Những Vấn Đề Đặt Ra Trong Công Tác Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thăng Bình

Chi nhánh Thăng Bình chỉ mới thực hiện chuyển giao rủi ro cho những khách hàng chưa có uy tín cao đối với chi nhánh bằng việc yêu cầu phải có tài sản bảo đảm khi vay vốn. Tuy nhiên, biện pháp này có chi phí khá lớn, nhất là chi phí thanh lý tài sản bảo đảm khi khách hàng không trả được nợ. Bên cạnh đó, giá cả thị trường luôn biến động, việc bán tài sản là bất động sản ở nông thôn rất khó khăn, nhất là tài sản thế chấp của các HSX rất khó thanh lý. Ngoài ra, chi nhánh Thăng Bình cũng đã thực hiện chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm thông qua việc yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm đối với một số tài sản thế chấp. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này tại chi nhánh Thăng Bình không nhiều và tập trung ở một số tài sản vận tải như tàu thuyền, ô tô tải.

Biểu 2.12: Tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi theo hình thức bảo đảm

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004

2005

1. Tổng dư nợ

60.5

48.2

65.43

63.5

108.5

- Có đảm bảo

8.62

8.95

12.15

19.72

38.95

2. Tổng Nợ quá hạn

2.54

1.86

1.77

1.54

1.46

- Có đảm bảo

0.36

0.39

0.42

0.42

0.45

3. Tổng Nợ khó đòi

0.3

0.31

0.21

0.10

0.08

- Có đảm bảo

0.05

0.05

0.08

0.03

0.02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Định hướng và giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình - 9

(Nguồn: Báo cáo chuyên đề tín dụng hằng năm 2001-2005 của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Bình)


2.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Bình

2.3.1. Chính sách tín dụng, nhất là chính sách sản phẩm của chi nhánh Thăng Bình còn khá đơn điệu, chưa thật đa dạng và linh hoạt, chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao

Một là; Sản phẩm cho vay còn đơn điệu, các đối tượng khách hàng vay vốn tại chi nhánh Thăng Bình còn chưa đa dạng và đơn điệu, chủ yếu là cho vay SXNN, dịch

vụ vật tư nông nghiệp. Mặt dù cơ cấu đầu tư tín dụng của chi nhánh Thăng Bình đã có những chuyển biến tích cực với việc thu hút được một số DNNQD mới được hình thành. Tuy nhiên, hoạt động cho vay chủ yếu của Chi nhánh hiện nay là cho vay trực tiếp đến các HSX (chiếm trên 65% dư nợ) và cho vay doanh nghiệp (tập trung ở 28 doanh nghiệp, chiếm gần 35% dư nợ). Nhìn chung, các HSX vay vốn tập trung vào chăn nuôi, các con vật nuôi cũng không đa dạng, chủ yếu nuôi bò, heo, tôm nước lợ. Các doanh nghiệp vay vốn tập trung vào việc chế biến các sản phẩm nông hải sản hoặc một số ngành nghề truyền thống ở địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ mây tre. Hình thức cho vay ngắn hạn từng lần hiện là hình thức chủ yếu (80%), cho vay trung hạn chưa nhiều. Ngoài ra, còn có một số cá nhân vay sử dụng vào mục đích tiêu dùng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ. Tốc độ tăng trưởng cho vay đối với ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp được chi nhánh Thăng Bình coi trọng và từng bước nâng lên để đáp ứng cho nông dân vay phát triển sản xuất, chăn nuôi nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều HSX vẫn chưa thật sự tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của chi nhánh Thăng Bình. Việc cho vay để phát triển các mô hình sản xuất hàng hoá, mô hình kinh tế trang trại, VAC chưa được chi nhánh Thăng Bình chú trọng. Dư nợ đối với các đối tượng khách hàng này trong thời gian qua gần như không đáng kể. Do vậy, với cơ cấu đầu tư tín dụng hiện nay, có thể nhận định rằng chi nhánh Thăng Bình sẽ phải đối mặt với nguy cơ RRTD cao trong tương lai nếu không đưa ra được nhiều loại tín dụng khác nhau nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng khác nhau để có thể phân tán và hạn chế bớt rủi ro, nhất là rủi ro do môi trường tự nhiên (Miền Trung là nơi hứng chịu nhiều nhất các thiên tai gây ra). Chính vì vậy, đa dạng hoá các đối tượng khách hàng, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp, cho vay trực tiếp và tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và cho vay đời sống, cho vay trung dài hạn, nhất là cho vay theo dự án, cho vay khép kín. Để thực hiện được điều này, chi nhánh Thăng Bình phải đa dạng hoá chính sách sản phẩm.

