phương ngày càng lớn trong tương lai. Theo đó, dự báo đến năm 2050, khối lượng chất thải rắn phát sinh trong năm có thể lên tới gần 1.100 (tấn/ngày), gần gấp 3 lần so với thời điểm hiện này. Điều đáng lưu ý, xung đột môi trường trong quản lý chất thải rắn chủ yếu phát sinh do việc lưu trữ, vận chuyển, xả thải chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh. Những xung đột giữa doanh nghiệp DL gây ô nhiễm môi trường với cộng đồng bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ, hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động văn