Thực Trạng Về Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thăng Bình

Tóm lại, dư nợ cho vay của chi nhánh thời kỳ 2001-2005 tăng trưởng khá nhanh, nhất là dư nợ của các DNNQD và HSX. Kết quả đạt được trên đây xuất phát từ việc kinh tế trên địa bàn giữ ổn định và duy trì mức tăng trưởng cao làm cho mức sống của người dân tăng lên, cùng với chính sách kích cầu của Nhà nước, nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong cơ cấu tăng trưởng, dư nợ trung hạn còn chiếm tỷ lệ khá thấp và có xu hướng giảm, trong khi đó nguồn vốn huy động tại chi nhánh có xu hướng tăng nhanh về nguồn vốn dài hạn. Đây là một vấn đề mà chi nhánh cần quan tâm hơn nữa trong việc mở rộng đầu tư tín dụng của mình.

Với sự nổ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Bình thời kỳ 2001-2005 luôn có lãi, năm 2005 lợi nhuận của chi nhánh Thăng Bình đạt được là 4,31 tỷ, tăng so với năm 2004 là 0,76 tỷ, với tốc độ tăng là 21,4%, so với năm 2000, tăng gấp 3,5 lần. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Thăng Bình được thể hiện biểu 2.5.

Biểu 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Bình

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

1. Thu Nhập

6.4

6.77

8.32

8.73

11.23

- Thu lãi cho vay

5.79

4.62

5.62

5.96

9.49

- Thu dịch vụ

0.04

0.05

0.06

0.07

0.11

2. Tổng chi phí

4.26

4.65

5.26

5.18

6.92

- Trả lãi tiền vay

2.98

3.22

3.64

3.43

5.10

- Trích lập quỹ dự phòng

0.53

0.65

0.19

0.14

0.17

3. Lợi Nhuận

2.14

2.12

3.06

3.55

4.31

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 7

(Nguồn: Báo cáo cân đối hằng năm 2001-2005 của NHNo&PTNTchi nhánh Thăng Bình)


2.2. Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Thăng Bình

Với phương châm mở rộng tín dụng phải gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế thấp nhất nợ quá hạn phát sinh. Tình hình RRTD của NHNo& PTNT chi nhánh Thăng Bình được thể hiện biểu số 2.6a. và 2.6b.

Biểu 2.6a: Tình hình về rủi ro tín dụng theo thời hạn của chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

1

Nợ quá hạn

2.54

1.86

1.77

1.54

1.46

a

- Ngắn hạn

1.84

1.37

1.50

1.43

1.35

2

Nợ khó đòi

0.30

0.31

0.21

0.10

0.08

a

- Ngắn hạn

0.26

0.27

0.18

0.08

0.07

3

Tỷ lệ Nợ quá hạn

4.20%

3.85%

2.71%

2.42%

1.35%

a

- Ngắn hạn

4.83%

4.34%

3.51%

3.21%

1.55%

b

- Trung hạn

3.13%

2.95%

1.19%

0.57%

0.53%

4

Tỷ lệ Nợ khó đòi

0.50%

0.64%

0.32%

0.16%

0.07%

a

- Ngắn hạn

0.68%

0.85%

0.42%

0.18%

0.08%

a

- Trung hạn

0.18%

0.24%

0.13%

0.11%

0.05%

(Nguồn: Báo cáo cân đối hằng năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)

* Về tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh từ năm 2001-2005 nhìn chung có xu hướng giảm qua các năm, năm 2001 nợ quá hạn 2,54 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn là 4,20%, đến năm 2005 nợ quá hạn chỉ còn 1,46 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ nợ quá hạn 1,35%. Con số này cho thấy, chất lượng của khoản mục tín dụng tại chi nhánh Thăng Bình trong thời gian qua đã từng bước được kiểm soát.

* Về tỷ lệ nợ khó đòi. Cùng với việc giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm thì tỷ lệ nợ khó đòi của chi nhánh cũng giảm mạnh. Năm 2001, nợ khó đòi của chi nhánh là 0,3 tỷ đồng, chiếm 11,8% nợ quá hạn, tương ứng với tỷ lệ nợ khó đòi là 0,496%,

năm 2005, nợ khó đòi của chi nhánh chỉ còn 0,08 tỷ đồng, chiếm khoản 5,48% trên tổng nợ quá hạn, tương ứng với tỷ lệ nợ khó đòi là 0,074%.


Biểu 2.6b: Rủi ro tín dụng theo ngành nghề cho vay của chi nhánh Thăng Bình


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

1. Nợ quá hạn

2.54

1.86

1.77

1.54

1.46

- Trong đó, Hộ SX

2.54

1.86

1.77

1.54

1.46

2. Tỷ lệ Nợ quá hạn

4.20%

3.85%

2.71%

2.42%

1.35%

a. Nông, lâm, ngư nghiệp

4.20%

3.96%

2.71%

2.60%

1.53%

b. Công Nghiệp

3.85%

2.35%

2.16%

1.38%

0.82%

c. Thương mại & DVụ

4.34%

3.49%

2.79%

2.24%

1.03%

3. Nợ khó đòi

0.30

0.31

0.21

0.10

0.08

- Trong đó, Hộ SX

0.30

0.31

0.21

0.10

0.08

4. Tỷ lệ Nợ khó đòi

0.50%

0.64%

0.32%

0.16%

0.07%

a. Nông, lâm, ngư nghiệp

0.516%

0.687%

0.323%

0.165%

0.093%

b. Công Nghiệp

0.275%

0.294%

0.270%

0.00

0.00

c. Thương mại & DVụ

0.342%

0.349%

0.317%

0.236%

0.057%

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng hằng năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)

Đồ thị 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ khó đòi của chi nhánh


4.20%

3.85%

2.71%

2.42%

1.35%

0.50%

0.64%

0.32%

0.16%

0.07%

5.00%

4.00%

3.00%

2.00%

1.00%

0.00%

2001 2002 2003 2004 2005


Tû lÖNî qu¸ h¹ n Tû lÖNî khã ®ßi


Nợ quá hạn và nợ khó đòi của chi nhánh Thăng Bình tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là HSX và ở trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ. Đối với ngành nông lâm, ngư nghiệp, năm 2001, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,20%, tỷ lệ nợ khó đòi là 0,516%, đến năm 2005, tỷ lệ này tương ứng chỉ còn 1,53% và 0,093%. Đối với ngành thương mại, dịch vụ, năm 2001, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,34%, tỷ lệ nợ khó đòi là 0,342%, đến năm 2005, tỷ lệ này tương ứng chỉ còn 1,03% và 0,057%.

Ngoài ra, nợ quá hạn và nợ khó đòi của chi nhánh Thăng Bình còn tập trung phần lớn vào các món vay ngắn hạn (đây cũng là hoạt động cho vay chủ yếu của chi nhánh Thăng Bình, chiếm 80%) và có xu hướng giảm qua các năm, năm 2001, nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 1,84 tỷ đồng, chiếm 72,44% nợ quá hạn của chi nhánh với tỷ lệ nợ quá hạn là 4,83%, nợ khó đòi là 0,26 tỷ đồng, chiếm trên 86% nợ khó đòi của toàn chi nhánh với tỷ lệ nợ khó đòi là 0,682%, đến năm 2005, nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 1,35 tỷ đồng, chiếm 92,46% nợ quá hạn của chi nhánh với tỷ lệ nợ quá hạn là 1,55%, nợ khó đòi trong cho vay ngắn hạn là 0,07 tỷ đồng, chiếm trên 87,5% nợ khó đòi của toàn chi nhánh với tỷ lệ nợ khó đòi là 0,08%.

Ngược lại với cho vay ngắn hạn, nợ quá hạn và nợ khó đòi trong cho vay trung hạn có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2001, tỷ lệ nợ quá hạn là 3,13%, tỷ lệ nợ khó đòi là 0,18%, đến năm 2005 tỷ lệ này tương ứng là 0,53% và 0,05%. Tuy nhiên, tốc độ giảm nợ khó đòi trong cho vay trung hạn lại chậm hơn nhiều so với cho vay ngắn hạn.

* Về khả năng thu hồi của các khoản nợ quá hạn: Trong cơ cấu nợ xấu (theo tiêu chuẩn phân loại mới), dư nợ xấu tính đến 31/12/05 là 1.46 tỷ đồng giảm 0.08 tỷ đồng so với cùng kỳ của 2004 chiếm 0,14% trên tổng dư nợ hữu hiệu trong đó, nợ nhóm 2 là 1.01 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 69.18% trên tổng nợ xấu, nợ nhóm 3 là 0.25 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17.12% trên tổng nợ xấu, nợ nhóm 4 là 0.12 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8.22% trên tổng nợ xấu, nợ nhóm 5 là 0.08 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5.48% trên tổng nợ xấu. Như vậy, nợ quá hạn của ngân hàng chủ yếu rơi vào nhóm 2 (nhóm nguy cơ mất vốn thấp, quá hạn dưới 90 ngày) (biểu 2.7).

Biểu 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Số

tiền


Tỷ lệ

Số

tiền


Tỷ lệ

Số

tiền

Tỷ

lệ

Số

tiền


Tỷ lệ

Số

tiền

Tỷ

lệ

Nhóm

2

1.72

2.8%


0.72


1.5%


0.81

1.2

%


0.86


1.3%


1.01

0.9

%

Nhóm

3

0.11

0.2%


0.25


0.5%


0.30

0.5

%


0.33


0.5%


0.25

0.2

%

Nhóm

4

0.41

0.7%


0.58


1.2%


0.45

0.7

%


0.26


0.4%


0.12

0.1

%

Nhóm

5

0.30

0.5%


0.31


0.6%


0.21

0.3

%


0.10


0.2%


0.08

0.1

%

Tổng

cộng

2.54

4.2%


1.86


3.8%


1.77

2.7

%


1.54


2.4%


1.46

1.3

%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)


Đồ thị 2.7: Tỷ trọng dư nợ quá hạn theo ngành kinh tế


78.77%

8.90% 12.33%

81.82%

5.84% 12.34%

85.31%

2.26%12.43%

89.78%

2.185.%06%

89.76%

2.767%.48%

2005


2004


2003


2002


2001


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

NLNN C«ng NghiÖp Th- ong m¹ i & DV


* Về nguyên nhân của các khoản nợ quá hạn: Trong hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Bình, nợ quá hạn phát sinh do các nguyên nhân sau đây (xem biểu 2.8)

Biểu 2.8: Rủi ro tín dụng theo nguyên nhân cho vay của chi nhánh

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

1. Tổng Nợ quá hạn

2.54

1.86

1.77

1.54

1.46

* Khách quan

2.18

1.69

1.61

1.44

1.22

- Thiên tai, dịch bệnh

2.05

1.60

1.55

1.50

1.22

- Khác

0.13

0.09

0.06

0.04

0

* Chủ quan

0.36

0.17

0.16

0.10

0.24

- Kinh doanh thua lỗ

0.25

0.10

0.10

0.06

0.21

- Do phía ngân hàng

0.11

0.07

0.06

0.04

0.03

2. Tổng Nợ khó đòi

0.30

0.31

0.21

0.10

0.08

- Khách quan

0.27

0.23

0.15

0.10

0.06

- Chủ quan

0.03

0.08

0.06

0

0.02

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)

- Nguyên nhân khách quan. Đây là nguyên nhân chủ yếu phát sinh nợ quá hạn và nợ khó đòi tại chi nhánh. Năm 2001, nợ quá hạn do nguyên nhân này là 2.18 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 85.83% trong tổng số nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.27 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 90% trong tổng số nợ khó đòi tại chi nhánh Thăng Bình. Năm 2005 nợ quá hạn do nguyên nhân này gây ra chỉ còn là 1.22 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 83.56% trong tổng nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.06 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 75% trong tổng số nợ khó đòi tại chi nhánh Thăng Bình. Mặt khác, trong những năm qua, hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra trên địa bàn cộng với nạn dịch cúm gia cầm, bệnh lỡ mồm long móng ở gia súc tái phát gây thiệt hại lớn về kinh tế của người dân nói chung và nông dân Thăng Bình nói riêng làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Nguyên nhân chủ quan. Nhìn chung nợ quá hạn và nợ khó đòi do nguyên nhân này gây ra là rất thấp. Năm 2001, nợ quá hạn là 0.36 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14.17% trong tổng nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.03 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng nợ khó đòi của chi nhánh, đến năm 2005, nợ quá hạn theo nguyên nhân này là 0.24 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16.44% trong tổng số nợ quá hạn, nợ khó đòi là 0.02 tỷ đồng,

chiếm tỷ trọng 25% trong tổng số nợ khó đòi của chi nhánh. Tuy nhiên, nợ quá hạn và nợ khó đòi theo nguyên nhân chủ quan có chiều hướng gia tăng về tỷ trọng, cần phải được quan tâm đúng mức.

Trong nguyên nhân chủ quan thì nguyên nhân do sản xuất, kinh doanh thua lỗ gây ra nợ quá hạn chiếm tỷ trọng lớn. Điều đó, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa nhạy bén nắm bắt, định hướng và dự đoán được thị trường để trồng cây gì, nuôi con gì và kinh doanh ở lĩnh vực nào để thu được kết quả. Nhất là, những năm gần đây giá cả hàng nông sản, thực phẩm, hàng vật tư nông nghiệp thường xuyên biến động; đặc biệt, năm 2005 giá điều nguyên liệu tăng đột biến, nhưng điều nhân không có đầu ra dẫn đến thua lỗ nặng nề.

Ngoài ra, do chất lượng thẩm định kém và sự kiểm tra, kiểm soát của cán bộ tín dụng chưa được chặt chẽ, kịp thời nên phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên, nguyên nhân này được chấn chỉnh kịp thời nên trong những năm gần đây ít phát sinh nợ xấu.

2.2.2. Thực trạng về hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình

Việc hạn chế RRTD tại chi nhánh Thăng Bình đang là vấn đề quan tâm chú ý. Tuy việc hạn chế này chưa được thực hiện theo một chương trình có hệ thống, nhưng các biện pháp nhằm hạn chế RRTD tại chi nhánh Thăng Bình được thể hiện rõ trong mục tiêu, chính sách, quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay và chủ yếu trong công tác kiểm soát RRTD trên mọi mặt hoạt động tại chi nhánh Thăng Bình.

2.2.2.1. Về công tác nhận dạng, đo lường RRTD của chi nhánh

* Về công tác nhận dạng RRTD của chi nhánh

Công tác này mới được chi nhánh Thăng Bình thực hiện mang tính chất định tính dựa trên cảm nhận và kinh nghiệm của CBTD đối với từng loại hình cho vay và đối với từng đối tượng khách hàng mà chưa có một mô hình nhận dạng RRTD cụ thể nào. Việc nhận dạng theo nguồn rủi ro, theo nghi vấn về điều kiện gây ra rủi ro và nguy cơ đều chưa được chi nhánh đặt ra. Đây cũng là tình hình chung của các NHTM trên địa bàn Quảng Nam hiện nay. Do vậy, để có cái nhìn toàn diện về RRTD đã, đang và sẽ xảy ra, chi nhánh Thăng Bình cần phải xây dựng mô hình nhận dạng RRTD để đáp ứng được yêu cầu mới trong điều kiện hoạt động kinh doanh tín dụng ngày nay.

* Về công tác đo lường RRTD của chi nhánh Thăng Bình

Công tác này được chi nhánh Thăng Bình thực hiện khá tốt thông qua việc thẩm định, đánh giá cụ thể cho từng đối tượng khách hàng như sau:

- Đối với khách hàng là cá nhân, HSX. Mỗi khách hàng vay và những người bảo lãnh cho họ đều được yêu cầu phải hoàn tất và cung cấp một báo cáo chi tiết về tình trạng bản thân và được chi nhánh Thăng Bình tiến hành kiểm tra báo cáo này một cách cẩn thận, nếu có sự nghi ngờ sẽ tìm mọi cách để làm sáng tỏ vấn đề. Những thông tin cần thẩm định và đánh giá đó là: Các thông tin về người vay có đầy đủ và chính xác không, lịch sử tín dụng, nơi thường trú có ổn định, sức khoẻ, tình trạng hôn nhân có vấn đề gì bất thường không. Nghề nghiệp đã và đang làm gì, có liên quan gì đến kế hoạch đầu tư kinh doanh đang vay, hiện tại đang làm thuê hay tự kinh doanh, công việc có lâu dài, có ổn định không. Người vay đề nghị dùng nguồn nào trả nợ, có đảm bảo và có hoàn toàn trong tầm kiểm soát của người vay không. Nếu ngân hàng cho vay và sau đó người vay bị chết sẽ phải làm thế nào để thu nợ. Tình trạng tài chính như thế nào, đã từng bị phá sản chưa, tài sản hiện có thuê hay sở hữu, duy nhất hay đồng sở hữu, tài sản bảo đảm có thích hợp không, tài sản người vay có sẵn sàng chưa. Thu nhập từ công việc, hoạt động kinh doanh có ổn định không, người vay có đủ tiền để trả nợ và có thích hợp với kế hoạch kinh doanh đề xuất không.

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp. Chi nhánh Thăng Bình đã có những phân tích sâu hơn, toàn diện hơn để đo lường chính xác và kiểm soát chặt chẽ về RRTD đối với đối tượng này.

+ Thẩm định và đánh giá những vấn đề chủ yếu về tư cách vay nợ, bản thân giám đốc có phải là người uy tín hay không, năng lực quản lý có vững vàng không, hiện trạng và triển vọng kinh doanh trong tương lai, lịch sử tín dụng, lịch sử quan hệ với ngân hàng. Nếu khách hàng là doanh nghiệp mới, chi nhánh tập trung thẩm định một số vấn đề chủ yếu về tư cách pháp lý thật sự, uy tín, khả năng, kinh nghiệm của giám đốc và các trợ thủ, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có thực tế không.

+ Thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp: Để thẩm định năng lực tài chính, chi nhánh dựa vào các thông tin kế toán 2 năm gần nhất mà khách hàng cung

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022