Đánh Giá Mức Độ Đáp Ứng Kiến Thức Chuyên Ngành Của Nnl

Mức độ đáp ứng yêu cầu về kiến thức chuyên môn, theo điều tra: có 74,3% người lao động, 50% Cán bộ quản lý, người sử dụng lao động và 34,8% chuyên gia đánh giá trình độ chuyên môn đáp ứng loại khá và tốt.

Bảng 4.10. Đánh giá mức độ đáp ứng kiến thức chuyên ngành của NNL



Nội dung

Người lao động

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Số người trả lời

Tỷ lệ %

Kém

2

0,6

0

0

0

0

Yếu

0

0

3

10,7

2

8,7

Trung bình

89

25,1

11

39,3

13

56,5

Khá

178

50,1

11

39,3

6

26,1

Tốt

86

24,2

3

10,7

2

8,7

Tổng

355

100%

28

100%

23

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 18

Nguồn: Khảo sát của NCS (2020).


Trình độ tin học:

Bảng 4.11. Thống kê về trình độ tin học củaNNL


TT

Trình độ

Trung ương

Địa phương

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Chứng chỉ tin học văn phòng B (và tương đương)

571

96,3

223

97,4

2

Trung cấp trở lên

22

3,7

6

2,6


Tổng số

593

100

229

100

Nguồn: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2020) [50]

Theo số liệu thống kê 100% NNL quản lý TNMT biển có chứng chỉ tin học. Tuy nhiên khảo sát của NCS mức độ đáp ứng yêu cầu về tin học cho thấy: 165 người LĐ (chiếm 46,5%) tự đánh giá mức tốt, 142 người LĐ (chiếm 39,7%) tự đánh giá mức khá và 44 người (chiếm 12,4%) tự đánh giá mức trung bình; 9 cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ (chiếm 12,4%) đánh giá đạt mức trung bình và 12 chuyên gia (chiếm 52,2 %) đánh giá mức trung bình; đánh giá ở mức khá ở cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ (50,%) và chuyên gia (30,4%); đánh giá ở mức tốt chỉ đạt tỷ lệ thấp cán bộ quản lý, người sử dụng lao động (7,1%) và chuyên gia (8,7%).

Trình độ ngoại ngữ

Bảng 4.12. Thống kê trình độ ngoại ngữ



Ngoại ngữ

Trình độ đào tạo

Cơ quan Trung ương

Cơ quan địa phương



Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

1

Anh văn

Đại học trở lên

18

3,0

4

1,8

Chứng chỉ

540

91,1

202

88,2

2

Ngoại ngữ khác

Đại học trở lên

7

1,2

3

1,3

Chứng chỉ

21

3,5

17

7,4

3


Không có xác nhận trình độ đào tạo

7

1,2

3

1,3


Tổng số


593

100

229

100

TT


Nguồn: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (2020) [50]

Theo khảo sát của NCS mức độ đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ cho thấy: còn 13 người LĐ (chiếm 3,7%) tự đánh giá mức yếu; 103 người LĐ (chiếm 29%) tự đánh giá mức trung bình, 158 người LĐ (chiếm 44,5%) tự đánh giá mức khá và 80 người (chiếm 22,5%) tự đánh giá mức tốt; 5 cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ (chiếm 17,9%) đánh giá đạt mức yếu và 3 chuyên gia (chiếm 13 %) đánh giá mức yếu; đánh giá mức trung bình ở cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ 15 người (chiếm 53,6%) và chuyên gia 15 người (65,2%); đánh giá ở mức khá, cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ 6 người (21,4%) và chuyên gia 3 (13,0%); đánh giá ở mức tốt chỉ chiếm tỷ lệ thấp ở cán bộ quản lý, người sử dụng LĐ 7,1% và chuyên gia là 8,7%.

Xét về chững chỉ thì gần như 100% NNL đều có bằng hoặc chững chỉ ngoại ngữ và tin học. Tuy nhiên, nếu đánh giá mức độ đáp ứng năng lực tin học và ngoại ngữ của NNL thì chỉ có 86% người LĐ, 57,1% cán bộ quản lý và 39,1% chuyên gia đánh giá đáp ứng năng lực tin học, ngoại ngũ loại khá và tốt. Thực trạng này cho thấy khoảng các giữa bằng cấp và năng lực thực tế còn khá xa. Điều này cho thấy chất lượng của việc đào tạo cấp chứng chỉ chưa thật sự cao.

Tâm lực: Để đánh giá tâm lực của NNL quản lý TNMT biển, luận án tiếp cận nghiên cứu qua các tiêu chí ý thức, thái độ làm việc; tinh thần trách nhiệm với công việc; sự gắn bó tận tụy với nghề; ý thức tổ chức kỷ luật LĐ, chấp hành chính sách pháp luật (Kết quả đánh giá được nêu tại Phụ lục 11.2, tr252).

Về ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế: có 56,3% người LĐ tự đánh giá mức tốt, 35,2 % mức khá và 8,5% mức trung bình; có 10,7% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 64,3 % mức khá và 25% mức trung bình; có 13% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 60,9 % mức khá và 26,1% mức trung bình. Không có trường hợp NNL bị đánh giá ở mức yếu, kém.

Về tinh thần trách nhiệm với công việc: có 59,4 % người LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 33,8 % mức khá, 6,2 % mức trung bình, 0,6 % đạt mức yếu; có 21,4% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 42,9% mức khá, 32,1%

mức trung bình và 3,6% mức yếu; có 13% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 65,2% mức khá, 17,4% mức trung bình và 4,3% mức yếu. Như vậy, vẫn còn NNL đánh giá tinh thần làm việc ở mức yếu.

Về mức độ đáp ứng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: có 53,2 % người LĐ tự đánh giá đạt tốt, 34,4% mức khá, 11,5% mức trung bình và 0,3% mức yếu, 0,6% mức kém; có 14,3% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá tốt, 50% mức khá, 28,6% mức trung bình và 7,1% mức yếu; có 13% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 52,2% mức khá, 30,4% mức trung bình và 4,3% mức yếu. Như vậy, vẫn có một tỷ lệ nhỏ NNL tự đánh giá, cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ và chuyên gia tự đánh giá mức độ đáp ứng các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp yếu và kém.

Về tác phong làm việc có 47,9% người LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 43,7% mức khá và 8,5% mức trung bình; có 10,7% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 28,6% mức khá 57,1% mức trung bình và 3,6% mức yếu; có 13% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 34,8% mức khá và 52,2% mức trung bình.

Về ý chí phấn đấu vươn lên trong chuyên môn: có 40,6% người LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 41,4% mức khá, 16,9% mức trung bình và 0,3% yếu, 0,8% kém; có 17,9% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 39,3% mức khá và 42,9% mức trung bình; có 13% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 39,1% mức khá và 52,2% mức trung bình. Có 0,3% và 0,8% NNL tự đánh giá ở mức yếu, kém.

Về tinh thần phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách: có 50,1% người LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 39,4% mức khá và 10,4% mức trung bình; có 21,4% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 53,6% mức khá và 25% mức trung bình; có21,7% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 43,5% mức khá, 30,4% mức trung bình, có 4,3% NNL đánh giá ở mức yếu.

Về mức độ nhiệt tình, say mê trong công việc: có 51,3% người LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 37,7% mức khá, 9,6% mức trung bình và 1,4% tự đánh giá mức yếu; có 10,7% cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ tự đánh giá đạt mức tốt, 46,4% mức khá và 35,7% mức trung bình; có 7,1 đánh giá mức yếu; 13% chuyên gia tự đánh giá đạt mức tốt, 43,5% mức khá, 39,1% mức trung bình và 4,3% đánh giá mức yếu.

Đánh giá chung: Về cơ bản NNL quản lý TNMT biển Việt Nam có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và sức khỏe đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới cơ cấu chuyên môn nghề nghiệp, về kỹ năng và kinh nghiệm của NNL vẫn còn nhiều bất cập. Đặc biệt đang thiếu nghiêm trọng NNL chất lượng cao. Tuổi nghề của NNL còn ít, nên

chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý TNMT biển, một lĩnh vực quản lý rất phức tạp, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ NNL có tinh thần trách nhiệm với công việc, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ý chí phấn đấu vươn lên trong chuyên môn chưa cao. Thực trạng này đã đang ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý TNMT biển, do vậy trong thời gian tới Bộ TNMT, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển NNL lĩnh vực này.

4.2.2. Thực trạng các hoạt động phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

4.2.2.1. Về công tác kế hoạch nguồn nhân lực

Trong giai đoạn 2014 - 2018 hoạt động xác định vị trí việc làm, phân tích, thiết kế công việc và kế hoạch hóa NNL quản lý TNMT biển được quan tâm thực hiện theo thông tư 14/2012/TT- BNV và Hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐCP Quy định về vị trí việc làm trong các cơ quan và đơn vị công lập.

Mục tiêu của xây dựng và xác định vị trí việc làm, phân tích thiết kế công việc là xác định đúng vị trí việc làm, rà soát lại toàn bộ NNL hiện có từ đó có kế hoạch phân bổ, điều chỉnh, bổ sung và bố trí NNL phù hợp với từng đối tượng, từng vị trí việc làm. Xác định đúng số lượng cơ cấu NNL, để thực hiện tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý, thực hiện chính sách đối với NNL. Các cơ quan chức năng đã bám sát hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác kế hoạch hóa NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển, Tổng cục Biển và Hải đảo đã chỉ đạo các đơn vị, bộ phận tiến hành phân tích xác định vị trí việc làm của đơn vị, bộ phận, phân tích tổ chức, phân tích, thống kê công việc, đánh giá thực trạng NNL của đơn vị, bộ phận. Để xây dựng kế hoạch NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển.

Tại Quyết định số 2433/QĐ-BTNMT ngày 06/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc giao danh mục vị trí việc làm trong các tổ chức hành chính trực thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục được xác định 35 vị trí việc làm. Theo đó, các đơn vị, bộ phận đã chia công việc theo ba nhóm: Nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành; nhóm công việc thực thi, thừa hành chuyên môn, nghiệp vụ và nhóm công việc thực thi, thừa hành mang tính hỗ trợ, phục vụ. Đã tiến hành xây dựng khung năng lực của từng vị trí việc làm; xác định chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp, xác định số lượng NNL để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, hàng năm vào cuối tháng mười các đơn vị tiến hành lập kế hoạch NNL về số lượng, cơ cấu NNL theo trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, theo các đơn vị, bộ phận; đề xuất, kiến nghị cơ quan quản lý cấp trên bổ sung NNL phù hợp để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. Có thể nói việc triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về xác định vị

trí việc làm phục vụ cho công tác phân tích, thiết kế công việc xây dựng kế hoạch NNL của các đơn vị, bộ phận là khoa học, hợp lý, phù hợp, tạo cơ sở cho tổ chức lập kế hoạch NNL một cách khoa học, chính xác đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ hiện tại và tương lai.

4.2.2.2. Tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Về chủ trương, chính sách tuyển dụng, thu hút NNL quản lý TNMT biển, đảo chất lượng cao đã được đề ra trong Nghị quyết số 09-NQ/TW và Nghị quyết số 36-NQ/TW “phát triển NNL biển chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường; có cơ chế, chính sách đặc biệt thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương”. Và Nghị quyết số 36-NQ/TW về giải pháp có tính đột phá là “phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo NNL biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, mới, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao”.

Như vậy, về mặt chủ trương thu hút, khuyến khích đào tạo NNL chất lượng cao vào lĩnh vực quản lý TNMT đã được quan tâm. Tuy nhiên, thực tế các chủ trương, chính sách này còn chậm cụ thể hóa thành hành động, cụ thể từ năm 2014 đến năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường không tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức nào để bổ sung NNL cho lĩnh vực quản lý TNMT biển; Về tuyển dụng viên chức đến năm 2019, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam mới xây dựng kế hoạch tuyển viên chức và đang triển khai các thủ tục để tuyển trong năm 2020. Ở cấp địa phương hiện nay vẫn chưa có kế hoạch tuyển dụng mới.

Thực tế thực hiện chính sách thu hút nhân tài ở nước ta nói chung và ngành quản lý TNMT biển nói riêng, vẫn đang gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân cơ bản được cho là do nhận thức về vai trò của nhân tài trong nền công vụ chưa rò và chưa thống nhất; tiêu chí nhận biết và quy trình đánh giá nhân tài trong công vụ chưa rò ràng, nhất quán. Quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thu hút, bố trí và đãi ngộ nhân tài còn hạn chế. Trong đó khó khăn lớn nhất đó là cơ chế về tiền lương, thu nhập chưa thật sự thỏa đáng, vẫn cào bằng, chưa phân biệt người tài hay không tài. Trong khi đó do tính chất, điều kiện, môi trường làm việc nặng nhọc, khắc nghiệt, nhưng thu nhập của NNL quản lý TNMT biển không cao. Nên mặc dầu Tổng cục Biển và Hải đảo đã xây dựng quy chế tuyển dụng, công khai công tác tuyển dụng rộng rãi, nhưng khó thu hút được NNL có trình độ chuyên môn cao, cũng như những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về làm việc.

4.2.2.3. Về bố trí, sử dụng, tạo môi trường làm việc cho NNL

a. Về bố trí nguồn nhân lực

Do NNL quản lý TNMT biển có tỷ lệ được đào tạo đúng chuyên ngành TNMT biển ít. Nên nhiều NNL được bố trí công việc chưa thực sự phù hợp với

chuyên ngành đào tạo. Như đã trình bày ở mục 4.2.1, hiện nay phần lớn cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực biển, hải đảo lại chủ yếu làm việc ở các đơn vị sự nghiệp. Tại các cơ quan quản lý Nhà nước, ít có NNL được đào tạo chuyên môn sâu về quản lý tổng hợp biển, hải đảo, NNL này chủ yếu được đào tạo các chuyên ngành có liên quan.

Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay còn có sự khác biệt trong đánh giá về bố trí NNL giữa người lao động, cán bộ quản lý/ người sử dụng lao động và chuyên gia. Nguyên nhân của sự khác nhau này là do có sự khác nhau về mức độ xếp loại. Việc bố trí việc làm không phù hợp với chuyên môn đào tạo đã làm hạn chế tính chủ động, sáng tạo của cá nhân, tập thể NNL.

Bảng 4.13. Đánh giá việc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn



Nội dung

Người lao động

Cán bộ quản lý/người sử dụng lao động

Chuyên gia

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Số người trả lời

Tỷ lệ

%

Kém

5

1,4

1

3,6

0

0

Yếu

21

5,9

5

17,9

2

8,7

Trung bình

114

32,1

15

53,6

8

34,8

Khá

149

42

4

14,3

10

43,5

Tốt

66

18,6

3

10,7

3

13

Tổng cộng

355

100%

28

100%

23

100%

Nguồn: Khảo sát của NCS (2020)

b. Về sử dụng nguồn nhân lực

Theo nghiên cứu [16] về bố trí công việc của NNL quản lý TNMT biển, số cán bộ có chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm chỉ chiếm hơn 2%. Tình trạng bố trí NNL có chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm đang từng bước được cải thiện, kết quả khảo sát năm 2020 là 18,6 %. Việc bố trí công việc không đúng với chuyên ngành đào tạo, mặc dù trước mắt có thể vẫn đáp ứng được yêu cầu công việc, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc.

Ở địa phương, NNL được bố trí làm công tác quản lý TNMT biển chủ yếu là các chuyên ngành gần với lĩnh vực TNMT biển hoặc bố trí những người có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đất đai, môi trường, thuỷ sản sang làm công tác quản lý TNMT biển.

4.2.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ NNL

- Đào tao, bồi dưỡng bên ngoài:

Ở trung ương, Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai rà soát đề án phát triển NNL lĩnh vực biển, trong

đó chú trọng phát triển NNL biển thông qua đào tạo (đại học và trên đại học), dạy nghề, xây dựng cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo nhân lực quản lý, khai thác TNMT biển.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và theo dòi việc thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển NNL quản lý TNMT biển đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển KT biển. Đã đưa 15 nghề thuộc lĩnh vực biển vào Danh mục nghề trọng điểm đào tạo nhân lực (9 nghề ở cấp độ quốc tế, 3 nghề cấp độ khu vực, 8 nghề cấp độ quốc gia) [5].

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi các chương trình đào tạo liên quan đến biển, hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở đào tạo mở mã ngành đào tạo phục vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển KT biển. Đã sửa đổi, bổ sung chính sách ưu tiên tuyển sinh đại học, thạc sỹ, tiến sĩ đối với sinh viên, học viên có hộ khẩu thường trú tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, nhằm thu hút, tuyển dụng NNL tại chỗ chất lượng cao cho lĩnh vực biển. Đến nay cả nước có 25 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 5 trường dạy nghề mở ngành đào tạo về lĩnh vực TNMT biển; trong đó có 20 cơ sở đào tạo trình độ thạc sỹ và tiến sỹ; 20 cơ sở thành lập khoa, viện và trung tâm nghiên cứu về biển; tại các trường đại học đã có 20 chuyên ngành đào tạo liên quan đến biển, 92 lượt cơ sở đang đào tạo 20 ngành trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ.

Các ngành nghề đào tạo liên quan đến biển, đảo hiện nay chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: địa chất, khoáng sản, trắc địa, bản đồ, quản lý đất đai, viễn thám, khí tượng, thủy văn, quản lý môi trường, quản lý tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, công trình biển... Các cơ sở giáo dục đại học này hàng năm đã đào tạo hàng trăm thạc sỹ và tiến sĩ, hàng nghìn kỹ sư về lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế đất nước [5].

Ở địa phương: Hệ thống các trường đào tạo nghề, dạy nghề tại các địa phương ven biển cũng được đầu tư nâng cấp và thành lập mới, đến nay trên địa bàn các tỉnh thành phố ven biển có 90 trường cao đẳng nghề, 133 trường trung cấp nghề và 454 trung tâm dạy nghề. Trong đó, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo các ngành nghề về TNMT và kinh tế biển.

- Đào tao, bồi dưỡng trong nội bộ ngành tài nguyên, môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường có 03 trường đại học, cao đẳng trực thuộc đó là: Đại học TNMT Hà Nội, Đại học TNMT thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng TNMT miền Trung và 03 Viện đang đào tạo trình độ tiến sĩ: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ. Hiện nay, các Viện này đang đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành như: Địa chất học, Khoáng vật học và địa hóa học, Khí tượng và

Khí hậu học, Thủy văn học, Hải dương học, Quản lý TNMT, Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ. Các trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành đào tạo NNL phục vụ quản lý biển và hải đảo tập trung đào tạo các chuyên ngành sau: Khoa học quản lý biển; Luật biển; ngành quản lý tài nguyên biển; Quản lý môi trường biển; KHCN biển, công trình biển…[93].

Bên cạnh công tác đào tạo dài hạn, chính quy Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC của ngành nói chung, NNL quản lý TNMT biển nói riêng (thông qua Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường). Hàng năm, ngoài việc tuyên truyền, vận động khuyến khích, tạo điều kiện để NNL tham gia các khóa đào tạo, tự đào tạo nâng cao trình độ. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chú trọng đào tạo, bồi dưỡng NNL. Hoạt động đào tạo, phát triển NNL của Bộ được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

Bước 1. Xác định nhu cầu đào tạo: Nhu cầu đào tạo NNL quản lý TNMT biển được xác định trên cơ sở yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cụ thể của các vị trí việc làm và đăng ký của các cá nhân, đơn vị.

Bước 2. Lựa chọn đối tượng đào tạo: Đối tượng đào tạo được xác định căn cứ vào nhu cầu đào tạo của các đơn vị, bộ phận và đăng ký của cán bộ, căn cứ vào yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành và điều kiện, quy định của ngành.

Bước 3. Xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo: Trong xây dựng kế hoạch xác định rò nội dung, hình thức phương pháp đào tạo, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất, dự kiến đội ngũ giảng viên và thời gian thực hiện kết thúc đào tạo. Chương trình đào tạo được xác định trên cơ sở mục đích đào tạo và yêu cầu đối với NNL.

Bước 4. Tiến hành đào tạo theo chương trình kế hoạch đã đề ra, trong quá trình tiến hành có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể.

Bước 5. Đánh giá kết quả đào tạo, để rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, đồng thời để có phương án bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với NNL.

Những năm qua ngành đã quản lý, tổ chức trung bình 50 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 5.000 - 7.000 lượt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung đào tao, bồi dưỡng tập trung vào nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trang bị cho CCVC những kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và tiêu chuẩn ngạch công chức và hạng viên chức [6].

Cụ thể ở cấp trung ương 2015 - 2018 có: 8.300 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng, tăng 18% so với chỉ tiêu đã đề ra, ở cấp tỉnh năm 2015 - 2018: có 16.600 lượt người được đào tạo, bồi dưỡng, tăng 66% so với chỉ tiêu đã đề ra. Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với công tác đào tạo NNL chất lượng cao

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022