Hai là, mức vay trung bình đối với HSX còn thấp, địa bàn nông thôn, nông dân rộng lớn, chi phí nghiệp vụ cao, khối lượng công việc nhiều gây nên tình trạng quá tải

cho CBTD không kiểm soát hết tất cả các khoản đã cho vay. Hơn nữa, các khoản vay nhiều khi không phù hợp với người dân về quy mô và kỳ hạn dẫn đến rất nhiều bất cập trong sử dụng vốn vay.

Ba là, thời hạn cho vay chưa phù hợp với chu kỳ SXKD của khách hàng vay vốn, CBTD còn gò ép thời hạn cho vay vốn, do đó khi đến hạn trả nợ, khách hàng chưa kịp tiêu thụ sản phẩm (trường hợp định thời hạn trả nợ ngắn) hoặc ngược lại thì người vay lại sử dụng vốn vay sai mục đích, tuần hoàn vốn không phù hợp với quá trình SXKD (khi định thời hạn trả nợ dài), do đó vốn tín dụng kém hiệu quả và gây ra nợ quá hạn.

Bốn là, hình thức cho vay chủ yếu là cho vay trực tiếp đến các hộ vay vốn nhỏ, lẻ. Chưa tìm ra hình thức phù hợp để vừa đáp ứng kịp thời vốn cho vay đầu tư phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí. Trong những năm qua, chi nhánh Thăng Bình đã áp dụng cho vay qua tổ nhóm liên doanh, tổ tương hỗ, hội nông dân nhưng thực tế đã xảy ra nhiều tiêu cực làm mất vốn Ngân hàng. Ngoài ra, phương thức cho vay còn đơn thuần, gò bó chỉ phù hợp với SXNN theo mùa vụ.

Năm là, tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo của chi nhánh Thăng Bình còn thấp. Hiện nay, tình hình kinh tế, thị trường có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động cho vay đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn và hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là tăng cường cho vay có bảo đảm, đây chính là nguồn thứ cấp để thu hồi nợ. Tuy nhiên, qua sự phân tích trên cho thấy tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo của chi nhánh Thăng Bình vẫn chưa cao, đặc biệt là các HSX, nơi mà tiềm ẩn rủi ro là rất lớn. Do đó khi xảy ra rủi ro thì dễ gây thiệt hại mất vốn của ngân hàng.

2.3.2. Công tác quản lý, tổ chức, kiểm soát hoạt động tín dụng của chi nhánh Thăng Bình còn chưa được thường xuyên, lại thiếu chặt chẽ, công tác thu hồi nợ tồn đọng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến nhiều khoản cho vay chậm luân chuyển, ẩn chứa nguy cơ rủi ro cao

Tại chi nhánh Thăng Bình trong những năm qua không có cán bộ chuyên trách về công tác kiểm tra nội bộ, cán bộ kiểm tra chỉ là kiêm nhiệm. Vì vậy, công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên, nội dung và chất lượng kiểm tra chưa cao. Tình trạng cho vay sai đối tượng, không đúng địa bàn hoạt động tại NH Chợ Được chưa

được phát hiện và xử lý kịp thời, việc xác định thời hạn cho vay không dựa vào vòng luân chuyển vốn của đối tượng cho vay. Ngoài ra, công tác kiểm tra sau khi cho vay vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục dẫn đến một số khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, dẫn đến phát sinh nợ xấu. Việc kiểm tra tài sản bảo đảm tại chi nhánh Thăng Bình lại không được quan tâm đúng mức, kiểm tra sơ sài hay bỏ qua nên khi giá trị tài sản giảm thấp, khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng không thể thu đủ nợ. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tỷ lệ thu hồi nợ tồn đọng còn thấp, một số cán bộ chưa thật sự quan tâm đến chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ tồn đọng.

Ngoài ra, trong mối quan hệ giữa chi nhánh Thăng Bình với các tổ chức, đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ,... mặc dù đã được thiết lập nhưng chưa thực sự gắn bó chặt chẽ và chưa phát huy tinh thần trách nhiệm của mỗi bên nhất là ở cấp cơ sở. Điều này dễ dẫn đến tâm lý bỏ mặc, việc chung không ai lo. Các công việc từ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ lập dự án, giám sát sử dụng vốn và hoàn trả chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.3. Khai thác thông tin trong hoạt động cho vay chưa có hiệu quả cao dẫn đến nhiều khoảng vay có nguy cơ mất vốn

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rủi ro, nhất là trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, vai trò thông tin càng thể hiện rõ nét. Hiện nay việc khai thác thông tin của chi nhánh Thăng Bình về khách hàng thường thực hiện qua báo cáo của khách hàng vay vốn, chẳng hạn về thông tin tài chính thường dựa trên báo cáo tài chính trong các năm gần đây của khách hàng, hoặc các tài liệu chứng tỏ năng lực tài chính của HSX. Các báo cáo của doanh nghiệp lập thường không qua kiểm toán, nên tính trung thực chưa cao. Ngoài ra, do hạn chế về năng lực, trình độ nên nội dung thông tin khai thác không đầy đủ, chỉ chú trọng khai thác thông tin về khách hàng, những thông tin quan trọng khác cần phải khai thác như thông tin về thị trường, sản phẩm, dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, kỹ thuật chăm sóc, nuôi trồng, sản xuất hay tài sản đảm bảo chưa được chú trọng khai thác. Thực tế ở tại chi nhánh trong thời gian qua, do thiếu thông chính xác, kịp thời đã xảy ra tình trạng nhiều chi nhánh NHNo&PTNT đã cùng cho vay một khách hàng và dẫn đến rủi ro. Vì vậy, RRTD do

thiếu thông tin đang là vấn đề mà chi nhánh Thăng Bình phải đối mặt trong thời gian sắp đến và có giải pháp khắc phục.

2.3.4. Chất lượng thẩm định tín dụng còn thấp ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng của khoản mục tín dụng

Xu hướng hiện nay, quy mô vốn vay mỗi hợp đồng tín dụng, mỗi khách hàng ngày càng lớn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn, lĩnh vực kinh doanh phong phú, thị trường diễn biến thất thường và tính cạnh tranh cao hơn. Do vậy khi thẩm định tín dụng, ngân hàng phải kiểm tra được chính xác các số liệu, chỉ tiêu trong dự án để có được những đánh giá chính xác trước khi quyết định cho vay. Tại chi nhánh Thăng Bình, nhiều dự án do khách hàng trình lên còn mang nặng tính lý thuyết, xa rời thực tế, hoặc do muốn được vay vốn nên có khách hàng đã gò ép các chỉ tiêu kinh tế cho đẹp về mặt số liệu, không chính xác, dễ gây nhầm lẫn cho ngân hàng. Trong khi đó chất lượng thẩm định đối với các dự án này ở chi nhánh Thăng Bình chưa cao do khả năng tiếp cận các dự án của CBTD còn hạn chế. CBTD tính toán các chỉ tiêu của dự án chủ yếu dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và tự tính toán nên thiếu cơ sở khoa học. Hơn nữa, lâu nay, CBTD chỉ tiếp cận với các dự án nhỏ, quy mô vốn vay nhỏ nên kinh nghiệm thẩm định dư án lớn còn thiếu và còn yếu. Đối với các phương án xin vay vốn ngắn hạn để phục vụ sản xuất hoặc luân chuyển hàng hoá, do không đủ thông tin về thị trường nên CBTD của Chi nhánh nhiều khi đã có quyết định sai lầm. Do đó khi hàng hoá của khách hàng không bán được, ứ động hoặc bán rẻ, bán chịu, hiệu quả kinh doanh rất thấp và RRTD là điều khó tránh khỏi. Còn đối với nhiều dự án trung dài hạn có nội dung kinh tế, kỹ thuật rất phức tạp, CBTD không có đủ điều kiện hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn để có thể xác định được hiệu quả kinh tế kỹ thuật của dự án, việc thẩm định tình hình tài chính của khách hàng còn nhiều hạn chế, không chính xác, ví dụ như việc tính toán các hệ số tài chính còn đơn điệu, xác định vòng đời quá dài so với tính chất của tài sản liên quan, dẫn đến hiệu quả của phương án SXKD thấp hoặc không phát huy hiệu quả, hoạt động SXKD bị gián đoạn hoặc thua lỗ, tất yếu dẫn đến vốn của ngân hàng thu hồi không đúng hạn. Đây cũng chính là lý do giải thích nguyên nhân tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn của chi nhánh Thăng Bình còn quá thấp so với chỉ tiêu đặt ra.

2.3.5. Trình độ CBTD và ý thức chấp hành nguyên tắc tín dụng của cán bộ tại chi nhánh Thăng Bình còn thấp ảnh hưởng không nhỏ đến việc hạn chế RRTD

Việc thẩm định một dự án đầu tư muốn đạt chất lượng cao ngoài việc thu thập đầy đủ các thông tin về thị trường, khách hàng, một nhân tố có tính chất quyết định chất lượng của các khoản đầu tư là khả năng thẩm định của CBTD. Dù không thể đổ lỗi hoàn toàn cho CBTD vì còn có nhiều nguyên nhân khách quan khác nhưng CBTD vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng về khoản trả nợ mà người đó đã tiếp nhận hồ sơ, phân tích, đề nghị cho vay và tiếp tục giám sát trong suốt thời hạn vay. CBTD không phải là những người chỉ giỏi về chuyên môn mà phải có một am hiểu nhất định về lĩnh vực đầu tư mà mình quản lý. Giỏi về chuyên môn sẽ giúp họ thực hiện đúng, đầy đủ và chính xác quy trình nghiệp vụ tín dụng, còn hiểu về lĩnh vực đầu tư sẽ giúp họ đánh giá chính xác hơn giá trị tài sản thế chấp, định kỳ hạn trả nợ hợp lý, có phương cách giám sát, quản lý món vay chặt chẽ và có hiệu quả. Hiện nay, số CBTD tại chi nhánh Thăng Bình có đủ trình độ như vậy không nhiều, trình độ cán bộ còn bất cập, đào tạo không cơ bản do cơ chế cũ để lại, chưa tiếp thu được cơ chế kinh doanh theo kinh tế thị trường, thiếu kiến thức pháp luật, thiếu kiến thức về các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác. Do đó, khi thực thi nhiệm vụ còn hạn chế và thiếu tính sáng tạo. Do vậy, chất lượng của các khoản cho vay ở chi nhánh Thăng Bình chưa cao.

Bên cạnh lý do về trình độ, việc chấp hành các nguyên tắc tín dụng chưa nghiêm của các CBTD cũng là nguyên nhân gây ra RRTD. Điều này thể hiện ở một số CBTD và cán bộ điều hành chưa tuân thủ nguyên tắc, chế độ nhất là chế độ tín dụng theo quy định của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám Đốc trong lĩnh vực thẩm định dự án, kiểm tra kiểm soát các món vay. Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, chưa đúng với các chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản. Khi thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc, chưa được xử lý kịp thời hiệu quả. Việc quản trị điều hành còn nhiều bất cập, kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên. Việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa đầy đủ, chính xác. Trong cùng một chi nhánh đã có sự phân cấp của Giám Đốc NHNo&PTNT Tỉnh về địa bàn hoạt động, song vẫn cho vay khác địa bàn, cho vay không đúng đối tượng. Điều này sẽ dẫn đến tiềm ẩn RRTD sau này. Điển hình là sự vụ trong cùng một chi nhánh đã có sự

phân cấp của Giám Đốc NHNo&PTNT Tỉnh về địa bàn hoạt động, song vẫn cho vay khác địa bàn, cho vay không đúng đối tượng.

Việc mở rộng tín dụng chưa đi liền với khả năng quản lý, kiểm soát của ngân hàng. Đó là việc tăng dư nợ không đi kèm với việc quản lý của CBTD nên dẫn đến tình trạng quá tải đối với CBTD, dư nợ bình quân quá lớn nên không thể kiểm tra, kiểm soát các món vay thường xuyên và liên tục. Do đó không phát hiện được hoặc phát hiện kịp thời việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, SXKD không có hiệu quả, bị lừa đảo, chiếm dụng vốn để có biện pháp hữu hiệu thu hồi vốn vay. Điều này được thể hiện rõ ở tốc độ tăng trưởng dư nợ tại chi nhánh Thăng Bình nhưng số lượng CBTD vẫn không tăng, thậm chi còn có xu hướng giảm.

Ngoài ra, một số cán bộ điều hành chưa thật sự phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình trong công tác tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo, công tác chỉ đạo điều hành còn thụ động, lúng túng, sợ trách nhiệm. Ngoài ra, vẫn còn tồn tại những CBTD yếu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tiếp tay cho người vay vốn sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn của Ngân hàng.

2.3.6. Năng lực và tư cách của người vay, nhất là các HSX còn thấp ảnh hưởng khả năng hấp thụ vốn vay ngân hàng

Trong nền kinh tế hiện nay, muốn thành công trong kinh doanh, phải có kiến thức và kỹ năng quản lý nhưng thực tế phổ biến ở NNNT nước ta hiện nay nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng, năng lực và tư cách của người vay còn nhiều hạn chế, thể hiện như:

- Trình độ, kinh nghiệm điều hành, tổ chức và quản lý các hoạt động SXKD của các HSX còn thiếu. Ngoài ra cũng do thiếu hiểu biết hoặc vì lợi nhuận trước mắt nên nhiều khách hàng đã liều lĩnh đầu tư vào những lĩnh vực có nhiều rủi ro cao dẫn đến phá sản, không có khả năng trả nợ ngân hàng.

- Các hộ nông dân rất khó lập được một dự án vay vốn theo đúng quy định mặc dù họ có những ý tưởng kinh doanh. Chính điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thẩm định và mở rộng cho vay một cách hiệu quả.

- Tài sản thế chấp của các hộ gia đình khi vay vốn chủ yếu là quyền sử dụng đất, nhà cửa, bất động sản. Tuy nhiên, đa phần các tài sản này là loại tài sản có tính thanh

khoản kém, khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng thì việc thanh lý rất khó khăn. Điều này làm cho ngân hàng khó giải quyết dứt điểm các khoản nợ khó đòi và phát sinh chi phí lớn.

- Các hộ muốn vay những món vay nhỏ, thường là các hộ nghèo nên họ không có vốn tự có tham gia, nếu không có sự giúp đỡ của các tổ chức, đoàn thể, họ gần như không thể vay vốn từ ngân hàng. Đối với HSX có điều kiện mở rộng sản xuất nông sản hàng hoá (quy mô trang trại) thì đa phần thiếu vốn tự có để tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư, mức vay ngân hàng lớn nên nguy cơ RRTD càng cao.

- Do đặc điểm chính của các hộ SXKD là nhỏ lẻ, phân tán, tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún vẫn đang ngự trị trong nông nghiệp, nông thôn cùng với sự yếu kém về khoa học kỹ thuật và các phương thức quản lý, nhiều dự án vay vốn đã không phát huy hiệu quả, hoặc sử dụng sai mục đích, ngân hàng khó kiểm soát việc sử dụng vốn, dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

2.3.7. Môi trường pháp lý và môi trường kinh tế

* Môi trường pháp lý

- Quy định một khách hàng có thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề. Do khó thu thập được thông tin về khách hàng, nên tình trạng một tài sản được thế chấp nhiều nơi, việc cho vay đảo nợ là rất dễ xảy ra, ngân hàng không thể kiểm soát được.

- Tài sản thế chấp chủ yếu là quyền sử dụng đất nhưng thực tế hiện nay số hộ được cấp sổ đỏ còn thấp. Với quy định cho vay dưới 30 triệu không cần tài sản thế chấp mà ngân hàng chỉ lưu giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận đất không tranh chấp làm căn cứ cho vay. Thực tế cho thấy, nhiều khi chính quyền địa phương do vô tình hoặc cố ý xác nhận chưa sát thực tiễn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thẩm định, trong nhiều trường hợp dẫn đến rủi ro do thông tin không cân xứng. Hành lang pháp luật chưa đồng bộ, việc chấp hành luật pháp chưa nghiêm. Các thủ tục qui định việc thế chấp giấy tờ pháp lý chưa đủ, không rõ ràng, gây khó khăn cho chi nhánh Thăng Bình khi giải quyết cho vay cũng như khi xử lý tài sản thế chấp để thu nợ khi khách hàng không trả được nợ. Điều đó cũng làm hạn chế việc mở rộng cho vay. Đối với khoản cho vay để đầu tư sản xuất kinh tế trang trại, thì đa số đất trang trại là đất

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí