Nguyên Nhân Của Những Hạn Chế Của Kinh Tế Du Lịch Ở Các Tỉnh Nam Trung Bộ, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào


sự chuyển dịch ấy, vẫn còn mang nặng tính hình thức, đa doanh nghiệp du lịch sau chuyển đổi vẫn có tình trạng " bình mới rượu cũ ".

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế của kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Những hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ trong thời gian qua do một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Nguyên nhân khách quan

Một là, những khó khăn cơ bản đối với việc phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ là tài nguyên DL không tập trung mà phân bố rải rác khắp nơi trên địa bàn vùng, nhất là tài nguyên DL tự nhiên. Điều này gây cản trở việc quy hoạch, đầu tư phát triển chi phí lớn, suất đầu tư cao và gây khó khăn trong đi lại của khách du lịch.

Hai là, các thị trường DL lớn của cả nước nói chung và của vùng nói riêng cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đồng thời, nhu cầu khách DL cũng ngày càng thay đổi, biến động với những đòi hỏi không ngừng cao hơn. Khách DL sẽ tập trung ở những nơi hạ tầng DL phát triển cao, có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Cơ sở vật chất

- kỹ thuật, dịch vụ DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ, dù có bước phát triển triển từng năm, nhưng so với hạ tầng DL của các vùng/miền các nước lân cận như: Việt Nam và Thái Lan thì các tỉnh Nam Trung Bộ Lào thua nhiều. Như vậy, hoạt động DL các tỉnh Nam Trung Bộ không đủ sức cạnh tranh thị trường được.

Ba là, cơ sở vật chất - hạ tầng ở các tỉnh Nam Trung Bộ chưa đồng bộ. Do nguồn vốn còn hạn hẹp nên việc đầu tư xây dựng mới, bảo dưỡng, duy tu, tôn tạo một số tuyến đường còn manh mún nên chất lượng của một số tuyến đường còn chắp vá, kém chất lượng. Chẳng hạn, một số tuyến đường huyết mạch nối với các huyện, thành thị đến các khu, điểm du lịch với nhau chất lượng đường còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế du lịch của vùng. Vì vậy, những trở ngại về cơ sở vật chất - hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài hơn ở các tỉnh Nam Trung Bộ.

Bốn là, hệ thống cơ sở lưu trú còn nhỏ về quy mô, thiếu tiện nghi. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ các khách sạn, nhà nghỉ trong vùng chủ yếu có quy mô nhỏ, với khách sạn được xếp hàng sao thì số lượng buồng trung bình trong một khách sạn cũng khá thấp. Hiện nay, Nam Trung Bộ chỉ có 9 khách sạn 2 sao và 3 sao, còn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 183 trang tài liệu này.


khách sạn 4 sao, 5 sao hình như không có. Trang thiết bị ở một số khách sạn, nhà nghỉ trong vùng Nam Trung Bộ đã cũ, không đồng bộ cần được nâng cấp. Tiện nghi trong phòng khách sạn, nhà nghỉ chất lượng thấp, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn, bài trí thiết kế nội, ngoài thất không hợp lý… sự phân bố các cơ sở lưu trú ở các tỉnh Nam Trung Bộ không đồng đều, hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều tập trung ở các trung tâm, thành phố. Điều đó chính là một trong những nguyên nhân gây cản trở đối với sự phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 16

- Nguyên nhân chủ quan

Một là, năng lực quản lý của các cơ quan chức năng cũng như của bản thân các doanh nghiệp du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. công tác quản lý nhà nước về du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với quản lý nhà nước việc sắp sếp bộ máy từ cấp Sở xuống cấp cơ sở còn chậm so với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của ngành. Ở nhiều nơi trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ chưa có cơ chế, chính sách thích hợp nhằm thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao, nhằm đẩy nhanh tốc độ phát kinh tế du lịch ở vùng. Sự quản lý và điều phối số lao động DL còn lỏng lẻo đẫn đến tình trạng lộn xộn, thiếu văn vinh trong kinh doanh, phụ vụ khách DL.

Hai là, năng lực cung ứng dịch vụ DL của các doanh nghiệp và hộ gia đình nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách DL, chủ kinh doanh và nhân viên phụ vụ đa số không thể giao tiếp trực tiếp với khách DL nước ngoài, do thiếu kiến thức về ngoại ngữ, làm khó khăn trong sinh hoạt của khách DL. Sự yếu kém này là do hệ thống giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng của các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều bất cập, cơ sở vật chất - kỹ thuật giảng dạy và học tập nghèo nàn, đội ngũ cán bộ, giáo viên vừa thiếu vừa kém về chất lượng ngoại ngữ.

Ba là, hoạt động đầu tư cho việc nâng cấp hạ tầng DL, bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa chưa được hiệu quả, còn nhiều bật cập. Tuy có nhiều tài nguyên thiên nhiên cho phát triển DL, nhưng quy mô vốn đầu tư phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ còn thấp, tiến độ đầu tư chậm. Tình hình triển khai các dự án đầu tư còn chậm do nhiều nguyên nhân: nguồn vốn hàn hẹp, thủ tục hành chính phiền hà, chính sách đền bù giải tỏa cho dân còn chưa hợp lý…


Bốn là, hoạt động hợp tác, liên kết giữa các địa phương của vùng trong công tác chỉ đạo, quy hoạch phát triển DL, phát triển sản phẩn DL, xúc tiến quảng bá DL v.v.. còn hạn chế, chưa tạo ra được hình ảnh và sức hấp dẫn chung cho DL toàn vùng.

Năm là, môi trường DL còn bất cập, trong thời gian qua môi trường DL ở các tỉnh Nam Trung Bộ còn nảy sinh rất nhiều tiêu cực trong hoạt động cung ứng và dịch vụ DL như: thái độ người dân ở một cơ sở DL còn chưa thật văn minh, lịch sử, vẫn còn hiện tượng chèo kéo, chèn ép, lừa đảo khách DL. Ở một số doanh nghiệp lữ hành DL đã tùy tiện nâng giá tour, hoặc chất lượng của các tour DL không được như thỏa thuận ban dầu đối với khách DL, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của các tỉnh Nam Trung Bộ trong con mắt của khách DL.

Sáu là, các chủ thể kinh doanh dịch vụ DL không tổ chức được các tuyến, tua du lịch (tour) hấp dẫn, kết hợp với nhiều loại hình DL. Hệ thống dịch vụ kèm theo ở các điểm DL chưa phát triển đầy đủ và đồng bộ. Các sản phẩm được trưng bày, bán còn nghèo nàn, sản phẩm đặc trưng chưa đa dạng nên không có khá năng hoạt động kinh doanh quanh năm để tăng nguồn thu nhập.

3.3.3. Những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Nam Trung Bộ, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

So với yêu cầu phát triển, KTDL các tỉnh Nam Trung Bộ đang bộc lộ những vấn đề mang tính mâu thuẫn cần giải quyết sau:

* Một là, mâu thuẫn giữa trình độ lực lượng sản xuất còn thấp trong khi phải nhanh chóng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế du lịch hiện đại, hội nhập, cạnh tranh ở các tỉnh Nam Trung Bộ.

- Nguồn nhân lực du lịch của địa phương, nhất là đội ngũ lao động làm DL, dịch vụ hầu hết trình độ chuyên môn thấp, phần lớn chưa qua đào tạo cơ bản chuyên ngành nên chất lượng phục vụ còn nhiều hạn chế. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn v.v.. để nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao nhận thức, sự hiểu biết của xã hội và pháp luật. Do đó xây dựng đội ngũ lao động DL, dịch vụ theo hướng chuyên môn, chuyên nghiệp.

- Kết cấu hạ tầng còn kém với yêu cầu phát triển KTDL toàn diện. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của địa phương những giai


đoạn qua vẫn quá ít so với yêu cầu xây dựng, nhất là cơ sở hạ tầng nhằm mục đích phục vụ DL thuần túy hầu như đầu tư rất ít. Đối với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật DL chỉ có cá nhân tư nhân và một số doanh nghiệp quan tâm thực hiện, nhưng thực tế mới tập trung vào hai loại hình dịch vụ nghỉ trọ và ăn uống, chưa chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển sản phẩm DL. Có ít các khách sạn lớn hiện đại, có ít nhà đầu tư mang tầm cỡ quốc gia hoặc quốc tế đầu tư tầm chiến lược để có thể đón được các loại hình DL và các dịch vụ khác.

- Tiềm năng lớn song hiệu quả thực tế chưa cao. Tốc độ tăng trưởng KTDL chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích văn hóa và truyền thống có giá trị nhân văn với vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vận tải, nhưng chưa thu hút được nhiều khách DL, nhất là khách DL nước ngoài, chưa kéo dài được ngày lưu trú khách DL, khách chủ yếu coi các tỉnh Nam Trung Bộ là điểm DL qua đường. Trong khi nếu so với các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc tiềm năng của DL các tỉnh Nam Trung Bộ không hề thua kém.

- Sự đơn điệu về sản phẩm du lịch so với nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Chất lượng các sản phẩm DL còn thấp, sản phẩm DL các tỉnh Nam Trung Bộ còn đơn điệu, chưa tạo ra được sản phẩm DL nội trội, chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Khả năng cạnh tranh thị trường kém, hoạt động các dịch vụ còn nhỏ lẻ, manh mún. Với chất lượng sản phẩm và dịch vụ DL trong vùng thiếu đồng bộ, trùng lặp và kém hấp dẫn, gây lãng phí nguồn lực cho toàn vùng, nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu và vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

* Hai là, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất còn nhiều khiếm khuyết với yêu cầu phải đẩy mạnh lực lượng sản xuất của KTDL phát triển

- Công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch còn lỏng lẻo với yêu cầu phát triển cao về KTDL. Từ khi ngành DL được xuất hiện, các cấp có liên quan từ cấp Trung ương đến cấp địa phương đã ban hành nhiều văn bản, pháp luật nhằm quản lý hoạt đông kinh doanh DL đi đúng hướng. Lúc khi qua thực tiễn cho thấy những điểm yếu kém như: có một số chủ kinh doanh hoạt động trái phép, chỉ chạy theo lợi nhuận không đảm bảo trật tự an toàn xã hội và ít nhiều làm cho nếp sống văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống tự xuống cấp, gây tệ nạn xã hội,


tình trạng trốn lậu thuế, tránh sự kiểm soát của Nhà nước v.v.. Vấn đề đặt ra là quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch của đia phương phải xử lý những vấn đề này cho nhanh chóng và kịp thời.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nhanh với công tác tuyên truyền, quảng bá chưa rộng rãi, liên kết giữa các địa phương còn thiếu bền chặt. Kết quả kinh doanh chưa cao, sử dụng cơ sở vật chất chưa hiệu quả. Doanh thu hàng năm đã tăng lên nhưng chưa tạo ra được bước đột phá, chưa phát huy được hết vai trò của các thành phần kinh tế trong hoạt động kinh doanh DL. Với mức đóng góp ngân sách các tỉnh Nam Trung Bộ hàng năm có tăng, nhưng so với một số ngành kinh tế khác thì chưa cao, thu nhập của người lao động trong ngành còn khiêm tốn. Hoạt động kinh doanh lữ hành yếu, thị trường DL còn nhỏ hẹp, thiếu các tour DL hấp dẫn du khách. Trong tổ chức thực hiện, chưa gắn kết được kinh doanh DL với hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí làm tăng tính hấp dẫn của DL các tỉnh Nam Trung Bộ.

- Công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến DL các tỉnh Nam Trung Bộ chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế, thiếu kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ công tác này, internet, website, wifi được sử dụng ít, việc giáo dục nâng cao nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm về tài nguyên môi trường DL của một số cơ sở kinh doanh và cộng đồng trên địa bàn các tỉnh Nam Trung Bộ chưa đầy đủ và thường xuyên.

- Liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển KTDL chưa thật coi trọng. Các tỉnh Nam Trung Bộ có nhiều hợp tác trong phát triển KTDL nhưng sự kết nối chưa cao, liên kết trong phát triển sản phẩm, dịch vụ, xúc tiến, quảng bá DL còn hạn chế, chưa phát huy được lợi thế so sánh cũng như khắc phục những tồn tại của mỗi địa phương. Hợp tác đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực DL chưa được quan tâm kịp thời, đứng mức nên chất lượng đường sá, công trình công cộng còn chậm về tiến độ và kém về chất lượng. Sự phối hợp trong khai thác, kinh doanh DL giữa các thành phần kinh tế còn yếu đẫn đến chưa khai thác hết được về điều kiện tự nhiên, văn hóa, lịch sử của mỗi tỉnh và toàn vùng. Vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh liên kết vùng và hợp tác quốc tế để phát triển KTDL.


Chương 4

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030


4.1. BỐI CẢNH, PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH NAM TRUNG BỘ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2030

4.1.1. Bối cảnh

4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Kinh tế du lịch được xem là một ngành công nghiệp không khói có sự phát triển nhanh nhất và lan tỏa ở các nước trên thế giới. Ngày nay có nhiều nước trên toàn thế giới đã quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển và xúc tiến du lịch trở thành ngành kinh tế nhũi nhọn để phát triển KT-XH quốc gia của đất nước mình. Du lịch còn tạo nguồn thu nhập ngoại tệ vào trong nước và thúc đẩy trực tiếp và gián tiếp các kinh doanh có liên quan. Từ sự quan tâm đến phát triển và xúc tiến DL tích cực trên làm cho ngành du lịch được chú trọng đầu tư và thu hút số lượng khách DL trên thế giới ngày càng tăng lên. Du lịch thế giới toàn cầu tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống KT-XH của mỗi quốc gia. Với sự tăng trưởng nhanh như vậy, du lịch trở thành một trong những trú cột chính của thương mại quốc tế và là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển.

Theo Tổ chức UNWTO, số lượng du khách quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đã vượt mốc 1.400.000.000 lượt khách, tăng 74.000.000 lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Trong đó, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đón 342.600.000 lượt khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017, vượt qua cả châu Âu, chiếm gần 1/4 tổng lượng khách quốc tế toàn cầu. Khu vực Đông Nam Á là dẫn đầu về tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến với 7,4%. Trong năm 2019, hoạt động DL toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3 - 4% và dự báo đến năm 2030 lượng khách du lịch quốc tế toàn cầu đạt 1.800.000.000 lượt, khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới [3]. Theo báo cáo của UNWTO, trong năm 2018 tổng lượng khách du lịch đến châu Phi đón 67.000.000 lượt khách,


riêng lượt du khách trải qua ít nhất một đêm tại Bắc Phi tăng 10%. Và khách du lịch tới châu Âu là 713.000.000 lượt, trong đó lượng khách tới Bắc Âu không thay đổi so năm 2017 do những bất ổn liên quan tới tiến trình Brexit - Anh rời Liên hiệp châu Âu (EU). Đồng thời lượng khách du lịch đến Trung Đông cũng tăng 10% lên

64.000.000 lượt khách, trong khi lượng khách tới khu vực Caribê lại giảm 2% do ảnh hưởng của cơn bão Maria và cơn bão Irma đổ bộ hồi tháng 9 măn 2017 đã tàn phá một số khu, điểm du lịch nổi tiếng [2]. Nhìn chung trong tương lai, KTDL của các nước trên thế giới sẽ phát triển theo một số xu hướng sau:

- Lượng khách DL tăng nhanh thì xu hướng các loại hình DL đã và đang thay đổi đáng kể. Sự lựa chọn của du khách trên thế giới toàn cầu thấy được những loại hình DL thân thiện với môi trường như: DL cộng đồng, DL sinh thái, DL nghỉ dưỡng và DL phục vụ nhu cầu sức khỏe, làm đẹp v.v.. ngày càng được lựa chọn và ưa chuộng hơn. Theo dự báo đến năm 2030, du khách đi DL với mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng sẽ chiếm 54%; với mục đích thăm viếng, sức khỏe, tôn giáo sẽ chiếm 31%; với mục đích nghề nghiệp và công nghiệp sẽ chiếm 15% của tổng lượng khách du lịch [3].

- Xu hướng tiêu dùng DL bắt đầu có những thay đổi mới mẻ, từ chi trả tiền mặt sang thanh toán thể, sử dụng các ứng dụng thanh toán trên điện thoại thông minh. Khách đi DL theo phương thức trả sau với 80% ứng từ lương cũng đang là xu hướng được ưa chuộng. Các dịch vụ đặt phòng khách sạn, đặt chỗ vé máy bay, xe khách… thông qua điện thoại thông minh tăng mạnh.

- Nhu cầu du lịch thế giới sẽ tăng 4% hàng năm trong những giai đoạn năm 2018 - 2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực được dự báo sẽ đón khách du lịch quốc tế 535.000.000 lượt vào năm 2030, đúng đầu thế giới [3].

- Thế giới ngày càng cởi mở hơn, các chính sách mở cửa và đơn giản hóa các thủ tục nhập cảnh đang là xu hướng chung của các quốc gia trên toàn thế giới. Các hiệp ước đa phương, song phương, các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới về xúc tiến phát triển KTDL ngày một mở rộng tạo nên một thị trường kinh tế du lịch ngày một sôi động.


- Sự tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp đã khiến cho môi trường sống của các nước đang dần xuống cấp, đe dọa đến sức khỏe và môi trường sống của con người. Vì vậy, khách DL có xu hướng tìm đến thiên nhiên, được nghỉ ngơi ở những địa phương có không khí trong lành, môi trường sinh thái tốt. Như vậy, du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch cộng đồng v.v.. đang là xu hướng được khách du lịch quan tâm và lựa chọn.

- Mức sống gia tăng, phương tiện vận chuyển với chi phí càng thấp, hiện đại và nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu của người dân ngày một trở nên da dạng hơn. Bên cạnh đó, mức chi tiêu của người dân dành cho mua sắm khi du lịch có xu hướng tăng trưởng.

Những xu hướng trên đặt ra yêu cầu các nhà quản lý, các nhà đầu tư nhìn nhận và phân tích đúng tình hình, có giải pháp, phương án, cách vận hành phù hợp để có thể phát triển ngành du lịch Lào nói chung và các tỉnh Nam Trung Bộ nói riêng phù hợp với xu thế mới.

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước

Kinh tế du lịch nước CHDCND Lào được đánh giá là ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, được Nhà nước và Chính phủ Lào xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước chủ nhà. Trong đó, ngành KTDL góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế; tăng cường hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Đồng thời ngành KTDL còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh quá trình hội nhập; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Lào. Phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào những năm gần đây có thể cho thấy: Theo thống kê du lịch Lào năm 2019, những năm 2015 - 2019 có khách DL quốc tế đến thăm Lào tới 21.769.811 lượt người, có thể tạo thu nhập đạt 3.843.345.716 USD, số lượng khách DL bình quân mỗi năm khoảng 4.353.962 lượt người, tạo nguồn thu nhập 768.669.143 USD, tỷ lệ 16,88% trên năm. Như những năm 2015 có khách DL đến thăm tới 4.684.429 lượt người, tạo thu nhập được 725.365.681 USD (tăng 13%). Năm 2016 có khách DL đến thăm tới 4.239.047 lượt người, tạo thu nhập được 724.191.957USD (giảm - 10%). Năm 2017 có khách DL đến thăm tới 3.868.838 lượt người, tạo thu nhập

Xem tất cả 183 trang.

Ngày đăng: 20/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí