Những Nội Dung Thông Tin Áo Chí Ti P Cận Và Phản Ánh Về Chính Sách Bhxh


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN CHÍNH SÁCH BHXH CỦA NHÀ BÁO


2.1. Những nội dung thông tin áo chí ti p cận và phản ánh về chính sách BHXH

2.1.1. Thông tin về chính sách BHXH bắt buộc

BHXH là chính sách ASXH quan trọng trong hệ thống chính sách xã hội được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng ta xác định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội, là yếu tố quan trọng và quyết định quá trình phát triển đất nước. Vì vậy, việc chăm lo sức khỏe, bảo đảm mọi yếu tố ASXH là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định: “Đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hóa hình thức BHXH và phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ BHTN...”. Theo đó là trong giai đoạn hiện nay sẽ tiến tới mọi người lao động trong mọi thành phần kinh tế đều được tham gia BHXH ở hai loại hình: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo cân đối Qu BHXH, khắc phục những bất hợp lý của chính sách BHXH hiện hành, từng bước cải thiện cuộc sống người lao động, người về hưu, góp phần ổn định xã hội, phát triển bền vững.

Đây là những cơ sở quan trọng để nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin BHXH hiện nay. Tuy nhiên, trong đối tượng tham gia BHXH có hai đối tượng chính là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc và đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Theo Báo cáo của BHXH Việt Nam tính đến ngày 31/12/2019, số người tham gia BHXH là 15,774 triệu người (trong đó số người tham gia BHXH bắt buộc là 15,2 triệu người, BHXH tự nguyện là


574 nghìn người . Có thể thấy số người tham gia BHXH còn thấp so với lực lượng lao động (chỉ chiếm khoảng 32,5%)4.

Bảng 2.1. Thực trạng th m gi BHXH gi i đoạn 2015 - 2019


TT

Tham gia

BHXH

Đơn vị

tính

2015

2016

2017

2018

2019

1

BHXH

bắt buộc

Triệu

người

12,07

12,85

13,60

14,45

15,20

2

BHXH tự

nguyện

Nghìn

người

217

203

224

271

574

Tổng cộng

Triệu

người

12,287

13,053

13.824

14,721

15,774

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội của nhà báo - 6

(Nguồn: BHXH Việt Nam)


Bên cạnh đó tình trạng doanh nghiệp chậm, hoặc chây ì, trốn đóng BHXH còn nhiều. Tình trạng người lao động lợi dụng chính sách BHXH, cầm cố, bán, chuyển nhượng sổ BHXH vì mục đích kinh tế cá nhân, gây nhiều phức tạp cho thực hiện chính sách BHXH. Điều đó trái với mục đích, ý nghĩa nhân văn, nhân đạo của chính sách BHXH.

BHXH bắt buộc là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà trong đó người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Việc tham gia BHXH bắt buộc yêu cầu người lao động và các cơ quan bảo hiểm phải tuân theo các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH quy định.

Xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ nhà báo, hoạt động tiếp cận thông tin và xử lý thông tin của nhà báo đối với thực hiện chính sách BHXH bắt buộc có nội dung phong phú, đa dạng, phức tạp, song có thể khái quát ở những điểm chính sau:



4 Nguồn Ban Thu - BHXH Việt Nam


Nhà báo tiếp cận thông tin và xử lý thông tin về chính sách BHXH nói chung và chính sách BHXH bắt buộc nói riêng. Nhà báo đi sâu nghiên cứu những quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH và BHXH bắt buộc. Trên cơ sở đó, nhà báo tuyên truyền làm rõ mục đích yêu cầu, ý nghĩa nhân đạo, nhân văn của Đảng và Nhà nước, các chế độ đối với người lao động khi thực hiện chính sách BHXH bắt buộc. Đánh giá chất lượng thông tin về BHXH của nhà báo, theo kết quả phiếu khảo sát nhà báo tại câu số 2 cho thấy: Việc báo chí tuyên truyền BHXH cập nhật có 20 ý kiến lựa chọn (chiếm 100%), trong đó có ý kiến khách quan, đa chiều có 17 ý kiến lựa chọn (chiếm 85%); trùng lặp, đơn điệu có 6 ý kiến lựa chọn (chiếm 30%); thiếu tính dự báo có 5 ý kiến lựa chọn (chiếm 25%)...Rõ ràng qua khảo sát cho thấy, người đọc không chỉ cần tiếp cận thông tin một cách chính xác, khách quan, minh bạch, mà còn rất cần có sự phân tích sâu, không trùng lặp, có những định hướng quan trọng đối với người đọc.

