Các Công Trình Nghiên Cứu Bàn Về Những Giải Pháp Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Và Hoàn Thiện Quan Hệ Sản Xuất Trong Kinh Tế Du Lịch


nước về DL theo ngành kết hợp lãnh thổ. Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về DL của thành phố Cần Thơ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của quản lý nhà nước về DL trên địa bàn Cần Thơ, đặc biệt là quản lý của chính quyền thành phố Cần Thơ; đồng thời, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về DL ở Cần Thơ, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập quốc tế. Từ đó, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước về DL một số tỉnh, thành phố của Việt Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố Cần Thơ như sau: Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển DL cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động DL phát triển vững chắc; Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm DL, đồng thời tạo ra các sản phẩm DL đặc thù của địa phương để thu hút du khách; Ba là, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về DL và quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DL. Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến DL, và đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp để phát triển DL; Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động DL.

Bài viết: “Chuyển hóa đất đai thành vốn trong sự phát triển khu du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng” của tác giả Chăn Tha Sỏn Phun Súc [60]. Trong nội dung bài này tác giả nêu ra về vấn đề thu hút vốn từ chuyển hóa đất đai cho phát triển DL có thể thông qua đa hình thức, trong đó cần đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đẩy mạnh triển khai hình thức hợp tác công tư, tập trung và ưu tiên phát triển các dự án kết cấu hạ tầng, phụ vụ KT-XH và trong ngành DL của tỉnh. Trong đó, nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế DL. Muốn thu hút được nguồn vốn đầu tư này, tác giả chỉ ra một số kinh nghiệm là cần cải cách thủ tục hành chính, có cơ chế, chính sách đầy đủ và ổn định; Cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng, giao đất sạch đúng nơi, đúng chỗ, đúng thời hạn cho nhà đầu tư triển khai dự án; Nghiên cứu chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển DL này.

“Hoàn thiện mối quan hệ giữa các bên liên quan nhằm phát triển hoạt động di lịch tại Việt Nam” của tác giả Trần Thị Minh Hòa [8]. Bài viết này đưa ra góc


nhìn đa bên liên quan và mối quan hệ giữa các bên trong hoạt động DL như sau: “các nhà cung ứng dịch vụ DL, các cơ quan quản lý nhà nước về DL, cộng đồng dân cư và khách DL”. Đồng thời tác giả cũng làm rõ“thực trạng của các mối quan hệ này tại Việt Nam, từ đó phân tích đánh giá một số bài học kinh nghiệm của nước ngoài trong việc tạo ra các mối quan hệ tốt giữa các bên liên quan trong hoạt động”DL. Sau đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện các mối quan hệ này nhằm phát triển bền vững hoạt động DL của Việt Nam.

“Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử” của tác giả Thoong Sa Vắn Bun Lớt [88]. Tác giả đã đề cập một số nội dung cơ bản về di sản quốc gia và về DL lịch sử. Nêu ra mối quan hệ tương tác đa chiều giữa DL lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt ra từ phát triển DL lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn; Đồng thời tác giả mô tả và phân tích các trường hợp thực tế điển hình về những thành công việc duy trì sự cân bằng và sự khai thác hiệu quả yếu tố tích cực trong quan hệ tương tác DL lịch sử - di sản quốc gia. Sau đó, kiến nghị các giải pháp chính sách và ứng dụng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của mối quân hệ đó để hướng tới sự phát của DL lịch sử và bảo vệ, phát huy giá trị của di sản quốc gia ở địa phương. Theo tác giả tập hợp các kinh nghiệm phát triển DL lịch sử và bảo bệ di sản quốc ở một số vùng, miền các tỉnh lân cận có thể tham khảo, cụ thể: kinh nghiệm về hệ thống quy hoạch phát triển đồng bộ và thực hiện nghiêm tục; kinh nghiệm về phát triển DL trở thành khu trọng điểm và phải đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng DL; kinh nghiệm về cải thiện cơ chế hành chính có hiệu quả; kinh nghiệm về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá điểm DL; kinh nghiệm về xúc tiến DL nối liền với các vùng, miền và các nước lân cận.

Kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đã cung cấp một cách tổng thể về kinh nghiệm phát triển KTDL ở một số vùng, miền, tỉnh, thành và quốc gia. Trong đó, những công trình này đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển KTDL một cách toàn diện cả về mặt thành công và mặt chưa thành công. Đây thực sự là nguồn tư liệu quý giá để luận án kế thừa.


1.1.3. Các công trình nghiên cứu bàn về những giải pháp phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Cuốn sách “Thị trường du lịch”, Trường Đại học quốc gia, Hà Nội, của Nguyễn Văn Lưu [14]. Nội dung của cuốn sách đã nêu những vấn đề lý luận tổng quan thị trường DL và thị trường DL thế giới, thị trường DL ASEAN, thị trường DL Việt Nam. Trong đó, tác giả chỉ ra những vấn đề thị trường DL của Việt Nam về sự khởi động và bắt đầu tăng trưởng mạnh; về đặc điểm cơ bản của cầu DL; về cung DL. Từ đó, đề xuất các giải pháp phát triển thị trường DL trong thời gian tới của Việt Nam, bao gồm các giải pháp sau đây: Một là, tiến tới định hướng chính xác thị trường phù hợp với nhu cầu và khả năng đáp ứng cầu DL; Hai là, đầu tư phát triển cung DL; Ba là, nâng cao chất lượng sản phẩm DL hóa và đa dạng; Bốn là, phát triển nguồn nhân lực DL và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ DL; Năm là, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp DL; Sáu là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập, gắn thị trường DL Việt Nam với thị trường DL quốc tế và khu vực; Bảy là, đẩy mạnh xúc tiến, tuyên truyền quảng bá DL; Tám là, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý và phối hợp liên ngành, địa phương để tạo cơ chế điều hành thị trường thông thoáng, linh hoạt.

Luận án Tiến sĩ “Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Lan Hương [9]. Nội dung của luận án hệ thống hóa cơ sở lý luận về kinh doanh lưu trú DL và phát triển bền vững kinh doanh lưu trú DL tại vùng DL; đánh giá thực trạng phát triển kinh doanh lưu trú DL ở vùng DL Bắc Bộ của Việt Nam trong thời gian theo quan điểm phát triển bền vững, là đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh doanh lưu trú DL và đề cập đến những hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh doanh lưu trú DL ở vùng này trong thời gian tới bao gồm các nhóm giải pháp sau đây: Một là, nhóm các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về DL tại vùng DL Bắc Bộ; Hai là, nhóm các giải pháp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú DL tại vùng DL Bắc Bộ; Ba là, nhóm các giải pháp nhằm phát triển bền vững về kinh tế; Bốn là, nhóm các giải pháp nhằm phát triển bền vững về xã hội và mội trường.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 4


“Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây”, Luận án Tiến sĩ của tác giả Hoàng thị Ngọc Lan [12]. Tác giả của luận án phân tích hàng hóa, cung - cầu, cơ chế vận hành thị trường DL và các bộ phận cấu thành DL. Từ đó, xác định cung về DL là toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ DL được người bán đưa ra thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của du khách trong một thời gian nhất định. Xác định cầu DL là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về dịch vụ hàng hóa, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục đích DL. Trong quá trình phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường DL trên lãnh thổ tỉnh Hà Tây, tác giả đã nêu rõ những nguyên nhân, mặt yếu kém và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường DL trên lãnh thổ tỉnh Hà Tây trong những năm tới, bao gồm như sau: Một là, tăng cường vốn đầu tư phát triển thị trường DL, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật DL; Hai là, mở rộng liên kết thị trường DL nội địa và thị trường DL quốc tê; Ba là, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá trong phát triển thị trường DL; Bốn là, phát triển các doanh nghiệp DL đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức; Năm là, nâng cao tính hấp dẫn và tạo dựng hình ảnh của sản phẩm DL trên thị trường; Sáu là, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực DL và nghiên cứu ứng dụng khoa hoc, công nghệ; Bảy là, nâng cao vai trò hiệu lực quản lý nhà nước với thị trường DL trên địa bàn tỉnh Hà Tây.

“Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ”, Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quyết Thắng [32]. Nội dung của luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời, đánh giá tiềm nằng, tổng quát thực trạng phát triển du lịch sinh thái và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái tại các trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch sinh thái tại các trọng điểm của vùng du lịch Bắc Trung Bộ bao gồm các giải pháp sau: Một là, giải pháp về xây dựng chiến lược cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho DL sinh thái; Hai là, giải pháp về triển khai công tác quy hoạch, kế hoạch cho DL sinh thái; Ba là, giải pháp công tác tổ chức thực hiện, phát triển hoạt động DL sinh thái; Bốn là, giải pháp về công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động DL sinh


thái; Năm là, giải pháp về công tác bảo vệ mội trường cho DL sinh thái; Sáu là, giải pháp về nguồn vốn đầu tư cho DL sinh thái.

“Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ” Luận án Tiến sĩ của tác giả Dương Hoàng Hương [10]. Luận án góp phần hệ thống, bổ sung lý thuyết về phát triển DL bền vững ở địa phương cấp tỉnh; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm từ một số mô hình phát triển DL bền vững và không bền vững ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ và một số địa phương trong nước để rút ra bài học cho phát triển DL ở địa phương cấp tỉnh; trong đó, làm rõ thực trạng phát triển DL ở tỉnh Phú Thọ theo các nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển DL bền vững. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp phát triển DL bền vững ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2030 bao gồm các giải pháp sau đây: Một là, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển DL bền vững; Hai là, tăng cường bố trí nguồn lực, thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH phục vụ phát triển du lịch; Ba là, phát triển sản phẩm DL đặc trưng và đa dạng hóa sản phẩm DL gắn với phát triển các dịch vụ cơ bản cho khách DL; Bốn là, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển DL bền vững; Năm là, phát triển các hình thức xúc tiến, quảng bá DL, phát triển thị trường, mở rộng liên kết phát triển DL bền vững; Sáu là, đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên và môi trường trong phát triển DL; Bảy là, một số giải pháp khác. “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế”

Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hông Lâm [13]. Tác giả của luận án đã hướng vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển KTDL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, đánh giá tiềm năng, thế mạnh để phát triển KTDL và nêu ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Từ đó đề xuất phương hướng và một số nhóm giải pháp để phát triển KTDL các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm nhóm giải pháp sau: Một là, nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; Hai là, nhóm giải pháp làm tăng các điều kiện cho hoạt động KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; Ba là, nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm DL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; Bốn là, nhóm giải pháp các nguồn lực DL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; Năm là, nhóm giải pháp liên kết và hợp tác phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ; Sáu là, nhóm giải pháp phát triển KTDL đảm bảo tính bền vững.


“Kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế” Luận án Tiến sĩ của tác giả Đoàn Thị Trang [36]. Nội dung của luận án hướng vào hệ thống hóa, bổ sung và làm rõ hơn cơ sở lý luận về kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Từ đó, đánh giá thực trạng giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc trong hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, bao gồm giải pháp sau: Một là, giải pháp đổi mới tư duy, nhận thức của các cấp quản lý và nhân dân trong vùng về vai trò, tầm quan trọng của phát triển KTDL; Hai là, giải pháp về liên kết vùng để phát triển KTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Ba là, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Bốn là, giải pháp về tổ chức quản lý quy hoạch DL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Năm là, giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật DL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; Sáu là, giải pháp về đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế để phát triển KTDL ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận án

Tiến sĩ của tác giả Trần Xuân Ảnh [1]. Nội dung của luận án hướng vào làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiện thực tiễn về thị trường DL trong hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm khái niệm, đặc điểm, và vai trò của thị trường DL trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, phân tích, đánh giá thực trạng thị trường DL tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 tới 2009 gắn với yêu cầu đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trên các khía cạnh tình hình cung - cầu, giả cả, vị thế cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh DL trong tỉnh. Từ đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển thị trường DL tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới là bao gồm các giải pháp sau: Một là, triển khai việc hoàn thiện quy hoạch, mở rộng đầu tư phát triển thị trương DL; Hai là, hoàn thiện môi trường, điều kiện pháp lý và chính sách phát triển thị trường DL; Ba là, đẩy mạnh việc nâng cấp và mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng cho phát triển thị trường DL; Bốn là, tăng cường năng lực hoạt động của các tổ chức kinh doanh DL, tiếp thị, quảng bá DL của tỉnh; Năm là, tăng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển thị trường DL.


Báo cáo “The Role of Tourism Sector in Expanding Economic Opportunity” “Vai trò của du lịch trong mở rộng cơ hội phát triển kinh tế” của các tác giả Calorline Ashley, Peter De Bride, Amy Lehr and Hannah Wilde [93]. Nội dung của báo cáo này, tác giả tập trung nghiên cứu về cách thức để các công ty DL có thể tăng cường sự đóng góp của mình vào sự phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển thông qua liên kết phát triển DL với vùng kinh tế đặc thù của các quốc gia. Tác giả cũng nêu ra các tác động tích cực từ sự phát triển của ngành DL, chủ yếu là sự đóng góp trong việc xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp để phát triển trong kinh doannh DL như: Một là, phát triển nguồn nhân lực; Hai là, tăng nguồn tài chính; Ba là, xây dựng thương hiệu và tăng cường quảng bá; Bốn là, nâng chất lượng phụ vụ, cung cấp các loài hình dịch vụ đa dạng, độc đáo, cải thiện thái độ giao tiếp và tương tác giữa người dân địa phương với khách DL; Năm là, giảm hiệu chi phí vận hành; Sáu là, hợp tác tích cực và hiệu quả hơn với chính phủ.

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [4]. Nội dung chủ yếu của báo cáo này đã nêu ra vấn đề đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển DL vùng Bắc Trung Bộ, xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển DL của vùng. Trong đó tập trung vào quy hoạch phát triển DL vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, từ đó đưa ra quan điểm, mục tiêu, dự báo các chỉ tiêu phát triển DL và đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch sau đây: Một là, giải pháp phát triển nguồn nhân lực; Hai là, giải pháp tổ chức, quản lý; Ba là, giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư; Bốn là, giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ; Năm là, giải pháp xúc tiến, quảng bá; Sáu là, giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường DL vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảy là, giải pháp liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Bài viết “Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn” của tác giả Ma Nô Thoong Phông Sa Vắn [68]. Tác giả giới thiệu một số nội dung khái niệm về xúc tiến DL là nâng cao chức năng nhiệm vụ và thúc đẩy việc DL được phát triển nâng cao có hiệu quả và bảo đảm cho khách DL có hài lòng, xúc tiến DL phải gắn với sự phát triển KT-XH quốc gia để thành chính sách mở cửa ra thế giới đồng thời cũng là lợi thế mới rất quan trọng tạo nguồn thu cho đất nước và nhân dân bằng cách xuất khẩu sản


phẩm tại chỗ, ngoài ra DL vẫn là nguồn thu ngoài tệ cho chúng ta. Từ đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo xúc tiến DL bao gồm các giải pháp sau: Từ đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo xúc tiến DL bao gồm các giải pháp sau: Một là, giải pháp về bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu; Hai là, giải pháp về chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng; Ba là, giải pháp về điểm DL phải được cải thiện và phát triển; Bốn là, giải pháp về mở rộng thông tin, tăng cường đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá.

“Sụ phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn” Bài viết của tác giả Phun Sắc Say Nha Sến [73]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển DL tự nhiên ở tỉnh và tập trung nghiên cứu vào các nhân tố như: thu nhập từ DL, thị trường khách DL, sản phẩm DL, lao động và không gian DL, công tác quảng bá DL. Qua đó tác giả đưa ra một số giải pháp như: Một là, phát triển DL tự nhiên phải đi đôi với giữ gìn tài nguyên thiên nhiên có sự bền vững; Hai là; phải có Ban kiểm soát điểm DL từng cấp để quản lý điểm DL và quản lý khách DL; Ba là, trước khi cho thuê dài hạn điểm DL phải làm đúng theo thủ tục, pháp luật, pháp chế, quy định của Nhà nước; Bốn là, phải kiểm toán về tài chính của người thuê.

“Lợi thế du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự đầu tư phát triển” Bài viết của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [59]. Tác giả của bài viết đã đề cập đến một số khái niệm về du lịch, khu du lịch và vai trò của đầu tư phát triển du lịch theo lợi thế của tỉnh hiện có. Trong đó, đánh giá thực trạng các cơ chế, chính sách của Đảng và chính quyền địa phương cấp tỉnh trong khu vực đầu tư phát triển KTDL. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đầu tư phát triển DL, bao gồm các giải pháp sau đây: Một là, giải pháp cơ chế, chính sách tài chính, thuế trong đầu tư phát triển các khu du lịch; Hai là, giải pháp về công tác tổ chức, quản lý DL; Ba là, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính; Bốn là, giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạc các khu du lịch; Năm là, giải pháp về đầu tư phát triển DL; Sáu là, giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các ku du lịch; Bảy là, giải pháp về hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển du lịch; Tám là, giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch; Chín là, giải pháp về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường; Mười là, giải pháp về phối hợp và hợp tác liên ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên DL.

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí