Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Bồi Dưỡng Lý Luận Chính Trị Cho Cán Bộ Chủ Chốt Cấp Cơ Sở Theo Định Hướng Phát Triển Nguồn Nhân Lực

Kết luận chương 2


Cán bộ, giảng viên tham gia bồi dưỡng cho các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang phần lớn có trình độ Đại học với tỷ lệ trên 90%; 100% cán bộ có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị.

Phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Tuy nhiên, cán bộ chủ chốt là những người đã có kinh nghiệm trong hoạt động nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn, đã từng được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị. Việc lạm dụng phương pháp thuyết trình dễ gây sự nhàm chán cho học viên.

Trong hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang vẫn còn những hạn chế nhất định như: Bồi dưỡng vẫn mang tính đại trà chưa thật sự gắn với quy hoạch cán bộ dẫn đến tình trạng số lượng CB được cử đi bồi dưỡng nhiều, trong khi chất lượng bồi dưỡng còn hạn chế.

Thực trạng quản lý kế hoạch bồi dưỡng LLCT chưa được chỉ đạo một cách sát sao của Đảng bộ.

Quản lý tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn tồn tại những hạn chế, chưa hiệu quả của nhà quản lý, đặc biệt ở các nội dung: Thống nhất về mục tiêu, nội dung, chương trình, cách thức tiến hành bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực; Phổ biến yêu cầu cho đội ngũ giảng viên về hoạt động bồi dưỡng CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực; Thẩm định tài liệu bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

Trong quản lý chỉ đạo bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS những nội dung: Chỉ đạo nghiên cứu định hướng phát triển nguồn nhân lực trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng CBCC CCS; Chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng LLCT cho CBCC CCS theo định hướng phát triển nguồn nhân lực; Chỉ đạo khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của CBCC CCS trước khi lập kế hoạch bồi dưỡng LLCT; Chỉ đạo khảo sát, đánh giá hiệu quả của từng phương pháp bồi dưỡng sau mỗi đợt tổ chức bồi

dưỡng LLCT cho CBCC CCS mức độ đánh giá hiệu quả thấp chiếm đa số ý kiến. Thực trạng này ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng. Đây là một trong những nội dung mà nhà quản lý cần phải quan tâm điều chỉnh để hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả hơn.

Công tác quản lý kiểm tra giám sát hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, hoạt động kiểm tra giám sát chưa có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng hoạt bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC CCS. Đây là một vấn đề cần được các nhà quản lý quan tâm đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực, trong đó yếu tố sự lãnh đạo của Đảng ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi vì, Ban Chấp hành Đảng bộ sẽ đề ra phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương trong công tác bồi dưỡng lư luận chính trị nhằm cập nhật đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Đảm bảo thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố có lập trường vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất đạo đức tốt, đội ngũ cán bộ, công chức vững mạnh, kiến thức kỹ năng cơ bản về kinh tế thị trường, vai trò của nhà nước, về công tác điều hành tập thể, quản lý nhà nước về kinh tế tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức trước yêu cầu nhiệm vụ mới.

Những căn cứ lý luận và thực tiễn chỉ ra qua việc đánh giá thực trạng ở chương 2 cho thấy, cần phải tiếp tục đầu tư nghiên cứu, đổi mới công tác quản lý hoạt động BDLLCT cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Những biện pháp cụ thể được tác giả đề tài đưa ra trong chương 3 của luận văn này.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Đảng bộ thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang theo định hướng phát triển nguồn nhân lực - 10

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC‌

3.1. Các nguyên tắc đề xuất

3.1.1. Đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp quản lý bồi dưỡng được đề xuất đều dựa trên nền của những biện pháp và cách thức quản lý liên kết có sẵn đang được áp dụng để từ đó phát triển lên thành những biện pháp quản lý mới. Nguyên tắc tính kế thừa trong bồi dưỡng lý luận chính trị bắt nguồn từ bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin. Truyền bá một lý luận khoa học tư bản thân nó đòi hỏi phải được đối xử như một khoa học, người đi giáo dục phải được giáo dục. Có như vậy, công tác giáo dục lý luận chính trị mới đạt hiệu quả. Tính kế thừa trong giáo dục lý luận chính trị còn đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm biện chứng khi giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, vận động thuyết phục cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân một cách thấu lý đạt tình một cách thuyết phục nhất. Tính kế thừa còn thể hiện ở tính chân thật. Sự chân thật sẽ làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào Đảng. Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế các hoạt động bồi dưỡng LLCT, phải dựa trên nền tảng các biện pháp đã được thực hiện để xây dựng mới hoặc bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp nhằm mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng bồi dưỡng LLCT.

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống

Mỗi biện pháp cũng có thế mạnh riêng, được khai thác với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn, điều kiện cụ thể, nhưng để đạt được kết quả tốt nhất chúng cần phải được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, nghiêm túc và triệt để. Vì vậy, các biện pháp đưa ra phải trên quan điểm hệ thống, xuyên suốt, toàn diện, phải có mối quan hệ biện chứng với nhau liên quan tới nhau và

hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau trong một chủ thể nhất định và phải đảm bảo tính cân đối trong hệ thống tác động đến đầy đủ các mặt nhận thức, kỹ năng, hành vi, phù hợp với yêu cầu của xã hội, cán bộ, đảng viên cấp cơ sở nhằm phát huy tối đa được tính tích cực, chủ động, tự giác của đội ngũ quản lý, của giảng viên, báo cáo viên và của người được bồi dưỡng (học viên)

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính hiệu quả. Thực tế cho thấy, hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở có đặc điểm riêng về cơ sở vật chất, thời gian, ngân sách, điều kiện của các đơn vị, học viên, giảng viên, báo cáo viên tham gia giảng dạy…(tiền đề cho việc thực hiện) và trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng LLCT thì chỉ có những quyền hạn nhất định theo phân cấp quản lý. Khi biện pháp đề xuất đã căn cứ trên cơ sở thực tế, phù hợp với tính đặc thù của Đảng bộ thành phố, đúng với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thì có tính khả thi cao và khi tổ chức thực hiện mang lại những hiệu quả như mong muốn.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở dựa trên định hướng phát triển nguồn nhân lực

*Mục tiêu của biện pháp

Để các Ban, Bô ̣ phân

phối hợp và tham mưu cho Bí thư Đảng ủy thành

phố Tuyên Quang nắm được kế hoạch chung, chủ đôn

g và phối hơp

tổ chứ c thưc

hiện theo chức năng nhiêm

vu;

xác định những yêu cầu cần thực hiện của việc

bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực.

*Nội dung của biện pháp

- Trước tiên, để có đội ngũ cán bộ chủ chốt có chất lượng, Đảng Bộ và các cấp lãnh đạo cơ sở của thành phố cần phải làm tốt công tác rà soát, đánh giá thực trạng số lượng, chất lượng cán bộ theo từng nhóm chức danh để làm cơ sở cho

việc sắp xếp, bố trí cán bộ. Trong đó, xây dựng quy hoạch cần gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu thực tế và lâu dài, trong đó chú trọng làm tốt công tác quy hoạch cán bộ đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm bảo đảm tính chủ động trong quản lý, luân chuyển, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ.

Để làm tốt công tác đánh giá cán bộ cần phải; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định đi đôi với việc thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu trong đánh giá cán bộ; Lãnh đạo đơn vị phải thường xuyên thực hiện công tác đánh giá, kiểm điểm chất lượng hoạt động và đạo đức của cán bộ một cách khách quan, phát hiện những quần chúng ưu tú, có đạo đức, có năng lực quản lý và có thành tích trong công việc để bổ sung vào đội ngũ cán bộ; Phải có tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ một cách cụ thể, mang tính định tính, định lượng rõ ràng.

Sau khi đã thực hiện xong công tác đánh giá và rà soát cán bộ chủ chốt, lãnh đạo các đơn vị lên danh sách, số lượng đào tạo cụ thể gửi lên Đảng bộ. Công tác giới thiệu, bồi dưỡng cán bộ cần bảo đảm tính khách quan, tính thống nhất trong quản lý của thành phố về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với cán bộ chủ chốt. Sau khi tiếp nhận, Đảng bộ thành phố Tuyên Quang phối

hợp với Ban Tổ chức thành uỷ, Ban Tuyên giáo thành uỷ, thống nhất xây dưng

kế hoạch mở ́ p Bồi dưỡng lý luân chính tri cho CBCC cấp cơ sở. Ban Tổ chứ c

có trách nhiêm

phối hơp

́ i cấp ủy cơ sở rà soát số lươn

g CBCC cơ sở trong

toàn thành phố, phân nhóm CBCC theo từng thời điểm (quý 1, quý 2, quý 3, quy

4), tham mưu về tổ chức số lớ p, hình thứ c mở lớp, đáp ứ ng đươc

nhu cầu cơ sở.

Trung tâm bồi dưỡng chính trị cần phối hợp để lên kế hoạch đào tạo cụ thể, chi tiết về thời gian, địa điểm, nội dung cũng như bố trí đội ngũ giảng viên.

- Thứ hai, về nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần dựa trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm cán bộ và yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, lấy thành tích về số lượng; chú trọng xây dựng chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo theo định hướng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường thực hành, giảm bớt lý luận

chính trị thuần tuý. Tăng cường đổi mới phương pháp đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên. Chính vì thế, trung tâm bồi dưỡng chính trị cần phối hợp với lãnh đạo thành phố cũng như lãnh đạo cơ sở thống nhất nội dung đào tạo lý luận chính trị để tiến hành chỉnh sửa, biên soạn giáo trình và thực hiện kế hoạch đào tạo đã đề ra.

* Điều kiện thực hiện

Các cấp ủy cơ sở phải phối hơp

chăṭ che,

có dư ̣kiến kế hoac̣ h và hình thứ c

phối hơp

́ i Ban Tổ chức Thành uỷ về kế hoạch bồi dưỡng.

Các Trung tâm Bồi dưỡng chính tri phải tham mưu với Uỷ ban nhân nhân

dân thành phố đầu tư kinh phí nhiều hơn so với trướ c đây (mở 4 lớ p/1 năm), đáp

ứ ng đươc yêu cầu mở 6 lớp trong năm.

Các cấp uỷ cơ sở kết hợp với các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tham mưu cho Cấp ủy thành phố nội dung chương trình đào tạo cho phù hợp với định hướng phát triển đơn vị cũng như yêu cầu thực tiễn trong quá trình công tác, quản lý. Sau khi thống nhất nội dung đào tạo giữa các bên, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị sẽ chịu trách nhiệm chỉnh sửa, biên soạn giáo trình và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, giảng dạy.

3.2.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng LLCT cho CBCC cấp cơ sở tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị

* Mục tiêu của biện pháp

Tạo ra cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; giúp cho CBCC, giảng viên có đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời giúp cho CBCC cấp cơ sở khắc phục được khó khăn, yên tâm học tập đạt kết quả cao.

* Nội dung của biện pháp

- Thực hiện đổi mới cơ chế, chính sách tiền lượng, chế độ ưu đãi đối với giảng viên và CBCC cấp cơ sở.

- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của giảng viên, kết quả học tập của CBCC cấp cơ sở.

- Tham mưu với lãnh đạo tỉnh, thành phố có cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng LLCT phù hợp với tình hình của thành phố.

* Cách thực hiện biện pháp

- Thực hiện cơ chế quản lý theo Quyết định 1853, ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị. CBQL và giảng viên chuyên trách của trung tâm được hưởng các quyền lợi theo quy định chung của Đảng và Nhà nước và quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục (như đối với người trực tiếp tham gia giảng dạy được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 224/2005/QĐ-TTg, ngày 6 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ “Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập”. Chế độ trả lương dạy thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT/BGDĐT- BNV- BTC, ngày 9/9/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lượng dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập; phong chức danh khoa học, phong danh hiệu nhà giáo theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. CBQL, giảng viên của trung tâm được hưởng các chế độ dự hội nghị, tham quan thực tế theo quy định trong Thông tư số 23/2007/TT- BTC, ngày 21/3/2007, Thông tư 51/2008/TT-BTC, ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ tổ chức các hội nghị và các chế độ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Chú ý quan tâm nhiều hơn tới công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giờ giảng của giảng viên; công tác quản lý CBCC cấp cơ sở trong các khóa bồi dưỡng LLCT. CBCC cấp cơ sở tham gia học tập tại trung tâm được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành, được cấp văn bằng, giấy chứng nhận, chứng chỉ đúng với chương trình bồi dưỡng. Kết quả học tập của CBCC cấp cơ sở gửi về cơ quan, đơn vị, địa phương cử CBCC cấp cơ sở tham gia bồi dưỡng LLCT.

- Trên cơ sở các văn bản quy định của Trung ương và tình hình thực tế của địa phương, cần ban hành cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm khuyến khích đội ngũ CBCC, giảng viên, giảng viên kiêm nhiệm và CBCC cấp cơ sở

tích cực trong giảng dạy và học tập.

- Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xét và đề nghị phong tặng các danh hiệu thi đua cho GV có nhiều thành tích nổi bật, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục LLCT.

- Xây dựng các tiêu chí thi đua đối với trung tâm BDCT để bình xét thi đua cuối năm, có động viên khen thưởng kịp thời tạo khí thế hoạt động sôi nổi, tích cực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

*Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên của Trung tâm được thâm nhập thực tế, giúp họ có cơ sở gắn bài giảng của mình với thực tiễn, có sức thuyết phục cao.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành, đoàn thể của địa phương đối với hoạt động bồi dưỡng LLCT.

3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở theo định hướng phát triển nguồn nhân lực

* Mục tiêu của biện pháp

Yêu cầu của phương pháp bồi dưỡng lý luận chính trị góp phần nâng cao ý thức tự giác tu dưỡng đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ CBCC cơ sở, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ sở kiên định lập trường tư tưởng chính trị, có năng lực tổ chức, tập hợp, động viên, giáo dục, thuyết phục quần chúng, có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.

Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBCC cấp cơ sở theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của CBCC cấp cơ sở nhằm biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự nghiên cứu của CBCC cấp cơ sở và bằng hoạt động với tính đa dạng, phong phú về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Nhờ đó, năng lực lý luận chính trị và khả năng vận dụng lý luận có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí