Thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế: TD cá nhân hỗ trợ vốn cho KH để trang trải các chi phí phát sinh trong cuộc sống từ nhu cầu thiết yếu cho đến nhu cầu xa xỉ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của KH, buộc các thành phần kinh tế phải đẩy mạnh sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho KH.
1.1.4 Phân loại tín dụng cá nhân
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, hình thức tín dụng này được sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các cá nhân.
- Tín dụng trung và dài hạn: khoản vay có thời hạn trên 12 tháng, hình thức tín dụng này thường được áp dụng nhằm đáp ứng nhu cầu trang bị đầu tư tài sản cố định, mở rộng SXKD của các cá nhân hộ gia đình.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
- Tín dụng có bảo đảm: là khoản cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của người thứ 3.
- Tín dụng không bảo đảm: là khoản cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín bản thân khách hàng.
Căn cứ vào mục đích vay
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 1
- Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 2
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Nhno & Ptnt An Giang – Chi Nhánh Huyện Thoại Sơn
- Tình Hình Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Giai Đoạn 2011-2013
- Doanh Số Thu Nợ Cá Nhân Của Nhno & Ptnt Chi Nhánh Huyên Thoại Sơn (2011-2013)
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
- Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu gia đình như mua sắm vật dụng gia đình, mua xe, học tập, chữa bệnh.
- Cho vay sản xuất kinh doanh: là khoản vay giúp cho cá nhân bổ sung nhu cầu mua sắm, đầu tư tài sản cố định, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình.
1.2 Một số vấn đề liên quan đến tín dụng cá nhân
1.2.1 Nguyên tắc cho vay
Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho NH, nếu KH không sử dụng vốn đúng mục đích có thể dẫn đến kinh doanh không hiệu quả, gây thất thoát vốn, không trả được nợ cho NH.
Khoản vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng: do bản chất của NH là đi vay để cho vay, nếu các khoản vay không được hoàn trả sẽ dẫn đến NH không có tiền để hoàn trả số vốn huy động từ dân cư, hoạt động của NH sẽ bị ảnh hưởng.
1.2.2 Điều kiện cho vay
Điều kiện về pháp lý: khách hàng phải đảm bảo đủ năng lực pháp lý gồm năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Mục đích sử dụng vốn: khách hàng phải có phương án sử dụng vốn hợp lý, hợp pháp và có hiệu quả kinh tế.
Năng lực tài chính: có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam
kết.
Năng lực sản xuất kinh doanh: KH phải hoạt động ổn định và có khả năng
sinh lời trong thời gian nhất định.
Có phương án SXKD khả thi: phương án SXKD phải có khả năng tạo ra lợi nhuận cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhu cầu phát triển SXKD của KH.
Có biện pháp đảm bảo: do các khoản tín dụng có nhiều rủi ro nên NH yêu cầu KH phải có biện pháp đảm bảo khoản vay (bằng tài sản) để chắc chắn NH có thể thu hồi nợ nếu rủi ro xảy ra.
1.2.3 Phương thức cho vay
Cho vay từng lần: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần, mỗi lần vay vốn NH và KH ký kết một hợp đồng tín dụng, nội dung hợp đồng sẽ thay đổi theo tình hình thực tế vào lần vay vốn sau.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng đối với KH có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định. NH và KH sẽ chọn một hạn mức tín dụng nhất định theo quy mô của KH. Trong một khoản thời gian nhất định KH có thể vay số tiền trong hạn mức tín dụng được cấp.
Cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD và phục vụ đời sống xã hội.
Cho vay trả góp: dựa trên số tiền cho vay, NH sẽ tính lãi suất của khoản vay đó cộng với khoản vay gốc. Dựa trên số tiền phải trả, KH sẽ thanh toán cho NH theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn vay.
1.2.4 Bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp: KH dùng tài sản của mình để đảm bảo khả năng trả nợ cho NH, tài sản thế chấp không chuyển giao cho NH mà vẫn do KH giữ.
Cầm cố tài sản: nghĩa là KH giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho NH giữ để đảm bảo khả năng trả nợ của mình.
Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh: là việc bên thứ ba cam kết với NH sẽ trả nợ thay cho KH nếu khi đến hạn mà KH không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho NH.
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay: tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của KH dùng tiền vay từ NH để mua. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ chính khoản vay đó cho NH. Ví dụ KH vay tiền NH để mua nhà, sau đó căn nhà sẽ trở thành tài sản đảm bảo khả năng trả nợ của KH.
(7)
1.3 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân
Khách hàng
(5) Không cho
(1)
Cán bộ tín dụng
Phòng kế toán ngân quỹ
(6) Cho vay
(2)
(4) Trưởng phòng tín dụng
(3)
Giám đốc
Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Thoại Sơn
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Quy trình cho vay cá nhân được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Khách hàng trao đổi trực tiếp với cán bộ tín dụng để được hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định điều kiện vay vốn theo quy định.
Bước 2: Cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ khách hàng và báo cáo thẩm định đến trưởng phòng để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ.
Bước 3: Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định do phòng tín dụng lập để xét duyệt cho vay.
Bước 4: Sau khi xem xét hồ sơ, giám đốc ra quyết định cuối cùng là có cho vay hay không chuyển đến cho cán bộ tín dụng.
Bước 5: Nếu giám đốc không ký cho vay thì cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đến khách hàng và thông báo cho khách hàng biết lý do bằng văn bản.
Bước 6: Nếu giám đốc ký cho vay thì cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ đến cho phòng kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán.
Bước 7: Phòng kế toán nhập hồ sơ chuyển thủ quỹ giải ngân cho khách hàng.
1.4 Huy động vốn và cho vay khách hàng cá nhân
1.4.1 Huy động vốn cho tín dụng cá nhân
Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi có thể rút theo yêu cầu của KH mà không cần báo trước cho NH vào bất kỳ ngày làm việc nào của NH. Đây là nguồn huy động có chi phí thấp của NH, lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn thường rất thấp. KH gửi tiền vào NH không phải vì tiền lãi mà để sử dụng dịch vụ thanh toán của NH như chuyển tiền, thu hộ, thanh toán thẻ.
Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định. Khách hàng gửi tiền là những tổ chức, cá nhân có tiền nhàn rỗi và muốn gửi tại NH để giữ an toàn và hưởng lãi.
Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân gửi vào NH để đảm bảo an toàn và hưởng lãi. Phần lớn KH là những người về hưu và người đi làm lãnh lương cố định.
Vay ngắn hạn NH cấp trên: do nguồn vốn của ngân hàng luôn biến động, có thời điểm NH không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu của KH, khi đó NH có thể vay ngắn hạn NH cấp trên với lãi suất nhất định.
1.4.2 Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân
Cho vay sinh hoạt tiêu dùng: là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm mua nhà, đồ dùng gia đình, mua xe, giáo dục, y tế…Khách hàng của sản phẩm này thường là những người có khả năng thanh toán hàng tháng, thu nhập ổn định, số tiền trả sẽ được trừ dần vào lương hàng tháng.
Cho vay nhà ở: SP được thiết kế cho KH có nhu cầu về nhà đất nhưng chưa đủ khả năng thanh toán. KH chỉ cần trả một phần giá trị ngôi nhà, phần còn lại NH sẽ cho KH vay theo lãi suất quy định. Tài sản thế chấp cho sản phẩm này chính là ngôi nhà KH mua. Thời hạn trả có thể kéo dài nhiều năm tùy theo giá trị ngôi nhà.
Cho vay mua xe: SP được thiết kế cho KH có nhu cầu sở hữu một chiếc xe hơi hay xe tải nhưng tích lũy chưa đủ.
Cho vay hỗ trợ du học: SP dành cho KH có nhu cầu hỗ trợ tài chính cho con em đi du học. Thời hạn cho vay tối đa bằng thời gian khóa học cộng ba năm. Mức cho vay tối đa thường là 70% chi phí du học. KH cần phải chứng minh khả năng tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ cho NH.
Cho vay hỗ trợ phát triển nông nghiệp: Sản phẩm được thiết kế cho cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã trên địa bàn nông thôn nhằm hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp. Mức cho vay tối đa thường bằng 80% nhu cầu vốn ngắn hạn hoặc 70% nhu cầu vốn dài hạn. NH sẽ hỗ trợ vốn cho KH để mua cây giống, con giống, thuốc trừ sâu, chi phí nhân công, vật tư. Sau khi thu hoạch KH sẽ hoàn trả khoản vay và lãi cho NH.
Cho vay sản xuất kinh doanh: SP này dành cho KH có nhu cầu bổ sung vốn lưu động, mở rộng quy mô SXKD. Để được NH cấp tín dụng, KH phải có dự án đầu tư phương án SXKD được NH thẩm định là khả thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật. KH có thể sử dụng vốn vay cho mục đích bổ sung vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình SXKD, thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu hàng hóa, tiền mua máy móc thiết bị phương tiện vận chuyển hoặc nâng cấp mở rộng cơ sở SXKD.
1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền NH thực tế đã giải ngân cho KH trong một thời kỳ, không xét đến khoản vay đó KH đã trả hay chưa.
Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền thực tế KH đã trả cho NH trong một thời kỳ.
Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số tiền KH đi vay còn nợ NH trong thời hạn hợp đồng tín dụng và được tính bằng công thức
Dư nợ cuối năm = Dư nợ đầu năm + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ
Nợ quá hạn: là khoản nợ KH không trả cho NH khi thời hạn cho vay kết thúc, khi đó NH sẽ chuyển tài khoản dư nợ sang tài khoản nợ quá hạn. Nợ quá hạn phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH cũng như tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của NH.
Tổng dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn huy động, NH cho KH vay bao nhiêu đồng. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ vốn huy động thấp không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của KH. Nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ NH chưa sử dụng hiệu quả vốn huy động.
Tổng dư nợ trên vốn huy động =
Tổng dư nợ
Vốn huy động
x 100%
Hệ số thu nợ: chỉ tiêu này cho biết khả năng thu hồi nợ từ số vốn NH cho vay. Nếu hệ số thu nợ cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của NH tốt, rủi ro tín dụng thấp. Ngược lại nếu hệ số này thấp thì việc cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay
Vòng quay vốn tín dụng: chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quy càng lớn nghĩa là đồng vốn của NH quay càng nhanh, vốn vay được thu hồi nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao.
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân
Tỷ lệ nợ xấu: chỉ tiêu này cho thấy khả năng trả nợ của KH cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ nghiệp vụ thẩm định tín dụng của NH yếu kém, hoạt động tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấux 100%
Tổng dư nợ
Thu nhập lãi trên tổng thu nhập: chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng lợi nhuận của NH có bao nhiêu đồng thu được từ hoạt động tín dụng, từ đó sẽ thấy được vai trò của tín dụng đối với NH.
Thu nhập lãi trên tổng thu nhập =
Thu nhập lãi
Tổng thu nhập
x 100%
Thu nhập lãi trên chi phí lãi: chỉ tiêu này cho biết số tiền thu được so với chi phí đã bỏ ra trong hoạt động tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
Thu nhập lãi trên chi phí lãi =
Thu nhập lãi
Chi phí lãi
x 100%
1.6 Rủi ro tín dụng cá nhân
1.6.1 Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân
Rủi ro tín dụng cá nhân là khả năng NH không thu hồi được gốc và lãi từ các khoản cho vay KH cá nhân khi thời hạn cho vay kết thúc. Bất cứ hợp đồng tín dụng nào cũng có rủi ro và phần rủi ro này luôn thuộc về phía NH.
1.6.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân
1.6.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn
Do trình độ kinh doanh yếu kém, sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến mất vốn không có khả năng trả nợ cho NH. Ngoài ra phần lớn KH cá nhân dùng nguồn thu nhập hàng tháng của mình để trả nợ cho NH, nếu vì một số nguyên nhân như bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động ảnh hưởng đến thu nhập thì khả năng rất cao KH không trả được nợ. Bản thân KH cá nhân cố tình cung cấp thông tin sai lệch, có chủ ý lừa gạt chiếm dụng vốn của NH cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.
1.6.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng
Do cán bộ tín dụng phạm nhiều sai sót trong khâu thẩm định tín dụng, thực hiện sai quy định cho vay như không tìm hiểu chính xác đầy đủ thông tin KH trước khi cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an toàn, dự án thiếu tính khả thi khả năng sinh lời không cao vẫn cho vay, không kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn vay của KH. Ngoài ra ngân hàng quá chú trọng lợi nhuận, cấp tín dụng cho những khoản vay có lợi nhuận cao bất chấp khoản vay tiềm ẩn nhiều rủi ro.
1.6.2.3 Nguyên nhân từ đảm bảo tín dụng
Do không đánh giá chính xác giá trị tài sản thế chấp, tài sản thế chấp không thể chuyển nhượng phát mãi được dẫn đến khi KH không trả được nợ thì NH không thể thu hồi vốn từ tài sản đảm bảo. Ngoài ra trường hợp người bảo lãnh gặp sự cố không đảm bảo năng lực tài chính để trả nợ thay cho KH dẫn đến NH không thu hồi được vốn.
1.6.3 Tác động của rủi ro tín dụng cá nhân
Phần lớn vốn NH cho vay là nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế, khi đến hạn NH phải thanh toán lãi và vốn gốc cho KH gởi tiền. Nếu rủi ro tín dụng xảy ra NH không thu hồi được vốn sẽ dẫn đến mất cân đối thu chi, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán làm mất lòng tin người gửi tiền, uy tín ngân hàng bị sụt giảm nghiêm trọng. Nếu tình trạng này kéo dài NH sẽ bị phá sản. Một khi rủi ro tín dụng xảy ra và nghiêm trọng nhất là NH bị phá sản sẽ dẫn đến nhiều đối tượng của nền kinh tế bị ảnh hưởng, đầu tiên là các ngân hàng khác, bởi các NH có mối quan hệ mật thiết với nhau trong hoạt động nên một ngân hàng sụp đổ sẽ kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của các ngân hàng. Ngoài ra những khách hàng gửi vốn vào NH sẽ không thể lấy lại được do NH đã mất khả năng chi trả, đồng thời hoạt động SXKD của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu vốn để sản xuất và quan trọng hơn cả lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính cũng như các chính sách tiền tệ của chính phủ sẽ bị giảm đáng kể.