Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Việt Nam

NNL thực hiện nhiệm vụ trên biển là LĐ đầy khó khăn, mạo hiểm, họ phải xa gia đình, bạn bè, phải đối phó với thiên nhiên, thiên biến nhiều thử thách khắc nghiệt, luôn chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi các yếu tố khí tượng, thủy văn, thủy động lực biển; các quá trình địa động lực biển, sinh học và hóa học biển… nên LĐ của ngành TNMT biển mang tính chất đặc thù và có mức độ khó khăn, phức tạp cao. Điều này đòi hỏi, NNL quản lý TNMT biển phải là người có sức khỏe tốt, dẻo dai khi LĐ nhiều ngày trên biển. Mặc dầu tính chất công việc phức tạp, môi trường làm việc độc lập, nhưng kết quả làm việc lại đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của nhiều người, nhiều bộ phận. Nên đòi hỏi NNL quản lý TNMT biển không chỉ có kiến thức chuyên môn sâu về biển; mà còn phải chịu được những áp lực về sóng, tiếng ồn, sự rung lắc, khả năng đối mặt với nhiều khó khăn, áp lực bởi các yếu tố rủi ro, nguy hiểm về an ninh, an toàn, tính mạng, sức khỏe rất cao và có những thiệt thòi về đời sống tinh thần. Nên đòi hỏi tính tự giác và ý thức tự tôn dân tộc cao của NNL.

4.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam

4.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam

4.2.1.1. Về số lượng nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê từ năm 2015 - 2019, NNL quản lý TNMT biển Việt Nam tại Trung ương có xu hướng giảm, do thực hiện chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam giảm từ 16 đơn vị còn 14 đơn vị. Đồng thời với đổi mới tổ chức, đã tiến hành xác định rò chức năng quản lý Nhà nước và các hoạt động sự nghiệp; thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập. Kết quả 100% đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Biển đảo đã tự chủ hoàn toàn. Ban đầu thực hiện tự chủ, các đơn vị sự nghiệp gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều người LĐ nghỉ việc, cá biệt có đơn vị có tới gần 40 người nghỉ việc trong một năm. Theo thông kế NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển năm 2019 so với năm 2015 giảm đi 25,7%.

Tính đến 31/12/2019, tổng số cán bộ, công chức, viên chức (CCVC) và lao động thuộc Tổng cục là 593 người. Trong đó, công chức là 118 người (Quyết định số 228/QĐ-BTNMT ngày 29/01/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường giao biên chế công chức); Viên chức là 189 người và LĐ hợp đồng là 335 người [13].

Cơ cấu công chức tại thời điểm 31/12/2019 gồm: 41 công chức lãnh đạo, quản lý (chiếm 35%), 69 công chức chuyên môn, nghiệp vụ (chiếm) 58,4%, 08 công chức làm việc gián tiếp (hỗ trợ, phục vụ chiếm 6,6%) [49]. Các công chức làm việc tại các cơ quan tham mưu của Tổng cục (Cục, Vụ, Văn phòng Tổng cục);

các viên chức, hợp đồng LĐ làm việc tại đơn vị sự nghiệp (Viện nghiên cứu và các Trung tâm trực thuộc Tổng cục).

Số lượng NNL quản lý TNMT biển và hải đảo tại địa phương

Tổng số cán bộ, CCVC và lao động tại địa phương là 229 người. Trong đó công chức tại các sở TNMT các tỉnh ven biển lĩnh vực quản lý TNMT biển là 195 người, 19 viên chức và 15 hợp đồng lao động.

Ở cấp huyện và cấp xã hiện nay chưa có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực biển, đảo. Theo điều tra khảo sát tại các huyện ven biển hiện nay chủ yếu là phân công cán bộ tại phòng TNMT làm công tác theo dòi về TNMT biển.

Bảng 4.1. Tổng hợp NNL biển Trung ương và địa phương từ 2015- 2019


Năm

Nhân lực Trung ương

Nhân lực địa phương

Tổng số NNL

Công chức

Viên chức

Hợp đồng 68

Tổng số

Công chức

Viên chức

Hợp đồng 68

Tổng số

2015

126

391

360

877

185

19

26

230

1107

2016

125

382

312

819

189

25

23

237

1056

2017

124

237

321

682

209

23

24

256

938

2018

119

237

335

691

204

22

25

251

942

2019

118

202

273

593

195

19

15

229

822

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 17

Nguồn: Tổng hợp của NCS từ nguồn [53], [6]

4.2.1.2. Cơ cấu nguồn nhân lực

Bảng 4.2. Cơ cấu NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển theo giới tính, tuổi đời và thâm niên công tác


TT


Phân loại NNL

Trung ương

Địa phương

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Theo giới tính






+ Nam

382

64,4

170

74,3


+ Nữ

211

35,6

59

25,7

2

Theo độ tuổi






+ Dưới 20 tuổi

0

0

0

0


+ Từ 21 đến 30 tuổi

103

17,3

60

26,2


+ Từ 31 đến dưới 40

229

38,6

90

39,3


+ Từ 41 đến 50 tuổi

162

27,3

52

22,7


+ Từ 51 đến 60 tuổi

99

16,8

27

11,8


+ Trên 60 tuổi

0

0

0

0

3

Theo thâm niên công tác





+ Dưới 5 năm

138

23,2

63

27,5


+ Từ 5 - 10 năm

252

42,5

91

39,7


+ Từ 10 - 20 năm

167

28,2

60

26,2


+ Trên 20 năm

36

6,1

15

6,6


Nguồn: Tổng hợp của NCS (2020)

Cơ cấu theo giới tính

+ Cơ cấu NNL theo giới tính tại Trung ương

Theo thống kê năm 2019 của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, tại cơ quan Tổng cục và các đơn vị trực thuộc, tỷ lệ nữ chiếm 35,6% trong tổng số lao động [50]. Như vậy về cơ bản cơ cấu này là phù hợp với đặc thù công việc quản lý TNMT biển, với yêu cầu tỷ lệ NNL nam là chủ yếu.

+ Cơ cấu NNL theo giới tính tại địa phương:

Theo kết quả khảo sát năm 2019 [21], tỷ lệ NNL là nữ chiếm 25,7% trong tổng số NNL.

Cơ cấu NNL theo độ tuổi và thâm niên công tác

Cơ cấu NNL theo độ tuổi: Độ tuổi trung bình của NNL quản lý TNMT biển hiện nay ở Trung ương là 39,7 tuổi. Trong đó, từ 21 đến 30 tuổi chiếm 17,3 %, từ 31 đến dưới 40 tuổi chiếm 38,6 %, từ 41 đến 50 tuổi chiếm 27,3 % và từ 51 đến 60 tuổi chiếm 16,8% [21]; Độ tuổi trung bình của NNL quản lý TNMT biển tại địa phương hiện nay là 36,7 tuổi.

Độ tuổi trung bình của NNL tại các địa phương trẻ hơn so với NNL tại các cơ quan Trung ương. Trong đó, từ 21 đến 30 tuổi chiếm 26,2 %, từ 31 đến 40 tuổi chiếm 39,3 %, từ 41 đến 50 tuổi chiếm 22,7 % và từ 51 đến 60 chiếm 11,8% [21].

Cơ cấu theo tuổi nghề NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển

+ Tại Trung ương NNL có thâm niên tuổi nghề dưới 5 năm chiếm 23,2 %, thâm niên từ 5 năm - 10 năm chiếm 42,5 %, từ 10 năm - 20 năm chiếm 28,2 % và trên 20 năm chiếm 6,1 % [21].

+ Tại địa phương NNL quản lý TNMT biển có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 27,5 %, thâm niên từ 5 năm - 10 năm chiếm 39,7 %, từ 10 năm - 20 năm chiếm 26,2 % và trên 20 năm chiếm 6,6 % [21].

Với cơ cấu về tuổi đời trên cho thấy ở trung ương về tuổi đời NNL tập trung ở lứa tuổi từ 30 đến 40, đây là lứa tuổi đang sung sức và có kinh nghiệm trong công tác. Tuy nhiên, ở các địa phương ven biển đa số NNL có tuổi đời còn trẻ, đội ngũ này có sức khỏe, nhiệt huyết và khả năng tiếp cận với KHCN hiện đại, có điều kiện cống hiến sức lực, trí tuệ lâu dài cho sự nghiệp quản lý TNMT biển. Tuy nhiên, do tuổi nghề ít, nên chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý TNMT biển. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý TNMT biển.

Như vậy, về cơ cấu tuổi đời, tuổi nghề của NNL quản lý TNMT biển Việt Nam có sự đan xen giữa các lứa tuổi và giữa người mới vào nghề và người đã công tác lâu năm trong nghề, nên về cơ bản đảm bảo sự kế thừa, hỗ trợ nhau để phát triển. Hiện nay, phần lớn NNL đang ở độ tuổi sung sức, có khả năng tiếp cận với KHCN tiên tiến và những kinh nghiệm quản lý TNMT biển. Nên có khả năng đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp quản lý TNMT biển. Tuy nhiên, từ thực tiễn, NCS nhận thấy thâm niên công tác của NNL quản lý TNMT biển chưa nhiều. Điều này cho thấy sự gắn bó của NNL đối với lĩnh vực quản lý TNMT biển hiện nay chưa thực sự chặt chẽ, lâu dài. Đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu để có giải pháp khắc phục.

Cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

+ Cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại trung ương

Theo thống kê, đa số cán bộ, CCVC có trình độ từ đại học trở lên, tỷ lệ nhỏ người LĐ có trình độ trung cấp, đối tượng chủ yếu là làm việc gián tiếp (hỗ trợ, phục vụ). Mặt khác tỷ lệ cán bộ có trình độ giữa các năm thường biến động, tuy nhiên tuy nhiên tỷ lệ biến động không nhiều. Tính đến tháng 12 năm 2019, toàn Tổng cục có 1 phó giáo sư (chiếm 0,2% tổng số NNL), 20 tiến sỹ (chiếm 3,38% tổng số NNL), 167 thạc sỹ (chiếm 28,2% tổng số NNL), 363 cử nhân và kỹ sư (chiếm 61,2% tổng số NNL) và trình độ khác 42 (chiếm 7,1%) trên tổng số 593 cán bộ, CCVC.

Bảng 4.3. Tổng hợp trình độ NNL của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam



TT

Trình độ

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

1

Phó giáo sư

4

0,5

4

0,5

3

0.4

03

0.4

1

0,2

2

Tiến sỹ

29

3,3

27

3,3

25

3,7

23

3,3

20

3,38

3

Thạc sỹ

212

24,2

198

24,2

163

23,9

185

26,8

167

28,2


4

Đại học, cao đẳng


590


66,5


546


66,6


446


65,4


435


63,8


363


61,2


5

Trình độ khác


48


5,5


44


5,4


45


6,6


45


6,5


42


7,1


Tổng số

877

100

819

100

682

100

691

100

593

100

Nguồn: NCS tổng hợp từ các nguồn [6], [50]

+ Cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại các địa phương

Theo thống kê tại các Chi cục và phòng biển thuộc Sở TNMT các tỉnh ven biển, NNL quản lý TNMT biển được đào tạo đúng chuyên môn về lĩnh vực biển rất hiếm, chủ yếu là NNL được đào tạo hoặc có kinh nghiệm làm công tác trong lĩnh vực môi trường, sinh thái (chiếm 33%); chuyên ngành đào tạo về kinh tế (chiếm 20%); chuyên ngành đào tạo về tài nguyên nước, thủy lợi, khí tượng thủy văn biển, hải dương học (chỉ chiếm 12%).

+ Về cơ cấu NNL theo ngạch công chức, viên chức:

Bảng 4.4. Cơ cấu NNL theo ngạch công chức, viên chức


TT

Trình độ

Trung ương

Địa phương

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Chuyên viên cao cấp và tương đương

08

1,3

3

1,3

2

Chuyên viên chính và tương đương

89

15

56

24,45

3

Chuyên viên và tương đương

366

61,7

136

59,4


Cán sự và tương đương

68

11,5

19

8,3

4

Nhân viên

62

10,5

15

6,55


Tổng số

593

100

229

100



chức:

Nguồn: NCS tổng hợp từ các nguồn [50]

+ Cơ cấu NNL lĩnh vực biển, đảo theo chuyên ngành đào tạo:

Theo kết quả nghiên cứu [16] về chuyên ngành đào tạo của công chức, viên


Bảng 4.5. Thống kê NNL theo chuyên ngành đào tạo


TT

Trình độ

Cơ quan trung ương

Địa phương

Số lượng (người)

Tỷ lệ

Số lượng (người)

Tỷ lệ

1

Các chuyên ngành đào tạo về tài nguyên nước, thủy lợi, khí tượng thủy văn biển, hải dương học

76

17,8 %

18

12%

2

Các chuyên ngành đào tạo về mỏ, địa chất, địa vật lý biển

57

13,3 %

8

5%

3

Chuyên ngành đào tạo về môi trường, sinh thái học

20

4,7 %

50

33%

4

Chuyên ngành đào tạo về đo đạc bản đồ, viễn thám:

113

26,5 %

2

1%

5

Các chuyên ngành đào tạo về kinh tế:

78

18,3 %

30

20%

6

Các chuyên ngành đào về luật, quản lý hành chính

27

6,3 %

9

6%

Các chuyên ngành đào tạo về ngoại ngữ (bao gồm cả những người có bằng đại học thứ 2)

40

9,4 %

9

6%

8

Các chuyên ngành khác (tin học, sư phạm...)

17

3,7 %

26

17%.


Tổng số

428

100

152

100

7


Nguồn: NCS tổng hợp từ các nguồn [21], [16].

Kết quả khảo sát của luận án về mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành:

Bảng 4.6. Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL


Nội dung

Người lao động

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

2

0,6

0

0

0

0

Yếu

0

0

3

10,7

2

8,7

Trung bình

89

25,1

11

39,3

13

56,5

Khá

178

50,1

11

39,3

6

26,1

Tốt

86

24,2

3

10,7

2

8,7

Tổng cộng

355

100%

28

100%

23

100%

Nguồn: Khảo sát của NCS (2020).

Với cơ cấu về chuyên môn đào tạo NNL quản lý TNMT biển ở cấp trung ương cho thấy ngành nghề đào tạo hết sức đa dạng. Do vậy, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, tỷ lệ NNL có chuyên ngành đào tạo chuyên về TNMT biển còn ít, đây là bất cập làm hạn chế đến kết quả quản lý TNMT biển, nên giai đoạn tới cần được quan tâm.

4.2.1.3. Về chất lượng nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

đảo


+ Sức khỏe


Bảng 4.7. Tổng hợp các chỉ tiêu sức khỏe NNL


TT

Chỉ tiêu

n

(số người)

Đơn vị

Trung bình


1

Chiểu cao


m


+ Nam

240


1.62

+ Nữ

115


1.53

2

Cân nặng


kg


+ Nam

240


59.60

+ Nữ

115


48.90

BMI- Chỉ số cơ thể = (2)/(1)2




+ Nam

240


22.28

+ Nữ

115


20.89


4

Đánh giá tình trạng mắc bệnh nghề nghiệp


%


+ Người lao động

140/355


39,4

+ Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

6/28


21,4

+ Chuyên gia

9/23


39,1

3

Nguồn: Khảo sát của NCS (2020).


