Lượng Khách Du Lịch Đến Các Tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)


Nhờ những tiềm năng sẵn có được thiên nhiên ban tặng và với giao thông vận tải thuận lợi, cảnh quan đẹp, dịch vụ tốt để thu hút khách, du lịch vùng Nam Trung Bộ đã và đang phát triển nhanh theo hướng bền vững. Suốt nhiều năm qua mỗi hoạt động có liên quan đến phát triển DL đều được chính quyền quan tâm chỉ đạo và thực hiện nên lượng khách DL đến các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng tăng. Có thể xem bảng 3.8.

Bảng 3.8: Lượng khách du lịch đến các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)

Đơn vị: Người


Nam Trung Bộ

Lượng khách du lịch

2015

2016

2017

2018

2019

Bo Li Khăm xay

157.607

231.920

181.710

215.513

279.605

Khăm Muôn

444.396

538.027

464.584

283.494

519.451

Sa Văn Na Khết

650.339

866.630

724.243

603.623

1.120.021

Tổng

1.252.342

1.636.577

1.370.537

1.102.630

1.919.077

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 15

Nguồn: [47]

Qua bảng 3.8 cho thấy, năm 2015 các tỉnh Nam Trung Bộ đã đón 1.252.342 lượt khách DL, thì đến năm 2019 đón được 1.919.077 lượt khách DL (tăng 666.735 lượt người). Như vậy, khách du lịch đến các tỉnh Nam Trung Bộ có xu hướng tăng dần năm sau cao hơn năm trước và tăng khá ổn định. Khách du lịch đến các tỉnh Nam Trung Bộ chủ yếu là khách từ các nước lân cận như: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Campuchia, phần còn lại là từ các nước Tây Âu, Đông Á - Thái Bình Dương và châu Mỹ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, Anh, Đức… Lượng khách đến các tỉnh Nam Trung Bộ hàng năm, nếu so với vùng, miềm cả nước là ở mức trung bình. Về số ngày lưu trú của khách thường ngắn ngày, trung bình là 2-3 ngày. Đây cũng là một số vấn đề bất lợi, các tỉnh Nam Trung Bộ cần được tìm cách giải quyết trong tương lại.

* Hai là, đối tượng lao động là các tiềm năng DL tự nhiên và nhân văn của các tỉnh đã được khai thác sử dụng tốt hơn để phát triển KT-XH.

Nhiều di tích lịch sử đã được xếp hạng, trở thành những điểm DL hấp dẫn khách DL trong nước và nước ngoài. Nhiều tuyến DL nội, ngoại các tỉnh đã hình thành để phục vụ khách DL. Các loại hình du lịch cũng ngày càng phong phú, đa


dạng hơn. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức về sự nghiệp phát triển DL của các cấp, các ngành, của toàn xã hội đã có chuyển biến tích cực.

* Ba là, khía cạnh quan hệ sản xuất từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ phát triển khá, từng bước hội nhập với cả nước Lào và khu vực.

Về khía cạnh sở hữu, thay vì sự tham gia đơn điệu của một số ít các chủ thể, thành phần kinh tế trước đây, hiện nay, đã có sự đa dạng các chủ thể, các thành phần kinh tế tham gia trong ngành kinh tế du lịch.

Cùng với đó, khía cạnh quản lý nhà nước cũng được phát huy, công tác quảng bá xúc tiến về DL ngày càng được chú trọng và phát huy tác dụng. Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá về DL được chú trọng như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đài chúng, xây dựng biển quảng cáo, in ấn tờ rơi, các đội văn nghệ phục vụ đón khách DL, tổ chức các lễ hội truyền thống, thực hiện các chương trình hành động quốc gia về DL, tổ chức và tham gia các hội chợ, liên hoan DL để quảng bá hình ảnh và sản phẩm DL của vùng đến khách DL trong nước và nước ngoài. Công tác tuyên truyền quảng bá thì Sở Văn Hóa, Thông tin và Du Lịch chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến quảng bá DL, chương trình hành động ở các tỉnh Nam Trung Bộ, của ngành DL vùng Nam Trung Bộ và phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hoạt động DL, thông tin DL trong vùng Nam Trung Bộ trong nước và nước ngoài, tích cực phối hợp với các cơ quan tuyên tuyền, với các cơ quan báo chí và các phương thức truyền thông xã hội khác của các tỉnh Nam Trung Bộ, các ngành chức năng liên quan. Từ năm 2015 - 2019 công tác tuyên truyền và quáng bá các DL của các tỉnh Nam Trung Bộ DL được Đảng bộ vùng quan tâm chú trọng quảng cáo theo từng giai đoạn để in và phát hành như: in biển quảng cáo giới thiệu khu, điểm DL được hơn 10.000 bản và làm phim tài liệu DL được 04 lần đã ghi đĩa CD được hơn 1.000 đĩa để phát hành, xây dựng biển chỉ dẫn tuyến đường vào khu, điểm DL được hơn 87 biển. Cải thiện biển quảng cáo, in và phát hành tờ giấy quảng cáo các điểm DL, resort, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ phục vụ DL trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ cho xã hội nhận biết được 40.000 bản; sử dụng Website, các phương tiện thông tin đại chúng (đài - truyền hình) của các tỉnh Nam Trung Bộ phát sóng các chuyên mục giới thiệu về văn hóa, truyền


thống, phong tục, tập quán của người dân địa phương và danh lam thắng cảnh đẹp trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ được 30 lần; viết bài đăng báo chí để giới thiệu về du lịch của vùng được 27 bài báo.

Ngoài ra, những năm gần đây, vùng Nam Trung Bộ Lào đã phối hợp với các ngành có liên quan trong tỉnh và Tổ chức Du lịch quốc gia tham gia dự hội thảo Du lịch 8 tỉnh 3 nước (2 tỉnh thuộc Lào: tỉnh Bo Li Khăm Xay, tỉnh Khăm Muôn; 3 tỉnh thuộc Việt Nam: tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An; 3 tỉnh thuộc Thái Lan: tỉnh Na Khon Pha Nôm, Bưng Cán và U Đon Tha Ny), tại hội thảo đó, các tỉnh tham dự đã trao đổi những kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh DL, cung cấp các số liệu thông tin và kèm theo tờ giấy quảng cáo các điểm DL ở địa phương mình cho nhau, về việc tiếp tục khai thác thị trường DL vùng này trong năm tới. Đối với việc hội thảo này cũng là một cách, góp phần làm cho việc giới thiệu DL của mình cho các nước lân cận hiểu biết sâu hơn và có thể thu hút được lượng khách DL đến các tỉnh Nam Trung Bộ không ngừng tăng lên.

Trên cơ sở sự hoàn thiện các quan hệ về tổ chức quản lý theo sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất của KTDL, tốc độ tăng trưởng, doanh thu DL bình quân ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Lào giai đoạn 2015 - 2019 thu nhập được 1.213,640 triệu kíp, tăng 28,81% so với 5 năm trước, từ đó đã góp phần vào phát triển ngành dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng CNH - HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo tổ chức DL thế giới, thì doanh thu từ DL được tính bằng toàn bộ tiền mà du khách phải chi trả khi thăm một nước nào đó (trừ vận chuyển hàng không quốc tế). Từ quan điểm đó, thì doanh thu từ DL bao gồm tất cả các khoản thu do du khách chi trả, đó là doanh thu từ dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển hành khách và từ các dịch vụ khác.“Song trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành KTDL trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động DL” cùng thu.

Các tỉnh Nam Trung Bộ những giai đoạn gần đây có lượng khách DL đến thăm có tương đối khá tăng và doanh thu từ DL cũng có tốc độ tăng. Trong những 5 năm (2015 - 2019) đã đón khách được 7.236.163 lượt người (tăng 28,81% so với 5 năm trước), doanh thu từ DL đạt được 1.213,640 triệu kíp. Đóng góp ngân sách, hoạt


động DL vùng Nam Trung Bộ đã thiết lập được thị trường trao đổi hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm, tạo ra công ăn việc làm góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn vùng Nam Trung Bộ. KTDL phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước ngày càng lớn. Có thể hình dung trong bảng 3.9 dưới đây:

Bảng 3.9: Doanh thu từ du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ (2015-2019)


Nam Trung Bộ

Lượng khách

2015-2019 (người)

So với 5 năm

trước (%)

Doanh thu

(Triệu kíp)

Bo Li Khăm xay

1.066.355

+ 25

168,950

Khăm Muôn

2.204.952

+ 39,46

729,590

Sa Văn Na Khết

3.964.856

+ 21,98

315,100

Tổng

7.236.163

+ 28,81

1.213,640

Nguồn: [79]; [82]; [84]

Sự phát triển KTDL Lào đã góp phần tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách nhà nước, đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng lên. Hàng năm ngành KTDL vùng Nam Trung Bộ đã góp phần quan trọng vào việc đưa kinh tế vùng được khởi sắc, việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, doanh thu từ một số mặt hàng quan trọng ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có thể hình dung trong bảng 3.10.

Bảng 3.10: Doanh thu từ một số mặt hàng quan trọng (2015-2019)

Đơn vị: triệu USD



Các mặt hàng

2019

2018

2017

2016

2015

Doanh thu

Xếp hàng

Doanh thu

Xếp hàng

Doanh thu

Xếp hàng

Doanh thu

Xếp hàng

Doan h thu

Xếp hàng

Du lịch

934,7

4

811,0

4

648,0

4

724,1

4

725,3

3

May mặc

213,5

6

193,9

6

182,3

6

88,8

6

199,3

6

Điện lực

1.326,8

3

1.408,1

3

1.280,3

3

940,7

3

495,5

4

Sản phẩm gỗ

58,9

8

184,5

7

48,6

8

39,0

7

144,6

7

Cà phê

89,4

7

102,6

8

105,1

7

59,9

8

54,7

8

SP nông nghiệp

921,0

5

586,4

5

582,5

5

584,2

5

319,8

5

Mỏ chất

1.438,0

2

1.439,4

2

1.390,5

1

1.314,0

1

1.292,4

1

SP thủ công

54,3

9

18,0

9

3,2

9

0,97

9

2,1

9

SP khác

1.781,7

1

1.476,9

1

1.295,0

2

1.312,1

2

917,2

2

Nguồn: [47].


Các số liệu trên bảng 3.10 cho thấy thu nhập từ ngành DL đã đứng ở khá hàng đầu được xếp hàng số thứ tự 04, bốn năm liền (2016-2019). Riêng năm 2015 được xếp hàng 03. Nói chung ngành du lịch có xu hướng tăng hàng năm và bền vững. Vì vậy, đó chứng tỏ sự lớn mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, nhiều năm qua đã đóng góp không nhỏ cho nguồn thu quốc gia và ngày càng có vai trò lớn đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân của đất nước nói chung và của vùng nói riêng.

Trên cơ sở sự phát triển trong các tỉnh, KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ phát triển tiến kịp và hòa nhập với sự phát triển KTDL cả nước, thành ngành công nghiệp DL có quy mô và hiệu quả kinh tế cao tương xứng với tiềm năng DL của vùng, một ngành kinh tế quan trọng có tiềm vóc chiến lược hỗ trợ được cho các ngành kinh tế khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về KT-XH, văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối với tiềm năng to lớn, KTDL đã bước đầu được xem là một trong những ngành kinh tế có triển vọng của các tỉnh Nam Trung Bộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động ở địa phương và tăng nguồn thu ngân sách các tỉnh. Góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường v.v..

3.3.1.2. Nguyên nhân của những thành công

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước Lào cũng như Cấp ủy, chính quyền các cấp ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã rất quan tâm chú trọng phát triển KTDL. Tình hình chính trị xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng, đất nước“hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sâu và toàn diện với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn làm bạn và đối tác tin cậy của các nước; vị thế của Lào trên trường quốc tế luôn được”cải thiện, được sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong khối ASEAN là những điều kiện thuận lợi mở đường cho DL phát triển.

Thứ hai, nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài các tỉnh Nam Trung Bộ phát huy mọi nguồn lực tiềm năng để đầu tư khai thác phát triển KTDL Nam Trung Bộ. Công tác chỉ đạo hoạt động DL đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, Ngành Trung Ương, Tổng cục DL. Bộ máy quản


lý nhà nước về DL các tỉnh Nam Trung Bộ dần được củng cố phù hợp với xu hướng đổi mối,“sự phối hợp tích cực của các cấp, các ngành trong các tỉnh. Trong đó các doanh nghiệp DL trên địa bàn các tỉnh đã năng động phát huy nguồn lực sẵn có, tích cực hợp tác liên doanh với DL các địa phương các tỉnh bạn nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng DL của các tỉnh. Như vậy, hoạt động DL các tỉnh Nam Trung Bộ”trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng kích lệ, các chỉ tiêu kinh tế về DL hàng năm điều tăng trưởng. Chủ yếu là nhờ công tác tuyên truyền mà vị thế của các tỉnh Nam Trung Bộ ngày càng được khẳng định để thu hút du khách.

Thứ ba, là khung pháp lý và các chuẩn mực về KTDL và liên quan bước đầu được hình thành, từng bước tạo điều kiện đưa ngành DL phát triển theo hướng hiện đại, đáp ứng những yêu cầu, chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, tiềm năng về tài nguyên DL tự nhiên và DL nhân văn ở các tỉnh Nam Trung Bộ phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc cùng với kết quả và kinh nghiệm hơn 25 năm đổi mới và hơn 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KTDL là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển KTDL giai đoạn tới.

Thứ năm, đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật DL. Việc huy động có hiệu quả các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển DL bước đầu đã khai thác được tiềm năng, thế mạnh về DL của các tỉnh Nam trung Bộ, tạo ra được những sản phầm DL thu hút khách DL trong nước và quốc tế, chất lượng các dịch vụ ngày càng tăng. Với tiềm năng to lớn, phát triển DL được các tỉnh Nam Trung Bộ xác định là ngành kinh tế quan trọng.

Thứ sáu, lực lượng lao động trẻ, dồi dào, cần cù, thông minh, linh hoạt cùng với những cố gắng của các tỉnh Nam Trung Bộ và các cơ sở kinh doanh DL trong bồi dưỡng đào tạo phát triển nguồn nhân lực DL là yếu tố tích cực trong phát triển dịch vụ và một trong những lợi thế cạnh tranh.

Thứ bảy, đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc của nhân dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu giao lưu văn hóa ngày càng tăng, có nhiều điều kiện đi DL trên cơ sở tài nguyên DL, quy hoạch phát triển KTDL hình thành được các điểm, tuyến và trung tâm DL trong vùng và liên vùng trong các tỉnh cũng như với cả nước và quốc tế trong mối quan hệ hòa nhập để phát triển KTDL lâu dài. Tạo cho


ngành DL các tỉnh Nam Trung Bộ điều kiện cần thiết để không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm DL đặc sắc hấp dẫn theo định hướng DL văn hóa, cảnh quan môi trường.

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2015-2020

3.3.2.1. Những hạn chế của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Bên cạnh những thành công nổi bật nêu trên, KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, CHDCND Lào đang bộc lộ một số hạn chế điển hình cụ thể:

* Một là, tuy đã được cải thiện, song trình độ lực lượng sản xuất của KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước CHDCND Lào nhìn chung còn thấp và chưa thật đồng đều giữa các địa phương.

- Biểu hiện trình độ lực lượng sản xuất còn thấp trước hết thể hiện ở chất lượng nhân lực DL còn yếu kém, nhân viên không chuyên nghiệp; sự hiểu biết về lịch sử, văn hoá của dân tộc mình và của địa phương mình còn ít, môi trường chưa thật tốt. Số doanh nghiệp kinh doanh DL lữ hành trên địa bàn còn ít, vốn và năng lực kinh doanh chưa đủ mạnh, Các doanh nghiệp công ty lữ hành còn hoạt động mang tính tự phát, độc lập ít có sự gắn kết, thiếu kinh nghiệm nên chưa tích cực khai thác tạo ra được sản phẩm DL đa dạng hấp dẫn mang đặc thù của vùng.

- Mặc dù trong thời gian qua, cơ cấu thị trường khách đã có nhiều thay đổi nhưng các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn chưa thu hút được nhiều khách DL từ những thị trường khách DL cao cấp, tỷ trọng khách DL thuần túy, nghỉ dưỡng dài ngày, chi tiêu nhiều vẫn còn thấp. Việc mở rộng và phát triển thị trường DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ còn nhiều bị động, phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành quốc tế nước ngoài và hạn chế bởi các cửa vào hàng không. Loại hình DL đường bộ và đường thủy của vùng còn hạn chế bởi cơ sở vật chất - hạ tầng yếu kém. Mặc dù, tốc độ tăng trưởng về lượng khách DL và thu nhập từ khách DL trong vùng tương đối cao, nhưng tỷ trọng so với cả nước còn thấp, chưa được cải thiện và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh về DL của toàn vùng.


- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ DL chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm có thương hiệu và uy tín trên thị trường; giá cả một số dịch vụ cao dẫn tới sự cạnh tranh các vùng khác và quốc tế kém. Xúc tiến quảng bá lại thiếu chuyên nghiệp nên khó đạt được kết quả rõ nét. Tác động của biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với KTDL và mức sống trong dân cư phần đông còn thấp, nếp sống văn minh, ý thức pháp luật không nghiêm và các vấn đề khác như an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm v.v.. là những khó khăn cho phát triển KTDL có chất lượng.

* Hai là, khía cạnh quan hệ sản xuất của KTDL ở các tỉnh Nam Trung Bộ còn nhiều khiếm khuyết

- Công tác quản lý về hoạt động KTDL trong vùng còn hạn chế, nhiều khu, điểm DL còn khai thác ở dạng tự phát, thiếu định hướng. Chương trình DL còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch.

- Việc xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển KTDL, xác định loại hình, quy mô, trọng điểm chưa rõ; tỷ trọng DL trong cơ cấu kinh tế và doanh thu từ hoạt động DL còn thấp. Công tác quy hoạch chưa theo kịp với yêu cầu phát triển KTDL trong tình hình mới, chất lượng một số quy hoạch không đảm bảo, phải điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện. Tiến độ thực hiện một số hạng mục quy hoạch còn chậm do vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng, gây trở ngại cho việc thu hút và quản lý các dự án đầu tư và công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, thị trường khách DL chưa mở rộng, nguồn khách không ổn định; sự hợp tác phát triển DL với các vùng, các địa phương ngoài các tỉnh chưa được phát huy; vốn đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng DL còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

- Cơ cấu kinh tế du lịch tuy có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa được như mong muốn. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế du lịch còn chậm. Trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh tế du lịch đóng góp với tỷ lệ nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của vùng Nam Trung Bộ. Cho nên cơ cấu các thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch về vốn từ các thành phần kinh tế thuộc sở hữu nhà nước và tập thể sang thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp du lịch nhà nước chuyển dịch theo xu hướng cổ phẩn hóa. Tuy nhiên,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/08/2022