Bảng 2.2. Nội dung thông tin chính sách BHXH trên áo chí


Nội dung thông tin

Số ượng

Cập nhật

20

Khách quan, đa chiều

17

Chính xác

18

Trùng lặp, đơn điệu

6

Thiếu sự phân tích sâu

6

Thiếu tính dự báo

5


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)


Nhà báo phải nắm vững chủ trương, đường lối chính sách BHXH bắt buộc, đồng thời đi sâu tìm hiểu thực trạng tư tưởng, tình cảm, sự hiểu biết của người lao động về BHXH bắt buộc. Có như vậy công tác tuyên truyền


của nhà báo mới đi vào thực chất, có hiệu quả, giúp người lao động không có quan điểm, nhận thức, hành động không đúng đắn về tham gia BHXH cưỡng bức, bắt buộc một cách có hiệu quả. Nhà báo cũng phải tiếp cận thông tin và xử lý thông tin cá nhân, tổ chức sử dụng lao động nhận thức sâu sắc, đúng đắn và thấy rõ trách nhiệm thực hiện nghiêm chính sách BHXH bắt buộc.

Không ít nhà báo tiếp cận thông tin về chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BHXH bắt buộc còn chung chung, hời hợt, mơ hồ, thiếu sâu sắc nên chưa có được những tác phẩm báo chí sắc sảo, giàu tính thuyết phục. Rõ ràng nhà báo còn nhiều người chưa thật sự đầu tư suy nghĩ tiếp cận và xử lý thông tin về BHXH một cách sâu sắc. Cho nên còn rất thiếu những tác phẩm báo chí đi vào lòng người. Muốn tuyên truyền, giải thích cho người lao động về BHXH bắt buộc thì người đi giải thích (nhà báo phải hiểu k , hiểu sâu các thông tin đó, chưa kể những hình thức, biện pháp tuyên truyền phải phù hợp, khoa học, hợp lòng người.

Thực trạng nhà báo tiếp cận thông tin và xử lý thông tin về BHXH bắt buộc còn hạn chế về các quyền lợi, cơ chế, chính sách thực hiện. Nhiều nhà báo mới chỉ tiếp cận thông tin BHXH bắt buộc qua các kênh chính thống, các hoạt động có tính hành chính của các tổ chức, cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn. Thực trạng tiếp cận thông tin và xử lý thông tin BHXH còn dừng ở các hoạt động bên ngoài, bề nổi chưa đi vào chiều sâu. Việc nhà báo đi vào tiếp cận các thông tin và xử lý thông tin BHXH thông thoáng, phù hợp, nhanh nhạy ở chỗ nào, những vướng mắc, ách tắc, nghẽn mạch, cản trở của quy trình hoạt động BHXH bắt buộc ở chỗ nào, vì sao?....chưa được nhà báo đi sâu.


Nhà báo phải tiếp cận thông tin và xử lý thông tin về những văn kiện, văn bản của Đảng và Nhà nước bổ sung, phát triển, mở rộng, cụ thể về chính sách BHXH bắt buộc của Đảng và Nhà nước. Qua khảo sát và trả lời câu 3 phiếu hỏi nhà báo cho thấy đa số (80%) nhà báo đã tiếp cận thông tin BHXH từ các cơ quan quản lý Nhà nước và từ các chuyên gia về lĩnh vực BHXH là 14 ý kiến (70%); từ các báo đài khác là 11 ý kiến (55%); từ các doanh nghiệp là 9 ý kiến (45%) ... Cho thấy nhà báo tiếp cận thông tin BHXH rất đa dạng, nhiều nguồn. Tuy nhiên, nhà báo cần chọn lọc, đi sâu, tập trung những nguồn tin cậy, cơ bản, nguồn thật sự là “gốc” của vấn đề để nhận đúng bản chất, đúng đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHXH. Các Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội XI, Nghị quyết của Ban Chấp hành TW khóa XII về chính sách BHXH, nhà báo tìm hiểu, tiếp cận quan điểm, nguyên tắc, nội dung cải cách chế độ BHXH trong Đề án cải cách chính sách tiền lương, BHXH theo Nghị quyết của Đảng đề ra. Đây mới thực sự là “gốc” là cốt lõi của chính sách BHXH của Đảng và Nhà nước mà nhà báo cần tuyên truyền để nhân dân hiểu đúng, làm đúng, tự giác thực hiện chính sách BHXH rộng rãi trong nhân dân.

Biểu đồ 2.3. Nguồn cung cấp thông tin cho nhà áo về chính sách BHXH


18

16

16

14

14

12

12


10


8


6


4


2

1

0

Cơ quan Nhà Các báo đài khác Doanh nghiệp Các chuyên gia

Internet

Khác

11

9


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)


Nhà báo tiếp cận và xử lý thông tin chủ trương Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi một số điều về BHXH trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động về BHXH cũng như những Nghị định, Điều lệ nhằm làm cho các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mở rộng đến các thành phần kinh tế.

Thực trạng tiếp cận thông tin và xử lý thông tin của nhà báo với BHXH bắt buộc đối với từng loại đối tượng theo quy định của Nhà nước là cần thiết giữ vững sự ổn định và phát triển. Đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc gồm người lao động và người sử dụng lao động. Việc tiếp cận của nhà báo với hai đối tượng này hiện nay đã có nhiều cố gắng, đi sâu phát hiện tình hình tham gia của các đối tượng; mặt tích cực, mặt tiêu cực; những hạn chế, vướng mắc của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó, nhà báo chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực của BHXH bắt buộc như đã nêu trên.


Tuy nhiên do nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc tiếp cận thông tin và xử lý thông tin về đối tượng tham gia BHXH còn nhiều bất cập. Về chủ quan, nhà báo khi tác nghiệp chưa thật đi sâu, đầu tư thời gian, công sức, tri thức, nghiệp vụ vào nghiên cứu k loại đối tượng phản ánh của báo chí là BHXH bắt buộc. Nhiều nhà báo còn coi đây là loại bài “viết thêm”, “mặt phụ” của phản ánh xã hội. Thậm chí nhiều nhà báo, nhiều bài viết còn hời hợt, sao chép, xào xáo qua các bài báo khác (trên 1/2 ; qua các chuyên gia về lĩnh vực BHXH (khoảng 2/3 ; qua Internet (trên 1/2) - ý kiến phiếu khảo sát nhà báo câu 3 đã nêu. Chưa thấy hết vị trí, ý nghĩa, giá trị của báo chí trong lĩnh vực BHXH bắt buộc hiện nay. Phần lớn nhiều nhà báo ngại đi vào lĩnh vực phức tạp, nhiều biến động trong tình hình nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay...

Về khách quan, phần cơ quan báo chí nhiều nội dung coi nhẹ loại bài này. Phần thì các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chuyên sâu, cơ quan chức năng, các cấp chính quyền...cũng thiếu chủ động liên kết, chỉ đạo giới báo chí nói chung, nhà báo nói riêng về công tác BHXH. Các cấp lãnh đạo chưa thật chủ động cung cấp thông tin rõ ràng, cụ thể, chính xác các văn bản, các tài liệu, các quan điểm, các chủ trương cụ thể về BHXH bắt buộc. Thậm chí không ít nhà báo chủ động tiếp cập thông tin BHXH đối với các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng bị hạn chế, thiếu mặn mà, thiếu nhiệt tình, không thấy trách nhiệm phải chủ động phối hợp để làm tốt công tác truyền thông BHXH bắt buộc, khắc phục những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra. Theo phiếu khảo sát nhà báo câu số 4 cho thấy những khó khăn khi nhà báo tiếp cận, xử lý thông tin BHXH đối với những đơn vị, cơ quan có liên quan thì có một nửa nhà báo được hỏi lựa chọn nội dung Qũy BHXH; 1/4 nhà báo được hỏi lựa chọn nội dung số chi BHXH và trên 1/2 nhà báo lựa chọn nội dung các vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực BHXH ...Rõ ràng có không ít


khó khăn trở ngại đối với quá trình tiếp cận, xử lý thông tin BHXH của nhà báo. Đồng thời để tiếp cận thông tin, xử lý thông tin BHXH chính xác cần qua nhiều kênh thông tin, nhiều đối tượng cần thiết.

Bảng 2.4. Lĩnh vực nhà áo thường gặp kh khăn khi ti p cận nguồn thông tin BHXH

TT

Nội dung

Tỷ lệ %

1

Qu BHXH

50

2

Số thu BHXH

10

3

Số chi BHXH

25

4

Số người tham gia BHXH qua các năm

10

5

Các vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực BHXH

50

6

Ý kiến khác

5


(Nguồn: Số liệu điều tra từ bảng hỏi)


Thông tin chính sách BHXH bắt buộc, nhà báo phải tiếp cận và phản ánh rộng rãi để người lao động hiểu rõ nghĩa vụ của mình, quan trọng là mức đóng góp và phương thức đóng góp. Thực trạng này nhiều nhà báo chưa thực sự quan tâm, đi sâu đề cập giúp cho người lao động hiểu rõ các quy định của Nhà nước. Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào qu hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng góp trên qu tiền lương đóng BHXH của người lao động 3% vào qu ốm đau và thai sản; 0,5% vào qu tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp; 14% vào qu hưu trí và tử tuất. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm theo khoán thì phương thức đóng góp thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí