CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÔN HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN CHÍNH THỨC VÀO NGÀNH THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔN
2.1. Sơ lược về ngành Thông tin và Truyền thông
2.1.1. Ngành Thông tin và Truyền thông
Công nghệ thông tin & truyền thông thường được gọi là ICT (viết tắt của Information & Communication Technology), là cụm từ thường dùng như từ đồng nghĩa rộng hơn cho công nghệ thông tin (IT), nhưng thường là một thuật ngữ chung để nhấn mạnh vai trò của truyền thông hợp nhất và sự kết hợp của viễn thông (đường dây điện thoại và tín hiệu không dây), hệ thống quản lý tòa nhà thông minh và hệ thống nghe-nhìn trong công nghệ thông tin hiện đại.
ICT bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin và trợ giúp liên lạc, bao gồm phần cứng và mạng máy tính, liên lạc trung gian cũng như là các phần mềm cần thiết. Mặt khác, ICT bao gồm IT cũng như là điện thoại, phương tiện truyền thông, tất cả các loại xử lý âm thanh và video, điều khiển dựa trên truyền tải và mạng và các chức năng giám sát.
Từ đó ta có thể hiểu đơn giản ICT là sự kết hợp của công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông nhằm tạo nên sự kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhiều hình thức khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thông tin và truyền thông được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tiền thân là Bộ Văn hóa và Thông tin theo quyết định số 96 NQ/QHK6 của ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI phê chuẩn việc hợp nhất Tổng cục Thông tin và Bộ Văn hóa. Tháng 8/2007, Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính, Viễn thông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hóa – Thông tin. Lịch sử ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam lại bước sang một trang mới. Việc thành lập Bộ Thông Tin và Truyền Thông thể hiện tư duy mới trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướng tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phù hợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa công nghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông của thế giới.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về báo chí; xuất bản, in, phát hành; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình, thông tin điện tử, thông tấn, thông tin đối ngoại, thông tin cơ sở và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Các lĩnh vực bưu chính, viễn thông – Internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản đã tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Lĩnh vực công nghệ thông tin đã có bước phát triển tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội đang ngày càng phổ biến, những lợi ích đem lại cho xã hội ngày càng lớn. Hoạt động báo chí, xuất bản và phát hành đã có bước chuyển mới theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Ước Khoảng Đo Giá Trị Trung Bình Của Mức Đánh Giá
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức
- Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
- Phân Bổ Vốn Oda Ký Kết Theo Ngành, Lĩnh Vực Giai Đoạn 2001 - 2005
- Tính Hiệu Quả Của Các Dự Án Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
- Tính Bền Vững Của Các Dự Án Sử Dụng Vốn Oda Trong Ngành Thông Tin Truyền Thông Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
Với vai trò là một bộ dẫn dắt công cuộc chuyển đổi số nhằm phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có chiến lược và định hướng chính sách phát triển với tầm nhìn: Ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn mới với hai sứ mạng: Tạo ra niềm tin, đồng thuận xã hội và khát vọng dân tộc; Thúc đẩy chuyển đổi số, công nghệ số vào mọi lĩnh vực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo ra sự tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đưa Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, thành nước phát triển.
2.1.2. Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành Thông tin và Truyền thông với các nước trên thế giới
* Hợp tác đa phương
Trong năm 2020, công tác hợp tác quốc tế đa phương của Ngành TT&TT tiếp tục tập trung vào việc nâng cao chất lượng tham gia các hoạt động, giữ vững và phát huy vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế về viễn thông, ICT và công nghệ số; Ngành đã có nhiều ý kiến đóng góp và đề xuất tại các Hội nghị mà Việt Nam tham gia. Ngành TT&TT Việt Nam tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động xây dựng chính sách, quản lý của Ngành, phát triển nguồn nhân lực cho Ngành; Tuyên truyền, tác động, vận động để các doanh nghiệp thấy rõ lợi ích, trách nhiệm tham gia các hoạt động của các tổ chức
quốc tế; chú trọng đầu tư cho hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông mà Bộ được giao nhiệm vụ quản lý. Một số hoạt động cụ thể của ngành TT&TT Việt Nam là:
- Trong Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và Liên minh Viễn thông Châu Á - Thái Bình Dương (APT)
+ Bộ TT&TT Việt Nam đã tham gia Hội nghị Bộ trưởng Tiểu khu vực các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanma được tổ chức tại Hội An, Việt Nam từ 17/10 - 19/10/2005. Đây là một Hội nghị cấp Bộ trưởng được tổ chức từ sáng kiến của Đại diện Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) Khu vực. Nội dung thảo luận tại Hội nghị bao gồm 2 vấn đề chính liên quan đến nhu cầu quản lý viễn thông của các nước, đó là: Mạng thế hệ mới NGN và Quản lý cước phí bán lẻ. Bên cạnh đó là một cuộc họp bàn tròn thảo luận về thực hiện kết quả của Hội nghị ba nước lần thứ 11 và quy chế tham dự của doanh nghiệp. Điểm nổi bật của Hội nghị này là các nước ủng hộ đề xuất của Việt Nam về việc tổ chức một Diễn đàn doanh nghiệp viễn thông (Business Telecom Forum) nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia góp ý kiến một cách độc lập, tạo kênh đối thoại giữa các Bộ trưởng và Doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp trong Tiểu khu vực, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác về thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp.
+ Hội nghị AIC-32 (Hội nghị Hội đồng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Châu á lần thứ 32) được tổ chức tại Việt Nam đã thu hút gần 200 đại biểu tham dự trong đó có 70 đại biểu nước ngoài và đã được các đại biểu trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Đây là một dịp tốt để các cán bộ của Ngành có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các nước về những vấn đề công nghệ, quản lý.
+ Nhiều đoàn Bưu điện Việt Nam tham dự hội nghị, cuộc họp quan trọng của ITU và APT: Kỳ họp Hội đồng điều hành ITU tại Thuỵ Sỹ; Cuộc họp phối hợp trù bị cho Hội nghị phát triển viễn thông tại Thuỵ Sỹ; Cuộc họp chuẩn bị của khu vực cho Hội nghị Toàn quyền ITU 2006; Đại hội đồng APT lần thứ 10; Cuộc họp nhóm nghiên cứu APT lần thứ 25. Bên cạnh đó, Bộ đã cử nhiều đoàn tham dự các hội thảo, diễn đàn như: Diễn đàn chính sách và thể lệ Châu á - Thái Bình
Dương (TBD); Diễn đàn phát triển viễn thông APT; Diễn đàn tiêu chuẩn hóa viễn thông Châu á-TBD (ASTAP) lần 9 và lần thứ 10; Workshop về NGN, về quản lý VoIP và các vấn để về mạng dựa trên nền IP; Diễn đàn các nhà khai thác APT; Diễn đàn doanh nghiệp viễn thông và khách hàng; Hội thảo thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào phát triển ICT nông thôn; Workshop về an ninh mạng; Hội thảo về công nghệ ICT và ứng dụng băng rộng; Diễn đàn thông tin vô tuyến của APT (APT wireless Forum - AWF).
- Trong Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) và Liên minh Bưu chính Khu vực (APPU)
+ Ngay sau khi tham dự Đại hội UPU lần thứ 23, Bộ TT&TT đã tổ chức triển khai các kết quả Đại hội: hoàn tất việc dịch và phát hành bộ Văn kiện UPU 23 bằng tiếng Việt; tiến hành các thủ tục và nội dung trình Nhà nước phê chuẩn Văn kiện UPU 23; phối hợp với Tổng công ty BCVT Việt Nam tiến hành tập huấn phổ biến những sửa đổi, bổ sung Văn kiện UPU 23 tại 2 khu vực (tại HCM từ 9-11/11/2005 và tại Quảng Ninh từ 16-18/11/2005); Phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược Bưu chính Thế giới Bucharest, xây dựng kế hoạch hoạt động của Việt Nam trong Hội đồng Điều hành UPU nhiệm kỳ 2005-2008 và chuẩn bị cho việc Việt Nam có thể tham gia ứng cử vào Hội đồng Khai thác Bưu chính nhiệm kỳ 2008-2012.
- Được sự uỷ nhiệm của Chính phủ, Bộ đã cử đoàn tham dự: Đại hội Liên minh Bưu chính khu vực châu á -TBD (APPU) lần thứ 8 và Hội nghị Hội đồng Quản trị APPC lần thứ 35 tại Hàn Quốc từ 30/5 - 4/6/2005; Hội nghị thường niên Hội đồng Khai thác Bưu chính 2005 tại Thuỵ Sỹ (từ 17-28/1/2005);
- Trong năm 2005, Bộ BCVT đẩy mạnh và triển khai các hoạt động liên quan tới Quỹ Chất lượng Dịch vụ (QSF) của UPU: nghiên cứu triển khai các văn bản sửa đổi về QSF; theo dõi, điều phối việc tham gia, hỗ trợ Tổng công ty BCVT Việt Nam (VNPT) hoàn thiện các dự án đã và đang triển khai cũng như đề xuất đăng ký các dự án mới năm 2006.
- Trong các tổ chức thông tin vệ tinh ITSO, Intersputnik
+ Bộ TT&TT đã tổ chức và tham dự Hội nghị Toàn thể lần thứ 28 của Tổ chức Vệ tinh Viễn thông Quốc tế (ITSO) tại Mỹ từ ngày 29/6 - 1/7/2004 nhằm giao lưu, học hỏi các nước trên thế giới về vấn đề triển khai vệ tinh viễn thông.
+ Bộ TT&TT đã thực hiện theo dõi và chỉ đạo các hoạt động của các doanh nghiệp trong các tổ chức ITSO và Intersputnik.
+ Bộ TT&TT Việt Nam đón tiếp và làm việc với Tổng giám đốc ITSO sang thăm Việt Nam từ ngày 25 - 27/09/2004.
* Hợp tác song phương
Trong những năm qua, công tác hợp tác song phương của Bộ TT&TT tiếp tục được thực hiện theo hướng củng cố các mối quan hệ truyền thống đồng thời với việc đa dạng hoá, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các công ty, tập đoàn bưu chính, viễn thông để học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến trong quá trình đổi mới tổ chức và mở cửa thị trường.
Hiện nay Bộ TT&TT Việt Nam có quan hệ hợp tác quốc tế song phương với các nước thuộc các Châu lục khác nhau như Pháp ý, Luxembourg, Hungary, Singapore, Malaysia, nước Lào, CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ, Cuba, v.v..
Đới với hợp tác trong khuôn khổ các Uỷ ban Liên Chính phủ, Bộ TT&TT hợp tác về BCVT, CNTT và tham gia các đợt làm việc trong khuôn khổ các cuộc họp Uỷ ban Liên chính phủ Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Cuba, Việt Nam
- Ấn Độ, Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam -Hungary, Việt Nam - Achentina, Việt Nam - Malaysia, Việt Nam - Myanmar, Việt Nam – Ai Cập; tham dự cuộc họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam - Singapore; Tổ chức triển khai các Thoả thuận hợp tác theo kết quả các kỳ họp Uỷ ban Liên Chính phủ, đặc biệt là Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Thái Lan.
Hợp tác song phương về BCVT và CNTT phục vụ cho các hoạt động ngoại giao của lãnh đạo Chính phủ và Nhà nước với các nước như Nga, Anh,
Hungary, Malaysia. Nghiên cứu, góp ý kiến vào Hiệp định hợp tác của Việt Nam với một số nước.
Bộ TT&TT đã tổ chức nhiều Hội thảo về các vấn đề mới liên quan đến ứng dụng và phát triển Viễn thông, Công nghệ thông tin (CNTT), góp phần thiết thực cho công tác xây dựng chính sách của Bộ về Chính phủ điện tử, chính sách phát triển phần mềm trong lĩnh vực BCVT và CNTT (phối hợp với Đại Sứ Quán Thụy Điển tổ chức hội thảo về "Xây dựng xã hội thông tin Vô tuyến").
Các hoạt động hợp tác song phương cũng đã đóng góp tích cực cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Ngành thông qua việc tìm được nhiều khoá học tập, nghiên cứu ở nước ngoài (Thái Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Hàn Quốc) và việc xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ với các nước.
* Hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực và liên khu vực
Công tác hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực được thực hiện theo hướng đẩy mạnh việc tham gia thực hiện những nội dung trong hoạt động hợp tác chung của Uỷ Ban Quốc gia (BBQG) về hợp tác kinh tế quốc tế có liên quan đến lĩnh vực BCVT và CNTT. Đặc biệt là các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đã được gắn kết chặt chẽ hơn với các hoạt động xây dựng chính sách, quy định quản lý chung của Bộ BCVT. Công tác trọng tâm về kinh tế quốc tế là xây dựng phương án tham gia đàm phán, hướng dẫn các doanh nghiệp chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh. Các hoạt động cụ thể là tiến hành kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Ngành về hội nhập KTQT thông qua việc thành lập lại Ban chỉ đạo mới với quy mô và phạm vi hoạt động sâu rộng hơn; Tăng cường các công tác quản lý nhà nước theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và các mục tiêu phát triển ngành (tuyên truyền, phổ biến kiến thức, rà soát và xây dựng văn bản pháp quy, nâng cao nguồn nhân lực,...); Tích cực phối hợp với các Bộ Ngành triển khai Chương trình tổng thể của Chính phủ về hội nhập KTQT, triển khai kết quả các cuộc họp của Uỷ ban quốc gia về hợp tác KTQT, các dự án hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật đối với những nội dung liên quan đến BCVT và CNTT.
- Trong ASEAN: Bộ TT&TT Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các chương trình hợp tác chuyên ngành trong ASEAN như trong khuôn khổ Hội
đồng Các nhà Quản lý Viễn thông; Hội nghị Quan chức Viễn thông; Đàm phán tự do hóa dịch vụ ASEAN trong khuôn khổ chương trình hợp tác dịch vụ ASEAN; Tham gia ý kiến cho các phiên đàm phán xây dựng khu vực tự do mậu dịch giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc-New Zealand…
- Trong APEC: Bộ TT&TT Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, Ngành trong việc triển khai các hoạt động chuẩn bị về nội dung và tổ chức cho năm APEC 2006; Phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp cấp cao và họp chuyên viên cao cấp của APEC; Đề xuất các sáng kiến, chương trình hợp tác trong APEC về quản lý nhà nước, quản lý trong môi trường hội tụ của công nghệ, mở cửa thị trường. Trong khuôn khổ hợp tác này, Bộ TT&TT Việt Nam đã tổ chức hội thảo về Đào tạo Kỹ năng Quản lý Nhà nước tại Việt Nam vào tháng 12/2005.
- Trong ASEM: Bộ TT&TT Việt Nam đã xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai sáng kiến ASEM về ứng dụng CNTT để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực.
2.2. Thực trạng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong ngành Thông tin và Truyền thông
2.2.1 Giai đoạn 1993 – 2000
Năm 1993 đã đánh dấu sự quay trở lại Việt Nam của các nhà tài trợ song phương và đa phương sau một thời gian ngừng cung cấp các chương trình, dự án viện trợ (trừ một số nước Bắc Âu). Từ khi Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam. Những nỗ lực từ cả 2 phía các nhà tài trợ và Chính phủ Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với hơn 50 nhà tài trợ song phương và đa phương cùng khoảng 600 tổ chức phi Chính phủ với hơn 1500 chương trình dự án. Hiện nay, ngân hàng thế giới (WB) là cơ quan viện trợ đa phương lớn nhất, Nhật Bản là quốc gia viện trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Xét về viện trợ không hoàn lại thì Pháp là lớn nhất và Đan Mạch là thứ nhì.. Với việc nối lại các chương trình, dự án viện trợ, mỗi năm cộng đồng các nhà tài trợ cam kết cung cấp cho nước ta hơn 2 tỷ USD .
Cụ thể Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo (16%); Công nghiệp và Năng lượng (15,80%); Khoa học, Công nghệ và Môi trường (10,00%); Ý tế - Giáo dục – Xã hội (10,60%); Các ngành, lĩnh vực khác (22,20%) và đặc biệt lĩnh vực Giao thông,
Thông tin liên lạc và Viễn thông được chú trọng đầu tư nhất chiếm 25,40
Nông nghiệp và PTNT kết hợp với xoá đói giảm nghèo Công nghiệp và Năng lượng
Giao thông, Thông tin liên lạc và Viễn thông Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Y tế - Giáo dục – Xã hội Các ngành, lĩnh vực khác
22.20%
16.00%
15.80%
10.60%
10.00%
25.40%
(Biểu đồ 2.1: Vốn ODA phân theo nghành, lĩnh vực giai đoạn 1993 – 2000)
2.2.2 Giai đoạn 2001 - 2005
Trong giai đoạn 2001 - 2005, nguồn vốn ODA đã được sử dụng tập trung cao cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Nhìn chung, phân bổ nguồn vốn ODA chia theo các lĩnh vực như sau: