Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng


- Ban lãnh đạo: Đây là bộ phận có quyền quyết định cao nhất của Citibank. Ban lãnh đạo phân bổ nguồn vốn, điều hành hoạt động của cả ngân hàng trong đó có hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo có trách nhiệm đề ra mức rủi ro của ngân hàng; đề ra những mục tiêu chiến lược và các quy định chung sử dụng trong toàn ngân hàng; kiểm tra lại quyết định cấp tín dụng của các cán bộ tín dụng nếu thấy nghi ngờ có khả năng gây ra thiệt hại về vật chất, hoặc ảnh hưởng tới uy tín của ngân hàng.

- Ban hoạch định chính sách tín dụng: Ban này phải chịu trách nhiệm trong việc duy trì một hình thức QTRRTD hoàn chỉnh, có hiệu quả; tham gia vào việc lập kế hoạch đầu tư gián tiếp, dự đoán những tổn thất tín dụng; thiết lập các chính sách và tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với luật, với quy định chung của ngân hàng; xem xét và chỉnh sửa chính sách tín dụng nếu xét thấy chúng có thể gây ra rủi ro bất thường; xem xét trao quyền cấp tín dụng cho những cán bộ có đủ năng lực; lập các báo cáo về đầu tư gián tiếp, tập trung đánh giá chất lượng các thông tin rủi ro, tiến trình xử lý rủi ro đối với tất cả các trường hợp quá hạn mức tín dụng cho phép.

- Ban quản trị hạn mức tín dụng: Những người quản trị hạn mức tín dụng có nhiệm vụ điều hành và phát triển các kế hoạch kinh doanh, xem xét và thông qua các khoản tín dụng, chịu trách nhiệm về chất lượng của khoản tín dụng đó. Những người quản trị hạn mức tín dụng còn có trách nhiệm phát triển chiến lược kinh doanh, xét và duyệt cho vay các chương trình tín dụng, quản trị đầu tư gián tiếp và kiểm tra chất lượng, sửa chữa các thiếu sót khi cần.

- Ban đánh giá rủi ro kinh doanh: Nhân viên của ban này ít nhất phải có 10 năm làm việc về nghiệp vụ tín dụng và luân phiên nhau làm trong ban theo yêu cầu phát triển nghiệp vụ. Ban này thực hiện việc đánh giá tình hình kinh doanh của các đơn vị và cung cấp thông tin rủi ro trong đầu tư gián tiếp; đánh giá sự đánh giá độc lập về các hoạt động tín dụng, về các chính sách, sự thi hành và các thủ tục trong quản trị tín dụng; phối hợp hoạt động với giám sát viên và kiểm toán viên độc lập.

Thứ hai, Citibank thực hiện đánh giá độ tin cậy của người đi vay: việc đánh giá độ tin cậy của người đi vay tập trung vào những điểm chủ yếu theo truyền thống "Tín dụng 5 chữ C" như sau:

- Character of management: Năng lực quản trị của người vay;

- Financial capacity of the venture: Năng lực tài chính của người vay;

- Collateral security: Thế chấp đảm bảo khoản vay;

- Condition of the industry: Lĩnh vực mà người vay hoạt động;

- Condition of terms: Các điều khoản và điều kiện tín dụng.

Thứ ba, Citibank có sự phân biệt giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê

duyệt:


- Quyền cấp tín dụng được ủy nhiệm cho cán bộ tín dụng dựa trên năng lực và tư cách, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp, trình độ học vấn và đào tạo của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó trong ngân hàng.

- Quyền phê duyệt: Ở Citibank, việc cấp tín dụng không do một người quyết định, mà được quyết định bởi 3 cán bộ tín dụng, những người chịu trách nhiệm về cho vay và phải thông qua các chương trình tín dụng hay giao dịch tín dụng riêng lẻ.

Thứ tư, Citibank xây dựng mô hình tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình tập trung. Hoạt động quản trị rủi ro được tập trung tại Hội sở chính và chia thành 3 bộ phận chức năng: Bộ phận tác nghiệp, bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận quản trị nợ.

1.3.1.4. Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ - Úc

ANZ là một trong những ngân hàng hàng đầu của Úc, với tài sản trị giá 507 tỷ USD vào năm 2009 và có hơn 30.000 nhân viên trên khắp các châu lục. Đặc điểm công tác QTRRTD của ANZ như sau:

- Đo lường rủi ro định lượng

Do đã xây dựng được hệ thống dữ liệu tích hợp, tập trung nên ANZ có thể áp dụng mô hình đo lường tín dụng nội bộ và mô hình RAROC.

+ Mô hình đo lường tín dụng nội bộ: ANZ áp dụng mô hình này theo quy trình chung theo quy định của Basel II. Tuy nhiên, ANZ đánh giá tiêu chí xác suất không trả được nợ như là một tiêu chí chủ chốt để xem mức độ tin cậy của người vay trong quá trình xếp hạng khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của ANZ được thiết kế tham khảo tổ chức đánh giá mức tín nhiệm Standard & Poor, và tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt của Basel II.

+ Mô hình Raroc: Ngân hàng ANZ áp dụng phương pháp Raroc và xem đây là phương pháp tính hiệu quả khoản vay. Theo ANZ, phương pháp Raroc đảm bảo rằng một khoản vay chỉ được thông qua khi và chỉ khi khoản vay đem lại giá trị cho cổ đông. Nếu RAROC của khoản vay thấp hơn ROE thì khoản vay sẽ từ chối, tuy nhiên nếu lớn hơn sẽ được thông qua. Dựa trên nguyên tắc này, tiêu chuẩn RAROC cho các khoản vay được chấp nhận của ANS trong suốt 5 năm được tính như sau:

Bảng 1.5: ROE và RAROC đối với các khoản vay của ANZ


Năm

2002

2003

2004

2005

2006

ROE

21,60%

20,60%

17,80%

15,50%

18,82%

RAROC

>21,60%

>20,60%

>17,80%

>15,50%

>18,82%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Nguồn: [47]

- Tổ chức quản trị rủi ro tập trung

ANZ đo lường rủi ro theo mô hình tổ chức quản trị rủi ro tập trung. Thứ nhất, mọi quyết định về chiến lược quản trị rủi ro của ANZ tập trung ở Hội đồng quản trị. Thứ hai, để đảm bảo quyết định tín dụng được chặt chẽ và rõ ràng, cấu trúc


của hoạt động quản trị rủi ro ở ANZ chia làm 3 bộ phận: Bộ phận kinh doanh và quan hệ khách hàng (Business unit), Bộ phận Quản trị rủi ro (Relative Credit group), Bộ phận quản trị nợ (Debt Department). Thứ ba, đối với các khoản vay lớn thì quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Ủy ban quản trị rủi ro và hội đồng quản trị rủi ro.

- Kiểm soát RRTD kép

ANZ hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển qua nhiều thập kỉ, do đó toàn bộ hoạt động tín dụng của ngân hàng đều được giám sát chặt chẽ qua các cổ đông và thị trường. Điều này góp phần làm tăng tính minh bạch và công khai về thông tin của ANZ.

Ngoài ra, ANZ còn chú trọng xây dựng một hệ thống kiểm soát tín dụng nội bộ toàn diện trong đó có: (i) Hệ thống cảnh báo các dấu hiệu bất thường của các khoản tín dụng được nghiên cứu và đi vào hoạt động để có thể khấc phục kịp thời tránh tổn thất xảy ra; (ii) Hoạt động "kiểm tra thử khủng hoảng" được thực hiện định kỳ hoặc tại những thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn để lượng hóa rủi ro chính xác trong từng thời kỳ và có biện pháp phòng chống, dự phòng rủi rọ, chính sách giá phù hợp; (iii) Hoạt động kiểm toán nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đang được duy trì một cách rất hiệu quả đảm bảo tính tuân thủ tuyệt đối trong hệ thống.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam trong quản trị rủi ro tín dụng

Qua nghiên cứu công tác quản trị rủi ro ở một số ngân hàng trên thế giới, bài học kinh nghiệm rút ra cho VietinBank là:

1.3.2.1. Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế, tăng cường sử dụng phương pháp định lượng trong phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng

Không có một “kịch bản” chung cho lộ trình triển khai Basel 2 của các NHTM. Basel 2 bao gồm 3 trụ cột và đưa ra nhiều cách tiếp cận để đo lường vốn cho RRTD. Mỗi ngân hàng căn cứ vào đặc điểm về RRTD và năng lực quản lý RRTD để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho cách tiếp cận của mình cũng như thời điểm tuân thủ từng trụ cột của Basel 2: Có thể áp dụng một hoặc nhiều cách tiếp tiếp cận cho RRTD, có thể tuân thủ dần từng trụ cột hoặc đồng thời cả 3 trụ cột. Quá trình triển khai Basel 2 phải gắn liền với quá trình đổi mới, năng cao năng lực quản trị RRTD.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện Basel 2, hệ thống các văn bản qui định và hướng dẫn thực hiện Basel 2 phải được hoàn thiện trước thời điểm


triển khai. Thực tế tại các nước đã thực hiện Basel 2, cơ quan giám sát Ngân hàng của các nước đều có sự chuẩn bị và hoàn thiện về hành lang pháp lý về Basel 2: Ban hành các dự thảo, lấy ý kiến rộng rãi từ các NHTM và các bên liên quan để hoàn thiện.

Do hệ thống quản trị RRTD chưa thực sự hiệu quả, quá trình tuân thủ Basel 2 phải là một quá trình hoàn thiện và tuân thủ dần từng bước trên cơ sở tận dụng năng lực sẵn có để giảm thiểu chi phí trong quá trình triến khai thực hiện. Theo kinh nghiệm các NHTM được NCS khảo sát, việc tuân thủ Basel 2 không nhất thiết phải tuân thủ phương pháp tiếp cận phức tạp nhất, các ngân hàng cần lựa chọn phương pháp tiếp cận phù hợp với thực trạng hoạt động tín dụng và khả năng hiện có của từng ngân hàng.

Mặc dù Ủy ban Basel khuyến nghị các NHTM nên hướng tới việc tiếp cận IRB cho RRTD, đặc biệt là IRB nâng cao. Song trên thực tế việc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để tiếp cận IRB khá ngặt ngèo. Vì vậy kể cả các NHTM lớn, có hệ thống quản trị RRTD hiện đại vẫn phải tiếp cận IRB theo từng phân đoạn thị trường (có những phân đoạn thị trường vẫn tiếp cận theo phương pháp SA) theo nguyên tắc phân đoạn thị trường nào có lợi thế tuân thủ trước, các phân đoạn chưa đáp ứng được sẽ hoàn thiện dần cho đến khi đủ điều kiện tối thiểu mới tuân thủ.

Đối với phương pháp IRB, Basel đề cao vấn đề kiểm định tính hiệu quả, chính xác các ước lượng nội bộ. Vì vậy, các NHTM được khảo sát đều được Cơ quan giám sát Ngân hàng yêu cầu trước khi áp dụng phải có giai đoạn quá độ - tiếp cận song song phương pháp truyền thống (hoặc SA) và IRB- giai đoạn này có thể coi là giai đoạn vận hành thử. Tại các NHTM đã khảo sát đều có qui định thời gian tối thiểu vận hành song song và thời gian này sẽ kết thúc khi các kiểm định cho thấy kết quả ước lượng đáp ứng yêu cầu chuẩn Basel 2.

1.3.2.2. Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng dựa trên điều kiện cụ thể của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Các NHTM trên thế giới rất linh hoạt trong việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD sao cho phù hợp với điều kiện và nội lực của mình tiến tới mô hình đạt chuẩn mực quốc tế. Sự kết hợp các phương thức quản trị rủi ro rất đa dạng và thay đổi khi điều kiện thị trường thay đổi.

Ví dụ như Citibank mặc dù hoạt động trong một thị trường tài chính phát triển, tuy nhiên do những năm 1990 trở đi nợ quá hạn phát sinh cao và thị trường


phái sinh phát triển mạnh mẽ, Citibank đã sử dụng thêm phương pháp đo lường định tính thông qua hệ thống cho điểm tín dụng để phân tích các khoản vay dưới chuẩn bổ sung.

Hơn thế nữa, việc xác định mô hình quản trị RRTD cần phải phù hợp và tương thích với điều kiện cụ thể của từng ngân hàng. Một ngân hàng phát triển trong điều kiện thị trường tài chính yếu kém không thể chuyển sang áp dụng ngay mô hình định lượng vì dữ liệu thông tin trong thị trường đó không thể tốt lên ngay, hoặc không thể áp dụng mô hình kiểm soát kép vì trong thị trường tài chính đang phát triển, vai trò kiểm soát của thị trường rất mờ nhạt. Nếu xác định mô hình không phù hợp với điều kiện của mình sẽ lãng phí tài nguyên và không đem lại hiệu quả thiết thực.

1.3.2.3. Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc vào kết quả của các khâu trong quản trị rủi ro tín dụng

Các NHTM trên thế giới đều kết hợp chặt chẽ các khâu của quá trình QTRRTD từ nhận biết đến đo lường, quản lí, kiểm soát tạo thành một chỉnh thể trong hoạt động quản trị rủi ro. Hoạt động đo lường định lượng sẽ tạo ra những thông tin chính xác và có thể tích lũy các thông tin về một đầu mối, trên cơ sở đó ngân hàng mới có thể tổ chức quản trị tập trung. Trên nền tảng thông tin và hoạt động quản trị rủi ro tập trang, bộ phận kiểm tra nội bộ mới có thể kiểm soát tốt được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu một ngân hàng chỉ QTRRTD dựa trên việc đo lường rủi ro hoặc chỉ quan tâm đến tổ chức rủi ro thì sẽ không mang lại hiệu quả đồng bộ.

Ngân hàng liên tục rà soát, báo cáo và kiểm soát rủi ro. Ngân hàng cần quan tâm đến việc nâng cao quản trị hệ thống và tránh các rủi ro tiềm ẩn trong HĐKD bằng cách rà soát thường xuyên các rủi ro chính như tín dụng, lãi suất, thanh khoản và thị trường để đảm bảo các rủi ro này không vượt quá mức chấp nhận được. Riêng với RRTD, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng nội bộ và hàng tháng phân tích các biến động về mức độ rủi ro cho từng ngành cũng như doanh nghiệp, đảm bảo không vượt quá các hạn mức đã xây dựng, qua đó duy trì nhất quán mức khẩu vị rủi ro của Ngân hàng.

1.3.2.4. Hoàn thiện và tuân thủ hệ thống pháp lí

Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, năm 1988, Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (the Basel Capital Accord hay Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu. Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% RRTD của ngân hàng đó. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel mới (Basel II) đã chính thức được ban hành. Bản Hiệp ước Basel II đưa ra 03 phương pháp tính toán RRTD bao gồm: Phương


pháp chuẩn hóa (Standardised), Phương pháp cơ sở dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (Foundation Internal Ratings Based - FIRB) và Phương pháp nâng cao dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (Advanced Internal Ratings Based-AIRB).

Ngân hàng ANZ vận hành được mô hình tốt do phát triển trong một môi trường luật pháp công khai ổn định, các chuẩn mực kế toán về hoạt động tín dụng, dự phòng rủi ro, cơ chế quản trị nợ, được kiện toàn, các doanh nghiệp đi vay phải công bố công khai các báo cáo tài chính đầy đủ, tình hình tài chính rõ ràng.

Đối với NHTM Việt Nam cần tuân thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD đúng với Thông tư số: 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước từng bước đa dạng hoạt động tín dụng theo hướng chuẩn hóa và phù hợp với thông lệ quốc tế.

1.3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ để vận hành mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả

Hầu hết các ngân hàng như ANZ, Citibank đều có nền tảng công nghệ vững chắc, đây là cơ sở để các ngân hàng có thể áp dụng mô hình QTRRTD. Hệ thống thông tin của các ngân hàng này đều được xử lí tự động tập trung, có các phần mềm phân loại được các khoản vay nào trong hạn, quá hạn và có vấn đề và từ đó đưa ra các báo cáo cho các cấp độ quản trị khác nhau. Hệ thống thông tin tập trung sẽ giúp cho các ngân hàng phân tích tốt hơn về khách hàng, và đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro tương ứng. Do đó, công nghệ thông tin là chìa khóa để vận hành mô hình quản trị RRTD.

Ngân hàng cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cho các cán bộ ngân hàng có thể dễ dàng tra cứu tìm kiếm thông tin liên quan đến khách hàng. Ngoài ra, một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng giúp nâng cao chất lượng công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro do thiếu thông tin. Xây dựng một hệ thống quản lý dữ liệu tập trung toàn hàng làm cơ sở đánh giá, theo dõi liên tục và kịp thời danh mục tín dụng đầu tư.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 đã khái quát những nội dung cơ bản về RRTD của ngân hàng trong đó những nội dung về bản chất của RRTD, phân loại, nguyên nhân và tác động của RRTD đến hoạt động của ngân hàng. Một nội dung quan trọng trong chương này đó là QTRRTD, làm rõ khái niệm về QTRRTD, sự cần thiết phải QTRRTD, nội dung của QTRRTD bao gồm: nhận biết RRTD, phân tích đánh giá RRTD, ứng phó RRTD và kiểm soát RRTD. Bên cạnh đó, chương này đi sâu vào nghiên cứu các mô hình đo lường, mô hình QTRRTD hiện nay đang được các ngân hàng trên thế giới sử dụng cùng với việc tuân thủ Hiệp ước Basel trong QTRRTD. Để có cách nhìn nhận toàn diện về QTRRTD, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm về QTRRTD của một số quốc gia trên thế giới có trình độ phát triển hoặc cùng trong khu vực có điều kiện kinh tế tương đồng với Việt Nam, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm trong QTRRTD cho hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Năm 1988, sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, VietinBank được thành lập, là Ngân hàng thương mại giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1.000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm, có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. VietinBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới, ngoài ra, VietinBank có quan hệ đại lý với trên 900 định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Bảng 2.1 Các chỉ số tài chính của VietinBank giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổngtài sản

460.420

503.530

576.368

661.241

779.483

948.699

1.095.060

Vốnchủsởhữu

28.491

33.625

54.075

55.259

56.110

60.399

63.765

Vốnđiềulệ

20.230

26.218

37.234

37.234

37.234

37.234

37.234

Tổng nguồnvốn

HĐộng

420.212

460.082

511.670

595.096

711.785

870.163

896.958

Tổng dư nợ tín dụng

293.434

405.744

460.079

542.685

676.688

721.798

889.895

Lợi nhuậnthuầntừ

HĐKDtrướcchi phí dự phòng RRTD


13.296


12.526


11.874


11.226


12.024


13.591


17.550

Chi phí DPRRTD

(4.904)

(4.357)

(4.123)

(3.923)

(4.679)

(5.022)

(8.343)

Lợi nhuậntrước thuế

8.392

8.168

7.751

7.303

7.345

8.569

9.206

Thuếthunhập DN

(2.132)

(1.998)

(1.943)

(1.576)

(1.628)

(1.712)

(1.747)

Lợi nhuậnsauthuế

6.259

6.169

5.808

5.727

5.717

6.858

7.458

ROA

2,03%

1,7%

1,4%

1,2%

1,0%

1,0%

1,0%

ROE

26,74%

19,9%

13,7%

10,5%

10,3%

11,8%

12,0%

Tỷlệnợxấu/dư nợ TD

0,75%

1,35%

0,82%

0,90%

0,73%

0,93%

1,14%

Tỷlệantoànvốn

(CAR)

10,57%

10,33%

13,2%

10,4%

10,6%

10,4%

10.5%

Nguồn: [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32]


Qua bảng số liệu 2.1 trên đây ta thấy, VietinBank là một trong 4 NHTM lớn ở Việt nam. Về tổng tài sản của ngân hàng không ngừng gia tăng trong 7 năm vừa qua, năm 2011 tổng tài sản là 460.420 tỷ đồng, năm 2012 là 503.530 tỷ đồng năm 2013 là 576.368 tỷ đồng, năm 2014 là 661.241 tỷ đồng năm 2015 là 779.483 tỷ đồng. Về nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của VietinBank trong giai đoạn 2011 - 2015 cũng không ngừng gia tăng, ta thấy vốn chủ sở hữu của VietinBank năm 2011 là 28.491 tỷ đồng, năm 2012 là 33.625 tỷ đồng, năm 2013 là 54.075 tỷ đồng, năm 2014 là 55.259 tỷ đồng, năm 2015 là 56.110 tỷ đồng, vốn điều lệ năm 2011 là

20.230 tỷ đồng, năm 2012 là 26.218 tỷ đồng, năm 2013, năm 2014 và năm 2015 vốn điều lệ của VietinBank là 37.234 tỷ đồng

2.1.2 Mô hình cơ cẩu tổ chức bộ máy của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của VietinBank tương đồng với mô hình mà các ngân hàng hiện đại trên thế giới thực hiện. Theo đó, hoạt động giám sát của hội đồng quản trị đối với Ban điều hành (Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc) được thực hiện theo quy chế Quản trị nội bộ của ngân hàng. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc cũng là thành viên của hội đồng quản trị, nên luôn đảm bảo sự giám sát của hội đồng quản trị trong hoạt động điều hành. Định kỳ có các phiên họp thường kỳ và các phiên họp thường trực. Phiên họp thường kỳ diễn ra với tần suất hàng tháng. Phiên họp thường trực diễn ra với tần suất hàng tuần. Tại VietinBank quy định rõ, trong các thành viên của hội đồng quản trị, những thành viên nào chỉ tham gia phiên họp thường kỳ, những thành viên nào buộc phải tham gia cả phiên họp thường kỳ và các phiên họp thường trực. Tại các phiên họp thường kỳ, Tổng giám đốc phải báo cáo về mọi mặt hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, Tổng giám đốc còn phải báo cáo cho hội đồng quản trị theo các chuyên đề, việc triển khai các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, các nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị. Giúp việc cho hội đồng quản trị trong việc giám sát hoạt động của Ban điều hành còn có Ban kiểm soát. hội đồng quản trị giao cho Ban kiểm soát định kỳ kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện các Nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức bộ máy của VietinBank đã và đang được hoàn thiện một cách cơ bản theo hướng kiện toàn hơn. Cụ thể, mô hình tổ chức được cơ cấu lại, đã cơ bản phân định các phòng ban theo đối tượng khách hàng, kết hợp theo sản phẩm dịch vụ; phân cấp quản lý theo mô hình nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tăng cường chất lượng và hiệu quả HĐKD, mở rộng mạng lưới và phát triển sản phẩm mới trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại. Ban lãnh đạo VietinBank có năng lực, tâm huyết, chủ động nhạy bén trong chỉ đạo


HĐKD. Hầu hết các vị trí trong Ban Lãnh đạo đều qua đào tạo nâng cao về kiến thức quản trị kinh doanh theo thông lệ quốc tế. Trong những năm qua, Ban Lãnh đạo ngân hàng đã chỉ đạo thành công quá trình cơ cấu lại VietinBank theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN. Ðặc biệt trong 4 năm trở lại đây,VietinBank đã liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực QLRR, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững.


Sơ đồ 2 1 Mô hình cơ cấu tổ chức của VietinBank Mô hình quản lý Tài sản 1


Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của VietinBank

Mô hình quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có theo khuyến nghị của Tư vấn quốc tế cũng đang được triển khai. Theo đó, danh mục tài sản của ngân hàng được quản lý tập trung, điều chỉnh bởi các công cụ điều hành như chính sách giá điều chuyển vốn nội bộ, hạn mức hoạt động của từng bộ phận, chỉ tiêu lợi nhuận đối với từng sản phẩm và kênh bán hàng. Quản lý về rủi ro lãi suất, thanh khoản đều được thực hiện tập trung tại Trụ sở chính nên đã hạn chế rủi ro xuống mức thấp, thu nhập phi tài chính ngày càng tăng lên. Trực thuộc hội đồng quản trị còn có các ủy ban. Các ủy ban hoạt động theo

Quy chế tổ chức và hoạt động của từng Ủy ban do hội đồng quản trị ban hành. Tại VietinBank, có 05 Ủy ban: Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban nhân sự, tiền lương và


khen thưởng; Ủy ban chính sách; Ủy ban quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có; Ủy ban nghiên cứu chiến lược phát triển công nghệ.

2.1.3. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

2.1.3.1 Công tác huy động vốn

ta có thể đi sâu phân tích về tổng nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank qua bảng và biểu đồ sau đây:

Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động của VietinBank giai đoạn 2011 -

2017

Đơn vị: %


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016


Tổng nguồn vốn huy động

100

100

100

100

100

100

100

Tiền gửi của khách hàng

61,70

62,84

71,24

71,27

69,26

75,98

76,02

Phát hành GTCG

2,64

6,23

3,24

0,89

2,93

2,77

2,76

Vay NHNN, TCTD khác

24,20

21,65

15,75

18,23

15,80

10,45

10,44

Huy động khác

11,46

9,28

9,77

9,60

12,01

10,80

10,78

Nguồn: [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32]


870.163 896.958

711.785

595.0

420.212 460.082

511.67

96

1000


800



Tổng nguồn vốn huy động (Tỷ đồng)

600


400


200


0

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017


Biểu đồ 2.1 Tổng nguồn vốn huy động của VietinBank giai đoạn 2011 - 2017

Nguồn: [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32]

Qua biểu đồ và bảng trên ta thấy Tính đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn huy động đạt 896.958 tỷ đồng, năm 2016, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank là

870.163 tỷ đồng, tăng trưởng 22% so với năm 2015, 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank là 711.785 tỷ đồng, tăng trưởng 19,61% so với năm 2014. Năm 2014 là 595.096 tỷ đồng, tăng trưởng 16,3% so với năm 2013 và đạt 104% kế hoạch của đại hội đồng cổ đông. VietinBank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn được đa dạng hóa. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng 13% và nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 19% so với 2014. Các nguồn vốn quốc tế như ODA, ADB, WB… tăng trưởng tích cực 22,7% so với cuối năm 2014. Điều này đã khẳng định uy tín và thương hiệu mạnh của VietinBank trên thị trường trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng.


2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.3 Tổng dư nợ tín dụng của VietinBank giai đoạn 2011 - 2017

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng dư nợ tín dụng

293.434

405.744

460.079

542.685

676.688

721.798

889.895

Tốc độ tăng trưởng so

với năm trước

-

38,27

13,39

17,79

24,69

6,67

23,29

Nguồn: [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32]

Tính đến 31/12/2017 Tổng dư của VietinBank đạt 889.895 tỷ đồng tăng 23,29% so với năm 2016, năm 2016 đạt 721.798 tỷ đồng, tăng 6,67% so với năm 2015, dư nợ tín dụng đến 31/12/2015 đạt 676.688 tỷ đồng, tăng 24,69% so với năm 2014, dư nợ 31/12/2014 đạt 542.685 tỷ đồng, tăng 117,79% so với năm 2013 (cao hơn mức tăng trưởng bình quân toàn ngành), đạt 104,5% kế hoạch. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2013 đạt 406.079 tỷ đồng, tăng 13,39% so với năm 2012, dư nợ 31/12/2012 đạt 405.744 tỷ đồng, tăng 38,27% so với năm 2011, dư nợ đến 31/12/2011 là 293.434 tỷ đồng.


900

800

700

600

500

400

889.895


721.798

676.688


542.685


Tổng dư nợ tín dụng (Tỷ đồng)

460.079

405.744

300 293.434

200

100

0

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017


Biểu đồ 2.2 Tổng dư nợ tín dụng của VietinBank giai đoạn 2011 - 2017 Nguồn: [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32]

Qua biểu số liệu trên ta thấy rằng dư nợ tín dụng của VietinBank hằng năm đều có mức tăng trưởng hợp lý, phù hợp với xu hướng chung và diễn biến của thị trường. Tuy nhiên chúng ta không chỉ xem xét về doanh số, điều quan trọng hơn cần chú ý xem xét tổng thể và toàn diện các chỉ tiêu lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Về kết quả HĐKD của VietinBank trong giai đoạn 2011 - 2017 ta có thể qua số liệu bảng 2.3 sau đây:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022