kể từ mô hình việc làm suốt đời sang mô hình mới linh hoạt hơn, đó là thuê mướn làm việc có thời hạn. Chế độ thăng tiến theo thâm niên và kinh nghiệm đã kết hợp với thăng tiến theo trình độ đào tạo, học vấn và năng lực thực hiện nhiệm vụ. Đối với Việt Nam, khu vực nhà nước cũng đã, đang chuyển sang các chế độ hợp đồng LĐ, cơ chế thăng tiến cũng đã chú trọng đến năng lực.
- Thứ ba, tương đồng trong phương thức quản lý tổng hợp TNMT biển và mục tiêu hướng đến quản lý, khai thác, sử dụng bền vững TNMT biển
Việt Nam và Hàn Quốc đều là hai quốc gia thành viên tích cực của PEMSEA và được hưởng lợi nhất định từ chính sách, chiến lược phát triển bền vững biển Đông Á, đặc biệt là được hưởng từ các chính sách đào tạo, tăng cường năng lực cho các quốc gia thành viên PEMSEA về quản lý, khai thác và bảo vệ TNMT biển, góp phần nâng cao năng lực về thể chế quản lý tổng hợp vùng bờ.
Trong khuôn khổ chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ, từ khi thành lập năm 2008 đến nay, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã có nhiều hợp tác với Hàn Quốc trong hoạch định chính sách quản lý biển, xây dựng các dự án nghiên cứu chung. Hai nước đã ký kết bốn Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực biển. Phía Hàn Quốc đã hỗ trợ Tổng cục Biển đảo Việt Nam trong đào tạo, nâng cao năng lực NNL quản lý TNMT biển, thông qua tổ chức tập huấn, hội nghị, hội thảo và tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã hợp tác với các đối tác Hàn Quốc như Viện Khoa học Trái đất và Tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc (KIGAM), Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ đại dương Hàn Quốc (KIOST), Viện Công nghệ và Môi trường Hàn Quốc (KEITI), Viện biển Hàn Quốc (KMI), Tổng công ty môi trường biển Hàn Quốc (KOEM)...
Các đối tác Hàn Quốc có nhiều tiềm năng, cung cấp cho Việt Nam các trang thiết bị phục vụ điều tra, nghiên cứu trên biển và đào tạo, chuyển giao công nghệ điều tra, nghiên cứu biển và đại dương cho phía Việt Nam. Cả hai nước đều chú trọng phát triển NNL biển dựa trên nền tảng giáo dục, phúc lợi xã hội… nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hướng đến phát triển bền vững kinh tế biển. Rò ràng, những điểm tương đồng này là cơ sở để cả hai nước có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những bài học trong quá trình phát triển kinh tế biển và bảo vệ TNMT biển. Những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Hàn Quốc tuy không nhiều nhưng là rất quan trọng, vì nó giúp cho hai quốc gia dễ hợp tác và đồng cảm với nhau, đặc biệt là tạo điều kiện để hai quốc gia trao đổi học hỏi kinh nghiệm của nhau. Bằng chứng là hiện nay, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đang nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Tổng công ty Môi trường biển Hàn Quốc để triển khai thực hiện dự án ODA “Thiết lập nền tảng cho quản lý tổng hợp vùng bờ tại một số tỉnh ven biển Việt Nam” theo Quyết định số 1490/QĐ-
BTNMT, ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt văn kiện dự án.
Tuy nhiên, những điểm tương đồng nêu trên chỉ có ý nghĩa tương đối và chỉ dừng ở mức khái quát chung nhất. Đối với từng vấn đề cụ thể, thì luôn hàm chứa nhiều điểm khác biệt, mang tính cụ thể và không loại trừ những sự khác biệt sâu sắc.
4.3.2. Điểm khác biệt về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc với Việt Nam
Bên cạnh những điểm tương đồng, thì Hàn Quốc và Việt Nam cũng có những điểm khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển, đó là:
Thứ nhất, xét về nền tảng giá trị văn hóa, xã hội Á Đông, dù có khá nhiều nét tương đồng giữa Hàn Quốc và Việt Nam, nhưng khi xem xét chi tiết các vấn đề cho thấy, hai quốc gia có những điểm khác biệt cơ bản về điều kiện tự nhiên và quá trình phát triển kinh tế, đây là hai yếu tố chủ yếu chi phối địa văn hóa [43].
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Việt Nam
- Đánh Giá Mức Độ Đáp Ứng Kiến Thức Chuyên Ngành Của Nnl
- Thực Trạng Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nguồn Nhân Lực
- Vận Dụng Một Số Kinh Nghiệm Chủ Yếu Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển Của Hàn Quốc Vào Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Điều Kiện Vận Dụng Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên, Môi Trường Biển Của Hàn Quốc Vào Việt Nam
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Những đặc trưng văn hóa trên đã tạo ra những con người với những nét văn hóa khác nhau, người Hàn Quốc với chất du mục của dân chăn nuôi, công nghiệp mang trong mình “chất động, dương tính” rò rệt. Trong khi người Việt là những cư dân Đông Nam Á sống bằng nghề trồng lúa nước, mang trong mình “chất tĩnh, âm tính” hoàn toàn [43]. Yếu tố văn hóa của hai quốc gia ảnh hưởng rất quan trọng đến hình thành triết lý phát triển NNL, các giá trị trong quản lý và sử dụng NNL nói chung và NNL quản lý TNMT biển nói riêng. Đây chính là những khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu, vận dụng
Thứ hai, sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, xã hội
Nếu so với thời kỳ Hàn Quốc bắt đầu CNH những năm 1960, nền kinh tế Việt Nam hiện nay và nền kinh tế Hàn Quốc (thời đó) đều là những nền kinh tế chuyển đổi. Song, tính chất chuyển đổi của hai nền kinh tế lại không hoàn toàn giống nhau. Việt Nam đang trong quá trình chuyền đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH. Nên hệ thống thị trường nói chung, trong đó có thị trường sức LĐ chưa hình thành, đầy đủ, đồng bộ. Trong bối cảnh đó, lĩnh vực quản lý TNMT biển Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển đổi sang quản lý tổng hợp TNMT biển và hải đảo. Nên về phương diện quản lý Nhà nước, chưa đồng bộ, thống nhất trong quy hoạch, khai thác, sử dụng, bảo vệ TNMT biển và không gian vùng bờ giữa các ngành, lĩnh vực, cũng như trong quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, giữa các địa phương với nhau, trong khai thác, sử dụng không gian, tài nguyên vùng bờ của Việt Nam cũng chưa đồng bộ.
Đội ngũ cán bộ quản lý TNMT biển Việt Nam hiện nay còn hạn chế kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm cần thiết để tạo ra sự thay đổi có hiệu quả trong quản lý, khai thác, bảo vệ TNMT. Thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý còn thiếu, phân tán và chưa đồng bộ. Nguồn tài chính để triển khai đồng bộ, thống nhất quản lý tổng hợp TNMT biển từ cấp Trung ương, xuống địa phương và giữa các địa phương ven biển còn hạn hẹp và thiếu tập trung; Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, nên thể chế, chính sách, pháp luật còn bộc lộ nhiều kẽ hở, việc thực thi pháp luật còn khiếm khuyết và chưa nghiêm, đang từng bước khắc phục, hoàn thiện toàn diện.
Trong khi đó hiện nay, nền kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế tư bản chủ ghĩa phát triển, đứng thứ tư ở châu Á và xếp thứ 11 trên thế giới, theo GDP năm 2018 [3], Nền kinh tế được xây dựng trên nền tảng của kinh tế thị trường, mang tính chất hỗn hợp và tự do cao, ít có sự can thiệp của Chính phủ. Hàn Quốc ngày nay là quốc gia có trình độ quản lý biển tiên tiến, đã và đang tích cực áp dụng cách thức tiếp cận quản lý tổng hợp đối với biển và vùng bờ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong quản lý, khai thác, sử dụng biển, đảo.
Lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc tồn tại và phát triển trong môi trường hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vĩ mô đồng bộ, được thể chế hóa hết sức chi tiết, minh bạch, hiện đại. Đặc biệt là chính sách liên quan đến quyền, lợi ích của người LĐ, như chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi và an sinh xã hội đã được quan tâm và tương đối hoàn thiện và được tổ chức thực hiện nghiêm.
Thứ ba, sự khác biệt về mô hình quản lý, trình độ quản lý lĩnh vực TNMT biển trong bối cảnh chung của nền kinh tế.
Hiện nay, Hàn Quốc là những quốc gia có trình độ phát triển hàng đầu trong lĩnh vực quản lý TNMT biển. Trình độ và kỹ năng quản lý của NNL Hàn Quốc đã đạt tới mức độ thành thục. Các ngành công nghiệp đại dương của Hàn Quốc, như: Công nghiệp khoa học biển; Du lịch biển; Công nghiệp môi trường và an toàn hàng hải; Vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản là một trong những ngành công nghiệp phát triển hàng đầu, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước. Những nhà quản lý, chuyên gia Hàn Quốc đã và đang trở thành các chuyên gia có trình độ, uy tín trong tư vấn cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam về các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ TNMT biển.
Về mô hình tổ chức quản lý của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý TNMT biển được tổ chức theo mô hình quản lý tập trung và tồn tại trong nền KT thị trường phát triển ở trình độ cao, được thừa hưởng các phương thức tổ chức, quản lý hiện đại, đã trải qua quá trình chuyển đổi mô hình quản lý hiện đại. Ở Hàn Quốc, có một hệ thống pháp luật đồng bộ, việc thực thi pháp luật nghiêm. Còn Việt Nam, đang thực hiện quản lý theo mô hình tập trung kết hợp với phân tán trong điều kiện
trình độ phát triển KTXH còn thấp, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, chất lượng NNL chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý tổng hợp. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chưa đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao.
Thứ tư, quan điểm cách tiếp cận vấn đề của các nhà quản lý TNMT biển hai quốc gia còn có sự khác biệt.
Từ một nước trình độ phát triển chưa cao, kinh nghiệm tổ chức quản lý chưa nhiều, mô hình tổ chức quản lý chưa đồng bộ, trong khi đó Hàn Quốc đã vươn lên trở thành “con Rồng châu Á” với những thay đổi kỳ diệu được mệnh danh là “Kỳ tích sông Hàn”. NNL quản lý Hàn Quốc có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, đặc biệt là kinh nghiệm phát triển NNL chất lượng cao, kinh nghiệm thu hút, sử dụng nhân tài, không chỉ trong khu vực KT tư nhân mà trong cả khối cơ quan nhà nước. Trong khi ở Việt Nam trình độ phát triển kinh tế, xã hội chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý. Nên cách tiếp cận vấn đề quản lý, sử dụng, đãi ngộ NNL của các nhà quản lý giữa hai quốc gia có sự khác nhau.
4.4. Quan điểm, định hướng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam
Hiện nay, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và tiếp tục trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, đảm bảo hài hoà giữa phát triển với bảo tồn biển đang trở thành xu thế chủ đạo. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học, công nghệ 4.0 đang tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với các quốc gia. Trong bối cảnh đó, theo NCS phát triển NNL quản lý TNMT biển cần quán triệt một số quan điểm cơ bản sau:
4.4.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
4.4.1.1. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển phải gắn liền và nhằm thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cần coi phát triển NNL quản lý TNMT biển là khâu đột phá, để thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, gắn khai thác TNMT biển với bảo vệ môi trường biển. Coi đầu tư cho đào tạo NNL quản lý TNMT biển là đầu tư cho phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền biển đảo, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp và của toàn xã hội trong tăng cường đầu tư cho đào tạo và phát triển NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển.
4.4.1.2. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển, phải bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu theo ngành nghề, trình độ, tuổi tác, lĩnh vực, vùng, miền và không ngừng nâng cao về chất lượng
Đẩy mạnh phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam phải tăng về số lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn mới. Đồng thời phải hợp lý về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu giới tính, tuổi tác và cơ cấu trình độ, để vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ cả trong trước mắt và lâu dài, vừa đảm bảo tính kế thừa, phát triển. Chất lượng NNL phải không ngừng nâng cao, nhằm phát huy mạnh mẽ năng lực, phẩm chất và vai trò của NNL, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam gắn với thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KTXH.
4.4.1.3. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển phải trên cơ sở nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của NNL với biển đảo
Phát triển NNL quản lý TNMT biển phải trên cơ sở tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo NNL chất lượng cao. Đồng thời phải gắn chặt đào tạo trình độ chuyên môn nghề nghiệp, với giáo dục nâng cao nhân thức về biển đảo, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức ý thức trách nhiệm với biển đảo, để NNL quản lý TNMT không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có ý thức chính trị, ý thức dân tộc cao, am hiểu về chuyên môn và có ý thức trách nhiệm cao đối với quản lý, bảo vệ, khai thác TNMT biển.
4.4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển phải đảm bảo tính chiến lược
Phát triển NNL quản lý TNMT biển phải trên cơ sở chiến lược phát triển, sử dụng NNL, gắn chặt phát triển ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, phải bảo đảm tính kế thừa và coi phát triển NNL là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình và phải xuất phát từ đặc điểm, điều kiện KTXH của đất nước, chú trọng đến tạo động lực để phát triển, trên cơ sở chiến lược quản lý TNMT biển, nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển ngành TNMT .
4.4.1.5. Phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển phải kết hợp chặt giữa khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài
Phát triển NNL quản lý TNMT biển phải trên cơ sở chiến lược phát triển ngành TNMT biển, gắn chặt phát triển NNL với bố trí, sử dụng và tạo môi trường, điều kiện cho NNL phát huy năng lực, sở trường đề làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong phát triển nhân lực quản lý TNMT biển, có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, từng bước
hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương.
4.4.2. Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030
Thứ nhất, phấn đấu đến năm 2030 cơ bản xây dựng được NNL quản lý TNMT biển đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có phẩm chất đạo đức, và tinh thần nỗ lực học tập, gắn bó, tâm huyết với công tác quản lý TNMT biển, đảm bảo sức khỏe. Đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công tác quản lý Nhà nước về TNMT biển nói riêng và phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam nói chung.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển NNL, đa dạng mạng lưới, cơ sở đào tạo NNL biển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới; Nhằm cung cấp đủ NNL có chất lượng cho sự nghiệp quản lý, khai thác, bảo vệ TNMT biển, phát triển bền vững kinh tế biển và đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển KT tri thức của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Thứ ba, nâng cao chất lượng tuyển dụng CCVC và người LĐ; tổ chức thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và tương đương; ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển CCVC và người LĐ; Thực hiện thi tuyển theo vị trí việc làm và theo cơ cấu ngạch công chức, theo chức danh nghề nghiệp viên chức được phê duyệt và được áp dụng tại cơ quan thuộc Bộ TNMT.
Thứ tư, nâng tỷ lệ NNL ngành TNMT nói chung, NNL quản lý TNMT biển nói riêng qua đào tạo, bồi dưỡng hàng năm lên 60% - 70% vào năm 2030 với nhiều trình độ, nội dung. Trong đó tập trung đào tạo NNL các ngành: quản lý tổng hợp TNMT biển, kinh tế biển, địa chất và khoáng sản, khí tượng thủy văn biển, trắc địa… góp phần nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu KHCN, TNMT và khí tượng thủy văn biển.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia trình độ cao các lĩnh vực có liên quan đến quản lý TNMT biển, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng các tiêu chuẩn ngạch CCVC và tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; hình thành các nhóm nghiên cứu có đủ năng lực giải quyết các nhiệm vụ KHCN quan trọng của ngành, lĩnh vực và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ cấp nhà nước và quốc tế.
Thứ năm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc cho NNL nhằm tạo động lực gắn bó, phấn đấu công tác, học tập của NNL.
4.4.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam
Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về TNMT biển, góp phần phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng; NCS cho rằng cần đẩy mạnh phát triển NNL đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách hành chính triệt để, chuyển sang nền hành chính dịch vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính Nhà nước, thông suốt từ Trung ương tới cơ sở, tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả định hướng chủ yếu phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển sau:
4.4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức gắn với phát triển nguồn nhân
lực
- Quy hoạch, kiện toàn và ổn định tổ chức bộ máy quản lý và phát triển
NNL, đáp ứng công tác quản lý nhà nước về biển, đảo trong tình hình mới. Rà soát, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật, chiến lược phát triển NNL.
- Tăng cường năng lực cho Bộ TNMT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thường trực, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, đảo. Kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao năng lực quản lý các đảo, quần đảo và vùng ven biển.
- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm hiện đại, đồng bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, chuyên môn cao. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương về công tác quản lý biển, đảo. Sớm kiện toàn cơ quan điều phối liên ngành, chỉ đạo thống nhất thực hiện Chiến luợc phát triển bền vững kinh tế biển từ trung ương đến địa phương.
- Tiếp tục kiện toàn các đơn vị quản lý Nhà nước về biển và hải đảo trực thuộc Sở TNMT các tỉnh thành phố ven biển.
4.4.3.2. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút, nuôi dưỡng nguồn nhân lực
Rà soát, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, tuyển chọn người có tài năng vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và vào làm việc tại các Chi cục, Phòng biển và hải đảo các tỉnh, thành phố có biển. Phấn đấu từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy hoạch, xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp theo quy định.
Có chính sách khuyến khích vật chất, động viên khích lệ về tinh thần kịp thời, xứng đáng đối với những người làm việc trong lĩnh vực điều tra và nghiên cứu biển có nhiều đóng góp, để họ yên tâm và say mê với công việc. Nghiên cứu áp dụng chế độ đặc thù về tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đối với CCVC và người LĐ làm công tác điều tra TNMT biển.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý NNL; thực hiện tuyển dụng, sử dụng và quản lý NNL phù hợp với yêu cầu, nhằm phát huy năng lực và sở trường của NNL.
4.4.3.3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng NNL, đặc biệt là NNL trong diện quy hoạch lãnh đạo, quản lý; đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng NNL, gắn đào tạo, bồi dưỡng với kế hoạch, quy hoạch NNL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; chú trọng bồi dưỡng kỹ năng mềm và năng lực tham mưu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của NNL. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, giáo dục, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật LĐ, nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho NNL.
Có cơ chế hỗ trợ, nâng cao chất lượng và phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo NNL biển, phấn đấu đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu của các ngành kinh tế biển và việc chuyển đổi nghề của người dân. Chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
4.4.3.4. Cải cách công tác đánh giá nguồn nhân lực
Tổ chức thực hiện công tác đánh giá NNL theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu và gắn với kết quả thực hiện công vụ.
4.4.3.5. Tăng cường hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực
Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm với các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực, để phát triển NNL, cơ sở hạ tầng vùng biển, ứng dụng KHCN hiện đại, vào các ngành KT biển, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi, để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, NNL và chuyển giao tri thức về biển. Tích cực tham gia và chủ động thúc đẩy hình thành cơ chế toàn cầu và khu vực, liên quan đến biển và đại dương. Duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, tăng cường năng lực cho NNL nhằm chủ động trong việc kiểm soát, quản lý rác thải nhựa đại dương; xác định các đối tác ưu tiên, tiềm năng cần đẩy mạnh phát triển hợp tác theo từng giai đoạn, phù hợp với năng