Đặc Điểm Và Tầm Quan Trọng Của Vốn Kinh Doanh Du Lịch


chạy theo doanh thu, gian lận trong hạch toán, không chú ý đến chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trả lương khoán theo thu nhập

Trả lương khoán theo thu nhập là cơ chế khoán mà tiền lương và tiền thưởng của tập thể và cá nhân người lao động tuỳ thuộc vào thu nhập của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ chế khoán gộp quỹ lương với các quỹ doanh nghiệp, nếu phân phối cho các quỹ theo tỷ lệ cao thì quỹ lương sẽ bị thu hẹp.

Khi doanh thu tăng, đồng thời tiết kiệm chi phí, tạo ra thu nhập lớn thì quỹ lương lớn, không khống chế tối đa. Như vậy, hình thức trả lương này đã gắn tiền lương của người lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp, buộc họ phải nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, người lao động nhận được lương khoán thường bị chậm, vì sau khi hạch toán đầy đủ mới xác định được quỹ lương khoán, làm giảm tác dụng đòn bẩy của tiền lương. Mặt khác, hình thức trả lương này chỉ áp dụng được với cơ sở hạch toán kinh tế độc lập, nên những cơ sở hạch toán nội bộ không áp dụng được.

Ba hình thức trả lương cơ bản trên được áp dụng nhiều trong các nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam. Tuy nhiên, tuỳ theo mỗi doanh nghiệp có thể kết hợp các hình thức trả lương đó. Chẳng hạn, đối với bộ phận lao động gián tiếp (phòng nhân sự, phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán,...) áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng; với các bộ phận lao động trực tiếp (buồng, bàn, bếp,... ) có thể áp dụng lương khoán theo doanh thu hoặc khoán theo thu nhập,...

6.1.5. Đánh giá tình hình lao động - tiền lương

Việc đánh giá tình hình lao động - tiền lương của doanh nghiệp du lịch được thực hiện theo các bước sau:


Bước 1: Lập bảng phân tích và xác định các chỉ tiêu cần thiết: Nhóm chỉ tiêu doanh thu, nhóm chỉ tiêu lao động, quỹ tiền lương, năng suất lao động, tiền lương bình quân, tỷ suất tiền lương.

Bước 2: Phân tích chung về tình hình lao động - tiền lương. Đánh giá tình hình lao động - tiền lương theo các yếu tố: Lao động, năng suất lao động và tiền lương.

Bước 3: Xác định mức tiết kiệm hay vượt chi về quỹ lương:

+/-P = (P’1 - P’0) x D1

Bước 4: Phân tích mối quan hệ giữa 3 chỉ tiêu: Năng suất lao động, tiền lương bình quân và tỷ suất tiền lương.

Hộp 6.1

Tình hình lao động - tiền lương tại khách sạn Lotte Hotel Hanoi

Nguồn: Khách sạn Lotte Hotel Hanoi

Theo số liệu trên cho thấy, tình hình lao động - tiền lương của khách sạn năm

2019 so với năm 2018 là tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu: Số lao động bình quân và năng

Bước 5: Kết luận chung về tình hình lao động - tiền lương của doanh nghiệp, chỉ rõ nguyên nhân và biện pháp khắc phục.



STT


Các chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019

với 2018

+/-

%

1

Tổng doanh thu

Trđ

652.090

778.900

+126.810

119,45

2

Số lao động bình quân

Người

540

556

+16

102,96

3

Tổng quỹ lương

Trđ

57.320

62.778

+5.458

109,52

4

Năng suất lao động bình quân

Trđ/người

1.207,57

1.400,9

+193,33

116,01

5

Tiền lương bình quân năm

Trđ/người

106,15

112,91

+6,76

106,37

6

Tiền lương bình quân tháng

Trđ/người

8,85

9,41

+0,56

106,37

7

Tỷ suất tiền lương

%

8,79

8,06

(-0,73)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch Phần 2 - 8


suất lao động bình quân của một người lao động tăng khá mạnh; tổng quỹ lương năm 2019 tăng 9,52% so với năm 2018, tiền lương bình quân năm và tiền lương bình quân tháng của người lao động đều tăng 6,37% so với năm 2018; tỷ suất tiền lương năm 2019 giảm 0,73% so với năm 2018 nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng doanh thu mạnh hơn tốc độ tăng của tổng quỹ lương. Do vậy, trong thời gian tới khách sạn nên tiếp tục mở rộng quy mô kinh doanh, tăng năng suất cho người lao động, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.



Hộp 6.2

Tình hình lao động - tiền lương của Công ty Sunvina Travel



ST T


Các chỉ tiêu


ĐVT


Năm 2018


Năm 2019

So sánh 2019

với 2018

+/-

%

1

Tổng doanh thu

Trđ

15.391,01

19.271,08

+3.880,07

125,21

2

Số lao động bình quân

Người

23

28

+5

121,74

3

Tổng quỹ lương

Trđ

1.950

2.450

+500

125,64

4

Năng suất lao động bình quân

Trđ/người

669,17

688,25

+19,08

102,85

5

Tiền lương bình quân năm

Trđ/người

84,78

87,5

+2,72

103,21

6

Tiền lương

bình quân tháng

Trđ/người

7,07

7,29

+0,22

103,12

7

Tỷ suất tiền lương

%

12,67

12,71

(+0,04)


Nguồn: Công ty Sunvina Travel


Qua số liệu trên cho thấy, tổng doanh thu và tổng quỹ lương của công ty năm 2019 đều tăng so với năm 2018, tuy nhiên tốc độ tăng của tổng quỹ lương mạnh hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu nên điều này dẫn đến tỷ suất tiền lương của công ty tăng 0,04% so với năm 2018. Năng suất lao động bình quân của người lao động năm 2019 tăng 2,85% so với năm 2018. Tiền lương bình quân năm và tiền lương bình quân tháng năm 2019 đều tăng hơn so với năm 2018. Như vậy, có thể đánh giá tình hình lao động - tiền lương của khách sạn qua hai năm là chưa tốt.


6.2. VỐN KINH DOANH DU LỊCH

Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, vốn là yếu tố nguồn lực cơ bản để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Đây được coi là yếu tố không thể thiếu. Việc huy động, bảo tồn và phát triển nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và hoàn thành các mục tiêu của doanh nghiệp du lịch.

6.2.1. Đặc điểm và tầm quan trọng của vốn kinh doanh du lịch

Trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng, vốn kinh doanh là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý, có kế hoạch vào việc sản xuất những sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Vốn kinh doanh là số vốn được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, số vốn này được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp (do chủ sở hữu đóng góp ban đầu) và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn kinh doanh nói chung và vốn kinh doanh du lịch nói riêng đều có thể nhìn nhận dưới góc độ giá trị hoặc hiện vật; có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ hay tài sản có khả năng tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp; có thể hữu hình hay vô hình, từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn và hạch toán tài chính.

Vốn kinh doanh du lịch là biểu hiện bằng tiền của tất cả tài sản cần thiết dùng để tiến hành kinh doanh du lịch.


Hộp 6.3

Quá trình tăng vốn của tập đoàn FLC



Nguồn: Tập đoàn FLC

Vốn kinh doanh du lịch bao gồm những đặc điểm cơ bản như sau:

Vốn hiện vật là bộ phận chủ yếu trong kinh doanh du lịch. Đó là phần đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị,... và những tài sản dự trữ cho quá trình sản xuất kinh doanh như nguyên liệu, bán thành phẩm trong kinh doanh ăn uống và đồ lưu niệm tại điểm du lịch hay trong các khách sạn,... Do kinh doanh du lịch cần sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cho khách hàng nên vốn hiện vật là bộ phận chủ yếu. Doanh nghiệp du lịch cần có kế hoạch đầu tư, đổi mới, nâng cấp, đồng thời có những biện pháp tổ chức và quản lý bộ phận vốn hiện vật một cách hiệu quả.

Trong kinh doanh khách sạn, vốn đầu tư ban đầu thường rất lớn. Vốn đầu tư ban đầu là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ). Vốn điều lệ mà chủ doanh nghiệp đầu tư khi mới thành lập nhiều hay ít tùy thuộc vào khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp nhưng tối thiểu phải bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định. Các khoản đầu tư ban đầu thường là đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với kinh doanh các dịch vụ như lưu trú, cho thuê văn phòng trong khách sạn,... thì vốn đầu tư ban đầu có thể rất lớn. Để xây dựng một phòng khách sạn 5 sao tiêu chuẩn


quốc tế cần tối thiểu 200.000 USD, một phòng 4 sao cần tối thiểu

135.000 USD, một phòng 3 sao cần tối thiểu 100.000 USD. Do đó, tùy vào loại dịch vụ, khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp,... doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần đầu tư vốn ban đầu một cách hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao.

Vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh du lịch. Do phần lớn vốn hiện vật của doanh nghiệp là các tài sản cố định nên vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn. Tài sản cố định là bộ phận tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển giá trị mang tính dài hạn. Các loại tài sản cố định hữu hình như nhà cửa, văn phòng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn,... và các loại tài sản cố định vô hình như quyền sử dụng đất, thương hiệu, quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả,... Doanh nghiệp du lịch cần có những biện pháp tổ chức và quản lí tài sản cố định của doanh nghiệp tránh thất thoát, lãng phí và cần quản lí khấu hao tài sản cố định.

Vốn đa dạng gồm nhiều loại theo các nghiệp vụ kinh doanh. Kinh doanh du lịch mang tính đa dạng theo các lĩnh vực dịch vụ, tùy thuộc vị trí kinh doanh, thị trường mục tiêu, thứ hạng và quy mô của doanh nghiệp. Vì thế các doanh nghiệp du lịch thường kinh doanh nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tương ứng với mỗi nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi vốn kinh doanh là khác nhau. Tùy thuộc vào nghiệp vụ kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, khả năng của doanh nghiệp,... để lựa chọn nguồn vốn phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, đồng thời mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Vốn trong kinh doanh du lịch được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Do có nhiều nguồn huy động vốn khác nhau như: Huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng; huy động vốn nội bộ người lao động trong doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu; huy động từ việc tham gia liên doanh liên kết; huy động từ các nguồn


khác. Doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn huy động vốn thuận lợi nhất nhằm đảm bảo huy động vốn kịp thời, đầy đủ và hiệu quả nhất.

Vốn kinh doanh du lịch có vai trò quan trọng cả với ngành và với doanh nghiệp.

- Đối với ngành du lịch, vốn là một trong những yếu tố tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội, góp phần mở rộng tái sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ tăng trưởng của ngành, vốn cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự hình thành, củng cố và nâng cao vị thế của ngành trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, ngành du lịch cần có vốn để có thể thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với ngành, có thể thực hiện những chiến lược phát triển ngành, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành phát triển.

- Đối với doanh nghiệp, vốn là một yếu tố sản xuất, một nguồn lực cần thiết cho quá trình kinh doanh nhằm tạo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vốn tham gia quá trình tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời đó cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Thực hiện chiến lược kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường, xúc tiến quảng bá,... đều cần mức vốn khác nhau.


6.2.2. Nhu cầu vốn kinh doanh

Xác định nhu cầu vốn kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung có ý nghĩa rất quan trọng. Đứng trên quan điểm nhà tài chính trong doanh nghiệp, việc xác định hay dự toán nguồn vốn phải vay trong năm kế hoạch cần phải được cân nhắc thận trọng, nếu xác định không chính xác sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn trong một chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của chu kỳ đó.

Dự toán nhu cầu vốn kinh doanh là việc doanh nghiệp dự kiến các hoạt động trong tương lai để tính toán ra số vốn kinh doanh cần thiết.


Đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.

Cơ sở lập dự toán ngân sách:

- Dựa trên mức doanh thu mong muốn trong kỳ kế hoạch.

- Dựa trên đà tăng trưởng của doanh nghiệp.

- Các số liệu báo cáo và số liệu kế hoạch về tình hình hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai.


Các phương pháp dự toán nhu cầu vốn kinh doanh:

a. Phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu

Các bước thực hiện:

- Tính số dư của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán ở kỳ thực hiện.

- Chọn các khoản mục (cả bên nguồn vốn và bên tài sản) trong bảng cân đối kế toán chịu sự tác động trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với doanh thu sau đó đi tính tỷ lệ phần trăm của các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ.

- Lấy tỷ lệ phần trăm của tài sản so với doanh thu trừ đi tỷ lệ phần trăm của nguồn vốn so với doanh thu.

- Lấy doanh thu kỳ kế hoạch trừ đi doanh thu kỳ thực tế (trị tuyệt đối).

- Xác định nhu cầu vốn kinh doanh tăng thêm.

Lưu ý, phương pháp này chỉ được dùng để dự toán nhu cầu vốn kinh doanh trong ngắn hạn.

b. Phương pháp hồi quy

Nội dung của phương pháp này là so sánh tương quan giữa quy mô của các loại tài sản và nguồn vốn với doanh thu thực tế qua nhiều năm, từ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024