Các Nghiên Cứu Về Kiểm Tra Sức Chịu Đựng Ở Nước Ngoài



với 9 hình, 15 đồ thị và 22 bảng. Trong đó, phần mở đầu có 8 trang, chương 1 có 15 trang, chương 2 có 33 trang, chương 3 có 30 trang, chương 4 có 36 trang, chương 5 có 17 trang và phần kết luận 3 trang.

2. Tính cấp thiết của luận án

Rủi ro tín dụng (RRTD) là loại rủi ro khi một hay một nhóm khách hàng không trả được nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng thời hạn cho ngân hàng như cam kết. Tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên nhất trong hoạt động kinh doanh của NHTM. RRTD, nếu không được thường xuyên kiểm soát chặt chẽ, có thể mang lại tổn thất lớn, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Trong thực tiễn, có rất nhiều ngân hàng đã bị phá sản hoặc bị buộc phải sáp nhập do không đủ vốn để bù đắp những khoản lỗ do khách hàng không trả được nợ. Sau hệ quả nghiêm trọng và kéo dài của cuộc khủng khoảng 2007-2008, các quan điểm về quản trị rủi ro ngân hàng đã phải thay đổi. Ngày nay, các NHTM cần chủ động đánh giá khả năng chống đỡ được rủi ro trong những kịch bản tiêu cực, xác suất cực thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. Đây là tiền đề để Kiểm tra sức chịu đựng trở thành một yêu cầu bắt buộc tại Trụ Cột 2 của Basel II trong khuôn khổ Quy trình nội bộ ngân hàng nhằm đánh giá mức độ an toàn vốn (ICAAP). Theo đó, Kiểm tra sức chịu đựng là một công cụ đo lường, đánh giá và quản lý RRTD hữu hiệu, linh hoạt, có tính ứng dụng cao, phục vụ cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Thực tế cho thấy, đối với một nước có hệ thống ngân hàng mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu như Việt Nam, việc áp dụng Kiểm tra sức chịu đựng, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức và mất nhiều thời gian do việc tiếp cận tiêu chuẩn này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, chi phí khá cao, kinh nghiệm trong việc xử lý các mâu thuẫn xung đột giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ mới, và nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Các nhà quản lý tin tưởng rằng, quy định Basel sẽ khích lệ các ngân hàng Việt Nam cải thiện công tác quản lý rủi ro hiệu quả hơn, tạo tiền đề phát triển bền vững hệ thống ngân hàng.



Là một trong ba trụ cột của hệ thống ngân hàng Việt Nam với quy mô tổng dư nợ tín dụng 720 nghìn tỷ đồng tại 31/12/2016, đứng thứ hai toàn hệ thống, cơ cấu danh mục đa dạng theo đối tượng khách hàng và ngành nghề kinh tế, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam có tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ lực (chiếm trên 80% doanh thu). Công tác quản trị RRTD, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu dưới 3% được ngân hàng hết sức coi trọng. Vietinbank cũng là một trong mười NHTM được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định triển khai thực hiện Hiệp ước vốn Basel II theo phương pháp chuẩn từ cuối 2015 và theo phương pháp sử dụng xếp hạng tín dụng nội bộ từ cuối 2018. Vietinbank là một trong số ít các ngân hàng đầu tư nguồn lực để thực hiện chuyển đổi toàn diện, đáp ứng yêu cầu về quy trình thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng của Ủy ban Basel. Chính vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng công cụ Kiểm tra sức chịu đựng để quản lý RRTD tại Vietinbank là cần thiết để. Điều này giúp cho bản thân ngân hàng phát triển được bền vững, và cũng là bài học để các NHTM khác tại Việt Nam áp dụng.

Tuy nhiên, lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng tại Việt Nam vẫn còn khoảng trống nghiên cứu khá lớn. Ví dụ, các nghiên cứu vẫn sử dụng thước đo truyền thống là tỷ lệ nợ xấu, trong khi chỉ số này có nhiều nhược điểm như phụ thuộc vào chế độ kế toán, không có tính dự báo..; chưa có nghiên cứu đi sâu phân tích Kiểm tra sức chịu đựng khi ứng dụng cho mục đích quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng trên cơ sở những quy chuẩn hiện đại về đo lường RRTD của Basel II.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Xuất phát từ tính mới, sự cấp thiết và khoảng trống nêu trên, đề tài luận án “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam – nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” là rất cần thiết. Mục tiêu chính của nghiên cứu là hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD, để đánh giá mức độ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, điển hình là Vietinbank. Từ đó, luận án sẽ đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng RRTD theo chuẩn mực quốc tế tại Vietinbank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung.


Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 3

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô (Micro-prudential Stress Testing) đối với RRTD tại Vietinbank theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó, áp dụng cho các NHTM khác tại Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể gồm có:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại các NHTM;

- Phân tích thực trạng kinh tế vĩ mô Việt Nam, các chính sách điều hành tín dụng của NHNN, qua đó, xác định yếu tố kinh tế nào có tác động tới RRTD NHTM để sử dụng làm biến số độc lập của mô hình;

- Phân tích thực trạng triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại Vietinbank;

- Hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại Vietinbank;

- Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại các NHTM Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận án tập trung nghiên cứu Kiểm tra sức chịu đựng vi mô ứng dụng trong quản trị RRTD nội bộ của các NHTM. Ngoài Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, còn có Macro-prudential Stress Testing kiểm tra sức chịu đựng vĩ mô được các cơ quan quản lý sử dụng để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng.

- Luận án chỉ nghiên cứu Stress Testing đối với RRTD, mà không đề cập tới các loại rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động... Do thu nhập lãi từ hoạt động cho vay vẫn chiếm đa số trong cơ cấu thu nhập của các ngân hàng Việt Nam (70-90%), và danh mục dư nợ tín dụng chiếm trên 50% tổng tài sản ngân hàng, RRTD vẫn là loại rủi ro lớn nhất.



- Luận án nghiên cứu về ứng dụng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị RRTD cho mục đích nội bộ ngân hàng, nên việc lựa chọn một ngân hàng làm điển hình nghiên cứu là phù hợp. Vietinbank là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, đang bước đầu triển khai Kiểm tra sức chịu đựng với những thành công và hạn chế nhất định. Việc hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô sẽ giúp Vietinbank quản trị tốt hơn nữa RRTD, cũng như triển khai ứng dựng Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM Việt Nam khác.

- Luận án hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô trên cơ sở số liệu thứ cấp theo quý giai đoạn 2009-2015. Giới hạn phạm vi thời gian này được giải thích bởi các ngân hàng lớn như Vietcombank và Vietinbank chỉ được niêm yết từ năm 2009, với số liệu từ báo cáo tài chính có kiểm toán theo quý đầy đủ, liên tục. Điều này rất quan trọng để phân tích số liệu cho mô hình định lượng trong Chương 4.

- Luận án xây dựng mô hình dựa trên mô hình đánh giá mức độ an toàn vốn trên cơ sở xếp hạng nội bộ (IRB) của Basel II, dựa trên mô hình giả định một nhân tố rủi ro (Asymptotic Risk Factor Model) của Gordy (Gordy M., 2002). Theo đó, giả định rằng, danh mục tín dụng của ngân hàng được phân bổ đa dạng hóa hoàn toàn. Do đó, người ta chỉ xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô là yếu tố gây sốc trong mô hình.

5. Câu hỏi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu trả lời 5 câu hỏi chính:

- Cơ sở lý luận của Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD là gì?

- Môi trường hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015 có đặc điểm gì? Các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động ra sao đến RRTD các ngân hàng?

- Thực trạng ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank đã đạt được những thành công, hạn chế gì? Nguyên nhân?

- Mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô nào phù hợp cho Vietinbank và các



NHTM Việt Nam?

- Làm thế nào để tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại các NHTM Việt Nam?

6. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để đạt mục tiêu nghiên cứu. Các phương pháp định tính được sử dụng khi nghiên cứu tổng thể lý thuyết, xây dựng mô hình và hệ thống các giả thuyết cần điểm định, các điều kiện cần có để ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Việt Nam. Kiểm tra sức chịu đựng là một lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, và bắt đầu thu hút giới học giả Việt Nam. Vì vậy, việc luận án nghiên cứu tổng hợp, kế thừa kết quả nghiên cứu đi trước là hoàn toàn hợp lý. Luận án so sánh các phương pháp xây dựng mô hình, cách thức lựa chọn yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động tới chất lượng tín dụng vào mô hình sao cho phù hợp với đặc điểm của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, luận án tiến hành đánh giá thực trạng ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank so với các nguyên tắc khuyến nghị bởi Ủy bán Basel để từ đó, đưa ra những đề xuất đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng tại Việt Nam.

Luận án đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá khả năng chịu đựng RRTD của Vietinbank. Luận án đã đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam đối với tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank dựa trên dữ liệu của chín NHTM cổ phần niêm yết tại Việt Nam trong 28 quý, từ quý 1/2009 đến quý 4/2015. Phương pháp thu thập số liệu là phương pháp thu thập thứ cấp từ báo cáo tài chính kiểm toán của NHTM và số liệu kinh tế vĩ mô do các cơ quan nhà nước công bố. Việc lựa chọn ngân hàng tham gia nghiên cứu, biến độc lập và điều chỉnh số liệu được thực hiện công phu, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cấu trúc, đặc thù số liệu nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam, cũng như số liệu thống kê các chỉ số kinh tế vĩ mô nước ta.

Sau khi xây dựng phương trình mô tả tác động của các yếu tố vĩ mô đến tỷ lệ



nợ xấu ngân hàng, luận án đã dự phóng giá trị của các biến kinh tế vĩ mô được lựa chọn cho thời gian 7 quý và đánh giá giá trị nợ xấu của Vietinbank trong ba kịch bản chuẩn, xấu và căng thẳng.

Căn cứ kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đưa ra kết luận về mô hình và đề xuất tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với các NHTM và cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam.

7. Những đóng góp của luận án

Thứ nhất, luận án sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, bao gồm đưa ra khái niệm, phân loại, các bước thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng, các mô hình Kiểm tra sức chịu đựng và khả năng ứng dụng tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, luận án sẽ phân tích vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng vi mô trong quản trị RRTD và lập kế hoạch tài chính tại các NHTM, cũng như các điều kiện cần có để tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng theo tiêu chuẩn quốc tế của Ủy ban Basel. Luận án cũng phân tích thực trạng, điểm được và chưa được, nguyên nhân trong quá trình ứng dụng công cụ này tại các NHTM. Điều này rất cần thiết vì để tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng và tích hợp một cách nghiêm túc vào quá trình ra quyết định của ngân hàng. Từ đó, luận án đưa ra những đề xuất thực tiễn đối với lãnh đạo các NHTM và các cấp quản lý ngân hàng.

Thứ hai, luận án sẽ hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô tại Vietinbank theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, theo đó, RRTD phải được đo lường bằng PD, LGD và EAD, chứ không phải là thước đo truyền thống tỷ lệ nợ xấu NPL như tại Việt Nam. Do đó, luận án đã tiến thêm một bước so với những nghiên cứu tương tự tại Việt Nam bằng cách ước tính tác động của cú sốc lên PD, LGD và RWA từ kết quả cú sốc lên NPL. Mô hình này rất hữu ích cho các ngân hàng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cách đánh giá RRTD từ NPL sang PD, LGD, từ đó, chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển và tăng vốn / chia cổ tức trong các năm sau.

Thứ ba, trong quy trình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô, luận án đã tiến hành

đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới tỷ lệ nợ xấu của các NHTM niêm



yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015. Mặc dù có không ít các nghiên cứu về chủ đề này, nhưng điểm khác biệt của luận án là đã phân tích tác động của Công ty TNHH quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đối với tỷ lệ nợ xấu của các NHTM. Kết quả của mô hình đánh giá kinh tế vĩ mô sẽ giúp kiểm định lần nữa những yếu tố ảnh hưởng tới RRTD tại các NHTM, rút ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao mức độ bền vững của Vietinbank và các NHTM khác tại Việt Nam trong thời gian tới.

8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại các NHTM

Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng và triển khai Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại Vietinbank

Chương 4: Hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô theo tiêu chuẩn quốc tế tại Vietinbank

Chương 5: Một số đề xuất nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng vi mô RRTD tại các NHTM Việt Nam.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1. Các nghiên cứu về Kiểm tra sức chịu đựng ở nước ngoài

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển lý thuyết về Kiểm tra sức chịu đựng

Rủi ro tín dụng (RRTD) được định nghĩa là khả năng một người đi vay không thể thanh toán khoản vay ngân hàng một cách đầy đủ và đúng thời hạn hợp đồng. Mục đích của quản trị RRTD là đảm bảo ngân hàng tối đa hoá lợi nhuận, nhưng mức độ rủi ro phải nằm trong phạm vi cho phép. Khi nghiên cứu về các bài học sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008, Bennett và Conan (2009) nhấn mạnh bối cảnh kinh tế có thể thay đổi rất nhanh, do đó, ngân hàng không thể đối phó khủng hoảng nếu không sẵn sàng kế hoạch ứng phó.

Trong 20 năm trở lại đây, lý thuyết về quản trị RRTD đã trải qua một cuộc cách mạng về ứng dụng các mô hình định lượng nhằm lượng hóa giá trị vốn tự có tối thiểu cần có để phòng ngừa rủi ro. Người ta nhận ra rằng, mô hình định lượng rất hữu ích, cho phép xây dựng một khung quản lý RRTD tổng thể, bao gồm nhận diện, phân tích đánh giá và truyền tải thông điệp về chính sách rủi ro của ngân hàng. Trong “Các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng” năm 2000, Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel (Ủy ban Basel) đã nhấn mạnh việc ngân hàng phải thiết lập được hệ thống đo lường và giám sát RRTD tốt (BCBS, 2000). Giới học giả đã xây dựng một nhánh lý thuyết về quản trị rủi ro định lượng, tiêu biểu là cuốn sách của McNeil và cộng sự (2005).

Một trong những phương pháp định lượng rủi ro phổ biến nhất là khung lý thuyết về giá trị tổn thất (Value at Risk, VaR) dựa trên nền tảng nghiên cứu về định giá cổ phiếu của Sharpe năm 1964, định giá quyền chọn mua của Black Schole và Merton năm 1973, xây dựng đường cong lãi suất của Vasicek năm 1977. VaR được hiểu là giá trị tổn thất lớn nhất của danh mục với một khoảng tin cậy được lựa chọn, ví dụ 95% hay 99%, và trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ 1 ngày hay 10 ngày. VaR đã được áp dụng rộng rãi và trở thành một tiêu chuẩn trong việc đo

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí