Ước Lượng ∆Pd Và ∆Rwa Trong Kịch Bản Xấu Và Căng Thẳng


Cho vay nhà đất

25,906

4.7%

0.97

Cho vay tiêu dùng khác

6,152

1.1%

2.77

Tổ chức, DNNN

96,480

17.6%

0.14

Tổ chức tín dụng

1,633

0.3%

0.26

Cho vay cá nhân khác

88,103

16.1%

1.52

Cả danh mục

546,991


0.88

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nghiên cứu điển hình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - 18

Nguồn: Tính toán của tác giả

Áp dụng công thức tính PD trong trạng thái căng thẳng của Buncic và Melecky (2013) và tính RWA của Schmeider và cộng sự (2011) như đã nêu tại chương 2, ta có tỷ lệ thay đổi của RWA trong hai kịch bản xấu và căng thẳng như sau:

Bảng 4.18: Ước lượng ∆PD và ∆RWA trong kịch bản xấu và căng thẳng



Quý

Kịch bản xấu

Kịch bản căng thẳng

NPL

∆PD

∆RWA

NPL

∆PD

∆RWA

T+1

3.15%

10.37%

0.21%

3.14%

10.01%

0.22%

T+2

3.55%

24.67%

0.10%

3.53%

23.96%

0.09%

T+3

3.66%

28.61%

0.15%

3.65%

28.25%

0.15%

T+4

4.00%

40.77%

0.56%

4.31%

51.85%

1.23%

T+5

4.20%

47.92%

0.96%

5.24%

85.11%

5.04%

T+6

4.40%

55.07%

1.49%

5.93%

109.78%

9.57%

T+7

4.16%

46.49%

0.87%

5.75%

103.35%

8.25%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tại 31/12/2015, tổng dư nợ của Vietinbank là 676,688 tỷ đồng, với nợ xấu là 4,924 tỷ đồng. Nếu tổng dư nợ không đổi, nhưng tỷ lệ nợ xấu tăng lên 5.93% (đã bao gồm nợ VAMC) hoặc 4.31% (chưa bao gồm nợ VAMC) giá trị tổng dư nợ, thì giá trị nợ xấu của Vietinbank trong kịch bản căng thẳng dự kiến tăng lên 29,165 tỷ đồng, so với mức 4,903 tỷ đồng theo báo cáo tài chính tháng 12/2015. Nếu tính tổng số nợ xấu đã bán cho VAMC tại 31/12/2015, thì nợ xấu của Vietinbank trong kịch bản căng thẳng nhất có thể lên tới xấp xỉ 40,000 tỷ đồng, tăng thêm so với



31/3/2016 khoảng 25,000 tỷ đồng. Tùy thuộc vào chất lượng tài sản đảm bảo và tỷ lệ nợ các nhóm, giá trị trích lập dự phòng bổ sung cho khoản nợ xấu tăng thêm là không nhỏ. Với vốn chủ sở hữu tại 31/12/2015 của Vietinbank là 56,110 tỷ đồng, tỷ lệ CAR là 10.58%, thì khi nợ xấu tăng thêm 25,000 tỷ đồng, chắc chắn Vietinbank sẽ không duy trì mức vốn an toàn tối thiểu 9%.

Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank trong kịch bản căng thẳng chỉ tăng lên gần 6% là tối đa, mức thấp hơn so với các ngân hàng nhỏ có thể trên 10%. Tuy nhiên, quy mô của Vietinbank rất lớn, với NPL bằng 6% thì quy mô dư nợ đã lên tới 40,000 tỷ, gấp nhiều lần so với quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng nhỏ 3,000-5,000 tỷ đồng. Vì vậy, chỉ cần mức nợ xấu 4-5% đã là mức báo động đối với Vietinbank và ngân hàng cần triển khai những biện pháp cấp thiết nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ngay.

Hơn nữa, nếu dùng chỉ số NPL để đánh giá biến động của chất lượng tín dụng, thì sự khác biệt giữa kịch bản xấu và kịch bản căng thẳng không quá lớn (4.40% với 5.93%). Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai kịch bản trong đối với ∆PD là 55.07% và 109.78%; ∆RWA là 1.49% và 9.57%. Khi tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tăng trên mức 4% thì RWA tăng thêm khoảng 1%, trên mức 5.2% thì RWA tăng thêm khoảng 5%. Nếu tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tăng lên xấp xỉ 6% thì RWA tăng thêm gần 10%. Do Tỷ lệ an toàn vốn (T+1) = [Vốn tự có tại T + Lợi nhuận (T+1)]/ RWA(T+1), nếu kịch bản xấu và căng thẳng xảy ra, tỷ lệ an toàn vốn CAR của Vietinbank sẽ giảm tối thiểu bằng mức tăng của RWA, khi giả định lợi nhuận hoạt động của ngân hàng bù đắp được phần trích lập dự phòng bổ sung và ngân hàng không chịu lỗ trong kỳ đó. Khi đó, Vietinbank sẽ phải tăng vốn điều lệ thêm 5% hoặc 10% tương ứng.

Tỷ lệ nợ xấu (không bao gồm nợ xấu chuyển VAMC) là NPL của các ngân hàng công bố tại báo cáo tài chính trước khi điều chỉnh them số nợ đã bán cho VAMC tại thời điểm tính toán. Thông thường, tỷ lệ nợ không bao gồm nợ xấu chuyển VAMC thấp hơn tỷ lệ nợ, có bao gồm nợ xấu chuyển VAMC, và như vậy, tỷ lệ nợ xấu được công bố thấp hơn con số thực tế.

Vì vậy, với giả định trong giai đoạn dự báo kịch bản, Vietinbank không bán



thêm nợ xấu cho VAMC, nhưng vẫn giữ nguyên nợ xấu đã bán tại VAMC, tác giả xác định NPL của ngân hàng theo cả hai cách tính: có và không có nợ xấu đã bán cho VAMC. Tương tự cách giải thích trên, việc tỷ lệ NPL của Vietinbank không bao gồm nợ xấu chuyển VAMC thấp hơn NPL bao gồm nợ xấu chuyển VAMC là điều phù hợp. Và mức độ nghiêm trọng của tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cần được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu bao gồm nợ xấu đã chuyển sang VAMC.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4 đã trình bày mô hình Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại Vietinbank do tác giả đề xuất. Tác giả cũng trình bày chi tiết về kết quả số liệu thu thập được và các bước lựa chọn yếu tố kinh tế vĩ mô vào mô hình kiểm định, cách xây dựng kịch bản căng thẳng bằng mô hình dự phóng đơn giản ARIMA.

Kết quả đều cho thấy các mô hình dạng bảng và tự hồi quy có khả năng dự báo tốt. Kết quả mô hình kinh tế vĩ mô cũng cho thấy những vấn đề của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015 như tác động của các đợt sát nhập ngân hàng, nợ xấu tồn đọng và chưa được giải quyết hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank trong kịch bản chuẩn có xu hướng giảm dần và giảm dưới mức mục tiêu 3%. Trong trường hợp kịch bản xấu và trong trường hợp kịch bản căng thẳng, với tỷ lệ CAR hiện nay là 10.58%, chắc chắn Vietinbank sẽ không duy trì được mức vốn an toàn tối thiểu 9% khi nợ xấu tăng thêm 25,000 tỷ đồng. Hơn nữa, khi tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tăng trên mức 4% thì RWA tăng thêm khoảng 1%, trên mức 5.2% thì RWA tăng thêm khoảng 5%. Nếu tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank tăng lên xấp xỉ 6% thì RWA tăng thêm gần 10%, tương đương với mức vốn chủ sở hữu cần tăng thêm ít nhất khoảng 5% hoặc 10% tương ứng.

Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra những đề xuất đối với Vietinbank nói riêng, các NHTM nói chung và cơ quan nhà nước nhằm tăng cường ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị RRTD tại chương 5.


CHƯƠNG 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG VI MÔ ĐỐI VỚI RRTD TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM


5.1. Hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng RRTD tại NHTM Việt Nam

Kiểm tra sức chịu đựng là một tập hợp các công cụ kỹ thuật về đo lường rủi ro. Tính chính xác của kết quả Kiểm tra sức chịu đựng lại phụ thuộc rất nhiều vào mô hình nào được lựa chọn áp dụng. Luận án đã hoàn thiện mô hình Kiểm tra sức chịu đựng cho Vietinbank bao gồm ba bước:

Bước 1: Đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam đối với tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank trên dữ liệu của các NHTM niêm yết tại Việt Nam.

Bước 2: Dự phóng giá trị của các biến kinh tế vĩ mô cho quãng thời gian tiến hành kiểm định theo 3 kịch bản chuẩn, kịch bản xấu và kịch bản căng thẳng.

Bước 3: Đánh giá giá trị nợ xấu, sau đó là PD, RWA và mức độ đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn CAR của Vietinbank trong ba kịch bản.

Những kết quả của mô hình tại Chương 4 chứng tỏ tính khả thi tại Vietinbank. Mô hình có thể mở rộng ứng dụng với các NHTM khác tại Việt Nam, do kết quả định lượng của bước 1 và 2 có thể áp dụng đối với các ngân hàng khác tại Việt Nam. Tuy nhiên, các ngân hàng có thể bổ sung các mẫu quan sát dài hơn theo thời gian, hoặc lựa chọn thêm / bớt ngân hàng khỏi mẫu nghiên cứu nhằm làm tăng tính chính xác của mô hình.

Ngoài ra, kinh nghiệm ứng dụng mô hình Kiểm tra sức chịu đựng cho Vietinbank cũng rút ra một số lưu ý một số vấn đề kỹ thuật như sau:

Thứ nhất, hiện nay hầu hết các ngân hàng vẫn sử dụng các chỉ số như NPL, LLP làm thước đo RRTD. Các mô hình đo lường RRTD tại Việt Nam, như đã phân tích tại phần tổng quan nghiên cứu, đều chỉ mô tả mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô tới các thước đo này. Trong khi đó, phương pháp IRB của Basel II sử dụng các chỉ



số PD, LGD và EAD làm thước đo rủi ro. Do đó, các ngân hàng cần nhanh chóng xây dựng số liệu thống kê PD, LGD và EAD, đồng thời nghiên cứu các mô hình định lượng cho phép tính toán một cách gián tiếp PD, LGD và EAD thông qua NPL (tương tự như Luận án này). Sau khi đã có dữ liệu thống kê chính xác của các xác suất này, các ngân hàng có thể tiếp tục nghiên cứu các mô hình định lượng trực tiếp tính tác động của cú sốc lên PD, LGD và EAD. Ngoài ra, việc xây dựng các mô hình chuẩn tính toán các chỉ số này cũng rất quan trọng, và có thể phải áp dụng các mô hình khác nhau tùy thuộc vào từng sản phẩm và loại tài sản tín dụng.

Thứ hai, Kiểm tra sức chịu đựng cần phù hợp với mục đích quản trị của người dùng, cụ thể là Ban lãnh đạo ngân hàng. Biến số kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng có thể là các chỉ số, chỉ tiêu khác nhau, nhưng phải đáp ứng hai tiêu chí:

- Có thể đánh giá mức độ an toàn, bền vững của ngân hàng trước tác

động tiêu cực của ngoại cảnh và

- Có thể tính độ nhạy của biến số thước đo kết quả này, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua biến số trung gian khác, với sự biến động của các yếu tố gây rủi ro.

Các biến số kết quả có thể lựa chọn là nhóm các chỉ số về tổn thất / khả năng tổn thất tín dụng (NPL, LLP, PD, EAD, LGD..), các chỉ số về lợi nhuận (giá trị lợi nhận, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn ROE, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản ROA..), các chỉ số về vốn (giá trị vốn, tỷ lệ vốn an toàn vốn CAR , tỷ lệ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên vốn RAROC..). Trong mọi trường hợp, biến kết quả của Kiểm tra sức chịu đựng phải đơn giản, dễ truyền tải nội dung tới cấp quản lý của ngân hàng để có thể ra quyết định kịp thời, chính xác.

Thứ ba, các giả định về kịch bản cú sốc vĩ mô phải mang tính chất khả thi, có thể xảy ra, nhưng đảm bảo đủ mạnh, để có thể đánh giá đúng khả năng chịu đựng của ngân hàng nếu khủng hoảng xảy ra. Có nhiều mô hình được sử dụng để xây dựng kịch bản. Tuy nhiên, cho mục đích quản trị rủi ro, các ngân hàng nên lựa chọn các mô hình đơn giản, dễ hiểu nhưng có khả năng dự báo ngắn hạn như VAR, VECM. Những mô hình cấu trúc phức tạp sẽ phù hợp hơn với mục đích dự báo



phân tích của các cơ quan nhà nước và viện nghiên cứu kinh tế.

5.2. Một số đề xuất khác đối với các NHTM

Ngoài hoàn thiện mô hình định lượng, luận án đề xuất một số vấn đề sau giúp NHTM nâng cao ứng dụng Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị RRTD:

5.2.1. Nâng cao nhận thức về Basel II và Kiểm tra sức chịu đựng

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại các ngân hàng Việt Nam là nhận thức về tầm quan trọng của mô hình kiểm tra Kiểm tra sức chịu đựng trong quản trị RRTD tại Vietinbank nói riêng và các NHTM nói chung. Basel II và cùng đó là các quy định về ICAAP và Kiểm tra sức chịu đựng đã đưa ra tiêu chuẩn mới cao hơn về vốn, quản trị rủi ro nội bộ ngân hàng, và đưa ra các biện pháp an toàn, linh hoạt hơn nhằm cải thiện chất lượng và số lượng vốn của các ngân hàng để các ngân hàng ứng phó tốt hơn với khủng hoảng và ngăn khủng hoảng tài chính. Kiểm tra sức chịu đựng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng các ngân hàng hoạt động minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn. Từ đó, năng lực quản trị điều hành, năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng cũng như hiệu quả hoạt động cũng được cải thiện rõ rệt.

Một trong những vấn đề quan trọng trong QTRR là các ngân hàng cần nâng cao được uy tín của mình trên thị trường. Khi đó, ngay cả khi các cú sốc bất lợi xảy ra theo kết quả thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng thì tác động của các cú sốc này đến các ngân hàng cũng được giảm nhẹ. Để làm được điều này, các ngân hàng cần nâng cao được năng lực tài chính, công bố thông tin minh bạch, điều hành lãi suất linh động, tăng cường tỷ lệ huy động vốn trung và dài hạn để củng cố niềm tin của khách hàng.

Các ngân hàng cũng cần nâng cao năng lực tài chính để có thể được thực hiện bằng việc chủ động đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đảm mức vốn tự có theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu và có tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp… Bên cạnh đó, các NHTM cần chú ý hơn đến các công tác phân tích dự báo, đánh giá thị trường, đánh giá đối thủ cạnh tranh; định kỳ đo lường, đánh giá hiệu quả kinh doanh để từ đó có những quyết định phù hợp và có điều



chỉnh phù hợp ứng phó với các thay đổi của môi trường kinh doanh.

Tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu, nợ còn tồn đọng cũng cần được các ngân hàng quan tâm khi nâng cao năng lực tài chính. Các ngân hàng có thể cân nhắc các phương án xử lý nợ xấu như bán nợ cho VAMC, tăng mức trích lập dự phòng nợ xấu, cân nhắc chuyển nợ quá hạn, nợ xấu thành cổ phần.

Giải pháp tìm kiếm đối tác chiến lược, tận dụng các thế mạnh của các nhà đầu tư chiến lược cũng rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện ngân hàng. Tận dụng tốt các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp ngân hàng giảm được chi phí thuê tư vấn khi áp dụng các công cụ quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần học hỏi kinh nghiệm quản trị rủi ro và kinh nghiệm thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại các ngân hàng và chi nhánh NHTM nước ngoài tại Việt Nam.

5.2.2. Xây dựng khung quản trị doanh nghiệp, QTRR theo tiêu chuẩn quốc tế

Sau khi đã có nhận thức đúng, các ngân hàng cần xây dựng khung quản trị doanh nghiệp đủ mạnh để duy trì sự nhất quán giữa trong vận hành quy trình thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng . Ngân hàng cần hoàn thiện mô hình tổ chức, chuẩn hóa theo mô hình ba vòng kiểm soát:

- Vòng thứ nhất là các đơn vị kinh doanh:

Cập nhật dữ liệu đầu vào cho Kiểm tra sức chịu đựng thông qua hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin ngân hàng;

Xây dựng các chương trình, sản phẩm tín dụng có sự tham vấn kết quả Kiểm tra sức chịu đựng nhằm đạt được mục tiêu, chiến lược của Ban lãnh đạo đề ra, đảm bảo các quyết định kinh doanh được thực hiện cẩn trọng trên các nguyên tắc quản trị RRTD.

- Vòng thứ hai là Khối QTRR và Khối Tuân thủ:

Thiết kế và triển khai khung QTRR toàn hàng: khẩu vị rủi ro, chiến lược kinh doanh, đảm bảo đã được kiểm định qua Kiểm tra sức chịu đựng



Xây dựng các quy trình, quy định thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng trên phạm vi toàn ngân hàng;

Thực hiện và báo cáo kết quả Kiểm tra sức chịu đựng trên cơ sở tổng hợp toàn danh mục;

Giải thích, hướng dẫn và phổ biến về Kiểm tra sức chịu đựng cho các

đơn vị;

Giám sát việc tuân thủ những quy đinh về Kiểm tra sức chịu đựng tại ngân hàng;

Phát triển, điều chỉnh quy định, quy trình, mô hình Kiểm tra sức chịu đựng cho phù hợp;

- Vòng thứ ba là Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo:

Đảm bảo thống nhất nhận thức và thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng tại toàn ngân hàng;

Phê duyệt Khẩu vị rủi ro và các quyết định kinh doan khác trên cơ sở tham vấn kết quả Kiểm tra sức chịu đựng ;

Phê duyệt khung thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng và các kịch bản cần kiểm định.

Các ngân hàng cần xây dựng được các văn bản nội bộ quy định việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng và tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng. Những văn bản này cũng cần quy định rõ vai trò thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo ngân hàng và tất các nhân viên các cấp, chuyên gia thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng . Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra những định hướng cụ thể trong việc lựa chọn Kiểm tra sức chịu đựng cũng như lựa chọn các tình huống thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng , trong đó có tham vấn ý kiến của các chuyên gia. Các giới hạn an toàn của những tỷ lệ đo lường RRTD cũng cần được thảo luận một cách chi tiết để đảm bảo hoạt động của ngân hàng là bền vững. Kết quả Kiểm tra sức chịu đựng cần được nghiên cứu cách thức, mức độ công khai hóa và sử dụng trong quá trình ra quyết định chiến

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí