Mối Quan Hệ Của Đường Chi Phí Trung Bình Ngắn Hạn Trong Giai Đoạn Dài Hạn


tình huống dài hạn. Trong ngắn hạn, chỉ có một cách để sản xuất ra một mức sản lượng nào đó bằng cách điều chỉnh các yếu tố đầu vào biến đổi. Tuy nhiên, trong dài hạn, lựa chọn được đặt ra với công ty với nhiều phương án điều chỉnh khả thi có sẵn và có thể xảy ra. Với một phương thức được lựa chọn (ví dụ nhiều lao động hơn và ít vốn hơn hoặc ít lao động hơn và nhiều vốn hơn) sẽ quyết định chi phí tối thiểu (tối đa hóa lợi nhuận hàm ý tối thiểu hóa chi phí).

Bảng 7.6. cho thấy AVC ngắn hạn tăng lên ở mức sản lượng 264 suất ăn (với 8 người lao động), mức gia tăng tiềm năng trong kinh doanh còn có thể vượt xa mức này, có thể cân nhắc khi xây dựng thêm một nhà hàng hay bếp, sửa chữa hoặc tổ chức sắp xếp lại một cách hợp lý cơ sở kinh doanh hiện tại, hơn là cố gắng đáp ứng nhu cầu tăng thêm bằng phương án hiện tại. Xét về tiềm năng, mọi yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi. Nhà kinh doanh phải lựa chọn dựa trên mọi cơ hội hiện có và lựa chọn “quy mô” sản xuất để hoạt động.



ACs1

ACs2

Các chi phí

£


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

ACs3


O125

Số suất ăn

192

Số suất ăn

264

Số suất ăn

Quy mô sản lượng

Hình 7.8. Mối quan hệ của đường chi phí trung bình ngắn hạn trong giai đoạn dài hạn

Quy mô kinh doanh tăng khi các nhân tố đầu vào được tăng với cùng tỷ lệ. Tuy nhiên, điều kiện là thay đổi phương thức sản xuất, điều mà liên quan tới sự thay đổi của tất cả hoặc một vài nhân tố bao gồm và


có thể không rõ ràng, bao gồm những thay đổi về tỷ lệ sản lượng đầu ra, có sử dụng các phương thức hiệu quả nhất ở mỗi mức độ quy mô sản lượng đầu ra.

Khi một phương thức sản xuất, hoặc loại hình và quy mô của cơ sở kinh doanh nào đó được lựa chọn và vận hành, thì sau đó việc kinh doanh sẽ rơi vào trường hợp chỉ một vài nhân tố đầu vào có thể thay đổi được và thể hiện là đường chi phí ngắn hạn. Đường chi phí dài hạn được xuất phát từ các đường chi phí ngắn hạn.

Mỗi đường chi phí ngắn hạn (SR) sẽ nằm trong mối quan hệ với các đường khác như Hình 7.8. Sẽ chỉ có một đường chi phí SR cho mỗi phương thức và cơ sở kinh doanh tiềm năng.


Hình 7 9 Chi phí trung bình dài hạn Trong ngắn hạn bất kỳ sự thay đổi sản 1


Hình 7.9. Chi phí trung bình dài hạn


Trong ngắn hạn, bất kỳ sự thay đổi sản lượng nào ở khoảng 125 và 264 suất ăn/ngày đều trong phạm vi công suất thiết kế của cơ sở kinh doanh hiện có (cơ sở kinh doanh số 1 với đường AC của ACs1). Tuy nhiên, khi lựa chọn về các phương thức và cơ sở kinh doanh, thì mức sản lượng đầu ra là 192 suất ăn là mức tốt nhất với một cơ sở kinh doanh mới hoặc các phương án kỹ thuật khác, lúc này đường ACs2 chiếm ưu thế, 192 suất ăn có thể được sản xuất với mức chi phí thấp hơn so với ở cơ sở kinh doanh 1. Tương tự, 264 suất ăn là lựa chọn tốt nhất ở một cơ sở


kinh doanh mới, ACs3 chiếm ưu thế, lúc này chi phí trung bình thấp hơn chi phí của các phương án kỹ thuật và cơ sở kinh doanh 1 và 2 đạt được (Hình 7.9).

Các chi phí trung bình dài hạn tiếp tục giảm, ví dụ đó là lợi thế kinh tế theo quy mô sản xuất. Như các đường chi phí khác, đường dài hạn chỉ ra chi phí trung bình ở một điểm thời gian cụ thể. Lợi thế kinh tế theo quy mô xảy ra khi mà mọi nhân tố đầu vào tăng theo cùng một tỷ lệ và sản lượng đầu ra tăng lên ở mức tỷ lệ lớn hơn (do đó AC giảm). Tuy nhiên, “quy mô” có thể được hiểu một cách linh hoạt và lợi thế kinh tế có thể xảy ra bất cứ khi nào các chi phí trung bình giảm do kết quả của bất cứ một quyết định dài hạn nào. Do đó, không phải tất cả các nhân tố đầu vào có thể tăng theo cùng một tỷ lệ, một vài nhân tố có thể không tăng và lúc này có thể cần sắp xếp lại các nhân tố đầu vào hiện có.

Bốn nguồn phát sinh lợi thế kinh tế theo quy mô sản xuất:

(1) Sự chuyên môn hóa theo chức năng

Nếu quy mô đầu vào tăng, cơ hội sẽ tăng lên cho tất cả các nhân tố sản xuất đầu vào để tập trung vào một hoặc một số hoạt động nào đó. Cả nguồn lao động và máy móc có thể chuyên môn hóa để thực hiện một hoạt động nào đó và điều này có thể làm cho các nhân tố đó trở nên hiệu quả hơn và có thể giảm được chi phí trung bình. Một số đầu bếp Âu, Á tập trung làm một công việc trong bếp thường có xu hướng hiệu quả hơn những đầu bếp làm nhiều việc của bếp. Mỗi đầu bếp được tuyển dụng ở một công việc mà họ có thế mạnh. Sự tập trung liên tục và không bị gián đoạn ở một chuỗi các công việc nào đó có thể dẫn tới kỹ năng được rèn luyện sâu hơn và tiết kiệm được thời gian để không phải chuyển từ công việc này qua công việc khác.

Chỉ khi sản lượng đầu ra có quy mô lớn thì sự chuyên môn hóa mới mang lại lợi thế kinh tế. Ngược lại, ở mức sản lượng thấp, sự chuyên môn hóa lao động và máy móc có thể trở nên lãng phí.


(2) Tính không thể chia tách

Máy móc và các trang thiết bị thường được mua sắm hoặc thuê với số lượng cố định và số lượng thuê đó có thể quá dư thừa với một mức độ sản lượng thấp cụ thể nào đó. Do vậy, hiệu quả sử dụng thiết bị nào đó có thể rất thấp khi sản lượng đầu ra thấp.

Phương thức sản xuất có cường độ sử dụng vốn đầu tư cao và phương thức sản xuất tự động hóa và cơ khí hóa sẽ khả thi và mang lại lợi thế kinh tế hơn khi mức sản lượng đầu ra cao. Chi phí vốn cao sẽ được dàn trải đều cho mức sản lượng đầu ra cao. Do vậy, chi phí sản xuất trung bình có cường độ sử dụng sức lao động cao.

Các doanh nghiệp có khả năng dàn trải đều chi phí cao cho mức sản lượng đầu ra cao thường có thể sử dụng được các kỹ thuật sản xuất phức tạp. Mức sản lượng đầu ra cao là cần thiết để các máy móc thiết bị được sử dụng hiệu quả nhất.

Sự chuyên môn hóa theo chức năng và tính không thể chia tách rõ ràng có mối quan hệ lẫn nhau. Lợi thế của phương thức có cường độ sử dụng vốn đầu tư cao có mối quan hệ với sự chuyên môn hóa của máy móc và lao động ở các công việc cụ thể nào đó.

(3) Mối quan hệ của cơ sở vật chất kỹ thuật

Chi phí của việc đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh không phải luôn tăng cùng tỷ lệ với mức tăng công suất của máy móc. Do đó, lượng nguyên liệu cần cho việc sản xuất ra các thiết bị không nhất thiết phải tăng gấp đôi để có thể tăng dung tích lên gấp đôi.

(4) Lợi thế kinh tế của nguồn lực tập trung

Nếu các doanh nghiệp dự trữ máy móc dư thừa để chủ động thay thế trong những trường hợp có sự hỏng hóc và bảo quản các nguyên liệu thô, thì dự trữ có thể bị gián đoạn và do đó, mức độ của dự trữ đó tăng không theo tỷ lệ thuận với sản lượng đầu ra.

Bốn nguồn phát sinh lợi thế kinh tế trên là kết quả của việc sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn và được gọi là lợi thế kinh tế theo quy mô sản


xuất mang yếu tố kỹ thuật. Như vậy, chúng ảnh hưởng tới quy mô và bản chất của các doanh nghiệp (cơ sở sản xuất/kinh doanh) bất kể đó là một nhà máy, một nhà hàng, một khách sạn hay một khu bếp.

Hơn nữa, có một vài lợi thế của các doanh nghiệp lớn, những lợi thế này tương đối khác biệt lợi thế kinh tế theo quy mô sản xuất. Ví dụ, các doanh nghiệp lớn có thể thu mua nguyên liệu đầu vào với chiết khấu lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ và họ có quyền lực cao khi mặc cả giá. Họ có thể thu hút và đủ tiền để chi trả cho nguồn lao động chất lượng cao, họ có thể tiếp cận với nguồn lực tài chính chi phí thấp và thuận lợi hơn cho các mục đích đầu tư của mình. Cũng có một số lợi thế xuất phát từ thị trường quy mô lớn. Các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hóa đầu tư và do đó họ có thể kiểm soát được rủi ro tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ với mức đa dạng hóa đầu tư ít hơn.

Do vậy, sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp lớn mà không phụ thuộc vào tỷ lệ đầu ra và quy mô của cơ sở kinh doanh. Một doanh nghiệp lớn có thể giành được nhiều lợi thế không mang tính kỹ thuật cho dù họ sở hữu các cơ sở kinh doanh nhỏ.

Liên quan tới lợi thế kinh tế theo quy mô còn có một yếu tố nữa, đó là hiệu quả từ kinh nghiệm được tích lũy. Lợi thế về chi phí có thể đạt được qua thời gian vì kinh nghiệm của doanh nghiệp về sản xuất và điều hành tăng và các lĩnh vực kinh doanh tăng trưởng. Nguồn gốc của hiệu quả này là người lao động và các cấp quản trị trở nên thành thạo vượt bậc về công việc của họ qua thời gian. Họ tích lũy bằng sự trải nghiệm và kinh nghiệm của họ, tránh lặp lại những sai sót và chi phí đắt đỏ để tìm kiếm cách thức tốt nhất đạt được mục tiêu. Nếu mỗi người lao động chuyên môn hóa một công việc cụ thể, thì người lao động đó có thể tích lũy kinh nghiệm làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, theo thời gian, một doanh nghiệp có thể thu được lợi ích từ các trải nghiệm quá khứ để thiết kế ra các quy trình sản xuất mới, các sản phẩm mới và cách kết hợp hiệu quả nhất các nhân tố sản xuất đầu vào.


7.1.3.3. Lợi thế kinh tế theo quy mô trong thực tế

Các nghiên cứu về lợi thế kinh tế theo quy mô sản xuất có hiệu quả hay ảnh hưởng tới chừng mực nào lâu nay chỉ tập trung vào ngành công nghiệp chế tạo. Các nghiên cứu nổi tiếng nhất được biết đến hiện nay là các nghiên cứu của Pratten hướng tới lợi thế kinh tế của quy mô sản xuất và chúng được phân tích kỹ thuật hóa. Lưu ý là nếu doanh nghiệp hoạt động ở mức thấp hơn sản lượng đầu ra tối ưu thì chi phí trung bình không cần thiết sẽ cao hơn nhiều chi phí trung bình thấp nhất (mức MES

- minimum efficient scale).

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và phục vụ ăn uống và ở hầu hết các ngành dịch vụ cá nhân, dường như là có giới hạn về phạm vi cho việc đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô sản xuất xét về mặt kỹ thuật. Luôn có những lợi ích tất yếu có được từ việc sở hữu các cơ sở kinh doanh lớn hoặc từ việc sản xuất với quy mô lớn trong lĩnh vực khách sạn và phục vụ ăn uống. Chi phí xây dựng các khách sạn và nhà hàng không tăng ở cùng một tỷ lệ với công suất phục vụ. Quy mô khách sạn dưới 80 phòng thì tổng chi phí/diện tích sàn trung bình với một khách sạn chất lượng tầm trung có thể từ 40-50 USD, nhưng khi quy mô khách sạn trên 300 phòng thì chi phí lúc này dao động từ 30-40 USD.

Những cơ sở vật chất quan trọng chính yếu phục vụ cho việc chế biến món ăn có thể được đầu tư xây dựng tập trung tại một địa điểm như một khu bếp chính và sự tập trung đã mang lại hiệu quả kinh tế hơn hàng loạt các khu bếp nhỏ. Quy mô của khu bếp, số lượng và quy mô của trang thiết bị không tăng tỷ lệ thuận với sản lượng đầu ra. Nồi hơi lớn ở bếp có thể chứng minh có chi phí rẻ hơn trên 1 đơn vị sản lượng khi mua và sử dụng, so với một số lượng các chảo nhỏ. Trong lĩnh vực khách sạn, các cơ sở mặt bằng kinh doanh lớn hơn có thể đảm bảo sự khai thác tối đa không gian hành lang, cầu thang, khu vực công cộng và nhiều yếu tố khác. Một khách sạn lớn gấp đôi khách sạn khác không cần thiết phải thiết kế khu vực phục vụ như bếp, lễ tân và bar với diện tích gấp đôi cũng như không cần gia tăng gấp đôi các quy định hay yêu cầu với nhân


viên. Lắp đặt hệ thống làm chín thức ăn bằng hơi lạnh rất đắt đỏ nhưng mang lại hiệu quả cao về kinh tế nếu sản xuất ở mức sản lượng lớn.

Nhiều nghiên cứu khi cân nhắc lợi thế kinh tế theo quy mô trong ngành khách sạn và kinh doanh ăn uống đã kết luận rằng “ở mức quy mô từ 40 tới 60 giường, khách sạn sẽ gặp khó khăn nhưng với quy mô lớn, khách sạn vận hành mà không có nhu cầu thuê thêm nhân công”. Có ý kiến cho rằng một khách sạn mới hiện nay với ít hơn 100 phòng sẽ không thể đứng vững trong kinh doanh được. Các nghiên cứu cũng kết luận rằng “quy mô để một nhà hàng hạng sang tồn tại được ở mức tối thiểu là 30 tới 50 bàn”. Điều này không thể hiện vai trò của lợi thế kinh tế theo quy mô nhưng phần nào thể hiện rằng có lợi ích về mặt chi phí khi vận hành ở mức quy mô đầu ra lớn.

Tuy nhiên, so sánh với các lĩnh vực khác, đặc biệt là công nghiệp chế tạo thì khả năng để giảm được đáng kể chi phí là không lớn lắm. Điều kiện lớn nhất của lợi thế kinh tế theo quy mô ở bất cứ một ngành nào là nằm ở khả năng tự động hóa và cơ giới hóa. Trong các ngành dịch vụ cá nhân, khả năng tự động hóa và cơ giới hóa bị giới hạn và do đó, bất cứ lợi thế kinh tế nào chỉ có thể đạt được ở mức tương đối nhỏ.

Các món ăn hay dịch vụ trong thực đơn không thể được sản xuất với số lượng lớn và dự trữ trong kho mà phải được chế biến và chuẩn bị theo nhu cầu, nhu cầu luôn dao động trong chính vụ và trái vụ. Sản phẩm đa đạng và luôn thay đổi thường xuyên. Phương thức sản xuất với quy mô lớn, tự động hóa cao và bằng dây chuyền sản xuất hàng loạt - cách thức chính đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô đối với lĩnh vực sản xuất là không khả thi với các nhà hàng, chỉ có một vài trường hợp đặc biệt với một vài loại hình nhà hàng. Ví dụ, loại hình nhà hàng ăn nhanh mang lại cơ hội lớn để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và phát huy được hiệu quả tích lũy từ kinh nghiệm.

Thậm chí cho dù ở nơi mà hiệu quả kinh tế theo quy mô tiềm năng rất lớn thì bản chất tự nhiên của thị trường và nhu cầu có thể kìm hãm


khả năng đạt được điều đó. Thị trường mang tính chất đa dạng, phân chia thành các phân khúc rõ rệt và phân tầng về địa lý, do đó các cơ sở kinh doanh có diện tích lớn hoặc các cơ sở kinh doanh có sản lượng đầu ra lớn cũng không thể khẳng định là có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô.

Tuy nhiên, những sự thay đổi mang tính kỹ thuật, sự gia tăng chi phí và sự nhận thức về khả năng tiêu chuẩn hóa thị trường đang biến việc đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô trở nên quan trọng hơn, từ đó ảnh hưởng lên quy mô của cơ sở kinh doanh và quy mô sản lượng. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ sở kinh doanh khách sạn và dịch vụ ăn uống lớn không có lợi thế đáng kể so với những cơ sở nhỏ.

Liên quan tới các lợi thế không mang yếu tố kỹ thuật, các khách sạn và cơ sở kinh doanh ăn uống lớn có thể thu được lợi ích đáng kể từ chiến lược marketing, đào tạo hay mua hàng với số lượng lớn.

Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong ngành khách sạn và kinh doanh ăn uống có xu hướng gia tăng các cơ sở kinh doanh hơn là mở rộng các cơ sở kinh doanh hiện có. Phạm vi của việc đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô trong một thị trường hiện hữu có thể cũng bị kìm hãm bởi giới hạn của các cơ sở sản xuất kinh doanh và do đó, kìm hãm khả năng mở rộng mặt bằng.

Khi nghiên cứu về chi phí dài hạn và hiệu quả kinh tế theo quy mô, cần lưu ý rằng lợi thế của quy mô có thể bị lấn át bởi tính phi hiệu quả kinh tế, ví dụ có thể gặp các khó khăn của việc quản lý và điều phối một khách sạn và tình trạng xấu đi của các mối quan hệ lao động. Trên thực tế, đường chi phí trung bình dài hạn giảm liên tục.

7.1.4. Chi phí cơ hội

Vấn đề cơ bản của kinh tế học là sự thiếu hụt các nguồn lực, do đó định nghĩa về chi phí từ góc nhìn kinh tế học luôn hướng tới phản ánh điều này. Đó là biểu thị chi phí thực tế của quá trình sản xuất sản phẩm, trên góc độ xã hội sẽ phải hy sinh nguồn lực có hạn cho quá trình sản xuất đó thay vì các hàng hóa và dịch vụ khác. Theo cách hiểu này sẽ cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024