Thứ ba, lĩnh vực đại dương và thủy sản biển Hàn Quốc có đóng góp quan trọng vào phát triển KTXH của đất nước
Hàn Quốc là nước cải thiện về môi trường tương đối nhanh, so với các nước công nghiệp khác. Chỉ trong vòng 10 năm sau khi gia nhập tổ chức OECD (1998), môi trường sống, đặc biệt là chất lượng nước của Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể. Điều này cho thấy Hàn Quốc đã kịp thời điều chỉnh chính sách và có nhiều sáng tạo trong quản lý môi trường. Đây là những kinh nghiệm tốt để Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác có thể học tập.
Trong những năm qua, việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo của Hàn Quốc đã góp phần quan trọng vào phát triển KTXH. Kinh tế biển của Hàn Quốc năm 2003 đóng góp 7% GDP cả nước và dự kiến đạt 8,6% GDP vào năm 2020, phấn đấu đạt 10% GDP vào năm 2030. Hàn Quốc trở thành quốc gia giàu có nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh của biển, phát triển nhanh KT biển và đang có tham vọng trở thành một trong năm cường quốc biển [89].
Các ngành, nghề biển truyền thống của Hàn Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi vào chiều sâu. Nghề cá là nghề chủ yếu khai thác tài nguyên sinh vật biển, trong đó đánh bắt ở vùng biển sâu quốc tế là địa bàn khai thác chính; nghề nuôi trồng hải sản ngày càng phát triển và chiếm vị trí ngày một lớn hơn trong bối cảnh các nguồn lợi thủy sản ở vùng ven biển có nguy cơ cạn kiệt; nghề vận tải biển tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn; nghề khai thác dầu khí biển có triển vọng rất lạc quan, sản lượng dầu khí biển tăng nhanh; nghề du lịch ven biển có không gian phát triển lớn, theo xu thế “trở lại với thiên nhiên”, “trở lại với biển cả” của nhân loại trong thời đại hậu văn minh công nghiệp.
Hàn Quốc đang tiếp tục phát triển các lĩnh vực khai thác tài nguyên biển mới như: khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản ở đáy biển, khai thác các kết hạch sắt
- mangan, coban và một số khoáng sản khác; khai thác khí hydrat - nguồn năng lượng của tương lai; khai thác tài nguyên gien sinh vật đại dương, cho các mục tiêu công nghiệp, y dược, nông nghiệp, thực phẩm, BVMT và các mục đích khác. Ngoài ra, khai thác năng lượng biển (sóng, gió biển, bức xạ, năng lượng sinh khối từ rong, tảo biển ...) cũng đã và đang được Hàn Quốc rất quan tâm.
Thứ tư, Hàn Quốc ngày càng có nhiều thành công trong phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào khai thác và bảo vệ bền vững tài nguyên, môi trường biển.
Hàn Quốc đã thành công trong nghiên cứu, khai thác tiền năng biển, ngay cả ở các vùng biển sâu, biển xa và bảo vệ TNMT từ rất sớm. Thể hiện, từ năm 1992 Viện Nghiên cứu và Phát triển biển Hàn Quốc (KORDI) đã thực hiện thăm dò trong vùng Clarion - Clipperton ở Thái Bình Dương phục vụ cho chương trình khai
thác đáy biển sâu với sự hợp tác của Tổng công ty Tài nguyên Hàn Quốc (KORES) và Viện Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM) [25].
Năm 1994, Hiệp hội Phát triển Khoáng sản biển sâu Hàn Quốc (KADOM) được thành lập, hiện nay viện có 29 thành viên là các viện nghiên cứu cùng với các công ty của Chính phủ và các công ty tư nhân như: KORES, KORDI, Samsung, Hyundai, Daewoo, POSCO (Pohang Iron and Steel Co). Cũng trong năm 1994 Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 7 trên thế giới đăng ký với Liên Hiệp Quốc mở rộng diện tích khai thác 150.000 km2 trong tầng biển sâu của vùng biển Clarion - Clipperton ở Thái Bình Dương và cố định khu vực khai thác cuối cùng 75.000 km2 vào tháng 8 năm 2002. Khu vực mỏ có chứa hàng trăm triệu tấn quặng kết hạch mangan và dự kiến hiệu quả kinh tế hơn 1,5 tỷ USD hàng năm.
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Tuyển Dụng, Thu Hút Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Hàn Quốc
- Đánh Giá Về Môi Trường Làm Việc Nnl Của Tổ Chức
- Đánh Giá Về Công Tác Đào Tạo, Bồi Dưỡng Nnl Của Tổ Chức
- Kinh Nghiệm Chưa Thành Công Của Hàn Quốc Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
- Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Việt Nam
- Đánh Giá Mức Độ Đáp Ứng Kiến Thức Chuyên Ngành Của Nnl
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Hiện nay, Hàn Quốc đã phát triển các thiết bị định vị vệ tinh giúp giám sát, dự báo khí tượng, thời tiết; giám sát môi trường, quan trắc môi trường tự động, liên tục, thiết bị khảo sát biển không người lái, giúp khảo sát đáy biển và thu thập dữ liệu tài nguyên và môi trường. Thiết bị được gắn phần mềm ghi dữ liệu, camera trực tuyến, máy định vị vệ tinh, ăngten và thiết bị có thể đo số liệu ở vùng nước có độ sâu đến 2.500 mét, có máy tính nhỏ như điện thoại cũng được gắn ở trong để lưu số liệu và tự động gửi dữ liệu về qua tín hiệu radio và sóng GPRS.
Hàn Quốc đã đẩy mạnh (i) Liên kết, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KHCN biển; (ii) Tập trung vào những lĩnh vực KHCN biển mới, gắn với CMCN lần thứ tư, như: công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ môi trường, công nghệ sinh học; nghiên cứu phát triển các công nghệ biển liên quan đến thủy sản, khai thác, vận chuyển tài nguyên khoáng sản ở đáy biển sâu, khai thác tại chỗ và xây dựng các công trình biển lớn v.v. với các công nghệ mũi nhọn như: công nghệ giám sát môi trường; công nghệ cao thăm dò nhanh đáy đại dương; công nghệ khai thác khí hydrat tự nhiên.v.v; (iii) Gia tăng và chuyển dịch đầu tư cho KHCN biển bằng cách tạo cơ chế thúc đẩy “xã hội hóa” đầu tư cho các hoạt động điều tra, nghiên cứu biển và phát triển KHCN biển, Chính phủ Hàn Quốc thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu biển quốc gia [66].
3.2.1.2. Một số hạn chế
Thứ nhất, quản lý tổng hợp TNMT biển Hàn Quốc chưa thể chế hóa được đầy đủ nội hàm, của công tác quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, nên còn sảy ra mâu thuẫn giữa lợi ích ngành với lợi ích địa phương và lợi ích chung. Cơ chế điều phối hoạt động quản lý TNMT biển Hàn Quốc chủ yếu dựa trên sự đồng thuận của các bên có liên quan, nên khó định hướng, điều chỉnh các hoạt động quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển.
Thứ hai, Hàn Quốc chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế của các đảo, trong điều kiện luật pháp của UNCILOS và luật quốc gia chưa tương đồng về định
nghĩa “thềm lục địa” làm gia tăng căng thẳng ở Đông Á. Hiện nay, lĩnh vực biển, Hàn Quốc vẫn tồn tại tranh chấp với Nhật Bản ở khu vực đảo Liancourt (Tokyo gọi là Takeshima, còn Seoul gọi là Dokdo) và tranh chấp với Trung Quốc tại bãi đá ngầm Socotra biển Hoa Đông (Hàn Quốc gọi là Ieodo, Trung Quốc gọi là Parangdo hay đảo Ba Lãng) [3]. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến chính sách quản lý, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của Hàn Quốc.
Thứ ba, cơ chế, công cụ, định hướng điều phối hoạt động khai thác, xử lý tài nguyên biển, đảo và các vùng bờ còn thiếu, nên một số chức năng của vùng bờ còn bị khái thác quá mức, làm cho tài nguyên biển và hải đảo bị suy thoái, ô nhiễm môi trường có xu hướng diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, cơ chế phối hợp có hiệu quả để giải quyết vấn đề môi trường biển, một lĩnh vực môi trường xuyên biên giới của Hàn Quốc chưa có, dẫn đến các ngư cụ vô chủ, chai lọ nhựa, xốp… trôi nổi trên biển, gây hại cho môi trường biển, bên cạnh đó các vấn đề như: lãnh thổ biển, du lịch biển, vấn đề tràn dầu đang lan rộng, vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề nhức nhối về môi trường không chỉ của Hàn Quốc mà còn của nhiều quốc gia [102].
3.2.2. Những thành công và hạn chế nổi bật trong phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc
3.2.2.1. Những thành công
Một là, Hàn Quốc đã thực sự coi trọng và đánh giá cao vai trò của NNL quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển
Nhà nước và các cơ quan, đơn vị lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc luôn coi NNL là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của tổ chức và quốc gia. Nên đã thường xuyên quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, tạo môi trường làm việc thân thiện, điều kiện sinh hoạt thuận lợi, cởi mở, đảm bảo đời sống cho NNL. Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên thân thiện, cởi mở, gần gũi, lãnh đạo thường xuyên quan tâm xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực làm việc, học tập nâng cao trình độ của người lao động lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển.
Hai là, các cơ quan chức năng, các đơn vị ngành tài nguyên, môi trường biển đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện chính sách thu hút, tuyển dụng, sử dụng và nuôi dưỡng NNL
Bộ Đại dương và Thủy sản luôn chú trọng xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm chính sách thu hút, sử dụng, tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách động viên, khuyến khích kịp thời, thỏa đáng về vật chất, tinh thần NNL quản lý TNMT biển có nhiều đóng góp. Đã thu hút, động viên, khuyến khích NNL nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu trong lao động, học tập, công tác, đóng ngày càng nhiều góp sức lực, trí tuệ cho sự nghiệp quản lý TNMT biển ngày càng phát triển.
Ba là, chính sách đào tạo, thăng tiến NNL được chú trọng
Lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã chú trọng đổi mới công tác quy hoạch, phát triển NNL, đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng và trọng dụng NNL, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao. Quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học; sử dụng hiệu quả đội ngũ sinh viên, thực tập sinh, NCS và chuyên gia làm việc trong lĩnh vực biển, có chế độ thu hút, trọng dụng phù hợp, thu hút NNL chất lượng cao, đang học tập và làm việc ở nước ngoài về nước. Đã quan tâm đến chính sách tiếp tục sử dụng các cán bộ, các nhà khoa học lĩnh vực tài nguyên môi trường biển có trình độ cao, hết tuổi lao động, có tâm huyết và còn sức khỏe tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Hàn Quốc coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, là chìa khóa giúp Hàn Quốc thành công. Đối với lĩnh vực quản lý TNMT biển, đã chú trọng đẩy mạnh huy động các nguồn lực của cá nhân, tập thể, xã hội trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, đã tạo các cơ hội, điều kiện tốt nhất cho mọi người có nhu cầu đào tạo, đều được đào tạo nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh kinh tế biển đảo, gắn với bảo vệ TNMT biển, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Bốn là, hợp tác quốc tế về đào tạo, phát triển NNL được tăng cường
Các cơ quan, tổ chức lĩnh vực TNMT biển Hàn Quốc đã chú trọng đến đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nhằm tranh thủ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và sự giúp đỡ, hợp tác về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về hợp tác đầu tư phát triển kinh tế biển và về nghiên cứu khoa học, tranh thủ công nghệ tiên tiến của các nước phát triển ứng dụng vào quản lý, phát triển kinh tế biển Hàn Quốc. Mặt khác Hàn Quốc cũng chú trọng và tăng cường hợp tác với các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ đặc biệt là dịch vụ đào tạo NNL và tìm kiến cơ hội đầu tư trong lĩnh vực biển.
Lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc luôn mở rộng hợp tác và phối hợp với các trường đại học, các viện, trung tâm nghiên cứu để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu KHCN biển. Thành lập mạng lưới các trường đại học về KHCN biển với các nước có trình độ KHCN biển cao, để trao đổi, học hỏi. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ khoa học đầu ngành, dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó trọng tâm là đào tạo sau đại học cả trong và ngoài nước. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và nghiên cứu khoa học, kỹ năng xây dựng và quản lý dự án đào tạo và nghiên cứu khoa học, thông qua đào tạo dài hạn và thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các lớp tập huấn ngắn hạn.
Năm là, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng NNL chất lượng cao và NNL kế cận
Hàn Quốc chú trọng thường xuyên lựa chọn cán bộ TNMT trẻ, xuất sắc gửi đi “đào tạo nguồn” ở các nước có trình độ KHCN biển tiên tiến như Mỹ, Nhật,
Anh…; chú trọng tổ chức các sinh hoạt khoa học để cán bộ KHCN có trình độ cao hướng dẫn các cán bộ trẻ nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đồng thời, tăng cường các sinh hoạt học thuật với sự tham gia của các cán bộ khoa học đầu ngành, trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ biển.
Sáu là, chú trong ứng dụng thành tựu KHCN vào quản lý tài nguyên, môi trường biển, từng bước nâng cao chất lượng NNL
Hàn Quốc luôn quan tâm đến thúc đẩy ứng dụng các thành tựu của KHCN và đặc biệt là thành tựu của cuộc CMCN 4.0 vào công tác quản lý TNMT biển. Trong đó quan tâm GD, đào tạo thông qua không gian mạng, tạo tiền đề quan trọng để hình thành, phát triển mô hình học tập suốt đời.
Bẩy là, Hàn Quốc đảm bảo số lượng NNL lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển thực hiện nhiệm vụ cả trong trước mắt và lâu dài; cơ cấu NNL hợp lý, chất lượng NNL từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý tài nguyên, môi trường biển.
3.2.2.2. Một số hạn chế
Một là, công tác đánh giá NNL còn chưa thực sự được quan tâm, kết quả đánh giá chưa đảm bảo khách quan
Vấn đề có tính cố hữu và chưa thể thay đổi trong một, sớm một chiều của Hàn Quốc đó là truyền thống, nhận xét đánh giá NNL thực hiện công việc, dựa trên cơ sở trình độ học vấn và thâm niên công tác, khi đánh giá NNL thực hiện công việc còn nể nang đối với những người giữ chức vụ cao, vẫn đang còn tồn tại trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc. Dẫn đến chưa thực sự thu hút, khuyến khích được người tài, người tâm huyết, làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý TNMT biển, tình trạng ô nhiễm nước biển, rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa và ô nhiễm dầu tràn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái biển vẫn còn tồn tại
Hai là, khả năng thích ứng nhanh của nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển với môi trường làm việc thay đổi còn hạn chế
Nếu xét về bằng cấp thì trình độ NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc là rất cao. Nhưng kinh nghiệm, kỹ năng xử lý, giải quyết các tình huống quản lý, đặc biệt là các tình huống diễn ra thực địa trên biển thì còn hạn chế. Thực trạng này đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Ba là, điều kiện làm việc năng nhọc, nhiều nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe NNL biển chưa được cải thiện nhiều
Tình trạng môi trường, điều kiện làm việc năng nhọc, nguy hiểm vẫn đang tồn tại trong lĩnh vực TNMT biển, thực tế này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng NNL, tai nạn lao động trên biển vẫn thường xuyên sảy ra.
3.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
Từ thành công và chưa thành công của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý TNMT biển và phát triển NNL quản lý TNMT biển, NCS rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc.
3.3.1. Bài học thành công của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
Một là, nhận thức và đánh giá đúng vai trò của NNL trong lĩnh vực quản lý TNMT biển
Trong các nguồn lực như vốn, nhân lực, công nghệ, tài nguyên, thông tin hay các nguồn lực khác thì nhân lực là nguồn lực chủ chốt và quan trọng của mọi hoạt động xã hội. Suy cho cùng thì mọi hoạt động xã hội đều xuất phát từ con người và cũng phục vụ cho con người, nên đây là yếu tố mà Hàn Quốc đặt lên hàng đầu trong tất cả các nguồn lực. Do vậy, vấn đề nâng cao nhận thức của lãnh đạo các ngành, các cấp, sau đó lan tỏa ra toàn xã hội về vai trò quan trọng và là nhân tố quyết định của NNL quản lý TNMT biển đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, đối với phát triển kinh tế biển, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và giữ vững chủ quyền biển đảo nói riêng. Trên cơ sở đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp, của người đứng đầu các ngành các cấp và của toàn xã hội trong việc tập trung các nguồn lực đầu tư cho phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao để có những bước đột phá trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững nói chung, trong phát triển lĩnh vực quản lý TNMT biển nói riêng là bài học quý giá của Hàn Quốc.
Hai là, giáo dục đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu, để một mặt tập trung các nguồn lực cho giáo dục đào tạo, mặt khác để các ngành, các cấp, và mỗi người dân quan tâm đặc biệt đến giáo dục, đào tạo, nhằm xây dựng xã hội học tập.
Trong giáo dục đào tạo, Hàn Quốc đặc biệt chú trọng đến giáo dục, đào tạo đại học, sau đại học để tăng nhanh NNL chất lượng cao cho sự nghiệp phát triển KTXH, gắn với an ninh quốc phòng vùng biển và hải đảo. Hàn Quốc đã đa dạng hóa các cấp, các hình thức đào tạo, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực của cá nhân, tập thể, xã hội trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao, nhằm tạo các cơ hội, điều kiện tốt nhất cho mọi người có nhu cầu đào tạo, đều được đào tạo nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển, đảo. Hàn Quốc luôn quan tâm phát triển đào tạo nghề cho NNL biển, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo từ bậc phổ thông đến đào tạo nghề và đào tạo đại học, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho NNL. Trong đào tạo đã chú trọng gắn đào tạo chuyên môn nghề nghiệp với giáo dục kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước,
yêu biển đảo, kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Nên đã đào tạo ra NNL không chỉ có trình độ chuyên môn nghề nghiệp cao, mà còn có lòng yêu nước, có phẩm chất đạo đức tốt, ý chí phấn đấu vươn lên và trung thành với lợi ích của nhân dân và dân tộc. Có đam mê, nhiệt huyết và lòng yêu nước, tạo động lực mạnh mẽ giúp NNL đứng vững và bám trụ với biển, một lĩnh vực có môi trường làm việc rất khắc nghiệt, điều kiện làm việc nhiều khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm.
Đây là bài học kinh nghiệm rất sâu sắc Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu để có giải pháp kế thừa và phát huy trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. Cần có gắn chặt đào tạo nghề với giáo dục phẩm chất, đạo đức và rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, nghiên cứu tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của truyền thống văn hóa dân tộc, kết hợp với phát huy những tinh hoa của văn hóa nhân loại. Nhằm khơi dậy lòng yêu biển đảo, yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc, để tạo động lực cho phát triển mạnh mẽ KTXH, giữ vững toàn vẹn chủ quyền biển đảo.
Ba là, Hàn Quốc luôn quan tâm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng nghiên cứu, ứng dụng KHCN, nhất là nghiên cứu ứng dụng những thành tựu của cách mạng KHCN 4.0 vào phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến cho phát triển nhanh, bền vững KT biển, giảm khoảng cách về KHCN và chất lượng NNL với các quốc gia tiên tiến trên thế giới, góp phần vào phát triển nhanh KT biển và giữ vững chủ quyền biển, đảo, đã nhanh chóng đưa đất nước trở thành nước phát triển nhanh, bền vững.
KHCN cùng với GD&ĐT được Hàn Quốc coi là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong phát triển lực lượng sản xuất, phân bố lại lực lượng LĐ ở vùng ven biển, trên hải đảo, nâng cao trình độ quản lý biển, đảo, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến; Hàn Quốc đã quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá từ biển, bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, sinh thái biển, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của kinh tế biển.
Bốn là, Hàn Quốc luôn chú trọng xây dựng, hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng, tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách động viên, khuyến khích kịp thời, thỏa đáng về vật chất, tinh thần đối với NNL biển. Đã thu hút được nhiều NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển. Đồng thời đã động viên, khuyến khích NNL nỗ lực phấn đấu trong lao động, học tập, đóng góp sức lực, trí tuệ ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế và giữ vững chủ quyền biển đảo.
Lĩnh vực quản lý TNMT biển có nhiều đặc trưng riêng biệt so với các lĩnh vực khác. Quản lý tài nguyên và môi trường biển là lĩnh vực vừa đòi hỏi phải
nghiên cứu, điều tra phát hiện, khai thác, vừa phải tổ chức quản lý, các hoạt động điều tra trên vùng biển, hải đảo. Đây là lĩnh vực mà môi trường làm việc của NNL khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng lớn của môi trường thiên nhiên, như bão, sóng biển, nắng, nóng, địa bàn làm việc khá phân tán, điều kiện làm việc có nhiều khó khăn, thiếu thốn và nguy hiểm do sóng, bão; điều kiện ăn uống, sinh hoạt thiếu thốn của những chuyến đi biển dài ngày. Do đặc thù của lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường biển, nên có rất nhiều khó khăn trong công tác phát triển NNL, đặc biệt là việc thu hút, tuyển dụng NNL chất lượng cao, đáp ứng đòi hỏi và nhu cầu của ngành. Tuy nhiên, Hàn Quốc đã thành công trong việc giải bài toán mang tính đặc thù của lĩnh vực biển thông qua sử dụng các công cụ chính sách như: chính sách thu hút, sử dụng, tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách động viên, khuyến khích về vật chất, tinh thần đối với NNL biển. Đây là bài học mà Việt Nam cần chú trọng nghiên cứu và học tập.
Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc đã chú trong đến hợp tác với các quốc gia biển tiên tiến: Đẩy
mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng KHCN tiên tiến vào phát
triển KT biển, gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, đã tranh thủ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và sự giúp đỡ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, về hợp tác đầu tư phát triển KT biển và nghiên cứu khoa học, tranh thủ công nghệ tiên tiến của các nước phát triển ứng dụng vào quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường biển. Đây là kinh nghiệm của Hàn Quốc rất có giá trị, nhằm tận dụng những thành quả của các nước phát triển để đi tắt đón đầu, giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển KTXH, về KHCN và về chất lượng NNL với các nước tiên tiến trên thế giới.
Bên cạnh tăng cường hợp tác với các quốc gia biển phát triển, Hàn Quốc cũng quan tâm thúc đẩy hợp tác với các quốc gia biển đang phát triển, đặc biệt là các nước lân cận để trao đổi thông tin, tăng cường sự đoàn kết hữu nghị, hiểu biết, giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tìm kiến cơ hội đầu tư trong lĩnh vực biển, góp phần thúc đẩy kinh tế biển phát triển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo.
Sáu là, Hàn Quốc đã thành lập cơ quan trực tiếp chịụ trách nhiệm trước người đứng đầu Chính phủ về tổ chức, quản lý phát triển KTXH vùng biển và hải đảo nói chung, quản lý phát triển NNL biển nói riêng. Nên đã gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KTXH vùng ven biển, hải đảo với phát triển NNL biển và nâng cao trách nhiệm của cơ quan cũng như người đứng đầu cơ quan trong việc tập trung và phát huy các nguồn lực cho đầu tư phát triển NNL và cho đầu tư phát triển KTXH vùng ven biển, hải đảo.
Hàn Quốc đã quan tâm kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về biển, tăng cường xây dựng, hoàn thiện cơ cấu quản lý hành chính biển, tạo