được 648.067.008 USD (giảm -8,73%). Năm 2018 có khách DL đến thăm tới
4.186.432 lượt người, tạo thu nhập được 811.010.661 USD (tăng 8,21%). Năm 2019 có khách DL đến thăm tới 4.791.065 lượt người, tạo thu nhập được 934.710.409 USD (tăng 14,4%) và số ngày lưu trú của khách du lịch là 5 ngày. Riêng năm 2020 do dịch Covid-19 diễn ra đã và đang tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong cả nước và của địa phương, đã làm ảnh hưởng mạnh đến hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh/thành phố. Từ những tháng đầu năm 2020 đến nay ngành dịch vụ và du lịch tiếp tục giảm mạnh về doanh thu lẫn lượt khách đến so với năm trước như: năm 2020 chỉ có khách du lịch đến thăm là 886.447 lượt người (giảm 3.904.618 lượt người so với năm 2019) và tạo thu nhập được 213.367.141 USD (giảm -81,5%) so với năm 2019. Cụ thể xem bảng 4.1:
Bảng 4.1: Lượng khách du lịch quốc tế và thu nhập của du lịch Lào (2015-2020) và dự báo 2025
Lượng khách (lượt) | Thay đổi (%) | Ngày lưu trú | Thu nhập (USD) | |
2015 | 4.684.429 | 13,0 | 4,8 | 725.365.681 |
2016 | 4.239.047 | - 10,0 | 4,8 | 724.191.957 |
2017 | 3.868.838 | - 8,73 | 5,2 | 648.067.008 |
2018 | 4.186.432 | 8,21 | 5,0 | 811.010.661 |
2019 | 4.791.065 | 14,4 | 5,0 | 934.710.409 |
2020 | 886.447 | - 81,5 | 5,0 | 213.367.141 |
Dự báo | ||||
2025 | 5.823.202 | 20 | 9,0 | 1.210.169.259 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải Quyết Các Mối Quan Hệ Lợi Ích Trong Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Lượng Khách Du Lịch Đến Các Tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)
- Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Của Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Mở Rộng Thông Tin, Huy Động Nguồn Lực Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất, Các Điều Kiện Cho Hoạt Động Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng
- Nâng Cao Sức Cạnh Tranh Về Sản Phẩm Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Giải Pháp Về Thúc Đẩy, Liên Kết Và Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.
Nguồn: [47].
Trong bảng 4.1 cho thấy: Dự báo đến năm 2025 số lượng khách DL đến Lào ước tính đạt 5.823.202 lượt người, tạo thu nhập bình quân 1.210.169.259 USD (tăng 20%) và số ngày lưu trú của khách du lịch sẽ là 9 ngày. Đến năm 2025 ngành du lịch Lào phấn đấu sẽ trở thành một quốc gia có ngành KTDL phát triển như:
- Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm DL đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên DL độc đáo, có thế mạnh nổi trội.
- Ưu tiên phát triển DL văn hóa làm nền tảng, phát triển DL sinh thái, DL xanh, DL nhân văn, tâm linh, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí…
- Liên kết”phát triển sản phẩm khu vực gắn với các vùng, miền trong nước và các nước lân cận, láng giềng.
- Thị trường DL quan trọng của Lào là khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc; khu vực châu Âu và châu Mỹ là Pháp, Anh, Đức và Mỹ v.v.. khu vực ASEAN là Thái Lan, Việt Nam, Malaysia…
Đối với việc phát triển KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào sẽ không thể tách rời với sự phát triển chung của ngành KTDL trong bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước. Vì vậy, cần nhìn nhận đúng đắn các xu hướng phát triển của ngành KTDL trong vùng, khu vực và trên thế giới sẽ tạo cơ hội cho việc định hướng phát triển ngành KTDL tại Nam Trung Bộ nước CHDCND Lào một cách phù hợp trong giai đoạn hội nhập, hướng đến phát triển KTDL bền vững.
4.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến 2030
4.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030
- Khai thác phát huy có hiệu qủa tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch Văn
hoá - Lịch sử, phấn đấu đến giai đoạn năm 2025 - 2030 phát triển DL là ngành kinh tế quan trọng của các tỉnh Nam Trung Bộ và trở thành trung tâm DL vùng Nam Trung Bộ.
- Tập trung hoàn thành việc“xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho sự phát triển bền vững của DL sinh thái và du lịch Văn hoá - Lịch sử của các tỉnh Nam Trung”Bộ.
- Quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng…) để đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có, đặc biệt chú trọng sản phẩm du lịch sinh thái, tâm linh; đồng thời xây dựng một số sản phẩm mới có tính đặc trưng và có sức cạnh tranh cao.
- Tăng trưởng ổn định chỉ tiêu về lượt khách, tăng mạnh chỉ tiêu về doanh thu du lịch thông qua các thị trường khách có đẳng cấp, chi tiêu cao bằng cách tập trung đầu tư và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch cao cấp. Dự báo đến năm 2025 số
lượng khách DL đến các tỉnh Nam Trung Bộ ước tính đạt hơn 10 triệu lượt người, tạo thu nhập khoảng 1.600 triệu kíp.
- Hàng năm tổ chức lễ hội du lịch của khu vực, để thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế đến các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng đông.
- Xây dựng chương trình du lịch kết hợp với Việt Nam và Thái Lan tổ chức tuyến du lịch miền Trung 3 nước, theo hành lang kinh tế Đông Tây.
4.1.2.2. Phương hướng tiếp tục phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2030
Để đẩy nhanh tốc độ phát triển và đạt hiệu quả cao góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung, nói riêng xây dựng và phát triển các tỉnh Nam Trung Bộ là căn cứ vào tiềm năng thế mạnh về DL và thực trạng phát triển KTDL của các tỉnh đó để được xác định những phương hướng chủ yếu để phát triển KTDL như sau:
Một là, KTDL phát triển theo hướng bền vững tích cực đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất của KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ nhằm hướng tới ngành KTDL hiện đại, hội nhập, cạnh tranh cao: Chính sách phát triển DL theo hướng này để góp phần thực hiện thành công công cuộc CNH - HĐH đất nước, xây dựng một xã hội phồn vinh, giàu mạnh. Do đó, DL cần đem đến những chuyển biến trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế chính trị cho đến an ninh quốc phòng, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, từ đó, nhằm đẩy mạnh hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Nam Trung Bộ có vị trí chiến lược về kinh tế chính trị và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Bên cạnh đó, trong khu vực Nam Trung Bộ tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên độc đáo và các di tích lịch sử văn hóa giá trị lớn. Sự lớn mạnh của một nền DL hướng đến sự bền vững góp phần phát triển kinh tế xã hội, thực hiện được các mục tiêu đề ra, bảo tồn được các giá trị văn hóa. Như vậy, phát triển DL cần đặt trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác, nhất là quốc phòng an ninh để có thể có biện pháp phòng ngừa các tác động tiêu cực không mong muốn từ phát triển DL đến xã hội và tự nhiên. Ngoài ta, phát triển KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ cần được quy hoạch làm sao để không chỉ khai thác được tối đa các giá trị lịch sử, tính ngưỡng, văn hóa, cảnh đẹp của vùng và giữ gìn môi trường, mà còn cần bảo tồn và ngay càng nâng cao giá trị văn hóa dân tộc, từ đó, giúp các tỉnh Nam Trung Bộ trở thành trung tâm DL mang tầm quốc gia.
Hai là, thực hiện từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất, kết hợp các ngành, các thành phần kinh tế để giải phóng tư liệu sản xuất, các nguồn lực cho phát triển KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Như vậy, khi phát triển ngành KTDL đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các ngành KT-XH khác, gồm giao thông vận tải, an ninh quốc phòng, môi trường, bảo hiểm, y tế v.v.. Tuy vậy, quan hệ này có tính hai chiều, ngành KTDL phát triển đem lại hiệu quả KT-XH cao, sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển. Sự tác động quan lại trong mối quan hệ trên tạo ra một yêu cầu cho sự phát triển của ngành KTDL Nam Trung Bộ là cần phải có nhận thức đúng đắn vai trò của sự liên kết giữa các ngành. Trên cơ sở ấy, có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các“ngành khác trong quá trình phát triển. Nếu phát huy được tính liên ngành trong phát triển KTDL thì sẽ huy động được các thành phần kinh tế tham gia”nhằm khai thác tốt mọi nguồn lực cho ngành KTDL Nam Trung Bộ phát triển. Sự phát huy vai trò của các thành phần kinh tế sẽ khơi dậy mọi khả năng, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực như: vốn, tri thức, kỹ thuật, lao động v.v.. trong nước và ngoài nước.
Chính vì vậy, sự phát triển KTDL là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội. Trong quá trình quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, cần phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm bảo sự thống nhất cao và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ban, ngành, tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân trong khu vực Nam Trung Bộ. Để khai thác tiềm năng của các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực của địa phương, kết hợp với sự hỗ trợ của Trung ương và các tỉnh lân cận để đầu tư phát triển DL nhằm nhanh chóng đưa KTDL thành ngành kinh tế quan trọng vào đầu thế kỷ 21 và ngành kinh tế mũi nhọn trong mai sau.
Ba là, kết hợp du lịch của Nam Trung Bộ với du lịch cả nước và du lịch quốc tế: Trên cơ sở trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, sự phát triển của mỗi Nhà nước luôn bị chi phối, ràng buộc lẫn nhau thông qua các thể chế kinh tế quốc tế cả song phương và đa phương. Cũng như các ngành kinh tế khác, KTDL không tránh khỏi xu thế tất yếu trên. Các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều
điểm DL hấp dẫn với vị trí giao lưu thuận lợi, tài nguyên DL đa dạng, phong phú, độc đáo cho việc phát triển KTDL, bên cạnh phát huy nội lực, DL các tỉnh Nam Trung Bộ cần phải tranh thủ nguồn lực bên ngoài trong quá trình phát triển của mình. Hội nhập, hơp tác kinh tế quốc tế sẽ giúp ngành KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ từng bước thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế để thu hút vốn đầu tư, khách DL, tranh thủ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, tăng cường xúc tiến quảng bá DL các tỉnh Nam Trung Bộ. Để hướng đến thỏa mãn nhu cầu DL ngày một cao, cần chú trọng việc đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa các sản phẩm DL để thu hút ngày càng nhiều khách DL trong nước và nước ngoài đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Trong quá trình phát triển cần phải có các phương án kinh doanh đón đầu, trên cơ sở dự báo về lưu lượng khách DL và nhu cầu của họ trong thời gian tới.
Bốn là, phát triển KTDL phải gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và môi trường: Phát triển KTDL, là một mặt có tác dụng làm tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, còn một bên là đặt ra vấn đề khó khăn cho việc giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Các tỉnh Nam Trung Bộ là một phần trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của quốc gia. Do đó, trong định hướng chiến lược phát triển, các giải pháp về quy hoạch không gian DL, tổ chức quản lý v.v.. Cần phải quán triệt sâu sắc, phân tích đánh giá thị trường, định hướng công tác tiếp thị DL đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, nghiêm cấm các hoạt động DL làm phương hại đến an ninh quốc gia, thuần phong mỹ tục của nhân dân địa phương. Trong đó, xử lý nghiêm minh mọi gây rối, hành vi lấy danh nghĩa du khách để thực hiện nhiệm vụ chính trị nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Phát triển KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ cũng cần phải gắn với việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực, những luồng văn hóa độc hại v.v.. du nhập cùng với du khách đến từ nhiều vùng, nhiều quốc gia khác nhau làm phương hại đến môi trường văn hóa, xã hội của địa phương đó.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030
4.2.1. Nhóm giải pháp tiếp tục thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
4.2.1.1. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Con người là nguồn lực quyết định đến sự phát triển của mọi ngành, mọi lĩnh vực. DL với tư cách là một ngành kinh tế dịch vụ thì yếu tố con người càng trở nên quan trọng. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển DL các tỉnh Nam Trung Bộ cần thực hiện những giải pháp sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức cho bản thân người lao động và xã hội về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của ngành KTDL đối với việc phát triển KT-XH của vùng, để từ đó giáo dục ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và các tầng lớp dân cư.
Hai là, tăng cường liên kết phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về nhân lực DL cấp vùng. Trong đó, cần quan tâm đầu tư cho các trường đào tạo về DL tại các trung tâm DL trọng điểm như: Thủ đô Viêng Chăn, Luông Pha Bang và Chăn Pa Sắc. Thủ đô Viêng Chăn có lợi thế về hệ thống các trường Đại học, Cao dẳng có nghiệm đào tạo nhân lực ngành DL (hướng dẫn viên, quản trị du lịch, khách sạn…) có thể trực tiếp đào tạo cho địa phương hoặc liên kết hỗ trợ đào tạo. Đồng thời, phải hình thành bộ phận đào tạo về DL ở các trường nghề tại các địa phương còn lại.
Ba là, tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức và lực lượng lao động làm trong ngành DL trên cơ sở đó xây dựng một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, từ cán bộ quản lý Nhà nước, những người quản lý hoạt động DL đến toàn bộ lao động trong ngành DL của các tỉnh Nam Trung Bộ từ đây đến năm 2025 và 2030. Chiến lược đào tạo phải hết sức toàn diện hợp lý và phù hợp với yêu cầu phát triển DL, lập những đề án, quy hoạch, kế hoạch cụ thể; đào tạo bồi dưỡng cả về tư tưởng, tư duy, phẩm chất, đạo đức, trình độ quản lý nhà nước, nghiệp vụ chuyên môn, chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, khả
năng giao tiếp ứng xử, quan trọng là trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử thế giới, văn hóa, lịch sử của Lào và của các tỉnh Nam Trung Bộ. Bên cạnh đó, lập kế hoạch đào tạo, tập huấn lại một số lao động đang làm việc trong ngành DL mà có triển vọng; phải tính đến đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho DL các tỉnh Nam Trung Bộ, để Nam Trung Bộ trong tương lai có những chuyên gia DL, tiếp tục khám phá, nghiên cứu, khai thác giá trị vô giá đang tiềm ẩn để phát triển DL các tỉnh Nam Trung Bộ.
Bốn là, hình thức đào tạo phải đa dạng, phải xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho DL. Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo ngoài công lập và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài hợp pháp, da dạng hóa các loại hình trường, lớp, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực DL trong toàn vùng để hình thành mạng lưới đào tạo ở nhiều cấp. Bên cạnh đó, tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn, không chính quy để đào tạo đội ngũ lao động làm việc trong ngành DL theo cơ cấu ngành nghề hợp lý, chuyên nghiệp và sát thực tế để đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới của ngành DL và có thể tăng cường quy mô đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cho lao động trực tiếp trong ngành DL, cung cấp những kỹ năng cần thiết cho lao động gián tiếp và cư dân trong vùng có tham gia hoạt động kinh doanh DL.
Năm là, việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực DL cần khuyến khích doanh nghiệp, liên kết các cơ sở đào tạo tham gia chương trình đào tạo các khóa đào tạo tại chỗ, đào tạo ngắn hạn, xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm nhanh chóng cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển DL. Liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo - khách sạn, đơn vị hoạt động DL - trung tâm thực nghiệm nghề DL để gắn đào tạo lý thuyết với thực hành, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DL. Bên cạnh đó, để nâng cao trình độ nhận thức, khả năng giao tiếp, thái độ ứng xử văn minh, than thiện của cộng đồng dân cư địa phương tại điểm DL. Đồng thời, cần trang bị những kiến thức lịch sử, văn hóa của từng địa phương để người dân có thể truyền tải những nét độc đáo mang bản sắc quê hương đến với khách du lịch.
4.2.1.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ trong phát triển DL là yêu cầu hết sức cần thiết, để thực hiện công việc này cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:
Một là, bố trí thỏa đáng nguồn lực cho nghiên cứu ứng dụng, phát triển mạnh công nghệ cao phục vụ lĩnh vực quản lý nhà nước về DL, đề xuất các chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường DL của vùng, ngày càng đa dạng về quy mô và số lượng, nâng cao chất lượng hàng hóa DL, tạo khả năng hội nhập của DL các tỉnh Nam Trung Bộ với các vùng trên cả nước, từng ước sánh ngang với khu vực và thế giới.
Hai là, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động DL. Đồng thời, tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn, huấn luyện, bồi dưỡng cho các các doanh nghiệp DL, kinh doanh DL ngày càng hiệu quả, hoạt động lành mạnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường
Ba là, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng sạch, nước sạch,.. thông qua áp dụng công nghệ hiện đại, tuyên truyền ý thức của du khách. Từ đó, hạn chế ô nhiễm và rác thải.
Bốn là, áp dụng các thành tự khoa học công nghệ hiện đại để phát triển KTDL trong vùng cần đến sự vào cuộc của cả xã hội, trong đó, đặc biệt là sự phối hợp của đội ngũ các các viện nghiên cứu, trường Đại học để xây dựng các chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ trong lĩnh vực DL. Việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ có thể vào những một số hướng cơ bản sau đây:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý kinh tế DL với cách thức tạo ra hệ thống thông tin quản lý trong vùng Nam Trung Bộ có kết nối với các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế.
- Ứng dụng việc nối mạng toàn hệ thống khách sạn trên địa bàn trong vùng và các cửa khẩu quốc tế để thống kê du khách một cách hiệu quả.
- Ứng dụng các mô hình kinh doanh DL trực tuyến (mua bán phòng khách sạn, đặt chuyến du lịch trên mạng…) để từng bước chuyển dần sang mô hình thương mại điển tử trong DL khi các điều kiện về hạ tầng công nghệ và hành lang pháp lý đầy đủ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (internet, wifi, xây dựng kênh truyền hình riêng cho DL, quảng bá trên các kênh truyền hình nổi tiếng…) trong hoạt động xúc tiến quảng bá DL của vùng Nam Trung Bộ và của ngành DL.