Các Nghiên Cứu Về Kiểm Tra Sức Chịu Đựng Vi Mô Tại Việt Nam



(balance sheet effects) nếu không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tương tự, Castro (2012) cũng kiểm định thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ giá thực và RRTD tại 5 nước Hy Lạp, Ireland, Portugal, Spain và Italy giai đoạn 1997 - 2011.

Vogiazas và Nikolaidou (2011) đã chứng minh tỷ giá thực có tác động ngược chiều tới RRTD tại Bulgaria với độ trễ 3 quý trong giai đoạn 2001-2010. Một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ giá và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng (Aver (2008), Kalirai và Scheicher (2002)).

Sở dĩ có kết quả khác nhau về tác động của tỷ giá đối với nợ xấu ngân hàng như trên là do khi tỷ giá tăng (tức nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ), các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, còn các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi và ngược lại. Để đánh giá tác động tổng thể của việc tăng/giảm tỷ giá lên mức độ RRTD toàn hệ thống ngân hàng, ta phải xem xét cấu trúc của nền kinh tế và đặc điểm dư nợ tín dụng của hệ thống.

1.2. Các nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Việt Nam

Đối với tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung quản trị RRTD tại Việt Nam, trước hết, chúng ta nhận thấy đã có những nghiên cứu về lý thuyết mô hình quản lý rủi ro tín, dụng điển hình là luận án tiến sỹ của Lê Diệu (2010) “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống NHTM Việt Nam”. Tác giả đã đề cập một cách tương đối có hệ thống các vấn đề liên quan đến RRTD, cấu thành của mô hình quản lý RRTD (nhận biết rủi ro, đo lường rủi ro, quản lý rủi ro, kiểm soát và xử lý RRTD). Mặc dù chưa có những phân tích sâu sắc, tác giả đã chứng minh hệ thống NHTM Việt Nam có thể áp dụng phương pháp quản lý rủi ro định lượng nếu hoàn thiện tốt các điều kiện để vận hành mô hình, trong đó chú trọng nhất đến công nghệ và nhân sự. Khi đó, việc áp dụng mô hình đo lường RRTD định lượng sẽ tiến hành theo hai bước: (1) hoàn hiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ và (2) hoàn hiện mô hình xếp hạng tín dụng theo chuẩn Basel II. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập sâu về phương pháp đo lường và quản lý RRTD theo chuẩn Hiệp ước vốn Basel, những điều kiện cần và đủ để ứng dụng thước đo đó trong mô hình quản lý rủi ro ngân hàng.



Một số tác giả đã đề cập đến tính cấp thiết phải chuyển thước đo RRTD sang chuẩn Basel II. Bài báo nghiên cứu của Phạm Thủy và Đỗ Hà (2013) đã nhấn mạnh các nhược điểm của đo lường RRTD dựa trên chỉ tiêu nợ xấu, bao gồm các quy định về phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng, xử lý rủi ro có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào cơ quan quản lý hoặc quyết định của ngân hàng; chỉ tiêu này chỉ thể hiện mức độ rủi ro tại một thời điểm trong quá khứ, khó có thể tính toán rủi ro của một khoản vay trước khi cấp tín dụng… Luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Phương (2012) “Quản lý nợ xấu tại NHTM Việt Nam” đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu được nhận biết và đo lường một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý có hiệu quả. Quy trình quản lý nợ xấu nhất thiết phải bổ sung cách thức đo lường nợ xấu như thế nào. Các ngân hàng phải xây dựng quy trình và tổ chức đo lường tổn thất của nợ xấu, phải tính được EL (tổn thất dự kiến) và UL (tổn thất ngoài dự kiến) thông qua 3 cấu phần rủi ro cơ bản là PD, LGD và EAD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Đã có nhiều nghiên cứu điển hình thực trạng quản lý RRTD tại một NHTM cụ thể, nhưng còn ít luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mà chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để chứng minh giả thuyết khoa học và đưa ra các giải pháp. Các luận văn tiến sỹ của Nguyễn Đức Tú (2012) và Nguyễn Tuấn Anh (2012) đã hệ thống hóa những nội dung lý luận về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, sử dụng số liệu của Vietinbank và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để phân tích những mặt hạn chế của công tác quản lý RRTD như chiến lược chưa toàn diện, mô hình chưa phù hợp, quy trình tín dụng còn nhiều bất cập, hệ thống đo lường rủi ro thiếu đồng bộ...

Gần đây đã xuất hiện nhiều hơn các luận án sử dụng mô hình định lượng như luận án Tiến sỹ của tác giả Nguyễn Đông (2012), ngoài việc đưa ra lý luận chung về tín dụng ngân hàng, đã sử dụng mô hình định lượng Logistic, mô hình phân lớp nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân từ bộ số liệu sơ cấp của 115 khách hàng pháp nhân đã được khảo sát tại VCB

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 5

– chi nhánh Đà Nẵng. Ngoài ra, Luận án cũng chỉ ra những bất cập trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng ở chi nhánh của VCB và kết luận việc



ứng dụng mô hình định lượng có thể nâng cao chất lượng tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng này.

Trong lĩnh vực Kiểm tra sức chịu đựng , tính tới thời điểm hiện nay, tất cả các nghiên cứu được công bố đều phân tích mô hình Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro vĩ mô, chưa có nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô.

Đánh dấu mối quan tâm đầu tiên về lý thuyết Kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng tài chính nước ta là các ấn phẩm của Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang (đồng chủ biên) (2013) và Dương Quốc Anh (Chủ nhiệm đề tài, 2013), do Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Kinh tế Quốc hội chủ trì biên soạn. Hai ấn phẩm này chủ yếu tổng hợp những khái niệm cơ bản và thử nghiệm một số phương pháp Kiểm tra sức chịu đựng đơn giản.

Tiếp đó, trong lĩnh vực nghiên cứu thực nghiệm, đã xuất hiện đề tài “Đánh giá sức chịu đựng của các NHTM lớn ở Việt Nam” của Phùng Đức Quyền (2013), xây dựng ba kịch bản cho Kiểm tra sức chịu đựng, gồm kịch bản cơ sở (thể hiện diễn biến thông thường của nền kinh tế), kịch bản “suy thoái kép” (dựa theo cuộc khủng hoảng 1997, có điều chỉnh theo những thay đổi trong cấu trúc kinh tế các nguy cơ ở hiện tại), kịch bản “trì trệ kéo dài” (xây dựng từ khu vực đuôi 1% trong đường phân phối xác suất của các dự báo từ mô hình VAR). Dựa trên kết quả thu được, tác giả kết luận sức chịu đựng của các ngân hàng trước cú sốc bất lợi tại thời điểm cuối năm 2012 là rất yếu.

Một nghiên cứu khác của Nguyễn Trâm (2014) sử dụng mô hình vec-tơ sai số hiệu chỉnh (Vecto error-corection Model, VECM) để mô phỏng kịch bản cú sốc kinh tế vĩ mô trong thời gian 2 năm, sau đó phân tích độ nhạy của NPL khi chịu ảnh hưởng của tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng, biến động lãi suất cơ bản với một độ trễ bằng hàm logarit. Sau cùng, tác giả sử dụng CreditRisk+ với biến đầu vào là tổng dư nợ của 8 NHTM niêm yết, tỷ lệ vỡ nợ được xác định trên cơ sở tỷ lệ nợ xấu, và độ biến động của nợ xấu để tính toán mức vốn yêu cầu phòng cho trường hợp rủi ro không mong đợi xảy ra. Tác giả kết luận, nếu xảy ra rủi ro với 1% xác suất thì tổng giá trị trích lập dự phòng của các ngân hàng tại thời điểm hiện nay



không đủ để chống đỡ tổn thất.

Hạn chế của hai công trình nghiên cứu này là vẫn sử dụng chỉ số nợ xấu làm thước đo RRTD. Hiện nay, thước đo truyền thống tại Việt Nam và một số nước đang phát triển trên thế giới vẫn là NPL và LLP, ví dụ các nghiên cứu Phùng Đức Quyền (2013), Nguyễn Trâm (2014), Tian và Yang (2011), Muliaman và những cộng sự (2011) tại Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. Các tác giả đã nâng cao tính chính xác của mô hình dự báo trong kịch bản cú sốc bằng cách chuyển từ hàm tuyến tính sang hàm logarit. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn phụ thuộc vào chất lượng số liệu nợ xấu trong quá khứ và chưa phản ánh được đúng bản chất của RRTD.

Về chủ đề đánh giá tác động của nền kinh tế đối với RRTD tại các ngân hàng Việt Nam, trong thời gian gần đây, đã xuất hiện khá nhiều nghiên cứu định lượng có giá trị. Điển hình là nghiên cứu của Lê Vân Chi và Hoàng Trung Lai (2014) sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu mảng với tác động cố định trên số liệu báo cáo tài chính năm của 13 NHTM, chiếm 62% tổng dư nợ toàn hệ thống trong giai đoạn từ 2007 đến 2013. Các tác giả kết luận tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, dư nợ tín dụng bất động sản (với hệ số hồi quy 0.21 và có ý nghĩa ở mức 10%), lãi suất cho vay danh nghĩa và GDP; và mối quan hệ âm với giá trị tổng tài sản và tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản.

Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn và Hoàng Anh (2014) sử dụng mô hình phân tích hồi quy dữ liệu bảng kiểu động (Dynamic Panel Data Regression Analysis, DPDA) để nghiên cứu yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng (Return on Asset, ROA). Các tác giả đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán / tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan “dương” với lợi nhuận ngân hàng. Ngược lại, trong giai đoạn 2003-2012 ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận đôi khi không đi liền với nhau, đồng nghĩa với việc không tìm thấy bằng chứng cho mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa ROA và tăng trưởng GDP.

Một nghiên cứu mới khác của các tác giả Trương Đông Lộc và Nguyễn Văn



Thép (2015) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại 155 quỹ tín dụng nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2012. Kết quả cho thấy, có 4 trong số 6 biến độc lập được đưa vào mô hình có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5%. Cụ thể, ROA và quy mô tổng tài sản có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu. Tăng trưởng tín dụng với độ trễ một năm cũng có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu ngân hàng. Điều này được giải thích là do hầu hết các quỹ tín dụng nhân dân tại khu vực có quy mô rất nhỏ. Càng tăng trưởng nhanh thì quỹ tín dụng càng có lợi thế trong huy động vốn để tăng quy mô, giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản, và tăng cường khả năng quản trị rủi ro tốt hơn. Liên quan đến các biến vĩ mô, các tác giả chỉ tìm thấy mối liên hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà không chứng minh được mối liên hệ với tỷ lệ lạm phát.

Nghiên cứu của Nguyễn Trâm (2014) đã chứng minh được mối quan hệ nghịch chiều (độ trễ là 1 năm và 2 năm) giữa tỷ lệ nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết với tốc độ tăng trưởng GDP trên cơ sở dữ liệu quý từ 2007 đến 2013. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đánh giá tác động của các nhân tố khác lên tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, ngoài tốc độ tăng trưởng GDP.

1.3. Khoảng trống nghiên cứu

Từ phần tổng quan nêu trên, luận án sẽ giải quyết những khoảng trống nghiên cứu sau:

Thứ nhất, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu về lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD tại các NHTM Việt Nam. Luận án sẽ tập trung nghiên cứu vai trò của Microprudential Stress Testing trong quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam theo Basel II. Từ đó, đưa ra những hàm ý đối với ngân hàng và cơ quan nhà nước nhằm ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng có hiệu quả trong quản trị rủi ro nội bộ. nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại một ngân hàng cụ thể tại Việt Nam với những đặc trưng nhất định.

Thứ hai, luận án sẽ nghiên cứu hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với đặc thù của Vietinbank và các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn



chuyển đổi từ NPL sang EL, PD, LGD, EAD. Hiện mới có mô hình Kiểm tra sức chịu đựng đánh giá tác động cú sốc lên NPL của ngân hàng như nghiên cứu của Nguyễn Trâm (2014). Luận án sẽ xây dựng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Vietinbank theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, theo đó, RRTD phải được đo lường bằng PD, LGD và EAD, chứ không phải là thước đo truyền thống tỷ lệ nợ xấu NPL như tại Việt Nam. Ngoài ra, những kịch bản cú sốc sẽ được xác định bằng mô hình định lượng, thay vì chỉ dựa trên các giá trị được giả định, nhằm đảm bảo cú sốc đủ mạnh theo yêu cầu của các tổ chức quốc tế.

Thứ ba, luận án bổ sung thêm một nghiên cứu định lượng về mối quan hệ giữa yếu tố vĩ mô với rủi ro ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều diễn biến khó dự đoán như hiện nay. Nghiên cứu sẽ đánh giá tác động của kinh tế vĩ mô giai đoạn 2009-2015 đối với RRTD ngân hàng, bóc tách tác động của việc các ngân hàng được chuyển nợ xấu sang VAMC đổi lấy trái phiếu đặc biệt trong giai đoạn 2013-2015. Kết quả của mô hình đánh giá kinh tế vĩ mô sẽ giúp kiểm định lần nữa những yếu tố ảnh hưởng tới RRTD tại các NHTM, rút ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao mức độ bền vững của Vietinbank và các NHTM khác tại Việt Nam trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, Luận án đã tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển, các loại mô hình và hiệu quả ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, tác giả đã đưa ra ba khoảng trống nghiên cứu sẽ được phân tích làm rõ trong khuôn khổ Luận án nghiên cứu “Kiểm tra sức chịu đựng RRTD của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển mình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”. Mục tiêu nghiên cứu của luận án là kiểm định sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank, từ đó, tăng cường ứng dụng Kiểm định sức chịu đựng vi mô đối với RRTD tại các ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI MÔ ĐỐI VỚI RRTD TẠI CÁC NHTM

2.1. Khái niệm Kiển tra sức chịu đựng vi mô

Trong các tài liệu tiếng Việt, Stress Test hay Stress Testing được gọi bằng các tên khác nhau như “Kiểm định sức chịu đựng” (Dương Quốc Anh, 2013), “Đánh giá sức chịu đựng” (Võ Trí Thành, Lê Xuân Sang, 2013), “Kiểm tra RRTD” (Nguyễn Trâm, 2014). Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà Kiểm tra sức chịu đựng có những định nghĩa khác nhau.

Đứng trên quan điểm giám sát hệ thống ngân hàng, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã đưa ra khái niệm về Kiểm tra mức độ rủi ro vĩ mô (macro-prudential Stress Testing) như sau (IMF, 2012):

“Stress Testing là một kỹ thuật đo lường mức độ tổn thất của một danh mục, ngân hàng hoặc cả hệ thống tài chính trong các kịch bản giả định. Đây là phương pháp phân tích định lượng “nếu.. thì..”, tính toán điều gì sẽ xảy ra với tỷ lệ an toàn vốn, lợi nhuận, dòng tiền.. của một ngân hàng, hoặc cả hệ thống ngân hàng nói chung, khi xảy ra rủi ro”.

Theo đó, Kiểm tra sức chịu đựng là quá trình thực hiện gồm:

- Lựa chọn ngân hàng tham gia kiểm định, loại rủi ro cần đánh giá tác động và kịch bản cú sốc;

- Lựa chọn các mô hình liên kết kịch bản giả định với các chỉ số đại diện mức

độ thanh khoản và an toàn vốn của ngân hàng;

- Báo cáo kết quả kiểm định và các phương án truyền thông (nếu cần thiết); và

- Ra quyết định các hành động cần thực hiện trên cơ sở kết quả của Stress Testing.

Đứng trên quan điểm Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, Ủy ban Basel đã đưa ra

định nghĩa của Kiểm tra sức chịu đựng vi mô như sau (BCBS, 2009):

“Stress Testing là một công cụ (risk management tool), cấu phần quan trọng của hệ thống quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng, và được các cơ quan quản lý khuyến



khích sử dụng trong khuôn khổ về an toàn vốn của Basel II. Kiểm tra sức chịu đựng cảnh báo cho các cấp quản lý về hệ quả của các loại rủi ro khác nhau, và cho phép ước lượng mức vốn cần có để bù đắp tổn thất khi một cú sốc lớn xảy ra”.

Như vậy, Kiểm tra sức chịu đựng vi mô là một cấu phần của hệ thống quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng, phải được xây dựng, đánh giá và sử dụng trong quá trình ra quyết định của lãnh đạo ngân hàng. Kiểm tra sức chịu đựng không những đóng vai trò trong giai đoạn khủng hoảng, mà còn là công cụ quản trị rủi ro trọng yếu trong giai đoạn tăng trưởng và triển khai các nghiệp vụ / đơn vị kinh doanh / sản phẩm mới của NHTM. Ngoài mục đích đánh giá khả năng đủ vốn yêu cầu của tổ chức tín dụng, Kiểm tra sức chịu đựng nhìn từ góc độ quản trị ngân hàng còn giúp lãnh đạo có thêm thông tin trong quá trình ra quyết định phân bổ vốn và thanh khoản, xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng và xây dựng các phương án dự phòng / giảm thiểu rủi ro trong các tình huống xấu. Ủy ban Basel yêu cầu các ngân hàng thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng định kỳ, tối thiểu đối với danh mục tín dụng. Tính chất kịch bản cú sốc được kiểm định trong Kiểm tra sức chịu đựng được miêu tả rõ hơn: phải đủ mức độ trầm trọng, nhưng vẫn khả năng xảy ra.

Tại Mỹ, Cục dự trữ liên bang Fed cũng yêu cầu các ngân hàng có quy mô tổng tài sản hợp nhất trên 10 tỷ USD, bao gồm 19 định chế, chiếm trên 2/3 tổng tài sản hệ thống ngân hàng Mỹ, phải tuân thủ khuôn khổ Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Fed, 2012). Theo đó, khuôn khổ Kiểm tra sức chịu đựng bao gồm các hoạt động toàn diện, được tích hợp với các hoạt động khác và có tính dự báo của ngân hàng nhằm phát hiện, đo lường rủi ro và bất ổn xuất phát từ môi trường kinh tế - tài chính khủng hoảng hoặc những sự kiện bất lợi của chính ngân hàng. Khuôn khổ này sẽ bổ sung cho các phương pháp quản trị rủi ro định lượng khác, vốn chỉ thuần túy là ước lượng rủi ro / tổn thất trên số liệu quá khứ, cũng như những phương pháp quản trị rủi ro định tính khác…. Ngân hàng xây dựng, thực hiện khuôn khổ Kiểm tra sức chịu đựng phù hợp với quy mô, mức độ phức tạp, các mảng nghiệp vụ và rủi ro tổng thể của mình.

Như vậy, yêu cầu về Kiểm tra sức chịu đựng đối với các ngân hàng lớn tại

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023