Kinh Nghiệm Chưa Thành Công Của Hàn Quốc Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển

điều kiện để phát triển mạnh kinh tế biển. Quan tâm đến quản lý thống nhất lĩnh vực biển, đảo bằng việc thành lập một cơ quan chức năng xây dựng các ý tưởng cơ bản về phát triển dài hạn biển, đảo, nhằm tham mưu cho Chính phủ ra quyết định về chính sách biển trong từng giai đoạn.

Do trong bối cảnh chung hiện nay khi điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Nên việc phát triển kinh tế biển trở thành xu thế tất yếu trên vùng ven biển, con đường tìm kiếm và đảm bảo các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm cũng như không gian sinh tồn cho loài người trong tương lai. Hàn Quốc đã thống nhất quản lý các vấn đề liên quan đến biển vào một đầu mối, để tập trung và phát huy các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, phát triển NNL. Do vậy, có cơ quan trực tiếp chịụ trách nhiệm trước người đứng đầu Chính phủ về công tác tổ chức, quản lý phát triển kinh tế hay nói cách khác thống nhất quản lý lĩnh vực biển và hải đảo vào một đầu mối đã tập trung được các nguồn lực, hạn chế đầu tư dàn trải, lãng phí.

3.3.2. Kinh nghiệm chưa thành công của Hàn Quốc về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển

Bên cạnh những bài học thành công trong phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, nghiên cứu cũng cho thấy những bài học chưa thành công trong phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn quốc là:

Thứ nhất, Chính sách thu hút tạo môi trường cho NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc làm việc trực tiếp ở các trạm quan trắc, các đảo, tàu cũng như NNL thực hiên nhiệm vụ điều tra, khảo sát ngoài khơi chưa thực sự phù hợp, nên khó thu hút NNL có chất lượng vào làm việc; công tác đào tạo NNL cũng có sự bất cập giữa nhân lực trực tiếp sản xuất với nhân lực quản lý. Dẫn đến tình trạng đào tạo NNL chưa thực sự gắn kết với nhu cầu sử dụng nhân lực của các tổ chức. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường biển.

Thứ hai, tình trạng thiếu hụt LĐ, đặc biệt là LĐ làm công tác thực địa trên biển của Hàn Quốc vẫn đang diễn ra, dẫn đến việc sử dụng LĐ nước ngoài có xu hướng tăng. Nhưng công tác giáo dục, đào tạo cho LĐ nước ngoài của Hàn Quốc về tay nghề, về văn hóa chưa được quan tâm, dẫn đến tình trạng khác biệt đáng kể về trình độ, về văn hóa giữa người LĐ trong nước và nước ngoài, làm mâu thuẫn gữa NNL trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.

Thứ ba, chính sách của Hàn Quốc đối với dân cư vùng ven biển chưa thực sự quan tâm, nên trình độ dân trí, đời sống của dân cư vùng ven biển có nhiều khó khăn hơn dân cư các thành thị, các khu công nghiệp, điều này ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế vùng ven biển.

Thứ tư, chương trình đào tạo, bồi dưỡng NNL quản lý tài nguyên môi trường biển của Hàn Quốc chưa được bổ sung, cập nhật kịp thời, nên chưa sát với thực tế, đặc biệt là đối với nhiều vấn đề về môi trường biển mới nổi, mang tính toàn cầu như ô nhiễm rác thải nhựa, vi nhựa, mảnh vụn biển, quy hoạch không gian biển…. Đang rất ít trường đại học đào tao, giảng dạy các môn này. Vì vậy, nguồn cung nhân lực có trình độ chuyên môn tốt về các lĩnh vực này của Hàn Quốc còn rất hạn chế.

Hộp 1: Phỏng vấn sâu chuyên gia Dr. Jae Ryoung OH

Viện Khoa học & Công nghệ Đại dương Hàn Quốc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

Câu hỏi: Xin ông cho biết một số kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL? Hiện nay NNL của các tổ chức thuộc lĩnh vực quản lý TNMT biển đang bị già hóa, cấu trúc NNL ở dạng tam giác ngược. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến đặc biệt tại các Viện Nghiên cứu, bên cạnh đó số lượng lãnh đạo, nghiên cứu cao cấp trình độ cao đang ít dần, trong khí đó NNL thừa hành nhiều. Một vấn đề khác là số lượng tuyển dụng hạn chế so với NNL được đào tạo, đặc biệt là NNL chất lượng cao (Đại học, thạc sĩ và Tiến sĩ).

Các trường đại học cần thay đổi chương trình giảng dạy theo nhu cầu thị trường. Ví dụ, cần tập trung đào tạo các chuyên ngành về ô nhiễm rác thải nhựa, vi nhựa, mảnh vụn biển, quy hoạch không gian biển, các chất gây ô nhiễm mới nổi là những vấn đề toàn cầu mới. Hiện nay rất ít trường đại học đang giảng dạy các môn này. Vì vậy, thật khó để tìm thấy NNL có trình độ tốt khi cần thiết.

Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 16


Tiểu kết Chương 3

Chương III của luận án đã nghiên cứu hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển Hàn Quốc, kết quả nghiên cứu cho thấy:

(i). Mặc dù hệ thống quản lý nhà nước về TNMT biển Hàn Quốc được hình thành khá sớm với việc thành lập các bộ phận chuyên trách về quản lý TNMT biển rải rác ở hơn mười bộ, ngành khác nhau vào năm 1996, song trên thực tế hoạt động quản lý nhà nước về TNMT biển chưa được quan tâm triển khai và hiệu quả chưa cao.

(ii). Năm 2013, sau khi Bộ Đại dương và Thủy sản được tái lập với sự tổ chức lại của chính phủ, Hàn Quốc đã nhanh chóng cải tổ hệ thống quản lý nhà nước về TNMT biển theo hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối từ trung ương đến cơ sở. Việc cải tổ hệ thống hành chính đã tập trung và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường biển vào Bộ Đại dương và Thủy sản, góp phần tiết kiệm ngân sách, hạn chế sự chồng chéo và trùng lắp cũng như đảm bảo sự kết hợp giữa quản lý theo ngành của các cơ quan quản lý nhà nước

ở trung ương và quản lý theo đơn vị hành chính lãnh thổ của chính quyền địa phương về TNMT biển.

(iii) Chương III luận án đã tập trung trình bày rò quá trình hình thành, phát triển những đặc điểm cơ bản của NNL quản lý tài nguyên, môi trương biển Hàn Quốc. Trên cơ sở sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi với hai đối tượng chính là các nhà quản lý và chuyên gia làm việc trong lĩnh vực biển của Hàn Quốc và Việt Nam để thu thập các số liệu, kết hợp với các số liệu thứ cấp thu thập từ các báo cáo, các đề tại khoa học, và các tư liệu ba lần trực tiếp sang Hàn Quốc nghiên cứu, khảo sát tiến hành phân tích và làm rò thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc, giai đoạn 2013 đến 2020 thể hiện trên các khía cạnh: về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL.

(iv) Phân tích thực trạng các hoạt động phát triển NNL quản lý TNMT biển thể hiện trên các khía cạnh: xây dựng kế hoạch NNL; tuyển dụng, thu hút NNL; về bố trí, sử dụng, tạo môi trường làm việc; đào tạo, bồi dưỡng NNL; đánh giá kết quả thực hiện công việc và về chính sách tạo động lực phát triển NNL. Từ phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc NCS rút ra những thành công, chưa thành công và sáu bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển trong khắc phục những khó khăn, do đặc thù của ngành, như: điều kiện làm việc, môi trường làm việc khắc nghiệt, yêu cầu về chất lượng NNL ngày càng cao, từ đó duy trì được phát triển NNL đảm bảo về số lượng, chất lượng và hợp lý về cơ cấu. Bên cạnh thành công và bài học kinh nghiệm thành công. NCS cũng rút ra những hạn chế và bài học kinh nghiệm chưa thành công trong phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc Chính vì vậy, những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc phát triển NNL quản lý TNMT biển sẽ giúp Việt Nam tham khảo đưa ra được những chính sách và giải pháp phát triển NNL trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

CHƯƠNG 4

VẬN DỤNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG CỦA HÀN QUỐC VÀO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN VIỆT NAM


4.1. Tổng quan về quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên, môi trường biển ở Việt Nam

4.1.1. Khái quát về bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tổng hợp về tài nguyên môi trường biển

Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam được hình thành từ năm 1993 với sự ra đời của Cục Môi trường, trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ngày 27/12/1993 Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam lần đầu tiên đã thông qua Luật bảo vệ môi trường. Sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường, đánh dấu sự phát triển về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Trước yêu cầu về quản lý môi trường trong giai đoạn mới, tháng 8 năm 2002 Quốc hội khoá XI nước cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Nghị quyết thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên cơ sở tách Cục môi trường trực thuộc Bộ Khoa học công nghệ ra.

Xuất phát từ vị trí, vai trò và yêu cầu quản lý tài nguyên, môi trường biển ngày càng hết sức quan trọng, nên ngày 09/02/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Khóa X ban hành Nghị quyết 09-NQ/TW về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" trong đó khẳng định cần phải nghiên cứu, thành lập cơ quan quản lý Nhà nước tổng hợp, để quản lý thống nhất về biển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về biển, một cách đầy đủ, làm cơ sở cho việc xác lập chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển, đảo. Ngay sau khi BCH Trung ương khóa X ban hành Chiến lược biển, Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, để thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo. Năm 2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TNMT biển, đảo từ trung ương đến địa phương.

Năm 2018, theo Quyết định số 06/2018/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, Tổng cục Biển và Hải đảo có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo với 19 nhóm nhiệm vụ (Chi tiết tại Phụ lục 8.1, tr204). Cơ cấu tổ chức của

Tổng cục Biển và Hải đảo cũng có sự thay đổi từ 16 đơn vị trực thuộc xuống còn 14 đơn vị trực thuộc gồm (01 Văn phòng, 4 Vụ, 3 Cục, 01 Viện, 5 Trung tâm) [47]. (Chi tiết cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ tại Phụ lục 8.2, tr207).

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở địa phương về quản lý môi trường biển và hải đảo tại các địa phương, ngày 05/11/2010 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BTNMT- BNV quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và biên chế của Chi cục Biển và Hải đảo tại các địa phương ven biển trực thuộc Sở TNMT tỉnh, thành phố.

Triển khai thực hiện thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ, đến tháng 9/2019 đã có 26/28 địa phương ven biển thành lập Chi cục Biển và Hải đảo thuộc Sở TNMT. Các tỉnh còn lại được tổ chức theo mô hình Phòng biển và hải đảo hoặc giao nhiệm vụ quản lý biển và hải đảo lồng ghép vào các phòng chuyên môn thuộc Sở TNMT. Tuy nhiên, triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2019 về tiếp tục đổi mới, hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, đòi hỏi mô hình tổ chức tại địa phương tinh gọn, nên đến nay có 5 Sở TNMT tỉnh, thành phố chuyển mô hình quản lý từ Chi cục thành Phòng (chỉ còn 21/28 chi cục biển) [48].

Như vậy, về cơ bản tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tổng hợp TNMT biển Việt Nam, đã và đang được hoàn thiện theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

4.1.2. Đặc điểm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam

Phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam có một số đặc điểm cơ bản

sau:

Thứ nhất, NNL quản lý TNMT biển có chức năng nghề nghiệp là thực hiện

các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về TNMT biển, hải đảo

Đây là phương thức quản lý mang tính tổng hợp, nội dung quản lý phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do vậy, đây là lĩnh vực quản lý đặc thù so với các lĩnh vực quản lý khác trong đời sống xã hội. Về mặt không gian, quản lý TNMT biển, đảo liên quan đến các vùng chủ quyền lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng nội thủy, vùng thềm lục địa, bao gồm cả hệ thống các hải đảo. Trong khi đó các vùng biển và hải đảo không chỉ bao gồm mặt nước mà còn bao gồm cả vùng trời trên biển, vùng đáy đại dương và những tài nguyên trong lòng biển, cũng như trong đáy đại dương. Nên quản lý TNMT biển là một lĩnh vực

rất phức hợp, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ, môi trường, luật pháp trong và ngoài nước và đến đối ngoại, quốc phòng, an ninh…

Mặt khác, lĩnh vực quản lý TNMT biển, đảo không chỉ là lĩnh vực liên quan đến khảo sát, khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng trên biển, trong hiện tại mà còn là vấn đề khai thác, sử dụng, bảo vệ TNMT trong tương lai phát triển của quốc gia. Hoạt động quản lý TNMT biển, đảo của NNL lĩnh vực này là quản lý tổng hợp mang tính liên ngành, nhằm đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa các mục tiêu phát triển KTXH, môi trường với yêu cầu giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và yêu cầu bảo vệ môi trường.

Thứ hai, phát triển NNL quản lý TNMT biển ở Việt Nam đang được thực hiện theo phương thức tập trung, chỉ huy

Ở Việt Nam cơ quản quản lý cấp Trung ương về phát triển NNL là Bộ Nội vụ, có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ phân bổ chỉ tiêu biên chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường phân bổ biên chế cho Tổng cục Biển và Hải đảo. Tổng cục Biển và Hải đảo có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉ tiêu biên chế được giao; Ở các địa phương ven biển trên cơ sở chỉ tiêu NNL được duyệt UBND cấp tỉnh, thành phố tiến hành phân bổ chỉ tiêu NNL cho các Chi cục Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Cùng với việc giao nhiệm vụ, phân bổ định biên về NNL là việc phân bổ kinh phí tương ứng với nhiệm vụ và chỉ tiêu NNL được giao.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động nói chung, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dương phát triển NNL quản lý TNMT biển nói riêng. Đối với các tỉnh ven biển, UBND tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch hoạt động quản lý TNMT biển cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ và phân bổ nguồn kinh phí được duyệt cho các Chi cục Biển và Hải đảo, phòng quản lý TNMT biển. Do quản lý NNL quản lý TNMT biển theo phương thức tập trung, chỉ huy, nên mô hình quản lý này ảnh hưởng trực tiếp đến tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức hoạt động nói chung, trong phát triển NNL nói riêng. Đây là đặc điểm nổi bật ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam và đến phát huy vai trò của NNL.

Thứ ba, phát triển NNL quản lý TNMT biển ở Việt Nam hiện nay còn phân tán, chưa đồng bộ và hạn chế tính thống nhất

Hệ thống quản lý TNMT biển Việt Nam hiện nay được tổ chức và hoạt động trên cơ sở quy định phân công, phân cấp về vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm quản lý của các cơ quan trong hệ thống quản lý Nhà nước và thực hiện theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Nên, NNL quản lý TNMT biển Việt Nam hiện nay đang phân tán giữa các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các đia phương có biển. Tình trạng này ảnh hưởng đến tính đồng bộ và tính thống nhất trong tổ chức quản lý NNL và ảnh hưởng đến phát huy các nguồn lực cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển.

Ở trung ương, NNL quản lý TNMT biển tập trung ở các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ở các ngành, lĩnh vực khác, như: Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, phát triển Nông thôn, Bộ Văn hóa, thể thao, Du lịch…NNL quản lý TNMT biển được bố trí phân tán và chủ yếu được giao đảm nhận nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, kết hợp với điều tra, khảo sát tài nguyên biển.

Ở các địa phương có biển, NNL quản lý TNMT biển được bố trí không nhiều, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, để đảm nhận nhiệm vụ điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát, khảo sát, đo đạc trên biển.

Do vấn đề phát triển NNL quản lý TNMT biển được tổ chức thực hiện ở nhiều Bộ, ngành, địa phương khác nhau, dẫn đến tình trạng chỉ đạo thực hiện chưa thực sự thống nhất, còn chồng chéo, chưa tạo được sự phối hợp động bộ để phát huy mạnh mẽ các nguồn lực cho phát triển NNL.

Thứ tư, phát triển NNL quản lý TNMT biển là một bộ phận rất quan trọng trong tổng thể chiến lược phát triển NNL của quốc gia

Hiện nay, Việt Nam có 28/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển, gồm 151 quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, trong đó có 12 huyện đảo và 2.390 xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển, đảo [26]. Trong số hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ thì có 70 đảo có dân cư sinh sống (không tính du khách) với tổng dân số hơn

250.000 người; mật độ dân số trung bình 100 người/km2, trong đó đảo đông dân nhất là đảo Lý Sơn (2.200 người/km2); mật độ dân số trung bình của cả nước là 308 người/km2. Vùng ven biển nước ta có dân cư tập trung khá đông, nguồn LĐ dồi dào với khoảng trên 25 triệu dân sinh sống, chiếm khoảng 28% dân số cả nước. Các đơn vị hành chính, lực lượng cư dân vùng ven biển và các huyện đảo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển KT biển, đảo, thực hiện “chủ quyền dân sự”, nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh, quốc phòng vùng biển quốc gia.

Do vậy, phát triển NNL quản lý TNMT biển, đảo là một bộ phận không tách rời chiến lược phát triển NNL của quốc gia. Tuy nhiên, xuất phát từ vị trí, vai trò của quản lý TNMT biển đối với phát triển KTXH gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nên phát triển NNL quản lý TNMT biển, đảo là bộ phận rất quan trọng, trong tổng thể chiến lược phát triển NNL của Việt Nam, cần được chú trọng đầu tư các nguồn lực cho phát triển.

Thứ năm, phát triển NNL quản lý TNMT biển nước ta vừa phải đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý TNMT biển vừa phải đảm bảo bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

Do các nguồn lợi từ biển ngày càng to lớn, địa thế rất phức tạp, nên biển luôn chứa đựng nhiều tranh chấp về chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, điển hình là tranh chấp về phân định ranh giới các vùng biển, thềm lục địa và tranh chấp về chủ quyền các đảo trên biển. Thực tế trên thế giới luôn có sự thay đổi lớn về địa - chính trị trên biển, dẫn đến ngày càng sâu sắc thêm nguy cơ xảy ra va chạm và xung đột, đe dọa hoà bình, ổn định ở khu vực.

Đối với Việt Nam do xuất phát từ đặc điểm địa chính trị, tình hình biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp. Nên phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, vừa phải đảm bảo NNL để tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích, đánh giá, dự báo về các diễn biến, động thái quốc tế có liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học về biển và hải đảo; để đề xuất các vấn đề có tính dự báo chiến lược, nhằm chủ động hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế về điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học và quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, để phát triển nhanh kinh tế biển, đồng thời lại vừa phải đảm bảo yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Nên phát triển NNL quản lý TNMT biển không chỉ đòi hỏi phải đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn phải nhạy bén về chính trị, có bản lĩnh và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, có tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu cao, để thực hiện tốt xứ mệnh phát triển KT gắn liền với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia.

Thứ sáu, phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam phải hướng đến thúc đẩy phát triển kinh tế biển nhanh và bền vững gắn chặt phát triển kinh tế với bảo vệ TNMT biển

Quản lý TNMT biển là lĩnh vực phức tạp, sử dụng nhiều lao động đa ngành nghề, làm việc trong điều kiện, môi trường, khí hậu khắc nghiệt, đòi hỏi NNL phải vừa có tay nghề, có kỹ thuật nghiệp vụ cao, được huấn luyện và đào tạo chuyên nghiệp, vừa phải có sức khỏe dẻo dai và kỹ năng thành thạo...

Do vậy, phát triển NNL quản lý TNMT biển phải được đầu tư bài bản, có sự quan tâm của các ngành, các cấp và của cả xã hội, để phát triển nhanh, bền vững NNL có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ các ngành nghề liên quan đến biển và đại dương, xây dựng NNL có văn hóa làm việc chăm chỉ, có tinh thần hợp tác và tận tụy với công việc, có khả năng nắm bắt và ứng dụng KHCN hiện đại. Nhằm quản lý, sử dụng và bảo vệ tốt TNMT biển Việt Nam. Để phát triển nhanh, bền vững KT biển, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển.

Thứ bảy, NNL lĩnh vực quản lý TNMT biển là một lĩnh vực đặc biệt, đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, có trình độ, ý thức tự giác, tinh thần dân tộc và tính độc lập cao

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí