Năng Suất Lao Động Cận Biên (Tính Bằng Đơn Vị Sản Phẩm)


D0 J0


T

t 1

Kt Jt

1r t



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Hoặc:

NPV

Kt Jt D

J 0


T

t 1

1rt0 0


Các doanh nghiệp cần phải cân nhắc thận trọng cho mục đầu tư nhân sự này. Cử người lao động đi đào tạo hoặc mở các lớp bồi dưỡng tay nghề đều tốn những khoản chi phí lớn. Nhưng việc hoàn trả “vốn đầu tư” này lại hoàn toàn phụ thuộc vào người lao động, liệu tay nghề có nâng cao đáng kể không? Liệu sau khi được đào tạo họ có ở lại doanh nghiệp làm việc không?... Một số doanh nghiệp có lợi khi không đào tạo lại lao động mà lựa chọn con đường tuyển dụng những người đã có tay nghề và trình độ của các doanh nghiệp khác hoặc chỉ mở các lớp đào tạo mang đậm nét đặc thù riêng của doanh nghiệp.

Hiện trong ngành du lịch có nhiều hình thức đào tạo khác nhau với những nội dung khác nhau, gồm cả các lớp nghiệp vụ và lớp nâng cao trình độ quản lý cho cả những người mới tuyển dụng và những người đang làm việc. Số liệu thống kê cho thấy, những người không có tay nghề hoặc bằng cấp chính thức chiếm khoảng 50 - 85%, bởi vậy, nhu cầu về đào tạo nội bộ là rất lớn.

Ngoài ra, cung lao động còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự lựa chọn của người lao động. Nếu người lao động tìm kiếm khả năng hoàn trả cao nhất cho những đầu tư của bản thân thì họ sẽ cân nhắc đến các yếu tố như nghề nghiệp, ngành và công ty, mà những yếu tố này có thể mang lại cho họ nguồn thu nhập và sự thoả mãn nghề nghiệp lớn nhất. Trước tiên, người lao động xem xét đến mối tương quan giữa tiền lương và yêu cầu công việc. Ngoài ra, người ta còn tính đến các khía cạnh phi vật chất, chẳng hạn có một số nghề nguy hiểm hoặc độc hại, hoặc có vị trí xã hội thấp kém, còn một số nghề khác thì dễ chịu, có địa vị cao và xem xét các rủi ro thất nghiệp khác... Người lao động sẽ cân nhắc để có được “lợi ích ròng” - phối hợp cả các yếu tố vật chất và phi vật chất, từ đó lựa chọn nơi làm việc thích hợp cho bản thân.


6.1.2.2. Cầu lao động

Cầu dài hạn

Các doanh nghiệp cần các nhân tố sản xuất như lao động, nguyên vật liệu và tiền vốn để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ. Nghĩa là, nhu cầu về các nhân tố sản xuất là nhu cầu phát sinh có gốc gác từ nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ.

Xét về chiến lược dài hạn, tất cả các nhân tố sản xuất đều có thể biến động. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ công nghệ nào để tạo ra sản phẩm của mình: Từ những dây chuyền sản xuất đòi hỏi cường độ sức lao động cao (sử dụng nhiều sức lao động), cho đến những công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư cao (sử dụng máy móc thiết bị nhiều hơn sức người). Nếu doanh nghiệp định hướng tối đa hoá lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại hình công nghệ có chi phí thấp nhất.

Khi giá lao động và giá vốn đầu tư thay đổi thì các phương án kết hợp hai nhân tố sản xuất đầu vào này cũng sẽ thay đổi theo. Nếu giá lao động tăng tương đối so với giá vốn đầu tư thì có thể nhiều doanh nghiệp sẽ cố gắng dùng các khoản đầu tư cho máy móc thiết bị và công nghệ mới thay cho chi phí lao động. Tuy nhiên, khả năng thay thế một nhân tố sản xuất này bằng nhân tố sản xuất khác phụ thuộc nhiều vào bản chất của sản phẩm và tì́ nh trạng công nghệ. Trong các doanh nghiệp du lịch, khả năng thay thế sức lao động bằng vốn đầu tư là tương đối hạn hẹp so với các doanh nghiệp sản xuất khác do tính chất dịch vụ của ngành. Các doanh nghiệp sản xuất khác, với các dây chuyền sản xuất có tính lặp lại cao và ít đòi hỏi kỹ năng tinh sảo, thì việc dùng máy móc thay thế con người có thể thực hiện được dễ dàng, chẳng hạn như ở lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Cầu ngắn hạn

