Phân loại lao động
Mỗi loại hình doanh nghiệp du lịch có lĩnh vực kinh doanh đặc trưng khác nhau, tương ứng cũng gồm các loại lao động khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản doanh nghiệp du lịch gồm có các nghiệp vụ: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh ăn uống, kinh doanh lưu trú, và kinh doanh các dịch vụ khác. Tương ứng, đội ngũ lao động bao gồm: Lao động kinh doanh lữ hành, lao động kinh doanh ăn uống, lao động kinh doanh lưu trú, lao động kinh doanh các dịch vụ khác. Mỗi người lao động trong các nghiệp vụ cần hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi làm việc của họ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuyển dụng, bố trí sử dụng lao động đúng người đúng việc. Phân loại lao động theo các nghiệp vụ kinh doanh đã nâng cao trách nhiệm của mỗi bộ phận qua sự độc lập của họ, tuy nhiên cũng cần thấy rõ, mức độ độc lập chỉ là tương đối, các bộ phận liên kết chặt chẽ với nhau theo quy trình phục vụ khách, đặc biệt là khách du lịch - bộ phận khách hàng sử dụng đồng bộ các dịch vụ trong các doanh nghiệp.
Căn cứ vào trình độ chuyên môn, lao động trong kinh doanh du lịch gồm các mức độ: Lao động có trình độ đại học và trên đại học, lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và lao động chưa qua đào tạo. Mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần nắm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ lao động của doanh nghiệp mình để có kế hoạch tuyển dụng lao động, sử dụng lao động, bồi dưỡng và đào tạo lao động theo các hình thức khác nhau với nhiều nội dung khác nhau. Cũng qua đó, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đánh giá được phần nào năng suất lao động và chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong ngành du lịch hiện tại, trình độ lao động tương đối thấp. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2018, nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng du lịch là lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm du lịch, chiếm 47,3% nhân lực được đào tạo, bằng 19,8% tổng nhân lực toàn ngành. Nhân lực được đào tạo đại học và sau đại học về du lịch chiếm 7,4% số nhân lực có chuyên môn du lịch, bằng 3,2% tổng nhân lực. Số
nhân lực có trình độ đại học và trên đại học về du lịch như trên là thấp so với nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Nhân lực trình độ dưới sơ cấp nghề (đào tạo truyền nghề, dưới 3 tháng) chiếm 45,3% nhân lực có chuyên môn, bằng 19,4% tổng số nhân lực toàn ngành. Nếu chỉ tính nhân lực có trình độ sơ cấp trở lên thì nhân lực được đào tạo chiếm khoảng 23% tổng nhân lực toàn ngành. Nếu tính thêm số nhân lực được đào tạo truyền nghề, dưới 3 tháng, thì nhân lực được đào tạo của ngành Du lịch đạt khoảng 42% tổng nhân lực toàn ngành [5]. Hiện có khoảng 60% lực lượng lao động của ngành biết ngoại ngữ nhưng chủ yếu là tiếng Anh (42%), tỷ lệ biết tiếng Trung Quốc chỉ 5%, tiếng Pháp 4%,... Trong đó, số lao động có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chỉ 15%, và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở bộ phận làm hướng dẫn viên du lịch, lễ tân khách sạn. Về trình độ công nghệ thông tin, có khoảng hơn 60% lao động biết sử dụng máy tính, nhưng phần lớn chỉ đáp ứng những công việc đơn giản. Cùng với những yếu kém trên thì thực tế cho thấy, kỹ năng mềm, khả năng ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của lực lượng lao động du lịch cũng chưa được trang bị đầy đủ. Thực trạng này cho thấy số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện tại chưa thể đáp ứng được những yêu cầu phát triển của du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Theo lĩnh vực hoạt động, nhân lực là hướng dẫn viên du lịch tốt nghiệp đại học chiếm khoảng 65,5% tổng số hướng dẫn viên, tỷ lệ này trong marketing du lịch là 84,2% và lễ tân là 65,3%. Trong lĩnh vực phục vụ buồng, bar, bàn, bếp,... lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp lại chiếm tỷ lệ lớn: Nhân viên bếp là 85,6%; bàn, buồng, bar tương ứng là: 72,4%, 70,7% và 75,5% .
Theo mức độ tham gia vào quá trình kinh doanh, đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp du lịch gồm có: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp tham gia kinh doanh là lao động trong các bộ phận nghiệp vụ hướng dẫn, điều hành, lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp,... Bộ phận lao động này chiếm tỷ trọng lớn, thường chiếm khoảng 80 - 90% tổng số lao động. Lao động gián tiếp là lao động quản lý và điều
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế du lịch Phần 2 - 1
- Kinh tế du lịch Phần 2 - 2
- Kinh tế du lịch Phần 2 - 3
- Năng Suất Lao Động Cận Biên (Tính Bằng Đơn Vị Sản Phẩm)
- Mức Lương Trên Thị Trường Lao Động Cạnh Tranh Hoàn Hảo
- Một Số Hình Thức Trả Lương Cho Người Lao Động Trong Doanh Nghiệp Du Lịch Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.
hành quá trình kinh doanh. Bộ phận lao động này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Do vai trò quan trọng của bộ phận lao động này nên trình độ chuyên môn của lao động gián tiếp so với lao động trực tiếp thường cao hơn nhiều. Lao động gián tiếp luôn được duy trì ở một tỷ trọng nhỏ để tiết kiệm những chi phí gián tiếp không cần thiết, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo việc điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Cách phân loại này là một trong những căn cứ để các doanh nghiệp có hình thức trả công phù hợp đối với từng bộ phận lao động.
Trong các cơ sở kinh doanh nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng, đội ngũ lao động còn có thể được phân loại theo giới tính gồm: Lao động nam và lao động nữ. Do đặc điểm của giới tính, nên cách phân loại đem lại cho doanh nghiệp một chế độ đãi ngộ hợp lý đối với từng loại lao động.
6.1.2. Cung và cầu lao động
6.1.2.1. Cung lao động
Nguồn cung lao động cho nền kinh tế nói chung, cho từng ngành riêng biệt và cho mỗi doanh nghiệp đều chịu sự tác động của ba yếu tố: sự tham gia của lực lượng lao động, thời gian làm việc và trình độ của lực lượng lao động.
Sự tham gia của lực lượng lao động
Về dài hạn, quy mô tổng lực lượng lao động (những người có khả năng và sẵn sàng làm việc) sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ tham gia vào lực lượng lao động của từng nhóm dân cư khác nhau. Điều này thể hiện theo "mức độ hoạt động" (activity rate) của từng nhóm lứa tuổi hay giới tính. Một số nước trên thế giới, mức độ hoạt động của nam giới có khuynh hướng giảm. Hiện tượng này có liên quan đến việc kéo dài thời gian học tập của nam thanh niên, trong khi những người đứng tuổi lại nghỉ hưu sớm hơn. Ngược lại, mức độ hoạt động của phụ nữ lại cho thấy khuynh hướng tăng trưởng. Bên cạnh đó, hoạt động lao động của nữ còn thể hiện những dao động ngắn hạn lớn.
tăng?
Tại sao mức độ hoạt động dài hạn của phụ nữ có chiều hướng gia
- Phụ nữ bị lôi cuốn vào lực lượng lao động trong các thời kỳ kinh
tế tăng trưởng.
- Sự mở rộng các nghề nghiệp cho nữ giới, rất nhiều công việc trong các ngành dịch vụ có nhu cầu lao động nữ.
- Các cơ hội làm việc bán thời gian hoặc theo thời vụ cũng thu hút nhiều phụ nữ vào lực lượng lao động.
- Đứng về khía cạnh cung lao động, ngày càng nhiều phụ nữ có khả năng và sẵn sàng tham gia vào lực lượng lao động khi văn minh xã hội ngày càng cao.
- Những người phụ nữ có nghề nghiệp đem lại thêm một nguồn thu nhập nữa cho gia đình. Xu hướng tiền lương ngày càng tăng là động cơ không nhỏ để phụ nữ tham gia vào lao động xã hội.
Trong ngành du lịch, tỷ lệ lao động nữ so với nam giới là vào khoảng 2:1. Ngược lại, ở các ngành công nghiệp chế tạo khác, nữ giới chỉ chiếm 1/3 tổng số lao động và tầm quan trọng của lao động nữ trong các ngành này cũng không lớn như trong các ngành dịch vụ. Một số ngành dịch vụ như bán lẻ, khách sạn, nhà hàng, giáo dục và y tế có tỷ trọng lao động nữ tương đối cao. Thông thường trong các ngành dịch vụ lao động nữ đều lớn hơn 60% tổng lực lượng lao động.
Hiện tượng tăng trưởng lực lượng lao động nữ gắn liền với việc tăng trưởng các cơ hội nghề nghiệp bán thời gian. Trong ngành du lịch, hiện tượng này còn có mối liên hệ với việc ra đời và phát triển các công việc có mức lương thấp ở khu vực dịch vụ này.
Thời gian làm việc
Cung lao động của một nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng không chỉ phụ thuộc vào “mức độ hoạt động” của từng nhóm lao động, mà còn chịu ảnh hưởng bởi số giờ làm
việc của lực lượng lao động. Theo thời gian, số giờ lao động có xu hướng giảm dần. Trong ngắn hạn, do một số ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô thì số giờ làm việc có thể tăng hoặc giảm tuỳ từng thời kỳ, nhưng xu hướng dài hạn là số giờ làm việc trong tuần cũng sẽ ngày càng ngắn lại.
Khi thu nhập của người lao động tăng, thì giá việc nghỉ ngơi cũng tăng lên, theo nghĩa là mỗi một giờ không làm việc trị giá tương đương với một khoản thu nhập tiềm tàng bị mất đi. Điều này sẽ dẫn đến “hiệu ứng thay thế” (substitution effect), giờ làm việc có thể sẽ tăng lên do người lao động hy sinh thời gian nghỉ ngơi nhằm tăng thu nhập của mình. Bên cạnh đó, cũng có thể dẫn đến “hiệu ứng thu nhập” (income effect) làm cho số giờ lao động giảm đi vì khi thu nhập tăng, người lao động có thể quyết định tiêu dùng nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn, tăng cả thời gian nghỉ ngơi và tiêu dùng chúng.
Thực tế cho thấy, người lao động thường chọn việc nghỉ ngơi thư giãn khi mức lương thực tế tăng. Cung lao động của bất cứ một ngành hoặc một doanh nghiệp nào cũng có khả năng giảm sút khi thu nhập tăng và hiệu ứng thu nhập trội hơn hiệu ứng thay thế. Hình 6.1 cho thấy người lao động sẽ tăng giờ làm việc lên khi mức lương tăng cho tới điểm J. Từ điểm J trở đi, thời gian làm việc sẽ giảm khi mức lương vẫn tiếp tục tăng.
Hình 6.1. Đường cung lao động cá nhân
Mặt khác, đường cung lao động đối với lao động nam thường biểu hiện ở nửa trên (từ điểm J trở lên) vì tác động thu nhập lớn hơn tác động thay thế. Còn đường cung lao động đối với lao động nữ thường biểu hiện ở nửa dưới (từ điểm J trở xuống), đường cung có độ dốc dương.
Những thay đổi về thuế thu nhập cũng có thể tác động đến giờ làm việc. Khi thuế thu nhập tăng, thu nhập của người lao động giảm đi. Để đảm bảo sự tiêu dùng của mình thì người lao động có thể sẽ làm việc nhiều hơn để giữ được mức cân bằng trong chi tiêu như trước.
Khi nghiên cứu về thời gian làm việc trong ngành du lịch, một nội dung không thể không đề cập là lao động bán thời gian. Lao động bán thời gian tăng cũng có nghĩa là lực lượng lao động nữ tăng. Nhưng trên thực tế cả lao động nam và lao động nữ làm việc bán thời gian đều tăng. Lao động bán thời gian tập trung chủ yếu ở các ngành dịch vụ (chiếm 91% lực lượng bán thời gian của toàn nền kinh tế). Một tỷ lệ lớn lao động tại khách sạn và nhà hàng là làm việc bán thời gian (67% lao động nữ và 38,7% lao động nam). Xu hướng lao động bán thời gian được thể hiện rõ nét trong mọi mặt của ngành du lịch nên số lao động nữ bán thời gian lớn hơn lao động nữ làm việc cả ngày, còn lao động nam bán thời gian chỉ lớn hơn lao động nam làm việc cả ngày ở một số hoạt động như trong câu lạc bộ, cơ sở giải trí,...
Lao động bán thời gian của ngành du lịch là hệ quả tất yếu của nhu cầu đối với loại sản phẩm dịch vụ này. Đó là những khoảng dao động lớn về cầu trong một ngày, trong một tuần, trong một năm và lao động bán thời gian là cách thức hợp lý để đáp ứng nhu cầu trong những giờ cao điểm. Không giống như các ngành sản xuất khác là sản xuất ra sản phẩm và có thể dự trữ chúng để chờ bán ra vào thời điểm nhu cầu cao, sản phẩm của ngành du lịch hầu như không thể dự trữ, tồn kho vì sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đồng thời cả về không gian và thời gian.
Lực lượng lao động bán thời gian tăng còn có thể là do các chủ doanh nghiệp không tuyển dụng đủ số lao động toàn thời gian cần thiết.
Điều này có thể xảy ra cả khi tình trạng thất nghiệp cao, có thể do số lao động thất nghiệp không đáp ứng được nhu cầu lao động trong ngành, không tiếp cận được các thông tin về việc làm trong ngành hoặc có thể họ sống ở những khu vực địa lý xa với doanh nghiệp tuyển lao động.
Việc mở rộng quyền hạn và phúc lợi cho lao động bán thời gian đã góp phần làm tăng đáng kể lực lượng lao động nữ trong ngành du lịch và như vậy có nghĩa là các chủ doanh nghiệp trong ngành có được nguồn cung lao động bổ sung với giá thấp mà không cần quá nỗ lực thu hút lao động bằng cách đưa ra những mức lương hấp dẫn hơn.
Trình độ của lực lượng lao động
Cung lao động còn chịu tác động bởi trình độ của lực lượng lao động (chất lượng của lực lượng lao động). Giá trị đầu ra của mỗi lao động khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng thiên bẩm, trình độ học vấn và việc đào tạo chuyên môn của doanh nghiệp. Ngoài ra, có thể kể đến những yếu tố bổ sung như số lượng và chất lượng máy móc, và việc tổ chức hiệu quả quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ.
Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực được coi là một khoản “đầu tư” dài hạn. Việc hoàn trả vốn đầu tư sẽ ở dưới dạng nâng cao trình độ của người lao động, tăng năng suất lao động và tăng sản phẩm đầu ra cho xã hội. Bên cạnh những lợi ích này cần phải tính đến các chi phí mà từng cá nhân và xã hội phải trả. Sau chương trình học phổ thông bắt buộc, những ai muốn tiếp tục học lên sẽ phải tốn một khoản chi phí không nhỏ đồng thời đánh mất cơ hội kiếm tiền trong khoảng thời gian đó và xã hội cũng hụt đi một lượng sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, còn các khoản chi phí mua sách vở, xây dựng trường,... (Hình 6.2). Nhưng hầu hết các sinh viên đều thấy đầu tư cho học hành ở bậc đại học và bậc cao hơn là một khoản đầu tư có lợi cho bản thân họ, bởi thực tế phần lớn các chi phí đều được Nhà nước thanh toán, cá nhân họ chỉ phải trả một phần.
Thu nhập
Thu nhập của người tốt nghiệp đại học
Chênh lệch thu nhập
Kt - Jt
Chi phí cơ hội
Thu nhập của người tốt nghiệp phổ thông
J0
Chi phí trực tiếp
o 4 T
D0
Năm
Hình 6.2. Thu nhập và chi phí đầu tư của cá nhân cho học tập
- Lợi ích của đầu tư. Jt là thu nhập dự kiến trong tương lai tại thời điểm t của cá nhân. Tương tự Kt là thu nhập dự kiến trong tương lai của cá nhân có trình độ chuyên môn cao hơn do đầu tư thêm vào giáo dục (thời gian đào tạo dài hơn, học thêm để nâng cao trình độ). Chênh lệch thu nhập Kt - Jt chính là lợi ích mà cá nhân nhận được khi đầu tư cho giáo dục (trong một năm).
- Chi phí của đầu tư bao gồm: Học phí + Sách vở + J0, J0 là chi phí cơ hội (thu nhập bị mất đi do thời gian đi học không làm việc). Do vậy, chi phí đầu tư = D0 + J0, trong đó D0 là chi phí trực tiếp (chi phí cho sách vở, học phí).
Tuy nhiên, thu nhập được tính là thu nhập trong tương lai (ví dụ, từ khi học xong cho tới khi về hưu). Còn với các khoản chi phí chỉ tính trong thời gian ngắn (ví dụ trong khoảng từ 1 đến 5 năm học đại học). Vì vậy, để so sánh được lợi ích và chi phí cần phải tính được giá trị hiện tại của các khoản lợi ích và chi phí đó.
Cá nhân người lao động sẽ quyết định đầu tư cho việc đi học nếu: Chi phí nhỏ hơn lợi ích thu được. Hay nói cách khác, cá nhân sẽ đầu tư cho giáo dục khi NPV (net present value) giá trị hiện tại ròng của khoản đầu tư này là lớn hơn 0.