Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 15

Như vậy, với những sắc thái giọng đ iệu khác nhau, Xuân Diệu đã tạo được dấu ấn cho giọng điệu văn xuôi của mình. Đó là lời thúc giục nồng nàn của tuổi trẻ, khát sống, thèm yêu. Đó cũng là lời thủ thỉ tâm tình đượm một nỗi buồn thương. Đó là sự bày tỏ nồng nàn tha thiết những mong mỏi và khát vọng của ông về người nghệ sĩ, về văn chương. Qua giọng văn của ông, ta hình dung một con người đang từ tốn nói về mình, nói cho mình và cho người khác về những ấn tượng, những trải nghiệm trong cuộc sống cũng như những tư tưởng hoặc đã được nghiền ngẫm kỹ lưỡng, hoặc như bột phát phải lên tiếng trước những vấn đề của văn chương. Bản chất của văn ông là chia sẻ, tha thiết, do vậy mà văn Xuân Diệu luôn thấm thía, luôn thân mật tự nhiên, lôi cuốn và thuyết phục người nghe. Mỗi chữ, mỗi câu văn của ông như một giọt của tâm hồn và tư tưởng chắt lọc qua ngòi bút của một con người luôn khao khát giao cảm với con người và tạo vật, vô cùng thiết tha với quốc văn, tiếng mẹ đẻ và văn chương nước nhà.

KẾT LUẬN

Khi Xuân Diệu đột ngột ra đi không chỉ có giới hoạt động văn học nghệ thuật mà còn biết bao thế hệ bạn đọc cảm thấy ngỡ ngàng bởi “một cây nằm xuống, cả khoảng trời trống vắng” [86,133]. Điều đó đã nói lên vai trò to lớn của Xuân Diệu đối với văn học giai đoạn 1930-1945 nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung. Đọc những trang văn, trang thơ của ông, người ta luôn thấy bừng cháy “cái tôi” rạo rực, say mê, luôn hối hả gấp gáp, luôn giục giã, cuống quít, tràn đầy ham hố và ngập tràn tình yêu và nỗi cô đơn bất tận. Nhưng ẩn sâu dưới cái tôi phong phú màu sắc ấy là một tấm lòng yêu đời, yêu người, yêu cuộc sống đến thiết tha cháy bỏng.

Truyện ngắn trữ tình Xuân Diệu trước Cách mạng là phần sáng tạo độc đáo của ông. Những trang văn xuôi, trang đời với những suy tư, triết lý, với những tâm sự cảm xúc của con người ấy đã thực sự trở thành một phần không thể thiếu của văn học trữ tình giai đoạn 1930-1945. Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến hai tập Phấn thông vàng Trường ca, hai tập truyện ngắn tiêu biểu thể hiện rõ phong cách sáng tác của Xuân Diệu và làm nổi bật cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của ông; đậm tính trữ tình và giàu chất thơ.

Mặc dù tác phẩm truyện ngắn của Xuân Diệu trước Cách mạng chỉ là một con số khiêm tốn đối với những tác phẩm thơ của chính ông và so với số lượng các truyện ngắn của các nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1930-1945 song những gì mà nó mang lại cho dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 là điều đã được khẳng định và ghi nhận. Trong đó, tác phẩm Tỏa nhị Kiều cùng với các sáng tác thơ khác của Xuân Diệu đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông trung học và nhiều tác phẩm văn thơ khác là đối tượng của nhiều bài viết, công trình nghiên cứu ở các bậc học cao hơn là sự khẳng định tài năng và cũng là phần thưởng xứng đáng đối với Xuân Diệu.

Qua những truyện ngắn trữ tình của ông, đặc biệt trong giai đoạn

1930-1945, chúng ta có thể thấy hiện lên những nét nổi bật về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật mà Xuân Diệu đã rất có ý thức sáng tạo để góp phần làm phong phú thêm những khía cạnh của cuộc sống con người, của xã hội đương thời với tư cách là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945. Đặc biệt, ông đã giúp con người có nhu cầu khám phá chính bản thân và thế giới tâm hồn bên trong qua sự tự ý thức về cái tôi sâu sắc. Cùng với Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn, Thanh Châu…, Xuân Diệu đã tạo nên một lối đi riêng và khẳng định hơn nữa vị thế của dòng truyện ngắn trữ tình trong nền văn học dân tộc.

Với Xuân Diệu, con người là trung tâm và trữ tình là phương thức chủ đạo trong truyện ngắn của ông giai đoạn 1930-1945. Thế giới cảm xúc ấy đã được gợi mở bằng cái tôi trữ tình đầy cảm xúc. Vì thế, dù hiện lên dưới bất kì hình thức nào, cái tôi của Xuân Diệu cũng mang một nét riêng, phập phồng, ấm nóng hơi thở từ cuộc sống hiện tại với những khát khao được sống hưởng thụ cho đúng nghĩa sống và níu kéo bước trôi chảy của thời gian. Cái tôi nhiều chiều đa nghĩa ấy làm cho mạch trữ tình tuôn trào từ ngọn bút của Xuân Diệu và làm cho thế giới nghệ thuật trong các truyện ngắn của ông có một điểm tựa vững chắc và bám rễ lâu bền trong lòng người đọc. Từ đó, ông đã làm nổi bật và tạo nên những ấn tượng khó phai mờ, đem đến những rung động khẽ khàng mà tinh tế, đầy sức gợi và ám ảnh, lại không kém phần triết lý sâu sắc cho các truyện ngắn trữ tình của mình.

Truyện ngắn trữ tình Xuân Diệu là sự nối dài và mở rộng thêm những tư tưởng, những tình cảm và cảm xúc của thơ Xuân Diệu. Vì thế những quan niệm triết lý đã được “thơ hóa” bằng hình ảnh cụ thể cô đúc thì nay lại được văn xuôi diễn tả cụ thể và rõ hơn. Trong đó, chúng ta thấy nổi bật lên những ấn tượng tiêu biểu sau:

Thứ nhất: Xuân Diệu đã thể hiện và phát biểu thành một hệ thống những quan điểm về người nghệ sĩ và thiên chức của người nghệ sĩ. Theo ông, người nghệ sĩ là loại người đặc biệt khác thường mà điều làm nên người nghệ sĩ thiên tài chính là trái tim. Tư chất nghệ sĩ rõ nhất ở chỗ họ dễ xúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

động và giàu tình cảm. Và người nghệ sĩ có tâm hồn giàu có thành thật chẳng khác nào người có “số thiên kim”. Song nội tâm giàu có của người nghệ sĩ không phải tự nhiên mà có. Nó phải được tích lũy bằng vốn sống, sự hiểu biết, trải nghiệm và kinh nghiệm từ chính cuộc đời của người nghệ sĩ và người nghệ sĩ phải gắn bó với cuộc đời mới có được. Đồng thời, Xuân Diệu chỉ ra, người nghệ sĩ không thể đóng kín tâm hồn mình mà phải mở rộng “tự tay lấy vào cái lõi sống của mình và phân phát” thì mới thật sự có ý nghĩa. Với những triết lý về nghệ thuật, Xuân Diệu cũng khẳng định quy luật thành công hay thất bại trong sáng tạo nghệ thuật. Theo ông, sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi người nghệ sĩ phải nung nấu dày công vun đắp khó nhọc mới có được. Chính vì thế Xuân Diệu đã phát biểu người viết văn không có con đường nào khác phải lao động cật lực, phải tự mình nghiêm khắc với mình, đem cảm xúc của bản thân hòa vào chất liệu của đời sống thì mới sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Cho nên, họ phải biết vượt qua những cám dỗ và vật chất tầm hèn cùng gánh nặng “cơm áo gạo tiền” để luôn tỉnh táo, giữ mình. Có thể nói, Xuân Diệu đã đem lại tiếng nói chân chính về nghệ sĩ- nghệ thuật.

Thứ hai: Trong thơ cũng như văn xuôi Xuân Diệu không thể thiếu thiên nhiên. Nếu thiên nhiên đối với nhiều nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình chỉ là phương tiện để làm rõ nét hơn con người (nhân vật trung tâm) của câu chuyện thì Xuân Diệu đã làm được hơn thế. Thiên nhiên trở thành đối tượng trung tâm, là đối tượng để phản ánh. Xuân Diệu dành cho thiên nhiên cái nhìn ưu ái và trong con mắt ông thiên nhiên luôn tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930 - 1945 - 15

Vốn là con người của tình yêu và tuổi trẻ, luôn khao khát tình yêu nên văn xuôi Xuân Diệu có một nét riêng khác với tất cả các nhà văn trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945 là thiên nhiên của ông đượm màu sắc tính dục. Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính ái ân. Chỉ ông mới thấy thiên nhiên khêu gợi, quyến rũ. Chỉ ông mới thấy thiên nhiên cũng muốn được yêu và khao khát yêu như con người. Vì thế Xuân Diệu đã truyền cho

thiên nhiên con mắt ái tình của mình để hưởng thụ cảm xúc của tình yêu và những cung bậc của tình yêu lứa đôi ân ái. Điều này chính là sự tiếp nối, sự quấn quýt, giao hòa thấm đậm hương vị tình ái mà Xuân Diệu đã thể hiện rất thành công trong những bài thơ của ông.

Thứ ba: Thời gian vốn là một đại lượng trong đời sống của con người, được nhiều nhà văn sử dụng như một phương tiện nghệ thuật nhưng với Xuân Diệu, thời gian đã trở thành hơn thế. Không chỉ là một phương tiện nghệ thuật, thời gian trong văn xuôi Xuân Diệu đã trở thành một phạm trù mang tính triết học, trở thành “một nỗi ám ảnh” trong suốt cuộc đời sáng tác của Xuân Diệu. Có thể nói Xuân Diệu là người đầu tiên trong các nhà văn trữ tình lãng mạn đưa ra những quan điểm mang tính triết lý về thời gian. Thời gian là sự chuyển động và trôi chảy không ngừng. Với một trái tim ấm nóng, luôn khát khao sống và tận hưởng, Xuân Diệu lo sợ thời gian “ một đi không trở lại”. Xuân Diệu cũng gắn thời gian với hai thì “thời tươi” và “thời phai”. Vì thế ông luôn níu bước trôi chảy của thời gian.

Thứ tư: Xuân Diệu đã phát biểu sâu sắc về kiếp sống của con người và tình yêu đôi lứa. Cũng như nhiều nhà văn lãng mạn thời bấy giờ, Xuân Diệu cũng hướng trái tim và tình cảm cho những kiếp người bất hạnh, nghèo khổ trong cuộc đời. Đồng thời, ông cũng phát biểu những quan điểm của mình về tình yêu khi khẳng định tình yêu là một phần của cuộc sống “làm sao sống được mà không yêu” và tình yêu không có giới hạn. Những cung bậc cảm xúc, những nghi ngờ, ghen tuông khiến tình yêu lúc dạt dào, nồng thắm, lúc sôi nổi thiết tha, lúc băn khoăn day dứt.

Thứ năm, Xuân Diệu đã khẳng định tuổi trẻ - sức sống tràn đầy và là tuổi đẹp nhất của mỗi con người, đồng thời ông đưa ra một quan điểm nhân sinh tiến bộ về cách sống trên đời. Ông không đồng tình với lối sống tẻ nhạt, đơn điệu. Ông đòi hỏi một cách sống hưởng thụ, cống hiến cho cuộc đời và con người.

Về phương diện nghệ thuật, Xuân Diệu đã thể hiện tài năng độc đáo của mình khi chọn lựa kết cấu, nhân vật và sử dụng từ ngữ một cách đầy điêu

luyện và rất có ý thức sáng tạo. Xuân Diệu đã đưa các danh từ, cụm danh từ tạo nên những ý nghĩa mới, mang dấu ấn riêng. Ông sử dụng động từ và sử dụng những biện pháp tu từ đặc sắc nhằm tạo nên sắc thái ý nghĩa mới cho từ ngữ và thể hiện được rõ nét nhất thế giới trữ tình phong phú.

Như vậy, truyện ngắn trữ tình của Xuân Diệu đã góp phần khẳng định sức sống lâu bền của dòng truyện ngắn trữ tình1930-1945 trong lòng bạn đọc và công chúng. Thêm một lần nữa, Xuân Diệu đã làm lan tỏa những rung động sâu xa cho thế giới nội tâm của con người qua những truyện ngắn trữ tình của mình. Là một nhà thơ viết văn nên Xuân Diệu đã biến sở trường của ông tạo nên tính nhạc điệu và lời văn mềm mại, giàu sức khơi gợi và làm tỏa sáng hơn nữa chất thơ man mác cho dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945. Có ai đó đã từng nói rằng “Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy chính là thơ “. Chất thơ chính là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi thấm vào hồn người êm ái và dịu dàng hơn bao giờ hết. Chính L. Tônxtôi từng thốt lên: “Tôi không bao giờ hiểu đâu là ranh giới giữa văn xuôi và thi ca”. Và Xuân Diệu chính là người làm cho ranh giới ấy trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Và “hoàng tử của thi ca” đã chắp thêm đôi cánh cho những sáng tác truyện ngắn của mình.

Tìm hiểu truyện ngắn Xuân Diệu trong dòng truyện ngắn trữ tình 1930-1945, chúng tôi mong muốn góp phần vào việc nhìn nhận đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu nhằm khẳng định ông không chỉ là một nhà thơ lớn của dân tộc ông còn là một nhà văn tài năng, tâm huyết với nghề. Mỗi chữ, mỗi câu văn của ông, dù viết về thiên nhiên, sự vật hay tình yêu, dù kể chuyện vui hay chuyện buồn, dù viết về mình hay về người đều là chắt lọc của một tâm hồn luôn khát khao giao cảm với con người và cuộc đời.

Chúng tôi hy vọng sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa những suy nghĩ bước đầu đã được trình bày trong luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tác phẩm của Xuân Diệu:

1. Xuân Diệu toàn tập (2001) – Tập I – Phần thơ – Nxb Văn học

2. Xuân Diệu toàn tập (2001) – Tập II – Phần văn xuôi – Nxb Văn học

3. Xuân Diệu toàn tập (2001) – Tập III – Nxb Văn học

4. Xuân Diệu toàn tập (2001) – Tập IV – Nxb Văn học

5. Xuân Diệu toàn tập (2001) – Tập V – Nxb Văn học

6. Xuân Diệu toàn tập (2001) – Tập VI – Nxb Văn học

II. Nghiên cứu – lý luận – phê bình:

7. Vũ Tuấn Anh. Thạch Lam văn chương và cái đẹp – Tạp chí Văn học số 6,1992

8. Vũ Tuấn Anh, Lê Dục Tú (tuyển chọn và giới thiệu). Thạch Lam về tác gia và tác phẩm – Nxb Giáo dục, 2001

9. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (chủ biên). Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến 1945 – Nxb Văn học,2001

10.Lê Huy Bắc. Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại

– NXB Đại học quốc gia Hà Nội, H, 2000

11.Huy Cận. Phấn thông vàng Tập truyện ngắn trữ tình độc đáo của Xuân Diệu- Tuyển tập Huy Cận (tập 2) – NXB Văn học, Hà Nội, 1986

12. Nam Chi. Trường hợp Xuân Diệu – Con người và tác phẩm, 1987

13. Thanh Châu- Trong bóng tối

14. Lê Tiến Dũng. Xuân Diệu một đời người – một đời thơ – Nxb Giáo dục Hà Nội, 1993

15. Hồ Dzếnh (1942).Chân trời cũ, Nxb Á Châu, Hà Nội

16. Nguyễn Thị Duyên. Đặc trưng truyện ngắn trữ tình (qua sáng tác của Đỗ Chu) – Khóa luận tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội, 2007

17. Nguyễn Văn Đấu. Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại – Luận án TS (2001)

18.Phan Cự Đệ. Phong trào Thơ Mới – Nxb Khoa học, 1966

19. Phan Cự Đệ. Tập thơ “Riêng chung” của Xuân Diệu – Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật – Nxb Văn học, 1972

20. Nguyễn Đăng Điệp. Giọng điệu thơ Xuân Diệu trước 1945 – Tạp chí Văn học số 2/2001.

21.Hà Minh Đức. Một thời đại trong thơ ca (về phong trào thơ mới 1932

- 1945) – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

22.Hà Minh Đức(chủ biên), Lý luận văn học – Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,2001.

23. Hà Văn Đức. “Thạch Lam” Sách văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000

24. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi. Từ điển thuật ngữ Văn học – Nxb Giáo dục, 2004

25.Bùi Hiển - Tâm cảnh tình yêu (Trong tập “ Bạn bè một thuở) – Nxb Hội nhà văn,1999

26. Bùi Công Hùng. Xuân Diệu nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại – Văn nghệ quân đội – 3/1986

27.Phạm Thị Thu Hương, Ba phong cách truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 – Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 1995

28. Lê Quang Hưng. Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước 1945– Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002

29. Lê Quang Hưng. Cảm xúc thời gian trong thơ Xuân Diệu – Tạp chí Văn học số 1/1987

30. Khrapchenko M.B. Cá tính sáng tạo và sự phát triển văn học – Nxb Tác phẩm mới.

31. Nguyễn Hoàng Khung. Phong trào Thơ Mới. In trong tập “Lịch sử Văn học Việt Nam” – Tập V – Phần 1 – Nxb Giáo dục Hà Nội, 1978.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 18/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí