Xây Dựng Các Chính Sách Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Thu Gom Và Vận Chuyển Chất Thải Tại Thành Phố Đà Nẵng

- Nâng cao nhận thức (trực tiếp, gián tiếp); tăng cường phối hợp giữa nhân dân và nhà cung cấp dịch vụ trong thu gom, vận chuyển; khuyến khích cộng đồng và các bên liên quan tham gia hoạt động tình nguyện;

- Tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật Xanh, Sạch, Đẹp để góp phần thực hiện tháng lợi Chương trình "Ba có" của thành phố- trong đó có nội dung " Có nếp sống văn minh đô thị".‌

3.4.4. Xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải tại thành phố Đà Nẵng

- Xây dựng chính sách huy động sự tham gia của tư nhân vào quy trình thu gom - cất giữ - rửa thùng - đặt thùng trên các tuyến phố nhằm giảm chi phí đầu tư và duy trì thực hiện thu gom rác theo giờ (ban hành bộ đơn giá để kêu gọi đấu thầu, xây dựng mức thu phí vệ sinh môi trường phù hợp với từng chủ nguồn thải, chế tài giám sát - xử phạt);

- Chính sách thu hút các thành phần kinh tế tư nhân phối kết hợp đầu tư thu gom các thành phần rác thải có thể tái chế bằng cách phân loại ngay tại khâu thu gom;

- Xây dựng chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn, thông qua đó huy động nhiều thành phần tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách hợp lý, có thể kiểm soát quản lý rò ràng và phân bố các loại chất thải về các nơi tiếp nhận để xử lý phù hợp;

- Đưa các quy định về thực hiện đổ rác theo giờ vào các hương ước, quy ước của dòng tộc, làng/xã, thôn/tổ.

3.4.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Kết hợp việc thực hiện mô hình thu gom rác thải theo giờ với việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn. Sử dụng các xe vận chuyển rác hai ngăn để thu gom đồng thời rác hữu cơ và rác vô cơ. Trong đó, rác vô cơ sẽ được chuyển lên bãi rác phân loại những thành phần có thể tái chế được và bán cho các nhà máy tái chế rác thải;

- Kết hợp phân loại thủ công tại nguồn và phân loại bằng các thiết bị cơ giới tại các nhà máy tái chế, xử lý rác thải;

- Đưa vào vận hành nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost và tái chế rác thải thành sản phẩm có thể tái sử dụng;

- Quy hoạch khu chứa rác thải y tế, rác công nghiệp và có phương thức xử lý phù hợp;

- Tận dụng chất thải xây dựng để phủ lấp rác thay thế việc đào đất làm ô nhiễm và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường;

- Tận dụng nguồn khí Mêtan phát sinh từ rác thải tạo năng lượng phục vụ vận hành bãi rác;

- Áp dụng nhân rộng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện môi trường; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; các công nghệ xử lý CTR bằng các biện pháp hạn chế chôn lấp; nghiên cứu, đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình/công nghệ xử lý CTR sinh hoạt, y tế và công nghiệp tiên tiến;

- Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, đảm bảo phấn đấu đến năm 2020 lượng CTR của thành phố tỷ lệ chôn lấp dưới 10%;

- Ban hành quy định không khuyến khích lò đốt chất thải y tế, thậm chí cấm đầu tư mới, chuyển sang các biện pháp xử lý thân thiện với môi trường là khử khuẩn (hấp, vi sóng...).

3.4.6. Đầu tư tài chính cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng

- Việc thu gom, xử lý CTR nói chung và CTR công nghiệp nguy hại nói riêng tại thành phố Đà Nẵng hiện nay chưa được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cho đến nay nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTR còn tương đối thấp, vì

vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR còn manh mún, tự phát và không hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần nghiên cứu xây dựng mức thu phí, lệ phí phù hợp và đầu tư thêm phương tiện thu gom rác thải để đảm bảo thu gom và vận chuyển rác thải đúng thời gian quy định và đảm bảo lộ trình đề ra. Đầu tư xây dựng đủ các trạm trung chuyển nhằm xoá bỏ việc thu gom rác bằng xe lưu động, giảm tấn suất xe hoạt động trên đường phố gây ô nhiễm cục bộ.‌

3.4.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý CTR

Nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong quản lý CTR để áp dụng cho phù hợp với điều kiện của thành phố Đà Nẵng; tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xử lý CTR.

3.4.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra một cách toàn diện

Xử lý nghiêm để đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý CTR đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác quản lý chất thải rắn ở thành phố Đà Nẵng đã đạt những thành tựu quan trọng trong 10 năm qua, tình trạng môi trường cải thiện hơn trước, tạo được cảnh quan chung cho thành phố. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu giữ và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đạt hơn 92%, trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên so với các Thành phố khác, Đà Nẵng vẫn chưa có phương cách quản lý tổng hợp, đó là: huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm lượng CTR phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp: Phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải trong nhân dân.

Chất thải nguy hại, công nghiệp và y tế chưa có biện pháp xử lý thích hợp và đầu tư tương xứng. Việc xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp ở bãi rác Khánh Sơn mới tuy được thiết kế và xây dựng có hiện đại hơn so với bãi rác Khánh Sơn cũ nhưng mới đi vào vận hành nên đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Về lâu dài, công tác này cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng để xử lý một cách có hiệu quả lượng chất thải rắn của thành phố đang ngày càng gia tăng.

2. Kiến nghị

Để góp phần nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn và xử lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng, góp phần phấn đấu xây dựng “Đà Nẵng - Thành phố môi trường” vào năm 2020 và triển khai các đề xuất trong nghiên cứu của luận văn, kiến nghị cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

2.1. Xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn cho thành phố Đà Nẵng nhằm quản lý chất thải rắn một cách bền vững thông qua việc tăng cường giảm thiểu tại nguồn; tái chế và tái sử dụng hợp lý và thân thiện môi trường.

2.2. Thực hiện thu gom rác thải theo giờ trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hạn chế trên 50% số lượng các thùng rác đặt trên các đường phố khu nội thị

và hạn chế tối đa 80% việc đặt thùng rác trên đường phố chính.

2.3. Xây dựng và kiện toàn các chính sách, văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng.

2.4. Xây dựng và triển khai mô hình phân loại chất thải tại nguồn, tuyên truyền, vận động 100% phụ nữ tại 6 quận/huyện tham gia vào mô hình phân loại rác thải tại nguồn.

2.5. Mở rộng mạng lưới thu gom, đặc biệt đối với khu vực huyện Hòa Vang ở ngoại ô thành phố;

2.6. Nâng cấp và mở rộng các trạm trung chuyển đạt yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Xây dựng, đưa vào vận hành các nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại. Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải rắn (ví dụ xỉ than, vỏ hạt điều). Xây dựng khu xử lý rác tập trung, đáp ứng quy mô đủ lớn về quy mô và có công nghệ đồng bộ, hiện đại.

2.7. Thí điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn và và thu gom rác theo giờ tại 6 quận nội thành và tại các cơ sở công nghiệp và cơ sở y tế.

2.8. Xây dựng và phát triển mô hình “Tổ dân phố không rác” tại 7 quận/huyện của thành phố Đà Nẵng. Lồng ghép tuyên truyền việc thực hiện mô hình vào chương trình xây dựng nông thôn mới.

2.9. Nâng cao nhận thức cộng đồng: về 3R, bảo vệ môi trường, Giảm thiểu phát thải CTR tại nguồn, đặc biệt là túi Nylon …

2.10. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác đầu tư xây dựng hệ thống QLTHCRT (NGOs, cộng đồng….): trang bị các phương tiện phục vụ công tác thu gom theo giờ kết hợp với phân loại tại nguồn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thành phố Đà Nẵng. Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015.

2. TS. Trần Văn Quang, Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng. Đề xuất phương án tổ chức phân loại rác tại Đà Nẵng.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo Môi trường Quốc gia 2010: Tổng quan Môi trường Việt Nam, Phần CTR.

4. Bùi Văn Ga, Lê Thị Hải Anh, Cao Xuân Tuấn, Trần Hồng Loan. Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ Môi trường Đại học Đà Nẵng. (Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 dự án thử nghiệm Kinh tế chất thải tại Đà Nẵng). Nâng cao Hiệu quả thu gom và phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng.

5. Bộ Xây dựng, 2009. Báo cáo Xây dựng chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. 6. Luật Bảo vệ Môi trường. Quốc hội, 2005.

7. Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Báo cáo Kết quả phân tích mẫu rác thải của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng năm 2008, 2009 và 2010.

8. PGS.TS. Lưu Đức Hải, Viện nghiên cứu ĐT & PTHT (2010). Chiến lược đô thị hóa Việt Nam và những chính sách liên quan đến cải tạo các khu đô thị cũ.

9. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004.

10. Jica, 3/2011. Báo cáo Nghiên cứu Quản lý CTR tại Việt Nam.

11. Jica, 5/2011. Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam – Tập

6. Nghiên cứu về Quản lý CTR tại Việt Nam.

12. Tổng cục Thống kê, 2011, Niên giám thống kê năm 2010.

PHỤ LỤC


1. PHIẾU ĐIỀU TRA

VỀ TRANG THIẾT BỊ THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT


1. Thông tin chung


- Tỉnh/Thành phố :………………………….………………………………………...


- Huyện/Quận/Thị xã :………………….. Xã/Phường/Thị trấn:……………………..


- Tên đơn vị điều tra :………………………….……………………………………...


- Địa chỉ :………………………….………………………………………………......


- Điện thoại :………………………….… Fax :……………………………………...


- Giấy phép số : ................................................. Ngày cấp : ........................................


- Cơ quan cấp : .............................................................................................................


- Phạm vi hoạt động : ...................................................................................................


2. Thông tin về tình hình trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt



Tên/Loại thiết bị


Nước SX


Năm SX


Số lượng


Công suất

Đánh giá hiệu quả sử dụng

Tốt

T.Bình

Kém









































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 9

3. Các kiến nghị của đơn vị


3.1. Kiến nghị về năng lực thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt :

.......................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..........

3.2. Kiến nghị về lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt :

............................................................................................................................. ..........

.......................................................................................................................................

3.3. Kiến nghị về năng lực vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt :

............................................................................................................................. ..........

............................................................................................................................. ..........

3.4. Kiến nghị về đầu tư trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt :

.......................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..........

3.5. Kiến nghị về công tác quản lý thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt :

............................................................................................................................. ..........

.......................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..........

3.6. Các kiến nghị khác :

.......................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..........

.......................................................................................................................................

............................................................................................................................. ..........


....................., ngày...... tháng........năm 2012

Người lập phiếu Đại diện đơn vị

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí