Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 20



mới được công bố. Điều này khiến các nhà nghiên cứu không thể đưa những chỉ số liên quan đến tài khoản quốc gia vào mô hình đánh giá RRTD do thiếu số lương quan sát.

Ba là, các cơ quan nhà nước cần đảm bảo sự nhất quán về số liệu công bố. Đây là một yếu điểm thường gặp tại các nước đang phát triển, khi nguyên nhân có thể do phương pháp thống kê thay đổi hoặc do khía cạnh / hoạt động kinh tế mà số liệu đó phản ánh thay đổi, khiến người ta phải thay đổi phương pháp thu thập số liệu. Cần khắc phục tình trạng không trùng khớp giữa số liệu được công bố trên website của Tổng cục Thống kê và cơ quan nhà nước khác như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, cũng như sự sai lệch về số liệu giữa website và bản in (Niên giám thống kê). Đồng thời, khi có sự điều chỉnh về số liệu thống kê, các cơ quan nhà nước cần có giải thích rõ nguyên nhân thay đổi, và lưu giữ song song cả hai dữ liệu trước và sau khi điều chỉnh để người sử dụng tiện theo dõi.

Bốn là cần nâng cao tính minh bạch của số liệu thống kê, thể hiện ở số lượng và mức độ chi tiết của các con số được công bố. Ví dụ, số liệu chuỗi CPI có cấu thành bởi hàng trăm hàng hóa khác nhau, chỉ công bố chỉ số tổng hợp hoặc vài nhóm hàng hóa lớn sẽ khiến người sử dụng chưa kiểm tra chéo được bản chất con số có đúng không. Ngoài ra, các số liệu thống kê nên được cung cấp miễn phí và tạo các công cụ tải về dễ dàng, thuận tiện, giúp cho quá trình nghiên cứu được rút ngắn về thời gian.

Năm là số liệu thống kê cần được nâng cao hơn nữa về tính chính xác. Nhiều số liệu về lãi suất, tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố chưa phản ánh trung thực nhất diễn biến của thị trường. Vì vậy, khi sử dụng vào mô hình định lượng sẽ trở nên không có giá trị giải thích. Một số chỉ số khác như giá trị xuất nhập khẩu, CPI, và thậm chí là GDP cũng cần được chính xác hơn. Muốn vậy, nhà nước nên xem xét vai trò độc lập của Tổng cục Thống kê bên ngoài Chính phủ, được Quốc hội cấp ngân sách hoạt động hàng năm. Số liệu thống kê cần có sự kiểm tra chéo giữa các nguồn khác nhau bởi các cơ quan nhà nước, cũng như các tổ chức thu thập dữ liệu tư nhân.


5.3.3. Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng

Từ kết quả mô hình định lượng Chương 4 ta thấy, nợ xấu hiện tại của các NHTM niêm yết Việt Nam phụ thuộc tỷ lệ nợ xấu thời kỳ trước, hay nói cách khác, đang có khối nợ xấu tích tụ trong thời gian dài trong hệ thống ngân hàng mà chưa được giải quyết, khiến các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi lưa chọn giữa tăng trưởng hay thu hẹp quy mô dư nợ. Ngân hàng nhà nước cần phải nhanh chóng tiến hành giải quyết nợ xấu một cách tích cực và hiệu quả hơn để hoạt động hệ thống ngân hàng thực sự lành mạnh, tăng khả năng chịu đựng đối với những thay đổi lớn về chính sách. Nếu muốn áp dụng chuẩn Basel II và thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng , các ngân hàng buộc phải tái cơ cấu mạnh mẽ để hoàn thiện cả chất lẫn lượng mới có thể đáp ứng được những yêu cầu về chỉ số an toàn đề ra. Để đáp ứng những chuẩn mực đó, ngân hàng phải xử lý nợ xấu quyết liệt, đồng thời một yêu cầu quan trọng nữa là phải tăng vốn điều lệ.

Thứ nhất, do toàn bộ nợ xấu của từng tổ chức tín dụng đã về mức cho phép là 3% nên NHNN không nên tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng bán nợ xấu cho VAMC mà cần tự giải quyết, thu hồi triệt để. TS. Trương Văn Phước, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, cần có các chính sách tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững nhằm giúp hệ thống tổ chức tín dụng có khả năng sinh lời cao hơn, từ đó có nguồn lực xử lý nợ xấu. Trong điều kiện như hiện nay, VAMC chưa có khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, chưa có thị trường mua bán nợ phát triển; sản xuất, kinh doanh chưa có sự phục hồi mạnh mẽ. Do đó, VAMC chưa thể trở thành giải pháp tối ưu để có thể xử lý nợ xấu một cách triệt để. Đối với những khoản nợ xấu VAMC đã mua, VAMC cần đặt mục tiêu hàng đầu trong triển khai công việc từ năm 2016 là tập trung toàn lực vào việc xử lý nợ và mua nợ theo giá thị trường đối với những khoản nợ xấu mới phát sinh. Đồng thời, tham gia góp vốn, chuyển nợ thành vốn góp để tái cấu trúc doanh nghiệp có khả năng phục hồi sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Thứ hai, NHNN cần xây dựng những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể tham gia mua nợ xấu của các tổ chức tín


Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 20


dụng. Có được nguồn tài chính không phải từ ngân sách nhà nước giải quyết nợ xấu sẽ giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Việc người nước ngoài tham gia mua bán nợ xấu cũng làm cho thị trường mua bán nợ xấu được minh bạch hơn, giá trị của các khoản nợ xấu sẽ được xác định chính xác hơn. NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu, đặc biệt là sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2013/TT-NHNN phù hợp với Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 của Chính phủ và yêu cầu của thực tiễn; phối hợp với các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về xử lý nợ, tài sản bảo đảm, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia mua, bán nợ xấu và tài sản bảo đảm. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm, xét xử, thi hành các vụ án liên quan đến vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, đối với các ngân hàng sau lộ trình chuẩn bị thực hiện Basel II mà vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, NHNN cần có những biện pháp yêu cầu các ngân hàng này cần phải sáp nhập vào một ngân hàng khác đã bắt đầu thực hiện Basel II. Trước hết là việc nâng cao tính thị trường trong các thương vụ mua bán, sáp nhập nhằm tạo ra một hệ thống ngân hàng mới lành mạnh hơn. Trong nhóm giải pháp sắp xếp lại hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới, tính thị trường còn cần thể hiện ở khía cạnh chỉ nên yêu cầu sáp nhập các ngân hàng yếu kém với nhau. Đối với nhóm ngân hàng lành mạnh, NHNN nên hạn chế tối đa việc sử dụng biện pháp “định hướng” sáp nhập vì có thể điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của nhóm ngân hàng này. Hơn nữa, việc cố gắng sắp xếp các ngân hàng được xếp nhóm “lành mạnh” có thể sẽ tạo ra hành vi tiêu cực đến từ các ngân hàng bị buộc “sáp nhập” như tăng cường tuyển dụng nhân sự để được tiếp nhận như nhân viên của ngân hàng sau sáp nhập chẳng hạn. Ngoài ra, tính thị trường trong các biện pháp sắp xếp lại hệ thống ngân hàng còn nằm ở chỗ NHNN Việt Nam có thể mạnh dạn để một vài ngân hàng nhỏ yếu kém phá sản. Việc mua lại 0 đồng có thể tạo được kỷ luật thị trường đối với cổ đông hiện hữu nhưng chưa có sự cảnh báo đối với công chúng gửi tiền. Do đó, phá sản ngân hàng sẽ là biện pháp trong tương lai mà NHNN có thể sử dụng nhằm tăng cường kỷ cương hoạt động của



các ngân hàng. Tuy nhiên, việc công bố sáp nhập các ngân hàng này cần phải được thông báo rõ ràng cho người dân và các bên liên quan để tránh tình trạng bất ổn định trong xã hội.

Cuối cùng, NHNN cần nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý giám sát hoạt động của các ngân hàng. Cụ thể, NHNN cần xây dựng được bộ chỉ tiêu cảnh báo sớm khủng hoảng đối với các NHTM đang hoạt động, đồng thời bộ chỉ tiêu này cũng là cơ sở để NHNN xếp hạng tín dụng các ngân hàng này. Công tác thanh tra giám sát cũng cần được thực hiện tập trung và có sự phối hợp với các bộ, ban ngành khác, tránh để xảy ra tình trạng nhiều cơ quan liên tục thanh tra, giám sát các ngân hàng, tạo ra sự phiền hà, khó khăn cho hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Dựa trên kết quả nghiên cứu từ Chương 1 đến Chương 4, Chương 5 đã khái quát mô hình kiểm định sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank để có thể áp dụng cho các NHTM khác tại Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra một số vấn đề kỹ thuật cần lưu ý nhằm nâng cao tính chính xác của mô hình và là tiền đề cho những nghiên cứu sau. Ngoài vấn đề hoàn thiện mô hình định lượng, Chương 5 đã chỉ ra bốn đề xuất đối với các ngân hàng và ba khuyến nghị đối với các cơ quan nhà nước trên khía cạnh hệ thống văn bản hướng dẫn, vị trí vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng và Basel II, hệ thống số liệu thống kê kinh tế xã hội và nội bộ ngân hàng, chất lượng nhân sự thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới.


KẾT LUẬN


Mặc dù chưa có những quy định bắt buộc tiến hành Kiểm tra sức chịu đựng , nhưng trong bối cảnh hoạt động ngân hàng có thể chịu tác động xấu và khó lường từ những thay đổi của kinh tế trong và ngoài nước, có thể khẳng định đây là một công cụ quản trị rủi ro hữu hiệu tại các NHTM Việt Nam.Tuy Kiểm tra sức chịu đựng RRTD đã được ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng , nhưng do còn khá mới mở mẻ, nên không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Qua quá trình hoạt động thực tiễn và nghiên cứu tài liệu có liên quan, tác giả đã lựa chọn đề tài “Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

– Điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam” là nội dung nghiên cứu Luận án Tiến sỹ nhằm hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô đối với RRTD, ứng dụng trong hoạt động quản trị nội bộ mỗi ngân hàng. Kết quả Luận án đã hoàn thành những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, cụ thể:

- Đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về Kiểm tra sức chịu đựng RRTD của NHTM: khái niệm, phân loại, mô hình và vai trò của Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị ngân hàng;

- Đã phân tích đặc điểm của môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2009-2015, và những điểm chính của chính sách điều hành tín dụng của NHNN; từ đó rút ra những yếu tố có tác động đến RRTD ngân hàng, và những điều chỉnh cần thiết đối với số liệu tín dụng ngân hàng, làm cơ sở để xây dựng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô;

- Đã phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và triển khai Kiểm tra sức chịu đựng tại Vietinbank. Từ đó, nghiên cứu nhấn mạnh những thành công bước đầu của Vietinbank trong việc triển khai Kiểm tra sức chịu đựng , cũng như một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại các NHTM nói chung, Vietinbank nói riêng;

- Đã xây dựng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng vi mô nhằm kiểm chứng sức chịu đựng RRTD của Vietinbank ở các kịch bản xấu và căng thẳng. Mô hình định



lượng của Luận án có sự khác biệt so với những mô hình Kiểm tra sức chịu đựng khác tại Việt Nam ở chỗ đã ứng dụng cách tính CAR thông qua PD và RWA, thay vì chỉ dừng lại ở NPL. Mặc dù cách tính PD còn khá đơn giản, việc áp dụng mô hình được thiết lập sẽ giúp các NHTM Việt Nam ước lượng mức vốn cần thiết để đáp ứng được Basel II, ngay cả trong điều kiện vĩ mô căng thẳng.

- Đã đề xuất được một số khuyến nghị đối với các NHTM và các cơ quan quản lý nhà nước nhằm ứng dụng thành công mô hình Kiểm tra sức chịu đựng để quản trị RRTD nội bộ tại các NHTM.

Các kết quả nghiên cứu của Luận án cho phép gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo về Kiểm tra sức chịu đựng sau:

- Phân tích tác động của hiện tượng phản hồi (“feedback effects”) tại Việt Nam. Điều này dựa trên cơ sở hệ quả của chuỗi xoắn ốc này là ngân hàng chịu tác động kép từ cuộc khủng hoảng, và vì vậy, hậu quả của cuộc khủng hoảng đối với ngân hàng thường trầm trọng hơn những tính toán trong trạng thái bình thường.

- Khi xây dựng mô hình tác động của kinh tế vĩ mô đối với tỷ lệ nợ xấu ngân hàng, Luận án chỉ nghiên cứu số liệu của các ngân hàng niêm yết và trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới nay. Đồng thời, việc phải sử dụng các công thức chuyển đổi từ NPL sang PD và RWA do không có số liệu chuẩn về PD, LGD và EAD của ngân hàng có thể làm giảm tính chính xác của mô hình. Các nghiên cứu tiếp theo nên tiếp tục mở rộng database về chất lượng nợ xấu của các ngân hàng chưa niêm yết. Đồng thời, trong quá trình bản thân các ngân hàng triển khai mô hình Kiểm tra sức chịu đựng , cần chú trọng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo phương pháp tiếp cận nội bộ, tính toán các thước đo rủi ro PD, LGD và EAD thay vì NPL như truyền thống. Như vậy, kết quả Kiểm tra sức chịu đựng mới thực sự có ý nghĩa và là cơ sở chuẩn xác cho lãnh đạo ngân hàng ra quyết định.

- Cần nghiên cứu thêm các mô hình định lượng tính xác suất vỡ nợ PD, LGD và EAD, sự thay đổi của chúng trong các giai đoạn khủng hoảng và mô hình mô tả trực tiếp tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô tới các chỉ số này.

Nói tóm lại, khi áp dụng Kiểm tra sức chịu đựng vào hoạt đông quản trị rủi



ro và kế hoạch vốn của ngân hàng, nó sẽ giúp ngân hàng hiểu rõ hơn rủi ro tổng thể danh mục tín dụng của mình, kiểm soát tốt hơn các rủi ro tiềm ẩn tại từng đơn vị kinh doanh, cũng như củng cố lòng tin của các cơ quan quản lý cũng như cổ đông về sự bền vững của ngân hàng. Kiểm tra sức chịu đựng cùng với các yêu cầu khác của Basel II với các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, các ngân hàng sẽ hoạch định lại hoạt động kinh doanh và các chiến lược kinh doanh một cách tích cực hơn. Kiểm tra sức chịu đựng cùng với các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tiên tiến được triển khai đảm bảo cho những ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt giảm thiểu chi phí, tập trung phát triển các mảng nghiệp vụ kinh doanh mới và hiệu quả hơn trong các quyết định phân bổ nguồn vốn kinh doanh. Hơn nữa, sau khi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn và thanh khoản, ngân hàng sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn do ngân hàng hoạt động kinh doanh trong môi trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vũ Trung Thành, Lê Đức Hoàng (2013), “Bàn về kiểm tra sức chịu đựng của hệ thống ngân hàng và một số khuyến nghị đối với Việt Nam’’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số đặc biệt, tháng 3/2013

2. Vũ Trung Thành, Trần Thị Thanh Tú (2015), “Yếu tố tác động tới rủi ro tín dụng: Khảo sát định lượng đối với các Ngân hàng niêm yết Việt nam giai đoạn 2009-2014’’, Hội thảo Đánh giá tái cấu trúc ngân hàng và xử lý nợ xấu, Hà Nội.

3. Vũ Trung Thành, Trần Minh Tuấn (2016), “Quản lý rủi ro tín dụng bằng công cụ kiểm tra sức chịu đựng: Trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam’’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 230(II), tháng 8/2016.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí