kết quả so sánh đó, rút ra quy luật diễn biến của một loại nguồn vốn nào đó. Phương pháp này sử dụng quy luật trên để dự toán nhu cầu vốn cho các năm kế tiếp.
Các bước thực hiện:
- Biểu diễn các số liệu về tài sản ngắn hạn của các năm trên trục tung.
- Biểu diễn các số liệu về doanh thu của các năm trên trục hoành.
- Xác định các điểm tương quan giữa tài sản và doanh thu của mỗi năm, sau đó nối các điểm này lại với nhau trên đồ thị thành một đường thẳng (đường hồi quy).
- Kéo dài đường hồi quy theo xu hướng của nó ứng với doanh thu kỳ kế hoạch ta xác định được nhu cầu tài sản ngắn hạn.
Lưu ý, phương pháp này đòi hỏi phải có nhiều số liệu thực tế qua nhiều năm. Đây là phương pháp chỉ dựa trên doanh thu dự kiến nên không chính xác tuyệt đối.
Đây là phương pháp thường được dùng để dự toán nhu cầu vốn kinh doanh trong dài hạn, nó diễn tả tương quan giữa quy mô các loại tài sản và nguồn vốn so với doanh thu thực tế qua nhiều năm để từ đó rút ra quy luật biến đổi cụ thể.
6.2.3. Cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh du lịch
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào thì yếu tố tiên quyết không thể thiếu chính là vốn. Nguồn vốn là nguồn hình thành nên các tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tỷ lệ giữa nợ phải trả (có thể là tổng nợ hoặc nợ dài hạn) và tổng vốn đầu tư (hoặc vốn chủ sở hữu) được hiểu là cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Như vậy, thành phần và tỷ trọng từng nguồn vốn so với tổng nguồn vốn tại 1 thời điểm gọi là cơ cấu nguồn vốn. Một
cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay trong điều kiện nhất định.
Về bản chất, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là quan hệ về tỷ trọng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thường biến động trong các chu kỳ kinh doanh và có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi ích của chủ sở hữu.
Trong kinh doanh du lịch, vốn cũng được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Doanh nghiệp tiến hành xác định và lựa chọn các nguồn vốn phù hợp tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mình. Nhìn chung, có thể xác định nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch theo hai giai đoạn, là vốn đầu tư ban đầu và vốn kinh doanh thường xuyên, mỗi giai đoạn này, vốn được hình thành từ các nguồn khác nhau.
Đối với đầu tư ban đầu hoặc bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn như sau:
- Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn tự có của doanh nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối, vốn bổ sung thêm trong quá trình kinh doanh hoặc vốn tài trợ của Nhà nước.
- Nguồn vốn vay bao gồm: Vay ngân hàng, phát hành trái phiếu của công ty, hình thức thuê tài chính, vay của các tổ chức tài chính khác...
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể huy động vốn trong nội bộ ngành hoặc doanh nghiệp.
Đối với hoạt động kinh doanh thường xuyên, doanh nghiệp huy động vốn từ các nguồn: Vốn tự có của doanh nghiệp; vốn coi như tự có; quỹ tạm sử dụng (quỹ lương, phúc lợi, khen thưởng); vốn vay ngân hàng dưới hình thức ngắn hạn và vốn trong thanh toán.
6.2.4. Đánh giá tình hình vốn kinh doanh
Việc đánh giá tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ khách sạn, du lịch được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lập bảng phân tích và xác định các chỉ tiêu cần thiết: Nhóm chỉ tiêu tổng số vốn, nhóm chỉ tiêu phân loại vốn, nhóm chỉ tiêu nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn.
Bước 2: Phân tích chung về tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá theo từng loại vốn và từng nguồn vốn, xác định tỷ trọng từng loại vốn và từng nguồn vốn.
Hộp 6.4
Tình hình vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Hà Nội
Nguồn: Công ty Hanoi Tourism JSC
Qua số liệu trên cho thấy, tổng vốn của doanh nghiệp năm 2019 tăng 9,71%, tương ứng với tăng 3.169 triệu đồng so với năm 2018. Trong đó, vốn cố định tăng 5,83%, tương ứng tăng 396 triệu đồng, vốn lưu động tăng 10,73%, tương ứng với tăng 2.773 triệu đồng. Vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của doanh nghiệp và có tốc độ tăng trưởng lớn hơn vốn cố định. Như vậy, có thể đánh giá tình hình vốn của khách sạn qua hai năm là tốt, doanh nghiệp không ngừng chú trọng quay vòng vốn kinh doanh,
mở rộng vốn kinh doanh.
Bước 4: Kết luận chung về tình hình vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu | ĐVT | Năm 2018 | Năm 2019 | So sánh 2019 với 2018 | ||
± | % | |||||
1 | Tổng số vốn | Trđ | 32.623 | 35.792 | + 3.169 | 109,71 |
2 | Vốn cố định | Trđ | 6.790 | 7.186 | + 396 | 105,83 |
Tỷ trọng vốn cố định | % | 20,81 | 20,08 | (- 0,73) | - | |
3 | Vốn lưu động | Trđ | 25.833 | 28.606 | + 2.773 | 110,73 |
Tỷ trọng vốn lưu động | % | 79,19 | 79,92 | (+0,73) | - |
Có thể bạn quan tâm!
- Mức Lương Trên Thị Trường Lao Động Cạnh Tranh Hoàn Hảo
- Một Số Hình Thức Trả Lương Cho Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp Du Lịch Việt Nam Hiện Nay
- Đặc Điểm Và Tầm Quan Trọng Của Vốn Kinh Doanh Du Lịch
- Một Số Chi Phí Cố Định Và Chi Phí Biến Đổi Trong Khách Sạn
- Sản Lượng Đầu Ra Và Chi Phí Ngắn Hạn (Mối Quan Hệ Tỷ Lệ Của Chi Phí/đầu Ra)
- Mối Quan Hệ Của Đường Chi Phí Trung Bình Ngắn Hạn Trong Giai Đoạn Dài Hạn
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
ĐVT | Đầu kỳ | Cuối kỳ | So sánh cuối kỳ với đầu kỳ | ||
± | % | ||||
1. Nợ phải trả | VNĐ | 80.342.957.936 | 90.897.595.599 | +10.554.637.663 | 113,14 |
- Nợ ngắn hạn | VNĐ | 79.722.957.936 | 90.897.595.599 | +11.174.637.663 | 114,02 |
Tỷ trọng | % | 99,23 | 100 | +0,77 | - |
- Nợ dài han | VNĐ | 620.000.000 | - | -620.000.000 | - |
Tỷ trọng | % | 0,77 | - | -0,77 | - |
Tên chỉ tiêu | ĐVT | Đầu kỳ | Cuối kỳ | So sánh cuối kỳ với đầu kỳ | |
± | % | ||||
2. Nguồn vốn chủ sở hữu | VNĐ | 17.477.108.702 | 11.489.985.968 | -5.987.122.734 | 65,74 |
- Vốn chủ sở hữu | VNĐ | 17.477.108.702 | 11.489.985.968 | -5.987.122.734 | 65,74 |
Tỷ trọng | % | 100,00 | 100,00 | - | - |
- Các quỹ khác | VNĐ | - | - | - | - |
Tỷ trọng | % | - | - | - | - |
Tổng cộng nguồn vốn | VNĐ | 97.820.066.638 | 102.387.581.567 | +4.567.514.929 | 104,67 |
Hộp 6.5
Tình hình vốn kinh doanh của chuỗi nhà hàng Grill 63 năm 2018
Nguồn: Chuỗi nhà hàng Grill 63
Qua số liệu trên cho thấy, tổng vốn của nhà hàng cuối kỳ so với đầu kỳ 2018 tăng 4,67%, tương ứng với tăng 4.567.514.929 VNĐ. Trong đó, nợ phải trả tăng 13,14%, nguồn vốn chủ sở hữu giảm 34,26%. Cho thấy tình hình sử dụng vốn của nhà hàng chưa thực sự tốt, vốn phải trả nợ nhiều còn vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm
đáng kể.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Lao động trong ngành khách sạn, du lịch là gì? Phân tích các đặc điểm lao động kinh doanh ngành khách sạn, du lịch?
2. Phân tích cung lao động và cầu lao động ngành khách sạn, du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động trong ngành khách sạn, du lịch? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động ngành khách sạn, du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
4. Phân tích bản chất và vai trò của tiền lương trong ngành khách sạn, du lịch? Trình bày các hình thức trả lương phổ biến trong ngành khách sạn, du lịch hiện nay, phân tích ưu và nhược điểm của các hình thức trả lương này? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
5. Trình bày các yếu tố tác động đến sự khác biệt các mức lương giữa ngành du lịch với các ngành khác và những người lao động trong ngành?
6. Phân tích các đặc điểm và vai trò của vốn kinh doanh ngành khách sạn, du lịch? Phân tích bản chất cơ cấu nguồn vốn kinh doanh ngành khách sạn, du lịch? Ý nghĩa nhận thức vấn đề này?
7. Phân tích nhu cầu vốn kinh doanh trong ngành khách sạn, du lịch? Các phương pháp xác định nhu cầu vốn kinh doanh của ngành?
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6
TIẾNG VIỆT
1. Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2012), Kinh tế nguồn nhân lực, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
2. Vũ Thùy Dung & Hoàng Văn Hải (2008), Quản trị nhân lực, NXB Thống kê.
3. Nguyễn Văn Đính & Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội.
4. Phạm Quang Trung (2012), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Kinh tế quốc dân.
5. https://www.lottehotel.com/hanoi-hotel/vi.html
6. https://sunvinatravel.com/
7. https://www.flc.vn/
8. https://hanoitourism.travel/ TIẾNG ANH
9. A.M Sheela (2007), Economics of hotel management, New Age International.
10. Mike Stabler & cộng sự (2010), The Economics of tourism, Routledge New York.
Chương 7
CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH DU LỊCH
Mục tiêu của chương:
Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
Nắm được các khái niệm về chi phí kinh doanh du lịch, lợi nhuận kinh doanh du lịch;
Hiểu rõ được đặc điểm và cơ cấu của chi phí kinh doanh du lịch, đặc điểm và tầm quan trọng của lợi nhuận kinh doanh du lịch;
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh du lịch, lợi nhuận kinh doanh du lịch;
Đánh giá được tình hình sử dụng chi phí và lợi nhuận trong doanh nghiệp du lịch.
7.1. CHI PHÍ KINH DOANH DU LỊCH
Việc tìm hiểu một số vấn đề cơ bản như đặc điểm, cơ cấu chi phí, tỷ suất chi phí, chi phí ngắn hạn, chi phí dài hạn và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí trong kinh doanh du lịch nhằm mục đích làm rõ bản chất của chi phí. Đây cũng là cơ sở quan trọng để nghiên cứu về chi phí trong kinh doanh du lịch.
7.1.1. Đặc điểm và cơ cấu chi phí
7.1.1.1. Đặc điểm chi phí kinh doanh du lịch
Ngành du lịch là ngành hoạt động mang tính chất đặc thù với các chức năng sản xuất, thương mại và dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu về vận chuyển, ăn uống, lưu trú, vui chơi giải trí,... Trong quá trình thực hiện các chức năng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải
bỏ ra một lượng hao phí lao động cần thiết - được thể hiện dưới hình thái giá trị (tiền tệ) - đó chính là chi phí kinh doanh du lịch.
Chi phí kinh doanh du lịch là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí lao động xã hội cần thiết để thực hiện việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định.
Chi phí kinh doanh du lịch bao gồm những đặc điểm cơ bản như sau:
Chi phí kinh doanh du lịch được biểu hiện bằng tiền. Trong kinh doanh du lịch, chi phí phát sinh và biểu hiện dưới hai hình thái biểu hiện trực tiếp bằng tiền và biểu hiện dưới dạng hiện vật. Các khoản chi phí được biểu hiện trực tiếp bằng tiền như chi phí tiền lương, điện, nước,... Có những hao phí về hiện vật được quy ra tiền như hao phí về tài sản cố định, hao hụt nguyên liệu, hàng hóa,... Tuy nhiên, do yêu cầu của hạch toán kinh doanh cho nên tất cả các khoản chi phí kinh doanh du lịch đều phải được đo lường bằng giá trị tiền tệ.
Chi phí kinh doanh du lịch là hao phí lao động xã hội cần thiết. Đó là những hao phí để sản xuất và cung ứng sản phẩm có ích cần thiết đáp ứng yêu cầu của khách hàng, là những hao phí được xã hội thừa nhận như chi phí tiền lương, chi phí nguyên liệu, chi phí điện nước,... Những hao phí không liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, không được xã hội thừa nhận thì không được xác định là chi phí, ví dụ: Thiệt hại do mất mát, tiền phạt vi phạm hợp đồng, hao hụt ngoài định mức, lãi nợ quá hạn, hỏa hoạn,... Do vậy, đòi hỏi doanh nghiệp du lịch phải tiết kiệm chi phí và có kế hoạch cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết.
Chi phí kinh doanh du lịch mang tính chất khác nhau. Chi phí kinh doanh du lịch đa dạng thể hiện ở nhiều loại chi phí khác nhau và các chi phí này cũng mang các tính chất khác nhau. Có những khoản chi phí mang tính chất sản xuất đó là chi phí tạo ra sản phẩm và giá trị mới hay giá trị gia tăng của sản phẩm; có những khoản chi phí mang tính chất lưu thông liên quan đến việc làm thay đổi hình thái của sản phẩm; có những