Như vậy chiều cao trung bình của nam NNL quản lý TNMT biên là 1,62 m, nữ cao là 1,53 m, cân năng trung bình của nam là: 59,60 kg, nữ là: 48,90 kg. Chỉ số BMI của nam là: 22,28, nữ là: 20,89 so sánh với tiêu chuẩn phân loại thể lực theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2006/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng cũng như tiêu chuẩn BMI của WHO, cho thấy chỉ số BMI của NNL quản lý TNMT biển trong giới hạn bình thường (8.5 ≤ BMI <25). Như vậy, nhìn chung NNL quản lý TNMT biển đảm bảo yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.


Bảng 4.8. Đánh giá tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp của NNL



Nội dung

Người lao động

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Kém

18

5,1

3

10,7

1

4,3

Yếu

23

6,5

6

21,4

4

17,4

Trung bình

105

29,6

10

35,7

7

30,4

Khá

140

39,4

6

21,4

9

39,1

Tốt

69

19,4

3

10,7

2

8,7

Tổng cộng

355

100%

28

100%

23

100%

Nguồn: Khảo sát của NCS (2020).

Tuy nhiên, theo điều tra cho thấy có 69 người (Chiếm 19,4%) cho rằng tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp cao, có 6 cán bộ quản lý, người sử dụng lao động (chiếm 21,4 %) đánh giá tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp ở mức tương đối cao và 9 chuyên gia (chiếm 39,1%) đánh giá tình trạng mắc các bệnh nghề nghiệp ở mức tương đối cao. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.

+ Trí lực: Đánh giá trí lực của NNL quản lý TNMT biển, luận án tiếp cận nghiên cứu qua nhóm các tiêu chí phản ánh trí lực bao gồm: trình độ học vấn;

trình độ chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo, các kỹ năng như tin học, ngoại ngữ và các tiêu chí về tâm lực.

Trình độ chuyên môn

Kết quả khảo sát của luận án về mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho thấy: 69 người lao động (chiếm 19,4%) tự đánh giá mức trung bình; 13 cán bộ quản lý, người sử dụng lao động (chiếm 46,4%) đánh giá đạt mức trung bình và 12 chuyên gia (chiếm 52,2 %) đánh giá mức trung bình; đánh giá ở mức tốt chỉ đạt tỷ lệ thấp cán bộ quản lý, người sử dụng lao động (10,7%) và chuyên gia (8,7%).

Bảng 4.9. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn


Nội dung

Người lao động

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Kém

0

0

0

0

0

0

Yếu

2

0,6

1

3,6

2

8,7

Trung bình

69

19,4

13

46,4

12

52,2

Khá

192

54,1

11

39,3

7

30,4

Tốt

92

25,9

3

10,7

2

8,7

Tổng

355

100%

28

100%

23

100%

Nguồn: Khảo sát của NCS (2020).


Hộp 2: Phỏng vấn sâu chuyên gia Việt Nam

Câu hỏi: Xin ông cho biết đánh giá của ông về thực trạng chất lượng NNL của QN và các địa phương ven biển Việt Nam?

Ông Trần Văn Thuận, Phó Chi cục trưởng Chi cục Biển và Hải đảo của tỉnh Quảng Ninh (17/10/2019) cho biết “tổng số cán bộ, công chức của Chi cục là 10 người nhưng không có ai được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực biển, hầu hết cán bộ được đào tạo các chuyên ngành như hóa học, môi trường, đất đai, thủy sản...”. Cũng theo đánh giá của ông Trần Văn Thuận thì “nhìn chung, cán bộ được đào tạo cơ bản về các ngành khoa học liên quan đến biển có rất ít; lực lượng làm công tác về quản lý Nhà nước về biển ở các Chi cục biển, đảo tại các địa phương phần lớn đều chuyển từ các ngành khác sang”.

Đánh giá của ông Trần Văn Thuận cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu [16]. Tại một số Sở TNMT, UBND tỉnh thường điều chuyển một số cán bộ làm công tác thủy sản, sang làm công tác quản lý TNMT biển. Về cơ bản, NNL làm công tác quản lý TNMT biển ở địa phương chưa ổn định, nhiều nơi NNL phải kiêm nhiệm các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên môn được đào tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022