Trong ngắn hạn, một doanh nghiệp chỉ có thể điều chỉnh khối lượng một vài nhân tố sản xuất chứ không phải là tất cả (có những nhân tố sản xuất bị giới hạn bởi nguồn cung). Khi số đơn vị của một nhân tố


sản xuất tăng lên thì lợi nhuận giảm xuống - nếu số lao động tăng, lợi nhuận sẽ giảm. Sản lượng bổ sung khi tăng thêm một nhân công (sản phẩm lao động cận biên) thể hiện ở Hình 6.3.


Hình 6 3 Năng suất lao động cận biên tính bằng đơn vị sản phẩm Sản lượng 1

Hình 6.3. Năng suất lao động cận biên (tính bằng đơn vị sản phẩm)


Sản lượng bổ sung đó sẽ được bán ở một mức giá nào đó và doanh thu bổ sung nhận được gọi là doanh thu cận biên. Giá trị tăng thêm của doanh nghiệp khi tăng thêm một nhân công sẽ bằng sản phẩm lao động cận biên tính bằng vật chất (sản phẩm hiện vật cận biên) nhân với doanh thu cận biên của một đơn vị sản phẩm. Đó còn gọi là sản phẩm doanh thu cận biên (MRP = MPP x MR) và đồ thị của nó cũng có dạng đường cong như Hình 6.3.

Các doanh nghiệp du lịch định hướng tối đa hoá lợi nhuận sẽ không thuê thêm nhân công nếu như chi phí thuê thêm nhân công (chi phí cận biên - MC) cao hơn sản phẩm doanh thu cận biên (MRP). Ngược lại, nếu sản phẩm doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên thì doanh nghiệp sẽ thu được nguồn lợi lớn hơn từ việc tăng số nhân công. Và khi sản phẩm doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí bổ sung cho những lao động tăng thêm thì doanh nghiệp sẽ còn thu được lợi nhuận.

Như vậy, một cơ sở kinh doanh sẽ thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm doanh thu cận biên bằng chi phí lao động cận biên. Lợi nhuận được tối đa hoá tại điểm MRP = MC. Giả sử doanh nghiệp trả lương theo


giá thị trường cho người lao động và không có một tác động nào đối với mức lương đó, khi đó, chi phí cận biên để thuê thêm lao động sẽ bằng đúng mức lương ấy (MC = W). Vì vậy, điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận là MRP = W (Hình 6.4).


Hình 6 4 Mức tối đa hoá lợi nhuận từ lao động Tại điểm mức lương 0W 2 2

Hình 6.4. Mức tối đa hoá lợi nhuận từ lao động


Tại điểm mức lương 0W2, lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp là 0q2, bởi ở bất kỳ một lượng lao động nào khác thì lợi nhuận sẽ không đạt mức tối đa. Với số lao động nhỏ hơn 0q2, doanh nghiệp sẽ phải trả giá cao hơn để tăng thêm nhân công, MRP cao hơn MC và khi đó vẫn còn có cơ hội để tăng lợi nhuận. Với số lao động lớn hơn 0q2, chi phí bổ sung để thuê thêm nhân công (MC2) sẽ lớn hơn giá trị sản phẩm bổ sung (MRP) và vì vậy lợi nhuận sẽ bị suy giảm.


Hình 6 5 Đường cầu lao động Nếu mức lương là 0W 1 thì điều kiện để tối 3

Hình 6.5. Đường cầu lao động


Nếu mức lương là 0W1 thì điều kiện để tối đa hoá lợi nhuận MRP = MC được thoả mãn tại hai điểm chỉ số lượng nhân công 0q và 0q1. Với số lao động bằng 0q1, doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, vì thế dịch chuyển lượng lao động từ 0q sang 0q1 sẽ làm tăng doanh thu (MRP) nhanh hơn là tăng chi phí (MC1) và lợi nhuận sẽ tăng.

Số lượng lao động cần thiết của một doanh nghiệp được thể hiện bằng đường cong MRP. Đường cong MRP (chỉ tính đoạn dốc đi xuống) được gọi là đường cầu lao động (Hình 6.5). Có thể đặt ra giả định rằng, nếu tất cả các nhân tố khác không đổi thì một doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động nếu như giá lao động (tiền lương) giảm, nếu giá lao động tăng thì doanh nghiệp sẽ giảm cầu đối với nhân tố sản xuất này. Chủ doanh nghiệp sẽ di chuyển dọc theo đường cầu lao động xuống dưới hoặc lên trên tương ứng với mức tiền lương mới và như vậy lượng lao động được thuê sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn trước. Đường cầu lao động tuân theo quy luật cầu.

Cũng như đường cầu của bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào khác, đường cầu lao động cũng có thể dịch chuyển, lên trên hoặc xuống dưới, sang phải hoặc sang trái. Vì nhu cầu đối với yếu tố sản xuất là nhu cầu phát sinh/dẫn xuất, cho nên những thay đổi về nhu cầu trên thị trường hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng sẽ làm dịch chuyển đường cầu lao động. Thu nhập của người tiêu dùng tăng, giá của các bữa ăn tại nhà hàng thấp tương đối so với các hình thức tiêu dùng thực phẩm khác, giá phòng khách sạn giảm, có thể tạo nên động cơ kích đẩy nhu cầu đối với dịch vụ du lịch và làm dịch chuyển cầu về lao động trong ngành du lịch.

Đường cầu lao động có thể dịch chuyển ra ngoài khi giá của các nhân tố sản xuất khác tăng. Ngược lại, giá của các nhân tố sản xuất khác rẻ, thì sự thay thế cho lao động sẽ làm cho đường cầu lao động dịch chuyển vào trong (về phía điểm gốc).

Năng suất lao động cũng tác động làm dịch chuyển đường cầu lao động. Quyết định tăng hoặc giảm lao động căn cứ vào sự so sánh sản phẩm doanh thu cận biên và mức tiền lương. Nếu sản phẩm doanh thu


cận biên tăng lên, doanh nghiệp có thể thuê thêm một số lao động lớn hơn với mức lương tương xứng. Đường cầu lao động sẽ dịch chuyển ra ngoài. Mỗi người lao động sẽ trị giá cao hơn bởi hiệu quả cao hay bởi doanh thu từ sản phẩm cao hơn.

Tính co dãn của cầu lao động phụ thuộc một phần vào khả năng thay thế bằng các yếu tố khác. Nếu lao động của con người càng quan trọng và càng khó thay thế trong một quá trình kinh doanh nào đó thì cầu lao động càng ít co dãn. Thêm nữa, nếu cầu hàng hoá hoặc dịch vụ không co dãn thì lao động để tạo ra sản phẩm đó cũng không co dãn.

Cầu lao động cũng ít co dãn nếu chi phí lao động chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Ví dụ, chi phí lao động chiếm 10% tổng chi phí thì khi mức lương có tăng đến 50% cũng chỉ làm giá sản phẩm tăng thêm 5%. Còn nếu chi phí lao động chiếm 60% tổng chi phí thì tác động của nó đối với giá sản phẩm cuối cùng sẽ lớn hơn rất nhiều, giá sẽ đội lên đến 30%. Điều này cho chúng ta thấy tại sao người lao động trong các ngành công nghệ có cường độ vốn đầu tư cao thường được hưởng mức lương cao hơn mức lương của người lao động trong ngành sử dụng công nghệ có cường độ sức lao động cao. Do chi phí lao động chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các doanh nghiệp du lịch nên rất khó có thể tăng lương cho người lao động mà không ảnh hưởng đến lợi nhuận hoặc không tăng giá sản phẩm.

Đường cầu lao động của ngành du lịch được tổng hợp trên cơ sở đường cầu về lao động của các doanh nghiệp. Đường cầu lao động của toàn ngành có hình dạng giống như đường cầu lao động của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, đường cầu toàn ngành có độ dốc lớn hơn (kém co dãn hơn), việc tăng tiền lương có khả năng dẫn đến giảm việc làm và sản lượng đầu ra. Khi sản lượng giảm, giá của sản phẩm có thể tăng, dẫn đến MRP của lao động sẽ dịch chuyển ra ngoài.

Cầu lao động trong ngành du lịch thể hiện những dao động ngắn hạn lớn đối với một số nghiệp vụ nhất định. Điều này cho thấy tại sao lao động bán thời gian là lao động điển hình của ngành du lịch, nhưng cũng


có những lao động được thuê không thường xuyên để thực hiện mục đích hay chức năng đặc biệt nào đó.

6.1.3. Năng suất lao động

Năng suất lao động là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nó cũng là một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được với các chi phí lao động sống bỏ ra để đạt được kết quả đó.


Trong đó Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả có thể xác định dưới dạng giá 4

Trong đó:

Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả có thể xác định dưới dạng giá trị và hiện vật. Về mặt giá trị năng suất lao động được xác định bằng chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận. Về mặt hiện vật, năng suất lao động được xác định tùy theo lĩnh vực kinh doanh. Đối với kinh doanh lữ hành, có thể xác định bằng chỉ tiêu lượt khách, ngày khách,... Đối với kinh doanh ăn uống: số lượng sản phẩm ăn uống, số bàn phục vụ. Đối với kinh doanh lưu trú: số khách, số phòng được sử dụng, số ngày khách, số đêm nghỉ.

Các chỉ tiêu biểu hiện chi phí được xác định qua chỉ tiêu số lao động, tiền lương, ngày công, thời gian lao động.

Trong kinh doanh du lịch, năng suất lao động thường có thể đo lường theo hai loại chỉ tiêu: Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị.


Trong đó W Năng suất lao động D Doanh thu S Số lượng sản phẩm R Số lao động 5

Trong đó: W - Năng suất lao động D - Doanh thu S - Số lượng sản phẩm R - Số lao động


Năng suất lao động dù tính theo chỉ tiêu hiện vật hay chỉ tiêu giá trị cũng đều có sự xác định về mặt thời gian theo ngày, tuần, tháng, năm. Chỉ tiêu hiện vật phản ánh đúng thực chất của năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động. Năng suất lao động tính theo hiện vật không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả hay các điều kiện kinh tế khác. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không phản ánh tổng hợp, không thể so sánh năng suất lao động giữa các doanh nghiệp hay giữa các bộ phận nghiệp vụ khác nhau, mà thường chỉ dùng so sánh năng suất lao động giữa các kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, chỉ tiêu năng suất lao động hiện vật ít được sử dụng trong ngành du lịch. Năng suất lao động tính theo chỉ tiêu giá trị đơn giản và dễ xác định. Chỉ tiêu giá trị phản ánh tổng hợp năng suất lao động nên có thể sử dụng để so sánh năng suất lao động, hiệu quả kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm xác định vị thế của mỗi doanh nghiệp. Chỉ tiêu giá trị cũng có những hạn chế nhất định. Chỉ tiêu này chịu sự tác động của giá cả nên tính chính xác kém chỉ tiêu hiện vật. Cần có sự loại trừ ảnh hưởng của giá cả cũng như các yếu tố khách quan khác khi áp dụng chỉ tiêu này.

Là một chỉ tiêu kinh tế, năng suất lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, có nhân tố tác động trực tiếp, có nhân tố tác động gián tiếp, có nhân tố tác động chủ quan cần nghiên cứu để tìm những giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy mặt tích cực, và cũng có nhân tố tác động khách quan cần phải loại trừ để xác định đúng thực trạng kinh doanh.

Để tạo ra sản phẩm, trong quá trình lao động phải sử dụng nhân tố sức lao động cũng như công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động. Muốn tăng năng suất lao động phải nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố trên.

Sức lao động gồm: Sức khoẻ của người lao động, số lượng lao động, trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá, phẩm chất đạo đức của

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 11/07/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí