Mức Lương Trên Thị Trường Lao Động Cạnh Tranh Hoàn Hảo


người lao động,... Một cơ sở kinh doanh du lịch xác định được số lượng lao động vừa đủ sẽ tiết kiệm một phần đáng kể chi phí lao động, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ. Dù làm việc ở bất cứ bộ phận nào, người lao động cũng cần có sức khoẻ. Sức khoẻ tác động trực tiếp đến công việc của người lao động, đặc biệt, sức khoẻ là tiêu chuẩn quan trọng đối với công nhân bếp, nhân viên khuân vác. Các cơ sở kinh doanh cần có chế độ tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với từng loại công việc.

Song song với yêu cầu đảm bảo sức khoẻ, người lao động cần có trình độ chuyên môn nhất định, có trình độ giao tiếp, ứng xử, hiểu biết tâm lý khách hàng. Một phần lớn người lao động trong kinh doanh du lịch có sự tiếp xúc trực tiếp với khách như nhân viên trực cửa, khuân vác, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ bàn, bar,... cho nên, yêu cầu về hình thức, thái độ của nhân viên là hết sức quan trọng. Thông qua mối quan hệ trực tiếp nhân viên - khách hàng, các cơ sở kinh doanh du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung đã quảng bá bản sắc văn hoá địa phương, văn hoá của nước đến du lịch cho khách. Mối quan hệ này tác động trực tiếp đến tỷ lệ quay trở lại của khách du lịch.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp du lịch bao gồm mạng lưới các cơ sở kinh doanh cùng các trang thiết bị, dụng cụ. Số lượng, quy mô, sự phân bố vị trí, loại hình các cơ sở trực thuộc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của ngành, doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã phát triển các cơ sở của mình mạnh mẽ, trở thành những tập đoàn nổi tiếng như: ITT Sheraton, Boston, Massachusetts USA - 1941 cơ sở lưu trú; Trusthouse Forte (London, UK) - 1970 cơ sở lưu trú; Marriott (Washington, USA) - 1929 cơ sở ăn uống; Holiday Inn (Atlanta, Georgia, USA) - 1954 khách sạn Mỹ,... Các tập đoàn, các công ty luôn quy hoạch mạng lưới cơ sở, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của họ.

Mức trang bị công cụ, máy móc, dụng cụ chuyên dùng và hiệu quả sử dụng chúng là nhân tố có thể lượng hoá được mức độ tác động đến năng suất lao động. Hoạt động kinh doanh du lịch là hoạt động mà khả


năng cơ giới hoá, tự động hoá rất hạn chế. Đối với kinh doanh nhà hàng thì việc áp dụng các thiết bị, máy móc vào chế biến sản phẩm ăn uống có khả quan hơn. Việc trang bị các thiết bị cơ, điện, lạnh vào bộ phận bếp góp phần giảm nhẹ điều kiện lao động nặng nhọc của công nhân bếp. Xu hướng đặt các quầy bán hàng tự động buffet và các quầy cocktail ở tiền sảnh trong các khách sạn dịch vụ hạn chế (Economy Hotel), đã tiết kiệm được một phần chi phí lao động của khách sạn, tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng. Hệ thống đăng ký đặt phòng qua máy tính tạo năng suất lao động cho bộ phận đăng ký đặt phòng cao hơn. Tuy nhiên, những đầu tư để bổ sung, đổi mới các trang thiết bị, tiện nghi trong nhà hàng, khách sạn lại là những khoản chi phí đáng kể. Mặt khác, chúng được sử dụng trong thời gian tương đối dài nhưng nhanh bị lạc hậu, những hao mòn vô hình càng gia tăng khoản chi phí này. Bù lại, luôn duy trì vẻ sang trọng, lịch sự lại tạo được uy tín và thu hút khách đến nhà hàng, khách sạn.

Trong thực tế, nhiều cơ sở kinh doanh du lịch đã thuê nhà cửa, đất đai, trang thiết bị,... để phát triển kinh doanh và hoàn vốn nhanh, vì vậy họ đã cố gắng giảm thiểu chi phí thuê và tận dụng tối đa công suất của cơ sở vật chất kỹ thuật thuê ngoài.

Trong kinh doanh nhà hàng, việc cung ứng nguyên liệu hàng hoá ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Tổ chức cung ứng phục vụ kinh doanh gồm: Cung ứng nguyên liệu để sản xuất chế biến, cung ứng hàng hoá chuyển bán, cung ứng thay thiết bị vật tư để tái sản xuất cơ sở vật chất kỹ thuật. Lợi nhuận kinh doanh nhà hàng phụ thuộc một phần vào việc quản lý cung ứng: quản lý mua và quản lý dự trữ. Chi phí kinh doanh nhà hàng được kiểm soát chặt chẽ qua các công đoạn từ mua nguyên liệu, dự trữ bảo quản, xuất kho, chế biến, phân phối đến phục vụ thực khách, kể cả chi phí đồ uống bị đổ hay thức ăn bị nguội.

Các yếu tố tổ chức quản lý là những yếu tố tác động toàn diện lên hoạt động kinh doanh du lịch. Vai trò đầu não trong doanh nghiệp thuộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.


về nhà quản trị cấp cao, là người tạo dựng bộ máy quản lý, hoạch định, lãnh đạo, kiểm tra,... mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải có năng lực và phẩm chất nhất định mới có thể điều hành có hiệu quả mọi hoạt động. Để tổ chức lao động tốt, phải quản lý từ khâu tuyển dụng, đến khâu bố trí, phân công, sử dụng lao động, bên cạnh đó, vấn đề khen thưởng và kỷ luật lao động cũng không thể xem nhẹ vì nó tác động vào mặt trí lực của người lao động, kích thích họ quan tâm đến thành quả lao động đạt được.

Yêu cầu về văn minh phục vụ khách hàng là yêu cầu được quán triệt trong các ngành dịch vụ bởi khách hàng là người đánh giá chất lượng dịch vụ quan trọng nhất. Đây là nhân tố có tính chất đặc trưng cho hoạt động kinh doanh du lịch, có tác động khác nhau đến năng suất lao động.

Ngoài các nhân tố trên, năng suất lao động trong kinh doanh du lịch còn chịu ảnh hưởng của tính thời vụ trong kinh doanh, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giá cả thị trường, đặc trưng sản phẩm của doanh nghiệp,...

Trong toàn ngành du lịch cũng như trong các doanh nghiệp, vấn đề tăng năng suất lao động luôn là mối quan tâm thường xuyên. Đối với nền kinh tế quốc dân, tăng năng suất lao động có nghĩa là củng cố và mở rộng phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tác động đến việc giảm chi phí tiền lương, nâng cao lợi nhuận, cũng như tác động trực tiếp đến sức khoẻ và tiền lương của người lao động thông qua việc giảm thời gian lao động và cải thiện điều kiện lao động, đặc biệt là những lao động nặng nhọc.

6.1.4. Tiền lương

Tiền lương được coi là giá cả của yếu tố lao động. Cũng như tất cả các loại giá cả khác, mức lương được xác định theo học thuyết kinh tế học, đó là mối tương quan giữa cung và cầu lao động. Bên cạnh những


tính chất như ở thị trường các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, thị trường các nhân tố sản xuất (các nguồn lực) còn có những đặc điểm riêng để người mua và người bán các nhân tố sản xuất có thể gặp nhau. Dưới tác động của những quy luật trên loại thị trường đặc biệt này, các nhân tố sản xuất (các nguồn lực) được phân bổ để đáp ứng nhu cầu người mua. Nếu thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ tạo nên sự phân bổ tối ưu những nguồn lực vốn khan hiếm này, sẽ không có người mua hay người bán nào có thể kiểm soát được giá cả của sức lao động, lao động có khả năng dịch chuyển dễ dàng. Lúc này, người lao động sẽ dịch chuyển tự do từ nơi có mức lương thấp đến những vùng, những ngành có mức lương cao hơn, cho đến khi không có sự khác biệt về mức lương nữa. Cung và cầu lao động sẽ tạo nên mức giá duy nhất, một mức giá mà mỗi doanh nghiệp sẽ chấp nhận khi cần tuyển lao động (Hình 6.6).


Hình 6 6 Mức lương trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo Trong toàn 1

Hình 6.6. Mức lương trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo


Trong toàn ngành, cung lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với mức lương và cầu lao động có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nó (Hình 6.6.a). Lượng lao động 0Q sẽ có việc làm với mức lương là 0W. Mức lương đó được các doanh nghiệp trong ngành AU - KS chấp nhận và doanh nghiệp thuê lao động với số lượng là 0q (Hình 6.6.b).


Nếu thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sẽ hạn chế khả năng dịch chuyển các nhân tố sản xuất, không đáp ứng nhu cầu người mua và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế sẽ không đạt được mức cao nhất.

Khi cầu hàng hoá và dịch vụ thay đổi, thì nhu cầu phát sinh đối với lao động cũng thay đổi theo, người lao động sẽ dịch chuyển từ nghề này sang nghề khác. Nếu cầu một loại hàng hoá dịch vụ tăng thì cầu lao động sản xuất ra mặt hàng đó sẽ dịch chuyển sang phải, tiền lương tăng lên, người lao động sẽ bị thu hút vào những công việc đó. Cầu lao động trong những công việc khác có thể giảm, cung vượt quá cầu lao động, tiền lương sẽ giảm và người lao động sẽ dịch chuyển đến nơi có mức lương cao hơn.

6.1.4.1. Sự khác biệt giữa các mức lương

Trong bất kỳ một ngành nghề nào đó kể cả ngành du lịch, một số người lao động nhận được mức lương cao hơn những người khác. Thực tế cho thấy, những người làm việc gián tiếp hoặc trí óc thường được hưởng lương cao hơn người lao động chân tay và lao động nam hưởng lương cao hơn lao động nữ (Hình 6.7).


a Mức lương theo giới tính và dân tộc b Mức lương theo trình độ giáo dục theo 2

(a): Mức lương theo giới tính và dân tộc


b Mức lương theo trình độ giáo dục theo màu da và dân tộc Hình 6 7 Sự chênh 3

(b): Mức lương theo trình độ giáo dục, theo màu da và dân tộc

Hình 6.7. Sự chênh lệch giữa các mức lương


So sánh mức lương trả cho người lao động trong các ngành của nền kinh tế có thể nhận thấy rằng, thu nhập của người lao động trong ngành khách sạn, nhà hàng là gần thấp nhất trong tất cả các ngành nghề (cao hơn nông nghiệp và ngư nghiệp). Trong gần 90 nghề nghiệp lao động chân tay của nam giới chỉ có 8 nghề (gồm cả bảo vệ và làm vườn) có thu nhập thấp hơn thu nhập của đầu bếp. Còn đối với nữ, trong 50 nghề lao động chân tay và trí óc liệt kê, chỉ có 6 nghề có thu nhập thấp hơn thu nhập của đầu bếp. Tuy nhiên, cũng cần phải nói đến những cố gắng trong việc cải tiến tiền lương cho người lao động trong ngành khách sạn, nhà hàng khiến mức lương của họ có tăng lên phần nào.

Sự khác biệt về thu nhập giữa các ngành nghề chịu tác động của nhiều yếu tố phức tạp, trong đó có một số yếu tố xuất phát từ thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo và một số yếu tố xuất phát từ thị trường lao động cạnh tranh không hoàn hảo.

Các yếu tố phi vật chất

Ngay cả trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, khi trình độ lao động của con người như nhau thì vẫn tồn tại nhiều khác biệt về điều kiện làm


việc và yêu cầu nghề nghiệp, dẫn đến tiền lương của họ khác nhau. Những công việc nguy hiểm hoặc những công việc mà người lao động làm việc trong môi trường bẩn, bụi bặm, những nghề nghiệp đòi hỏi kỹ năng hoặc trách nhiệm cao,... thì có thể nhận được mức lương cao hơn, với ý nghĩa "đền bù" cho trách nhiệm phải gánh vác hoặc cho điều kiện lao động khó khăn hơn.

Về phía người lao động, mối quan hệ giữa mức lương và điều kiện làm việc thể hiện: Nếu điều kiện làm việc không thuận lợi, nhiều rủi ro thì mức lương sẽ phải tăng lên để bù đắp cho sự rủi ro, không thuận lợi đó. Lương tăng để bù đắp phần lợi ích giảm đi do điều kiện làm việc không thuận lợi và được thể hiện qua đường bàng quan (Hình 6.8).


Hình 6 8 Mối quan hệ giữa mức lương và điều kiện làm việc không thuận lợi 4

Hình 6.8. Mối quan hệ giữa mức lương và điều kiện làm việc không thuận lợi (đường bàng quan)


Về phía doanh nghiệp, mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận nên nếu doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc của lao động, doanh nghiệp sẽ tăng chi phí. Nếu doanh nghiệp chi tiêu nhiều hơn cho việc này, phải chi tiêu ít hơn cho việc khác để giữ nguyên khả năng cạnh tranh. Với mức lợi nhuận nhất định, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh khoản tiền lương và


chi phí khác sao cho lợi nhuận không đổi. Điều này thể hiện trên đường đẳng lợi (ISOPROFIT - Hình 6.9).


Hình 6 9 Đường cung cấp lương của doanh nghiệp Wage offer curve Những hưởng thụ 5


Hình 6.9. Đường cung cấp lương của doanh nghiệp (Wage-offer curve)


Những hưởng thụ miễn phí hoặc với giá rẻ như đồng phục, giặt là, ăn uống, đi lại,... của nhân viên trong các cơ sở lưu trú, ăn uống có thể trợ giúp phần nào cho mức lương thấp của họ. Trên thực tế, những phúc lợi này cũng không lớn hơn đáng kể so với phúc lợi của các ngành khác và do đó, đây không thể là sự lý giải quan trọng cho mức lương thấp của ngành.

Một số nghề mang tính rủi ro cao, thời gian tạm nghỉ kéo dài (giải trí) hoặc có tổng thời gian làm việc trong đời ngắn (phi công) cũng thường nhận được mức lương cao để bù đắp cho những rủi ro đó.

Khi lựa chọn ngành/nghề làm việc, người lao động sẽ tìm kiếm nơi thu được "lợi ích ròng" cao nhất, bao gồm cả lương và các phúc lợi phi tiền lương khác. Trong thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo, "lợi ích ròng" của các nghề nghiệp khác nhau sẽ được cân bằng, chứ không chỉ cân bằng các mức lương.

Sự khác biệt giữa những người lao động

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí