Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Kinh tế du lịch là một vấn đề hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu cũng như lãnh đạo, quản lý thực tiễn vì đặc trưng, vai trò đặc biệt của ngành công nghiệp không khói này đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia, địa phương. Do vậy, trong nhiều năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KTDL được công bố. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BÀN VỀ KINH TẾ DU LỊCH
1.1.1. Các công trình nghiên cứu bàn về vai trò của kinh tế du lịch
Công trình “Handbook of Tourism Economics: Analysis, New Applications and Case Studies”“Cẩm nang Kinh tế du lịch: phân tích, ứng dụng mới và các nghiên cứu tình huống” của tác giả Clement A Tisdell [95]. Tác giả đã nêu ra một số nội dung mới rất quan trọng trong kinh tế du lịch như: sự cung cấp các dịch vụ trong DL, chi phí cơ hội trong kinh tế du lịch, nhu cầu trong DL, các phân khúc cụ thể trong ngành công nghiệp DL. Đồng thời, tác giả của cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu một số về sự đóng góp của DL vào phát triển kinh tế ở một số quốc gia như: nước Ấn Độ, nước Australia, nước Bồ Đào Nha, nước Nhật Bản và nước Trung Quốc cũng được quảng bá và giới thiệu trong nội dung của cuốn sách này.
“Economic Impacts of Tourism Industry” “Các tác động về mặt kinh tế của ngành du lịch” của tác giả Fateme Tohidy Ardahaey được đăng trên International Journal of Business and Management [96]. Nội dung của công trình này nghiên cứu về các tác động kinh tế của ngành công nghiệp DL, chủ yếu là ở các quốc gia đang phát triển; các tác động đó gồm có cả trực tiếp trong ngành DL và gián tiếp đối với những ngành khác có liên quan. Kinh tế du lịch làm thay đổi số lượng, giá cả, mức thuế, dịch vụ, chất lượng hàng hóa ở nơi có hoạt động DL so với thời gian trước chưa xuất hiện hoạt động đó. Đồng thời tác giả của công trình nêu ra một số nội dung bài nghiên cứu đã nâng cao tầm DL trở thành ngành kinh tế mang tầm với ngành công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 1
- Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 2
- Các Công Trình Nghiên Cứu Bàn Về Những Giải Pháp Phát Triển Lực Lượng Sản Xuất Và Hoàn Thiện Quan Hệ Sản Xuất Trong Kinh Tế Du Lịch
- Những Kết Quả Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố Và Vấn Đề Đặt Ra Cần Tiếp Tục Nghiên Cứu Về Kinh Tế Du Lịch
- Cầu Của Du Khách Có Tính Nhạy Cảm Với Sự Đa Dạng Dịch Vụ
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
“Tourism and Sustainable Community Development” “Du lịch và phát triển cộng đồng bền vững” của các tác giả Richards, G and Hall, D [99]. Nội dung trong công trình này, các tác giả thực hiện khảo sát tại một số nước nhằm tìm câu trả lời cho mối tương quan giữa ngành DL và phát triển cộng đồng dân cư. Từ đó các tác giả còn đánh giá phân tích những tác động của DL đến người dân địa phương trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa và môi trường. Đồng thời, các tác giả nghiên cứu sâu về mối quan hệ tương tác cũng như vai trò giữa ngành DL và cộng đồng dân cư trong phát triển bền vững, đề xuất một số giải pháp nhằm tạo điều kiện cho dân cư được tham gia và có hưởng lợi nhiều hơn từ hoạt động DL.
“Tourism in Developing Countries” “Du lịch ở các nước đang phát triển”, của các tác giả Martin Oppermann and Kye Sung Chon [98]. Trong nghiên cứu này, các tác giả đánh giá phân tích sự phát triển DL ở các quốc gia và tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Từ đó đi sâu nghiên cứu về quá trình phát triển ngành DL tại các quốc gia đang phát triển qua nhiều giai đoạn như: giai đoạn từ năm 1930 đến 1960, năm 1970 tới 1985 và năm 1985 tới 1993. Sau đó tác giả còn nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ giữa Nhà nước và ngành DL tại các nước để phát triển DL. Trong mối quan hệ đó, tác giả cần có kế hoạch phát triển hợp lý và phù hợp.
Cuốn sách “Kinh tế du lịch” Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, của hai tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa [6]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về DL và khái quát những lịch sử hình thành, xu hướng phát triển và tác động KT-XH của DL. Từ đó, các tác giả đánh giá ngành DL Việt Nam từ khi ra đời nhất là từ khi đổi mới đến nay, đồng thời khẳng định vai trò của DL đổi với sự phát triển nền KT-XH của quốc gia và những khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan mà KTDL Việt Nam đang gặp phải. Trong đó, chỉ rõ những nguyên nhân mà KTDL Việt Nam phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng DL to lớn của đất nước Việt Nam.
“Phát triển tài nguyên du lịch” Trường Đại học quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn, của hai tác giả Khăm Phú Phết Xay Sỉ và Sa Lớm Sắc Pha Bút Đí [66]. Nội dung của cuốn sách đã nêu ra khái niệm, những đặc điểm và vai trò của tài nguyên DL phong phú phục vụ cho phát triển DL; gồm có tài nguyên DL nhân
văn và tài nguyên DL tự nhiên. Trong đó, tập trung phân tích ý nghĩa và yêu cầu của nguyên tắc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên DL trong phát triển KTDL bền vững; để đảm bảo phát triển tài nguyên DL trong thời gian tới, theo tác giả cần có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp lý và có một số giải pháp phù hợp.
“Cẩm nang tập huấn về thống kê du lịch và khách sạn” của tác giả Tha Vi Phết U La xây dựng [87]. Tác giả trình bày một số nội dung thống kê DL về số lượng khách DL và cơ sở lưu trú mấy năm gần đây có tốc độ tăng khá so với năm trước. Từ đó, tác giả nêu ra vai trò và tầm quan trọng về doanh thu từ DL. Doanh thu từ DL bao gồm tất cả các khoản thu do khách DL chi trả khi đến thăm quan, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, lưu trú, vận chuyển hành khách, lệ phí vào điểm DL, mua sắm, khám sức khỏe và từ các dịch vụ khác… nói chung chỉ được đề cập ở mức độ rất hạn hẹp.
Luận án Tiến sĩ “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh” của tác giả Nguyễn Đình Sơn [27]. Nội dung chính của luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn lý luận cơ bản về phát triển kinh tế du lịch kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh. Phân tích, đánh giá những đặc điểm và thực trạng phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ và sự tác động đến quốc phòng - an ninh; đồng thời nêu rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết trong quá trình phát triển KTDL ở vùng Bắc Bộ trong thời gian qua. Từ đó, tác giả đề xuất ra phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu phát triển KTDL ở vùng du lịch Bắc Bộ kết hợp với tăng cường, củng cố quốc phòng - an ninh trong những năm tới.
“Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Cường [5]. Tác giả của luận án đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến phát triển DL bền vững, trong đó vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh được đánh giá hết sức quan trọng theo tiêu chí phát triển bền vững, cụ thể là bao gồm: Vai trò trong việc xây dựng chiến lược phát triển DL của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; Vai trò trong việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý và phát
triển DL của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; Vai trò trong việc tạo dựng hành lang pháp lý cho phát triển DL của tỉnh theo tiêu chí phát triển bền vững; Vai trò trong việc thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh DL của tỉnh theo tiêu chí bền vững. Từ đó, phân tích thực trạng về vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển DL bền vững của tỉnh Ninh Bình và đồng thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển DL ở tỉnh Ninh Bình.
“Chiến lược phát triển du lịch bền vững tỉnh Nghệ An đến năm 2020” Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tư Lương [15]. Luận án tổng hợp, phân tích và đưa ra quan điểm tiếp cận, khái niệm về phát triển DL bền vững cũng như quan điểm về chiến lược phát triển DL bền vững, bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra vai trò của chiến lược phát triển DL bền vững đối với phát triển KT-XH và môi trường của một địa phương. Phân tích các nội dung cơ bản chiến lược phát triển DL bền vững cấp địa phương bao gồm một số nội dung như: phân tích môi trường phát triển DL bền vững; xây dựng mục tiêu chiến lược, quy hoạc phát triển DL của tỉnh theo hướng bền vững; xây dựng kế hoạch phát triển DL bền vững; xây dựng các thể chế, chính sách của tỉnh để thực hiện chiến lược phát triển DL bền vững; tổ chức thực hiện và điều chỉnh chiến lược. Đối với từng nội dung, luận án đã chỉ rõ các đặc điểm cơ bản, điều kiện hoàn cảnh áp dụng và các dạng thức ứng dụng cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đưa ra quan điểm xây dựng chiến lược phát triển DL bền vững của tỉnh Nghệ An và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng và thực thi chiến lược phát triển DL của tỉnh Nghệ An theo hướng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Bài viết “Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông Pha Bang” của tác giả Seng Ma Ni Phết Sa Vông [77]. Tác giả phân tích tình hình phát triển KTDL của tỉnh trong thời gian gần đây, từ đó khẳng định phát triển KTDL của tỉnh có một số vấn đề tác động tiêu cực đến một số mặt của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực như sau: Một là, tác động của DL đến kinh tế, là mặc dù thu nhập từ DL được nhiều, xã hội phát triển nhưng giá hàng hóa đắt thì chi phí sinh hoạt ngày càng tăng lên theo giá cả hàng hóa làm cho cuộc sống của người dân thì có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra còn tăng chi phí cho hoạt động công an, cứu hỏa, dịch
vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thông, dịch vụ công khác; Hai là, tác động của DL đến xã hội là xã hội có sự thay đổi làm cho người dân bỏ nghề nghiệp cũ, xảy ra tệ nạn mại dâm, buôn lậu, ma túy, cờ bạc, mất trật tự công cộng và có thể gây sự lây truyền một số bệnh tật; Ba là, tác động của DL đến văn hóa là có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa dân tộc và làm cho phong tục tập quán suy bại, ăn mặc không đúng kiểu truyền thống; Bốn là, tác động của DL đến môi trường là có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xảy ra ô nhiễm không khí, tiếng ồn ào, nước thải, rải rác v.v..
“Phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Chăm Pa Sắc” của tác giả Phon Xay Sa Máy In Sỉ Mon [70]. Trong bài viết tác giả nêu ra một số khái niệm về DL văn hóa; làm rõ vai trò và phân tích những tác động ảnh hưởng của các loại hình DL văn hóa đối với sự phát triển một số vùng, khu vực KT-XH của tỉnh. Những tác động đó đi theo hướng tích cực hay hạn chế, ở mức độ nào cho sự phát triển của vùng, khu vực tùy thuộc vào những việc loại hình DL văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư trong các hoạt động DL hay không. Cho nên khi các khía cạnh bền vững được thể hiện trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp DL văn hóa này cho sự phát triển KT-XH của địa bàn tỉnh mang tính bền vững cao.
“Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng” của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [67]. Tác giả đề cập đến một số nội dung liên quan đến ưu tiên của chính quyền địa phương cấp tỉnh về DL và giới thiệu về địa lý vị trí, những lợi thế về mặt DL tự nhiên, DL văn hóa và DL lịch sử nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm DL Cánh Đồng Chum là di sản thế giới, đó là điều kiện quảng bá thu hút khách DL trong nước và nước ngoài đến Xiêng Khoảng. Trong đó, tác giả nêu ra vai trò và tầm quan trọng về số lượng khách DL và tổng thu nhập từ DL những năm vừa qua, đã tăng lên và đóng góp vào ngân sách của tỉnh khá lớn, làm cho tỉnh Xiêng Khoảng có sự phát triển nền KT-XH của mình có bước phát triển khá toàn diện và bền vững.
“Một số vấn đề nên quan tâm trong sự phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng” của tác giả Si Ăm Phay Số La Thí [78]. Nội dung của bài viết nêu ra
một số quan niệm về DL cộng đồng như một phương thức phát triển DL bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động DL. Trong đó, tác giả làm rõ vai trò, các nguyên tắc, đặc điểm của DL cộng đồng, trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên DL và phát triển KTDL theo hướng bền vững. Từ đó, đề xuất một quy trình xây dựng quy hoạch phát triển DL cộng đồng, khuyến nghị những giải pháp cần thiết để tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển DL cộng đồng có kết quả, đáp ứng nhu cầu phát triển DL cộng đồng phát triển bền vững.
Nhìn chung, nghiên cứu những công trình nêu trên đã làm nổi bật nội dung, vai trò và tầm quan trọng của KTDL đối với sự phát triển KT-XH của một quốc gia nhấn mạnh. Hiện nay, KTDL ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Việc nghiên cứu các công trình này có ý nghĩa lớn trong quá trình xây dựng khung lý thuyết của luận án.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu bàn về kinh nghiệm phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong kinh tế du lịch ở một số nước
Công trình “Trevel and Tourism Management”“Lữ hành và Quản trị du lịch” của tác giả Barkat Ali Md. Abu [97]. Nội dung đã nêu ra trên cơ sở tổng quát về toàn bộ ngành công nghiệp DL và dịch vụ ở nước Ấn Độ, sau đó so sánh các mô hình phát triển kinh tế du lịch của nước Ấn Độ với các nước lân cận. Dù rằng Ấn Độ là đất nước có nhiều tiềm năng lớn về DL như: tôn giáo, văn hóa, lịch sử v.v.. nhưng ngành DL của nước Ấn Độ đang đứng trước những thách thức khó khăn, chủ yếu là những vấn đề an ninh, trật tự ở các thành phố lớn. Bên cạnh đó, các hiện tượng như: xã hội đen, trộm cắp, cưỡng hiếp v.v.. ngày càng gia tăng làm cho nước Ấn Độ mang tiếng và hình ảnh xấu không đẹp trong mắt của khách DL khắp nơi trên thế giới. Đồng thời, tình trạng yếu kém về nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, dịch vụ DL và sự lơi lỏng trong công tác quản lý các khu di tích ở một số tỉnh thành đang đặt ra vấn đề lớn cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý địa phương. Như vậy, yêu cầu Nhà nước và chính phủ Ấn Độ cần phải cải thiện môi trường chính trị, an ninh, trật tự và hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho phát triển DL bền vững.
Cuốn sách “Japanese Tourism: Spaces, Places and Structures” “Du lịch Nhật Bản: Không gian, Địa điểm, và Cấu trúc” của tác giả Carolin funck, Malcolm Cooper [94]. Nội dung của cuốn sách này đem đến cái nhìn nhiều chiều về sự phát triển của DL nước Nhật Bản, đem đến cho người tìm hiểu những đặc điểm chính trong phong cách DL của con người Nhật Bản. Từ một quốc gia chịu thiệt hại vì đánh thua trận sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Nhật Bản chuyển mình vực dậy nền kinh tế trong đó DL được coi là con đường đi mới và có tiềm năng to lớn cho phát triển kinh tế đất nước. Nhất là Nhật Bản khuyến khích người dân Nhật Bản đi DL trong nước, đây là cách thu hút và quảng bá hết sức hiệu quả vì không chỉ tác động tới người dân Nhật Bản trong nước mà còn tác động đến cả những người nước ngoài đang sống và làm việc hoặc đi du học tại nước Nhật Bản. Đồng thời, Nhà nước và Chính phủ Nhật Bản còn coi việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực là một yếu tố chủ yếu để nâng cao chất lượng dịch vụ cho tốt, đặc biệt trong tinh thần phục vụ của con người Nhật Bản chính là sự tiếp đón nồng hậu và luôn đặt mình trong địa vị đối phương để cư xử. Con người Nhật Bản có ý thức tốt được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, như thế các nhà hàng, cửa hàng điều sử dụng túi giấy để gói đồ cho khách hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ DL của Nhật Bản không dừng lại ở việc khách DL tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, ngắm nhìn danh lam thắng cảnh đẹp, mà còn là trải nghiệm văn hóa, phong tục tập quán của đất nước mình một cách đa dạng: từ việc tham gia các lễ hội truyền thống; việc dạy ăn mặc bộ áo dài truyền thống; việc ăn sushi tại các cửa hàng đến việc tận tay bắt cá để chế biến sushi v.v.. tất cả đã cho khách du lịch thấy biết những cái nhìn mới về cuộc sống và con người Nhật Bản khi đến thăm đất nước này.
Luận án Tiến sĩ “Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, của tác giả Võ Thị Thu Ngọc [20]. Luận án đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế DL theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, phân tích và đánh giá những thành tựu và hạn chế của sự phát triển kinh tế du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2006 đến 2016 dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá được xây dựng. Từ đó, nghiên cứu kinh nghiệm thành công về kinh tế DL theo hướng phát triển bền vững ở một số quốc gia và địa
phương trong nước tác giả rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTDL bền vững; Hai là, chính quyền địa phương cần ban hành và thực thi các cơ chế, chính sách ưu tiên về phát triển KTDL theo hướng bền vững; Ba là, nâng cao nhận thức của người dân về KTDL theo hướng phát triển bền vững kết hợp với phát triển hình thức du lịch cộng đồng; Bốn là, tăng cường liên kết, phối hợp giữa các bên liên quan: chính quyền, doanh nghiệp và người dân; Năm là, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng đồng bộ và chuyên nghiệp; Sáu là, bảo vệ môi trường là yếu tố được các địa phương và quốc gia ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững; Bảy là, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển KTDL; Tám là, tích cực phối hợp, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước về công tác bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
“Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế” Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Thị Hoa [7]. Nội dung của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường DL trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, luận án đi sâu phân tích thị trường DL trong hội nhập quốc tế trên các phương diện yếu tố cấu thành, chủ thể kinh doanh trên thị trường DL cũng như vai trò thị trường DL đối với sự phát triển KT-XH; luận giải những đặc thù của thị trường DL thể hiện qua quan hệ cung, cầu, giá cả, cơ chế vận hành và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường DL trong hội nhập quốc tế. Từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển thị trường DL của một số quốc gia và địa phương trong nước, tác giả rút ra những kinh nghiệm cho phát triển thị trường DL ở thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc là: Một là, xây dựng chiến lược phát triển thị trường DL dài hạn; Hai là, đa dạng hóa các sản phẩm DL và loại hình DL; Ba là, chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bốn là, đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ DL; Năm là, đẩy mạnh quảng bá DL; Sáu là, tăng cường liên kết phát triển thị trường DL.
“Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế” Luận án Tiến sĩ của tác giả Ngô Nguyễn Hiệp Phước [21]. Nội dung của luận án nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về DL ở cấp thành phố trực thuộc cấp Trung ương; luận giải đặc thù và nội dung của quản lý nhà